Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy toán ở đồng bằng sông Cửu Long

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành giáo dục là ngành đào tạo con người, đào tạo ra các ngành khác cho xã hội, cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Do đó giáo dục hiệu quả (hay chất lượng giáo dục) là yêu cầu hàng đầu mà xã hội đòi hỏi ở ngành giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đó, nhiều văn bản pháp lý đã ra đời nhằm định hướng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học như: Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 18/2001-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân,chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-06-2004về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trên nhiều khía cạnh đã được tiến hành trong cả nước. Và phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng giáo dục. Với sự đa dạng và phong phú của nhiều phương pháp dạy học tích cực được du nhập vào Việt Nam trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy “Dạy học hợp tác”là phương pháp dạy học được nhiều thầy cô sử dụng từ bậc tiểu học đến đại học, song việc vận dụng còn lủng củng, chưa khoa học, chưa hợp lý. Đồng thời cũng chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc về việc ứng dụng phương pháp này trong dạy học ở cấp phổ thông, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề “Dạy học hợp tác”để nghiên cứu trong luận văn này, nhằmgóp một viên gạch nhỏ để xây căn nhà lớn đó là nền giáo dục Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học hợp tác ở một số trường THPT hiện nay và đề xuất một số biện pháp vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác vào giảng dạy môn Toán ở khối lớp 10 và 11 chương trình nâng cao.

pdf75 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy toán ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cần Thơ 5/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN TOÁN --- a & b --- DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG BỐI CẢNH GIẢNG DẠY TOÁN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC GV hướng dẫn: Sinh viên: Th.s Bùi Anh Tuấn Phan Chí Dũng Lớp: Sư Phạm Toán học Mã số SV: 1080005 LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô và các bạn sinh viên . Trước hết tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã dạy dỗ tôi trong bốn năm qua. Quý thầy cô đã truyền thụ kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức làm người cho sinh viên nói chung và bản thân tôi nói riêng, để hôm nay tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn Thầy Bùi Anh Tuấn - giáo viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Cám ơn Thầy đã tận tình chỉ dạy tôi từ những điều nhỏ nhất để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn sinh viên lớp Sư phạm Toán K34 đã giúp đỡ tôi trong việc khảo sát lấy số liệu để tôi có thể nghiên cứu một cách trọn vẹn vấn đề đặt ra trong luận văn. Và cuối cùng tôi không quên gởi lời cám ơn đến các em học sinh ở một số trường đã nhiệt tình hoàn thành phiếu khảo sát của tôi. Xin gửi đến tất cả lời cám ơn chân thành nhất. Cần Thơ, tháng 5 năm 2012 Phan Chí Dũng Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI -----------------------------------------------------------------------------1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------------------------1 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU-------------------------------------------------------------------1 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC---------------------------------------------------------------------1 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------------------------1 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU --------------------------------------------2 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------------2 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ------------------------------------------------------2 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN---------------------------------------------------------------------------3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC HỢP TÁC-------------------------------4 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC-----------------------------------------------4 1.1.1 Khái niệm dạy học hợp tác -------------------------------------------------------------------------- 4 1.1.2 Mục tiêu dạy học hợp tác----------------------------------------------------------------------------- 5 1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của dạy học hợp tác-------------------------------------- 5 1.1.4 Những yếu tố cơ bản của dạy học hợp tác --------------------------------------------------- 7 1.1.5 Phân loại dạy học hợp tác ---------------------------------------------------------------------------- 7 1.1.6 Thành phần tham gia vào dạy học hợp tác -------------------------------------------------- 8 1.2 KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BÀI GIẢNG TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC------------------------------------------------------12 1.2.1. Việc lên kế hoạch giảng dạy ------------------------------------------------------------------------ 12 1.2.2. Cách tổ chức và quản lý tiết học khi dạy học hợp tác --------------------------------- 14 1.3 ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC ----------------------------------------15 1.3.1 Giáo viên tự đánh giá ----------------------------------------------------------------------------------- 15 1.3.2 Đánh giá học sinh----------------------------------------------------------------------------------------- 15 1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG I--------------------------------------------------------------------------17 Chương 2. TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TOÁN Ở LỚP 10 VÀ 11 NÂNG CAO KHI DẠY HỌC BẰNG HÌNH THỨC HỢP TÁC -----------------------------------------------------------------------------------------------18 Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng ii 2.1 THUẬN LỢI --------------------------------------------------------------------------------------------18 2.1.1 Cách trình bày---------------------------------------------------------------------------------------------- 18 2.1.2 Nội dung chương trình-------------------------------------------------------------------------------- 21 2.2 KHÓ KHĂN --------------------------------------------------------------------------------------------23 2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 -------------------------------------------------------------------------23 Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIÁO ÁN MẪU NHẰM ỨNG DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT -----------------------------------------------------------------24 3.1 CHỌN ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁCH HỢP TÁC----------------------------------------------24 3.1.1 Đối tượng ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 24 3.1.2 Cách hợp tác------------------------------------------------------------------------------------------------ 24 3.2 GIÁO ÁN MẪU ĐỀ XUẤT -------------------------------------------------------------------------24 3.2.1 Dạy học hợp tác không chính thức -------------------------------------------------------------- 24 3.2.2 Dạy học hợp tác chính thức ------------------------------------------------------------------------- 25 3.2.3 Dạy học hợp tác nhóm cơ sở------------------------------------------------------------------------ 25 3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3-----------------------------------------------------------------------------30 Chương 4. THỰC NGHIỆM ---------------------------------------------------------------------------31 4.1 MỤC ĐÍCH CHUNG CỦA VIỆC THỰC NGHIỆM --------------------------31 4.2 CHỌN MẪU THỰC NGHIỆM---------------------------------------------------------------31 4.3 THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ---------------------------------------------------------------31 4.4 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM -----------------------------------------------------------------31 4.4.1 Pha 1: Khảo sát tình hình học tập theo hướng Dạy học Hợp tác trong môn Toán của học sinh tại một số tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ------------------------------------------------------------------------- 31 4.4.2 Pha 2: Dạy học thực nghiệm ------------------------------------------------------------------------ 32 4.5 PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM (A PRIORI) --------------------------------------------32 4.5.1 Phân tích tiên nghiệm pha 1 ------------------------------------------------------------------------- 32 4.5.2 Phân tích tiên nghiệm pha 2 ------------------------------------------------------------------------- 35 4.6 PHÂN TÍCH HẬU NGHIỆM (A POSTERIORI) --------------------------------------------35 4.6.1 Kết quả thực nghiệm pha 1 -------------------------------------------------------------------------- 35 4.6.2 Kết quả thực nghiệm pha 2 -------------------------------------------------------------------------- 57 4.6.3 Nhận định chung và đề xuất hướng khắc phục-------------------------------------------- 58 Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng iii 4.7 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4------------------------------------------------------------------------------- 59 KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 60 MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT Viết bình thường Viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Sách giáo khoa SGK Giáo viên GV Học sinh HS Phương pháp PP Phương pháp dạy học PPDH Đồng Bằng Sông Cửu Cong ĐBSCL Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành giáo dục là ngành đào tạo con người, đào tạo ra các ngành khác cho xã hội, cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Do đó giáo dục hiệu quả (hay chất lượng giáo dục) là yêu cầu hàng đầu mà xã hội đòi hỏi ở ngành giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đó, nhiều văn bản pháp lý đã ra đời nhằm định hướng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học như: Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 18/2001-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân, chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-06-2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trên nhiều khía cạnh đã được tiến hành trong cả nước. Và phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng giáo dục. Với sự đa dạng và phong phú của nhiều phương pháp dạy học tích cực được du nhập vào Việt Nam trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy “Dạy học hợp tác” là phương pháp dạy học được nhiều thầy cô sử dụng từ bậc tiểu học đến đại học, song việc vận dụng còn lủng củng, chưa khoa học, chưa hợp lý. Đồng thời cũng chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc về việc ứng dụng phương pháp này trong dạy học ở cấp phổ thông, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề “Dạy học hợp tác” để nghiên cứu trong luận văn này, nhằm góp một viên gạch nhỏ để xây căn nhà lớn đó là nền giáo dục Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học hợp tác ở một số trường THPT hiện nay và đề xuất một số biện pháp vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác vào giảng dạy môn Toán ở khối lớp 10 và 11 chương trình nâng cao. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Lý thuyết dạy học hợp tác. Thực trạng giảng dạy Toán ở THPT bằng phương pháp dạy học hợp tác. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Dạy học hợp tác được sử dụng nhiều ở trường THPT. Tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy ở trường THPT chưa đúng cách, và gặp nhiều khó khăn. Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng 2 Dạy học hợp tác ở trường chuyên sẽ có nhiều ưu thế hơn. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học hợp tác. 5.2 Tìm hiểu những thuận lợi của chương trình toán ở THPT lớp 10 và 11 nâng cao khi dạy học bằng hình thức hợp tác. 5.3 Đề xuất một số biện pháp ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy Toán ở trường THPT. 5.4 Thực nghiệm sư phạm: khảo sát tình hình ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy môn Toán ở trường THPT và dạy học thực nghiệm bằng phương pháp hợp tác ở trường THPT Lưu Hữu Phước – Cần Thơ. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phương pháp dạy học hợp tác được nghiên cứu trong luận văn chỉ giới hạn ở môn Toán trong trường THPT. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở lớp 10 và 11. Đối tượng khảo sát: bao gồm bốn tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long: TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Riêng TP. Cần Thơ khảo sát các loại trường: trường chuyên và không chuyên; trường nội ô và ngoại ô TP. Cần Thơ. Học sinh được khảo sát bao gồm: Khối cơ bản, khối nâng cao, khối khoa học tự nhiên, khối khao học xã hội, lớp 10, 11, 12. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề dạy học hợp tác. Phương pháp điều tra giáo dục: khảo sát thực trạng giảng dạy bằng phương pháp hợp tác ở trường THPT hiện nay ở một số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đánh giá thực trạng. Phương pháp thực nghiệm sư phạm bằng việc giảng dạy trực tiếp với phương pháp hợp tác. Phương pháp xử lý số liệu và thống kê toán học. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 8.1 Về lý luận Hệ thống hóa các quan điểm về dạy học hợp tác. Đề xuất những biểu mẫu sử dụng trong dạy học hợp tác. Đề xuất những biện pháp nhằm ứng dụng dạy học hợp tác vào phổ thông. 8.2 Về thực tiễn Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng 3 Qua khảo sát thực trạng của việc giảng dạy bằng phương pháp hợp tác ở một số trường THPT, đánh giá được mức độ vận dụng phương pháp dạy học hợp tác có thường xuyên hay không và mức độ yêu thích của học sinh đối với phương pháp này. Cũng như tìm ra những khó khăn, thuận lợi mà các em gặp phải khi được dạy bằng phương pháp hợp tác. Vận dụng những đề xuất trên lý luận vào giảng dạy thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ khả thi và bổ sung thêm những đề xuất từ thực tế giảng dạy. 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm có các phần sau: Mở đầu Chương 1 Cơ sở lý luận của dạy học hợp tác Chương 2 Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của chương trình trong sách giáo khoa toán ở lớp 10 và 11 nâng cao khi dạy học bằng hình thức hợp tác. Chương 3 Một số đề xuất và giáo án mẫu nhằm ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy ở trường THPT. Chương 4 Thực nghiệm. Kết luận Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC HỢP TÁC 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC 1.1.1 Khái niệm dạy học hợp tác Hiện nay, dạy học hợp tác là phương pháp dạy học đang được chú ý vận dụng ở các trường Phổ thông cũng như ở bậc Đại học. Mặc dù đã được vận dụng rộng rãi, nhưng còn rất ít tài liệu trong nước đề cập cụ thể và chi tiết. Dạy học hợp tác được các tác giả trong nước nhắc đến với nhiều tên khác nhau như: Dạy học hợp tác theo nhóm [1], thảo luận theo nhóm nhỏ [2], dạy học theo nhóm nhỏ [3]đối với tác giả nước ngoài phần lớn dùng tên “học hợp tác” (cooperative learning) với chúng tôi, chúng tôi sử dụng tên “Dạy học hợp tác” cho tài liệu này nhằm ám chỉ việc vận dụng phương pháp “học hợp tác” vào giảng dạy. Khái niệm về “Dạy học hợp tác” cũng đa dạng. Chúng tôi xin trích dẫn một số khái niệm về dạy học hợp tác mà các tác giả trong cũng như ngoài nước đã định nghĩa: Theo Nguyễn Bá Kim (2005) [1] thì: “ Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy trong đó học sinh trong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau giữa các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm” Theo Phan Trọng Ngọ (2005) [2] thì: “ Thảo luận theo nhóm nhỏ là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.” Theo Nguyễn Thị Hồng Nam (2006) [5] thì: Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng 5 “Thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm học sinh cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập do giáo viên nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.” Theo Nguyễn Thị Phương Hoa (2005) thì: “Dạy – học hợp tác là một chiến lược dạy – học tích cực, trong đó các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ (bao gồm các thành viên có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó.” Theo D. Johnson, R. Johnson & Holubec (1990) [7] thì: “Dạy học hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học”. Theo Arends R.I (2007) [14] thì: “Mô hình học tập hợp tác đòi hỏi hợp tác của học sinh và sự phụ thuộc lẫn nhau trong nhiệm vụ của mình, mục tiêu, và phần thưởng các cấu trúc” Theo David và Roger Johnson thì: “Học tập hợp tác là một loại hình cụ thể của học tập tích cực, là một phương pháp giảng dạy chính thức, trong đó học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để đạt được một mục tiêu học tập chung.” Theo trang wikipedia [22] thì: “Hợp tác xã học tập là một cách tiếp cận để tổ chức hoạt động lớp học vào học tập và kinh nghiệm xã hội học tập. Học sinh phải làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.” Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" Theo J. Cooper và một số tác giả khác (1990): học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung. 1.1.2 Mục tiêu dạy học hợp tác Theo Arends R.I (2007) thì dạy học hợp tác phải đạt được ba mục tiêu lớn là thành tích học tập, lòng khoan dung – sự đồng thuận nhiều chiều, và các kỹ năng xã hội. Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng 6 Theo [3] thì: “ Những mục tiêu giáo dục mà chúng ta có thể đạt được thông qua việc dạy học theo nhóm là phát triển cho học sinh kỹ năng nhận thức ở trình độ cao hơn kỹ năng lập luận và giải quyết vấn đề, phát triển thái độ, tình cảm cũng như kỹ năng lắng nghe, nói, tranh luận và lãnh đạo nhóm.” Theo [17] thì: “Mục đích của việc học hợp tác là để gia tăng thành tích học tập, cải thiện các mối quan hệ giữa các học sinh về nguồn gốc dân tộc và khả năng đa dạng đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhóm cũng như các phương pháp làm việc nhóm.” 1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của dạy học hợp tác * Thuận lợi: - Theo Phan Trọng Ngọ [2] thì dạy học hợp tác có 5 ưu điểm lớn: Thứ nhất, lớp học bao giờ cũng sôi nổi và sinh động “điều này đặc biệt có ích đối với những học viên nhút nhát, ngại, ít phát biểu”. Thứ hai, các thành viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau. Thứ ba, tạo cơ hội cho học sinh trong lớp làm quen, trao đổi và hợp tác với nhau. Thứ tư, phương pháp này kích thích được sự thi đua giữa các thành viên và giữa các nhóm với nhau. Cuối cùng, giúp giáo viên có thêm thông tin phản hồi về học sinh. - Theo Arends R.I [14] thì dạy học hợp tác mang lại những hiệu quả tích cực sau: Những hiệu quả của cách cư xử trong hợp tác. Những hiệu quả trong các mức độ của sự khoan dung. Những hiệu quả trong thành tích học tập. Dạy học hợp tác Thành tích học tập Lòng khoan dung và đồng thuận nhiều chiều Các kỹ năng xã hội Hình 1: Những kết quả của người học đạt được khi học hợp tác. Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Phan Chí Dũng 7 - Ngoài những thuận lợi trên, theo chúng tôi, dạy học hợp tác còn có những mặt tích cực sau đây: Thứ nhất, năng cao khả năng tự học cho học sinh, bước đầu tập cho các em khả năng nghiên cứu. Thứ hai, thông qua mô hình làm việc nhóm, giúp học sinh làm quen và biết cách làm việc nhóm, có ích cho cuộc sống xã hội sau này của học sinh. Thứ ba, dạy học hợp tác dễ dàng phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như: dạy học khám phá, nêu vấn đề, Thứ tư, tạo điều kiện cho học sinh hòa đồng với nhau, từ từ xóa bỏ khoảng cách giữa các học sinh cá biệt với các học sinh khác. Đồng thời giúp học sinh rèn luyện đạo đức và xây dựng nhân cách. * Khó khăn: - Theo Phan Trọng Ngọ [2] thì có bốn hạn chế: Thứ nhất, “Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ đề ban đầu”. Thứ hai, mất nhiều thời gian. Thứ ba, hiệu quả học tập phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, thái độ, tinh thần tham gia, đóng góp của các cá nhân trong nhóm. Thứ tư, hoạt động học tập theo nhóm một mặt tạo ra sự hưng phấn cho người tham gia, mặt khác cũng tạo nên trạng thái mệt mỏi, trì trệ. - Bên cạnh đó theo tạp chí giáo dục số 171, tháng 9 năm 2007 thì dạy học hợp tác không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Nó phụ thuộc rất lớn vào sự dẫn dắt, điều tiết và năng lực chuyên môn cũng như năng lực sư phạm của giáo viên. - Theo chúng tôi, ngoài những khó khăn trên, dạy học hợp tác còn có những hạn ch
Tài liệu liên quan