Đề án Bàn về thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp hiện nay

Thuế giá trị gia tăng hay gọi tắt là VAT (Value Added Tax) là một trong những loại thuế hiện nay được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng. Nó có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những nguồn thu chính và chủ yếu của ngân sách Nhà nước.Về bản chất, thuế giá trị gia tăng do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Do vậy, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu. Người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ là người chịu thuế. Thuế giá trị gia tăng có ba đặc trưng cơ bản là: tính cưỡng chế, tính không hoàn lại và tính ổn định nên nó được coi là một “Chính sách kinh tế” – để khuyến khích và hạn chế sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng. Chính vì vậy thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng là một công cụ điều tiét thị truờng vô cùng nhanh nhậy.

docx40 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Thuế giá trị gia tăng hay gọi tắt là VAT (Value Added Tax) là một trong những loại thuế hiện nay được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng. Nó có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những nguồn thu chính và chủ yếu của ngân sách Nhà nước.Về bản chất, thuế giá trị gia tăng do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Do vậy, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu. Người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ là người chịu thuế. Thuế giá trị gia tăng có ba đặc trưng cơ bản là: tính cưỡng chế, tính không hoàn lại và tính ổn định nên nó được coi là một “Chính sách kinh tế” – để khuyến khích và hạn chế sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng. Chính vì vậy thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng là một công cụ điều tiét thị truờng vô cùng nhanh nhậy. Khi thuế giá trị gia tăng áp dụng vào nước ta năm 1999, lúc đó nền kinh tế còn chưa phát triển. Do đó, Luật thuế giá trị gia tăng cũng có điều chỉnh cho phù hợp với nền kinh tế lúc bấy giờ như không đánh thuế, giảm thuế ở một số ngành mà Nhà nước có hướng thúc đẩy va khuyến khích phát triển. Tuy nhiên hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ tham gia định hướng nền kinh tế thì vấn đề Luật thuế giá trị gia tăng cũng phải được xem xét lại. Chính vì vậy em chọn đề tài “Bàn về thuế giá trị gia tăng và kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp hiện nay”. Qua việc nghiên cứu đề tài này đã giúp em hiểu hơn về bản chất của thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên do hiểu biết còn chưa rộng nên bài viết còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn I. Thực trạng về việc áp dụng thuế Giá Trị Gia Tăng ở Việt Nam 1. Thuế Giá trị gia tăng Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Được gọi là thuế GTGT vì thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình SX-KD, và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Về bản chất, thuế GTGT do các nhà SX-KD nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Người tiêu dùng hàng hóa là người chịu thuế. Thuế GTGT ra đời từ năm 1936 ở Pháp nhằm thay thế cho thuế doanh thu cũ, nhưng mãi đến năm 1999 thuế GTGT mới được áp dụng ở nước ta. Thuế GTGT ra đời khắc phục sửa đổi từ thuế doanh thu nhưng nó cũng có những mặt tích cực và những mặt hạn chế như sau. * Ưu điểm chủ yếu của thuế GTGT: - Tránh được hiện tượng đánh thuế chồng lên thuế (hiện tượng trùng thuế), phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trưòng. - Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng SP, HH hoặc được cung ứng dịch vụ, nên có thể tạo được nguồn thu lớn cho NSNN. - Thuế tính trên giá bán hàng hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu. - Thuế được hoàn đối với hàng xuất khẩu nên nó có tác dụng giảm chi phí, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế. - Thuế GTGT kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất, kinh doanh hàng nội địa. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế, đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế GTGT được thực hiện căn cứ trên HĐ mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất HĐ, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẻ, thường xảy ra trốn lậu thuế, người tiêu dùng không cần đòi hỏi HĐ, vì đối với họ không còn xẩy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều. - Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hoá sản xuất, tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm. Nhìn chung trong các sắc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho NSNN, đơn giản, trung lập… * Nhược điểm chủ yếu của thuế GTGT: Được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau. - Chi phí về quản lý, thu thuế GTGT rất tốn kém. Để thực hiện tốt thuế GTGT, công tác ghi chép HĐ, sổ sách kế toán của người nộp thuế phải rõ ràng, minh bạch. Trên thực tế, không phải tất cả các cơ sở SX-KD vừa và lớn thuộc mọi thành phần kinh tế đều làm tốt công tác này. Do đó hầu hết các nước đang thực hiện thuế GTGT đều phải sử dụng máy vi tính để bảo đảm chống thất thu thuế đạt hiệu quả và quản lý thu thuế được thuận lợi. Nếu không theo dõi, quản lý thuế chặt chẽ, dễ xẩy ra tình trạng phải hoàn thuế nhiều hơn là thu thêm được thuế. - Thuế GTGT có ít thuế suất nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp thường phải nộp thuế giống nhau, thuế mang tính luỹ thoái. Tỉ lệ động viên qua thuế GTGT với người có thu nhập thấp lại lớn hơn tỉ lệ động viên đối với người có thu nhập cao, thuế không đảm bảo yêu cầu công bằng trong chính sách động viên giữa người nghèo và người giàu. - Giữa lí luận và thực tế, thuế GTGT cũng có những điểm chưa được nhất quán. Thuế GTGT đánh trên phần trị giá tăng thêm nhưng đối với một số nghành dịch vụ (như phục vụ, sửa chữa, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học), cách đánh thuế và khấu trừ thuế GTGT như thế nào là hợp lý… - Thuế GTGT có ưu điểm là tính trung lập rất cao. Đồng thời lại cũng có nhược điểm là thiếu linh hoạt, mềm dẻo, không thật thích hợp với nền kinh tế mới bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Từ những nhược điểm trên, thuế GTGT đã bị phản ứng và không được chấp nhận một cách dễ dàng. Để khắc phục phần nào nhược điểm về tính luỹ thoái của thuế GTGT, một số nước không đánh thuế hoặc đánh thuế với thuế suất thấp đối với mặt hàng hoặc dịch vụ thiết yếu cho đời sống nhân dân như lương thực, thực phẩm, thuế thông thường, quảng cáo, đồ dùng học tập… * Phương pháp tính thuế: Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. *Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó: VAT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ x Thuế suất VAT đầu vào bằng tổng số VAT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua HH, DV hoặc chứng từ đã nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. *Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: Số thuế phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ * Thuế suất thuế GTGT Trongđó: GTGT = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau: - Cá nhân SX- KD và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, HĐ, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ. - Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ. 2. Thực trạng việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam 2.1 Kế toán thuế giá trị gia tăng 2.1.1. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế 2.1.1.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào: Để hạch toán VAT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”. Tài khoản này dùng để phản ánh số VAT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. * Nguyên tắc hạch toán TK 133: - Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở KD thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở KD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và cơ sở KD không thuộc diện chịu thuế GTGT. - Đối với HH, DV mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HH, DV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở KD phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số VAT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kì, kế toán phải xác định số VAT được khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu VAT so với tổng doanh thu bán ra. Số VAT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của HH bán ra trong kì. Trường hợp số VAT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kì tương ứng với doanh thu trong kì, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kì kế toán sau. - Trường hợp cơ sở KD mua HH, DV dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh HH, DV thuộc đối tượng không chịu VAT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh HH, DV chịu VAT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số VAT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133. Số VAT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, HH, TSCĐ, DV mua vào. - Trường hợp HH, DV mua vào được dùng HĐ, CT đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải,...) ghi giá thanh toán là giá đã có VAT thì cơ sở KD được căn cứ vào HH, DV mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được qui định tại Điểm 10, mục I, phần B Thông tư số 89/TT/BTC. - Trưòng hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có HĐ, căn cứ vào Bảng kê thu mua HH nông, lâm, thủy sản tính ra số VAT đầu vào được khấu trừ theo tỉ lệ (%) tính trên giá trị HH mua vào theo qui định trong chế độ thuế GTGT. - VAT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định VAT phải nộp của tháng đó. Nếu số VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số VAT đầu ra thì chỉ khấu trừ VAT đầu vào bằng số VAT đầu ra của tháng đó, số VAT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kì tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ qui định. * Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133. Tài khoản sử dụng: TK 133 có 2 TK cấp 2. - TK 1331: VAT được khấu trừ của HH, DV. Tài khoản này dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, HH, DV mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh HH, DV chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế. - TK 1332: VAT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh HH, DV chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế. Kết cấu và nội dung phản ánh: - Bên Nợ: Số VAT đầu vào được khấu trừ. - Bên Có: Số VAT đầu vào đã được khấu trừ. Kết chuyển số VAT đầu vào không được khấu trừ. Số VAT đầu vào đã hoàn lại. - Số dư bên Nợ: Số VAT đầu vào còn được khấu trừ, được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. * Phương pháp tính thuế GTGT đầu vào: VAT đầu vào = Tổng số VAT ghi trên hàng hóa GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ đã nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu. - VAT đầu vào của cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ qui định như sau: Thuế đầu vào của HH, DV dùng vào sản xuất, kinh doanh HH, DV chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. Thuế đầu vào của HH, DV được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. - Trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư, HH không có HĐ, chứng từ hoặc có HĐ, chứng từ nhưng không phải là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn GTGT nhưng không ghi riêng số thuế GTGT ngoài giá bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào, trừ trường hợp có qui định riêng sau đây: Trường hợp HH, DV mua vào là loại được dùng chứng từ ghi giá thanh toán (tem vé đặc thù…) là giá đã có VAT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế để xác định giá không có VAT và VAT đầu vào được khấu trừ theo công thức. Giá chưa có VAT = Giá thanh toán ( tiền mua hàng hóa, dịch vụ...) 1 + % thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó VAT = Giá chưa có VAT x Thuế suất thuế GTGT. - Trường hợp cơ sở SX- KD cả HH, DV chịu VAT và không chịu VAT nhưng không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỉ lệ (%) doanh số của HH, DV chịu VAT so với tổng doanh số của HH, DV bán ra. - Đối với cơ sở KD có số thuế đầu vào của TSCĐ được khấu trừ thuế đầu vào của TSCĐ như đối với vật tư, hàng hóa khác. * Nguyên tắc hạch toán giá trị vật tư, HH, DV, TSCĐ mua vào: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư, HH, TSCĐ, DV mua vào là giá mua thực tế không có VAT đầu vào. * Phương pháp hạch toán VAT đầu vào: Mua hàng hóa, dịch vụ trong nước: - Khi mua vật tư, HH dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các CT liên quan, kế toán phản ánh giá trị vật tư, HH nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có VAT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển bốc xếp, thuê kho bãi,...từ nơi mua về đến DN ghi: Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ. Nợ TK 156- Hàng hóa. Nợ TK 611- Mua hàng. Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (VAT đầu vào được khấu trừ) ... Có TK 111, 112, 331... : Tổng giá thanh toán. - Khi mua vật tư, HH dùng vào hoạt động SX- KD hàng hóa, dịch vụ không chịu VAT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị vật tư, HH, DV mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả VAT đầu vào không được khấu trừ) và chi phí thu mua, vận chuyển, kế toán ghi: Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (giá có VAT đầu vào) Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (giá có VAT đầu vào) Nợ TK 156- Hàng hóa (giá có VAT đầu vào) ... Có TK 111, 112, 331,... - Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế mua chưa có VAT, VAT đầu vào và tổng giá thanh toán ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241...(giá chưa có VAT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (VAT đầu vào) Có TK 111, 112, 331...(tổng giá thanh toán) Trong tháng, nếu phát sinh các nghiệp vụ (NV) chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng trả lại, kế toán tính toán xác định số tiền VAT được người bán trả lại để ghi: Nợ TK 331, 111, 112: Phải trả người bán hoặc số tiền thu được Có TK 152, 153, 611: NVL, CCDC. Có TK 133: VAT được khấu trừ Trình tự kế toán mua HH, vật tư, DV trong nước thuộc đối tượng chịu VAT áp dụng phương pháp khấu trừ thuế được thể hiện trên sơ đồ sau đây: VAT đầu vào được khấu trừ TK 111,112,331 Mua hàng hóa, vật tư nhập kho TK 152,153,156, 611 ( giá thanh toán) ( giá vốn thực tế) ( chưa có VAT) Mua hàng hóa, vật tư sử dụng ngay cho sxkd Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng trả lại khi mua hàng TK 133 TK 627, 641, 642... - Khi mua hàng hóa giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho) ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có VAT đầu vào) Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331... (Tổng giá thanh toán) - Đối với vật tư, hàng hóa mua về dùng đồng thời cho SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được ghi: Nợ TK 152, 153, 156 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331... Cuối kì kế toán trích và xác định VAT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỉ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu VAT so với tổng doanh thu trong kì theo công thức: Số VAT đầu vào được khấu trừ trong kì = Tổng số VAT đầu vào trong kì Tổng doanh thu trong kì * Doanh thu chịu VAT trong kì Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kì = Tổng số VAT đầu vào trong kì - Số VAT đầu vào được khấu trừ trong kì Sau khi tính được số VAT đầu vào được khấu trừ, số VAT đầu vào không được khấu trừ, kế toán ghi: Số VAT đầu vào được khấu trừ trong kì: Nợ TK 3331: VAT phải nộp Có TK 133: VAT được khấu trừ Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kì: Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kì tính vào GVHB trong kì, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 133: VAT được khấu trừ Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kì tính vào GVHB của kì kế toán sau, ghi: Nợ TK 142: Chi phí trả trước Có TK 133: VAT được khấu trừ Khi tính số VAT đầu vào không được khấu trừ vào GVHB của kì kế toán sau, ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 142: Chi phí trả trước Mua TSCĐ: - Khi mua TSCĐ (không qua lắp đặt) dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có VAT đầu vào và chi phí vận chuyển bốc dỡ (nếu có), ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331. - Khi mua TSCĐ (không qua lắp đặt) dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ không chịu VAT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp dự án, hoạt động văn hóa phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả VAT đầu vào) và chi phí vận chuyển: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (giá có VAT) Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 331: Phải trả cho người bán ... - Khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm giá mua chưa có VAT đầu vào, chi phí vận chuyển (nếu có) ghi: Nợ TK 2411: XDCB dở dang Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331...(Tổng giá thanh toán) - Khi mua TSCĐ (phải qua lắp đặt) dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ không chịu VAT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho ngưòi bán (bao gồm cả VAT đầu vào không được khấu trừ) và chi phí vận chuyển, ghi: Nợ TK 2411: XDCB dở dang (giá có VAT) Có TK 111, 112, 331... - Các trường hợp trên khi TSCĐ mua sắm, lắp đặt hoàn thành đưa vào sử dụng thì căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, kế toán phải ghi tăng vốn kinh doanh hoặc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 414, 441, 4312 Có TK 411- NVKD Ghi tăng quĩ phúc lợi đã hình thành TSCĐ: Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ - Mua TSCĐ thông qua đầu tư XDCB, căn cứ vào HĐ mua HH, DV, ghi: Nợ TK 2412: XDCB dở dang Nợ TK 1332: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331...(Tổng giá thanh toán) - Trường hợp hàng mua phải trả lại cho người bán: Khi xuất kho trả lại hàng cho người bán, ghi: Nợ TK 331: Phải trả cho người bán Có TK 152, 153, 156, 211... Có TK 133: VAT được khấu trừ. Trường hợp người bán trả lại bằng HH khác, căn cứ vào hóa đơn GTGT của hàng hóa đó, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211... Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 331: Phải trả cho người bán. Trường hợp người bán trả lại bằng tiền, ghi: Nợ TK 111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 331: Phải trả người bán Mua hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài: - Khi nhập khẩu HH, kế toán phản ánh giá trị vật tư, HH nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi: Nợ TK 152, 153, 156... Có TK 3333 Có TK 111, 112, 331... Đối với VAT hàng nhập khẩu: Trường hợp HH nhập khẩu dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ, VAT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK 1331: VAT được khấu trừ Có TK 33312: VAT hàng nhập khẩu phải nộp Trường hợp HH nhập khẩu dùng vào hoạt động SX-KD hàng hóa, dịch vụ
Tài liệu liên quan