Dạy học theo dự án để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy người học làm trung tâm ở bộ môn Marketing căn bản

Dạy học theo dự án là một phương pháp mới hướng chủ yếu đến người học. Trong đó sinh viên sẽ được tham gia vào một dự án (được mô phỏng như trong thực tế) buộc sinh viên phải tự tìm hiểu và tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong dự án. Như vậy sinh viên vừa phải tìm hiểu về lý thuyết, và vận dụng các lý thuyết đó vào trong thực tế, vừa được trau dồi thêm về kỹ năng và thái độ cần thiết khi thực hiện dự án. Phương pháp này sẽ rất phù hợp với các mục tiêu đào tạo của các đại học đó là các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bài báo này thảo luận một số khái niệm, lý thuyết về phương pháp dạy học theo dự án và kết quả thực tế khi ứng dụng phương pháp này vào môn Marketing căn bản tại Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Sài Gòn.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo dự án để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy người học làm trung tâm ở bộ môn Marketing căn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 - Thaùng 8/2014 27 DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THEO HƯỚNG LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM Ở BỘ MÔN MARKETING CĂN BẢN TRẦN QUANG NAM(*) LÊ NGUYỄN BÌNH MINH(**) TÓM TẮT Dạy học theo dự án là một phương pháp mới hướng chủ yếu đến người học. Trong đó sinh viên sẽ được tham gia vào một dự án (được mô phỏng như trong thực tế) buộc sinh viên phải tự tìm hiểu và tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong dự án. Như vậy sinh viên vừa phải tìm hiểu về lý thuyết, và vận dụng các lý thuyết đó vào trong thực tế, vừa được trau dồi thêm về kỹ năng và thái độ cần thiết khi thực hiện dự án. Phương pháp này sẽ rất phù hợp với các mục tiêu đào tạo của các đại học đó là các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bài báo này thảo luận một số khái niệm, lý thuyết về phương pháp dạy học theo dự án và kết quả thực tế khi ứng dụng phương pháp này vào môn Marketing căn bản tại Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Sài Gòn. Từ khóa: dự án, mô phỏng, Marketing căn bản, Quản trị kinh doanh ABSTRACT Project based learning (PBL) method is an innovative approach which is oriented to students. Of which, students will be put in a simulated situation in order to help them understand and solve problems that may happen in reality. This approach will be fit with universities’ training objectives in term of knowledge, skills and attitudes. This paper focuses on concepts, the theory of PBL, real results after applying this method in teaching Marketing unit (basic) at the Business Administration Faculty, Saigon University (SGU) Keywords: project, simulation, Marketing unit, Business Administration 1. TỔNG QUAN(*)(**) Khái niệm dự án (Project) được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc-xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16. Từ đó tư tưởng dạy học theo dự án lan sang Pháp cũng như một số nước Châu Âu khác và Mỹ, trước hết là trong các trường đại học và chuyên nghiệp. Đầu thế kỷ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sơ lý luận cho phương pháp dự án (The Project Method) và coi đó (*)TS, Trường Đại học Sài Gòn (**)ThS, Trường Đại học Sài Gòn là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi thầy giáo là trung tâm. Dạy học theo dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học. 28 Trong trường hợp các môn học xã hội, đặc biệt là chuyên ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên cần được trau dồi thêm về kỹ năng và thái độ ngoài việc được trang bị kiến thức thông qua các môn học được giảng dạy trên lớp. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bình Minh và nhiều tác giả [3] cho thấy hiện nay sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Sài Gòn cần có thêm thời gian để tiếp cận với thực tế. Hiện nay, khoa cũng đã thiết kế các chuyến tham quan thực tế cho sinh viên để có cơ hội học tập và tìm hiểu ở các doanh nghiệp; tuy nhiên, kết quả của các chuyến tham quan này mới dừng ở mức độ biết và hiểu thông qua việc quan sát thực tế và trao đổi với các doanh nghiệp (thời gian dành cho các hoạt động này vẫn còn ít). Trong khi đó yêu cầu của các doanh nghiệp đối với các sinh viên khi ra trường ngày càng cao: đó là phải làm được chứ không chỉ dừng ở mức độ biết và hiểu. Để giải quyết tốt vấn đề trên, dạy học theo dự án có thể sẽ là một giải pháp phù hợp. Phương pháp này sẽ đặt sinh viên vào một tình huống tương tự như trong thực tế mà sinh viên khi đi làm sẽ gặp phải, và đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu nhiều hơn, có điều kiện để trau dồi các kỹ năng khác nhau, và có thái độ phù hợp khi làm việc trong dự án, cũng như ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong dự án. Kết quả của dự án thành công hay thất bại không quan trọng bằng việc sinh viên đã học được gì và rút ra những kinh nghiệm gì thông qua dự án đã thực hiện. Do đó, công tác đánh giá và giúp sinh viên nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của mình là rất quan trọng. Bài báo này ngoài mục tiêu giúp người đọc hiểu thêm về phương pháp dạy học theo dự án, còn đưa ra đánh giá kết quả của một dự án đã được thực hiện cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Sài Gòn, môn Marketing căn bản. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 2.1. Khái niệm dự án Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt. Theo Lưu Thu Thủy [4] một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau: - Có mục tiêu được xác định rõ ràng. - Có thời gian qui định cụ thể. - Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn. - Mang tính duy nhất (phân biệt với các dự án khác). - Mang tính phức hợp, tổng thể. - Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt. Quá trình thực hiện một dự án Quá trình thực hiện một dự án được phân chia thành các giai đoạn khác nhau. Cách phân chia phổ biến bao gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây: - Xác định mục tiêu dự án (giai đoạn chuẩn bị / giai đoạn khả thi). - Lập kế hoạch dự án (lập kế hoạch và thiết kế dự án). - Thực hiện dự án (thực hiện và kiểm tra). - Kết thúc dự án (đánh giá). 2.2. Khái niệm dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản 29 phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án (project-based learning) bao gồm các hoạt động tạo ra và lĩnh hội kiến thức thông qua việc thực hiện các dự án (Ayas and Zeniuk 2001; Scarbrough & ctg., 2004). Theo Frank, Lavy, and Elata [2] vai trò mới của giảng viên trong mô hình dạy học theo dự án là động viên, tư vấn, cung cấp tài liệu và giúp đỡ người học lĩnh hội kiến thức, thay cho phương pháp thuyết giảng theo truyền thống. 2.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của dạy học theo dự án như sau: - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hướng hứng thú người học: Sinh viên được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giảng viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của sinh viên và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa sinh viên và giảng viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của dạy học theo dự án làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dự án theo 5 giai đoạn. 30 a. Xác định chủ đề và mục đích của dự án: giảng viên và sinh viên cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. Giảng viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để sinh viên lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía sinh viên. Giai đoạn này còn được mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận về sáng kiến. b. Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này sinh viên với sự hướng dẫn của giảng viên xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. c. Thu thập thông tin: học cách nhìn đúng chỗ với cái nhìn nhiều chiều (phỏng vấn nhân chứng, quan sát, mạng Internet, thư viện, bảo tàng, sách, tạp chí, phim ảnh, trao đổi thư tín – các mối liên hệ với quốc tế). d. Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, sinh viên thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. e. Trình bày sản phẩm dự án: kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, bài báo... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội. f. Đánh giá dự án: giảng viên và sinh viên đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Việc đánh giá sẽ gồm các mặt sau: + Nội dung (tiêu chí) – giá trị của sản phẩm là ở chỗ nào? + Rút ra được bài học gì? (kiến thức, kĩ năng, thái độ) + Làm việc tập thể như thế nào? + Sự thoải mái và tích cực tham gia ở mức độ nào? + Điều gì cần tiếp tục phát huy ở những lần sau? + Điều gì cần thay đổi? Những điểm nào cần được cải thiện? 4. DỰ ÁN MARKETING VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM TIÊU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Dự án được thử nghiệm cho 2 lớp (100-130sv/lớp). Yêu cầu của dự án được giảng viên trình bày trên lớp và được tóm tắt trên blog cá nhân của giảng viên để sinh viên theo dõi. Cụ thể yêu cầu được đưa ra như sau: “Thực hiện một dự án (marketing cho một sản phẩm do lớp chọn) trong đó gồm có:  1 nhóm phụ trách việc lên kế hoạch và giám sát (planning/supervising).  2-3 nhóm phục trách việc điều nghiên và báo cáo (research/report). 31  1 nhóm phụ trách công tác tài chính của dự án (finance/accounting).  2-3 nhóm phụ trách bán hàng trực tiếp (sales).  2 nhóm phụ trách marketing online (forum seeding, blogs, spam mail, telesales, facebook, zing,).  1 nhóm về ý tưởng quảng cáo (ads, poster, banner, video,).  Tiến độ thực hiện dự án Tuần 1:  Chia nhóm, trao đổi và lên kế hoạch.  Nhóm Research về khảo sát sơ bộ để tìm ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng là sinh viên.  Nhóm Finance bắt đầu chuẩn bị kế hoạch huy động vốn cho dự án. Tuần 2:  Nhóm Research báo cáo kết quả và gợi ý cho nhóm planning để lên kế hoạch.  Cuối tuần nhóm Planning hoàn thành bản kế hoạch để đặt mục tiêu và giao công việc cho các nhóm khác triển khai.  Nhóm Finance dùng bảng báo cáo (của nhóm nghiên cứu) và kế hoạch về sản phẩm và việc triển khai (của nhóm Planning) đê huy động vốn cho dự án.  Nhóm Research lên kế hoạch và chia tổ để có thể theo dõi và báo cáo thường xuyên về tiến độ của dự án (doanh số, doanh thu, chi phí, nhân sự, ở các địa điểm, kết quả hoạt động của hoạt động online, đánh giá của khách hàng về sản phẩm,). Tuần 3- tuần 7:  Các nhóm triển khai thực hiện theo kế hoạch do nhóm Planning đưa ra.  Nhóm Planning phối hợp cùng nhóm Research để giám sát và đốc thúc các nhóm khác thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.  Nhóm Research liên tục báo cáo về tiến độ và hỗ trợ cho các nhóm Planning, Sales, Online và Ads. Tuần 8:  Tổng kết và báo cáo kết quả.  Chia sẽ kết quả của dự án.  Nộp báo cáo cá nhân của các thành viên về quả trình hoạt động. Lưu ý: Trong quá trình hoạt động cố gắng bám sát tiến độ và công việc nhiệm vụ do nhóm planning đề ra. Trong quá trình hoạt động nếu có xung đột, cố gắng hòa giải với nhau sớm, nếu không được liên lạc giảng viên để nhờ can thiệp sớm.” Trong tuần đầu tiên các thành viên trong lớp được chia ra theo các nhóm. Trong đó nhóm trưởng nhóm lập kế hoạch (planning) sẽ đóng vai trò như CEO của một công ty và chịu trách nhiệm lên kế hoạch cụ thể và chọn loại sản phẩm để kinh doanh. Sau một tuần chuẩn bị và thực hiện nghiên cứu thăm dò thị trường lớp 1 với mã lớp là DQK T6.1 đã chọn loại sản phẩm là rau câu để kinh doanh, trong khi đó lớp 2 với mã lớp là DQK T7.1 đã chọn lại sản phẩm là khăn giấy và mặt hàng handmade (vòng đeo tay theo cung hoàng đạo) để kinh doanh. Sau đó nhóm trưởng các nhóm đã họp lại với nhau để thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện và đặt ra mục tiêu cho từng nhóm, và từng tuần. Các lớp được giảng viên cung cấp dàn bài cho kế hoạch thực hiện việc marketing và kinh doanh các sản phẩm, yêu cầu các lớp phải hoàn chỉnh và nộp lại cho giảng viên và công bố trước lớp để các thành viên trong lớp nắm bắt và thực hiện. Lớp DQK T7.1 đã bước vào thực hiện dự án đúng tiến độ, đặt ra mục tiêu phù hợp và có sự quản lý và động viên từ các nhóm trưởng do đó dự án đã có bước đầu thành công . Sau một tuần thực hiện dự án, lớp đã bán được 659 bịch khăn giấy khô và 50 bịch khăn giấy ướt, đạt doanh thu là 1.788.000 đồng. Trong khi đó lớp DQK 32 T6.1 xuất phát chậm hơn do đặc điểm của sản phẩm là thực phẩm (rau câu) nên cần nhiều thời gian để bàn về chi phí cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm như thùng xốp và đá. Kết quả dự án của lớp DQK T6.1 đạt mức lợi nhuận ròng là 635.000 đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí và vốn huy động từ lớp. Trong khi đó lớp DQK T7.1 đạt mức lợi nhuận ròng là 3.520.000 đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí và vốn huy động từ lớp. Kết quả từ việc học theo phương pháp dạy học theo dự án - Kiến thức: Sinh viên đã phải vừa học trên lớp qua phần thuyết giảng của giảng viên vừa phải tìm hiều thêm trước trong sách và các nguồn thông tin khác để biết về các hoạt động marketing cho sản phẩm. Trong một số trường hợp, sinh viên cần phải trau dồi thêm kiến thức của mình trong một số môn khác như Quản trị học, lãnh đạo, marketing online, và nghiên cứu thị trường, v.v - Kỹ năng: sinh viên có cơ hội trau dồi các kỹ năng như nói trước công chúng, viết báo cáo, thảo luận nhóm và phát triển ý tưởng mới, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, quản lý đội nhóm, lập kế hoạch kinh doanh, kỹ năng giải quyết vấn đề và bán hàng, v.v Tuy nhiên kết quả khảo sát chứng tỏ sinh viên còn chưa tự tin về khả năng làm việc nhóm của mình, 46% số sinh viên đánh giá mức điểm cao nhất cho khả năng làm việc nhóm (5/5), 43% sinh viên đánh giá mức điểm 4/5 cho khả năng này. Trong khi đó, các tiêu chí khác như mức độ tham gia các buổi họp nhóm có 78% sinh viên đánh giá mức 5 điểm; về mức hoàn thành nhiệm vụ, mức điểm tối đa có 70% sinh viên, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn (72%). Kết quả khảo sát chứng tỏ sinh viên còn yếu trong phần phối hợp và làm việc cùng nhau. Kỹ năng quản lý của các nhóm trưởng đều được đánh giá ở mức 9/10, và đều được các thành viên đánh giá là có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình, tuy nhiên còn yếu về kỹ năng động viên và đốc thúc các thành viên làm việc. Việc giám sát cũng còn chưa tốt, một số còn yếu về khả năng phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Có trường hợp còn cho rằng nhóm trưởng chưa có kỹ năng thuyết trình và thuyết phục các bạn. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu để các sinh viên học tập và biết để cải thiện những điểm yếu của mình. - Thái độ: qua dự án này, các sinh viên thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của từng cá nhân trong dự án, có thái độ làm việc nghiêm túc, có ý thức hợp tác khi làm việc với các thành viên khác, cũng như giúp đỡ các thành viên khác để hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu và thời gian đề ra. 5. KẾT LUẬN Việc thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án môn Marketing căn bản cho sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Sài Gòn cho thấy những kết quả nhất định. Các bảng đánh giá và các ý kiến của cá nhân các thành viên trong lớp cho thấy đây là phương pháp mới, kích thích sinh viên tham gia và hiểu hơn các kiến thức được học trong thực tế. Không những vậy, sinh viên còn có cơ hội rèn luyện các kỹ năng của mình, và có thái độ làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Một số sinh viên cảm thấy thích thú vì có cơ hội trải nghiệm thực tế và gắn bó với các thành viên trong lớp hơn. Kết quả khả quan từ dự án về mặt tài chính cũng là niềm vui về thành quả mà lớp đã đạt được và nó cũng là một nguồn kinh phí cho hoạt động sinh hoạt kết thúc dự án, tạo niềm vui 33 và khích lệ các thành viên trong lớp. Mặc dù vậy, vẫn có những sinh viên còn thụ động chưa thích nghi với cách học mới, tham gia dự án với thái độ hời hợt (<10%) làm ảnh hưởng phần nào kết quả dự án. Có những lý do chủ quan và khách quan, trong đó các lý do khách quan là do: hình thức học theo tín chỉ làm cho các sinh viên khó sắp xếp thời gian để họp nhóm và làm việc, thời gian học nhiều nên khó sắp xếp để thực hiện dự án, hay lịch thi giữa kỳ các môn học cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Bên cạnh đó thì những lý do cá nhân như: nhà có việc riêng, và hời hợt trong việc tham gia dự án. Lý do chủ yếu là còn thiếu ý thức và tinh thần trách nhiệm khi tham gia các dự án. Tóm lại, đây là phương pháp học mới đòi hỏi sinh viên phải chủ động nhiều hơn, tích cực hơn để trau dồi về kiến thức, kỹ năng v