Đề án Bàn về vấn đề quản lý ngoại hối

Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đều bị lôi cuốn bởi dòng chảy mãnh liệt của toàn cầu hoá nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chúng ta đang ngày càng mở rộng quan hệ quan hệ với các nước trên thế giới về tất cả các mặt : kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội do đó tất yếu làm phát sinh nhu cầu về ngoại tệ. Để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho sử dụng và trao đổi, và để ổn định đồng tiền quốc gia đòi hỏi Chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN) phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để quản lí nguồn ngoại hối trong nước. Trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách quản lí ngoại hối của NHNN cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Quản lí ngoại hối và điều hành tỉ giá đã thực sự góp phần ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và gia tăng dự trữ về ngoại hối Việc ban hành các cơ chế chính sách của nhà nước cũng đã và đang được tiến hành theo hướng ngày càng tự do hoá về nhiều mặt như: tỉ giá được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tỉ lệ kết hối ngày càng có xu hướng giảm, nới lỏng các điều kiện cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tạo điều kiên thu hút lượng lớn ngoại tệ vào trong nước cơ chế quản lí hiện nay năng động và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, việc quản lí ngoại hối ở nước ta vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay việc mở cửa và tự do hoá thưong mại đã làm cho các rào cản ngăn cách giữa các quốc gia bị phá bỏ, việc hội nhập như thế nào để phát triển là rất khó khăn. Do đó, Chính Phủ và NHNN phải có những chính sách quản lí ngoại hối sao cho phù hợp với từng thời kì nhất định để đảm bảo đươc dt ngoại hối, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài và tạo đươc tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam. Qua những kiến thức về “quản lí ngoại hối ” đã được học trong môn “nghiệp vụ ngân hàng trung ương” . Em xin được trình bày mồt số hiểu biết của mình về “Bµn vÒ vÊn ®Ò qu¶n lý ngo¹i hèi". Đề án bao gồm 3 phần : 1. Lí luận chung về quản lí ngoại hối. 2. Thực trạng quản lí ngoại hối. 3. Giải pháp quản lí ngoại hối trong thời gian tới. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của đề án cũng như hiểu biết còn hạn chế do đó vấn đề được đề cập không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để hoàn thiện thêm hiểu biết của mình.

doc48 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về vấn đề quản lý ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đều bị lôi cuốn bởi dòng chảy mãnh liệt của toàn cầu hoá nền kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chúng ta đang ngày càng mở rộng quan hệ quan hệ với các nước trên thế giới về tất cả các mặt : kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…do đó tất yếu làm phát sinh nhu cầu về ngoại tệ. Để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho sử dụng và trao đổi, và để ổn định đồng tiền quốc gia đòi hỏi Chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN) phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để quản lí nguồn ngoại hối trong nước. Trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách quản lí ngoại hối của NHNN cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Quản lí ngoại hối và điều hành tỉ giá đã thực sự góp phần ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và gia tăng dự trữ về ngoại hối … Việc ban hành các cơ chế chính sách của nhà nước cũng đã và đang được tiến hành theo hướng ngày càng tự do hoá về nhiều mặt như: tỉ giá được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tỉ lệ kết hối ngày càng có xu hướng giảm, nới lỏng các điều kiện cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tạo điều kiên thu hút lượng lớn ngoại tệ vào trong nước…cơ chế quản lí hiện nay năng động và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, việc quản lí ngoại hối ở nước ta vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay việc mở cửa và tự do hoá thưong mại đã làm cho các rào cản ngăn cách giữa các quốc gia bị phá bỏ, việc hội nhập như thế nào để phát triển là rất khó khăn. Do đó, Chính Phủ và NHNN phải có những chính sách quản lí ngoại hối sao cho phù hợp với từng thời kì nhất định để đảm bảo đươc dt ngoại hối, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài và tạo đươc tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam. Qua những kiến thức về “quản lí ngoại hối ” đã được học trong môn “nghiệp vụ ngân hàng trung ương” . Em xin được trình bày mồt số hiểu biết của mình về “Bµn vÒ vÊn ®Ò qu¶n lý ngo¹i hèi". Đề án bao gồm 3 phần : 1. Lí luận chung về quản lí ngoại hối. 2. Thực trạng quản lí ngoại hối. 3. Giải pháp quản lí ngoại hối trong thời gian tới. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của đề án cũng như hiểu biết còn hạn chế do đó vấn đề được đề cập không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để hoàn thiện thêm hiểu biết của mình. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 1/Khái niệm a/Ngoại hối : Ngoại hối bao gồm tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng thì ngoại hối trở thành một phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế văn hóa giữa các quốc gia. Trong khuynh hướng chung là hữu hóa, toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tồn tại một cách độc lập, khép kín mà không có quan hệ qua lại với các nước khác. (Tiền nước ngoài : USD, EUR, GBP, JPY, vàng tiêu chuẩn quốc tế, giấy tờ có giá : trái phiếu quốc tế, cổ phiếu quốc tế). - Để tiến hành mọi hoạt động về ngoại thương, xuất nhập khẩu hàng hóa…đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một lượng DTNH nhất định trong tay có nghĩa là nhà nước đã nắm được một công cụ quan trọng để thưc hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô .Vậy DTNH là gì ? + Về cơ bản, DTNH là toàn bộ tài sản ngoại tệ hay tài sản có tính thanh khoản cao của một quốc gia ( thường được giao cho NHNN trực tiếp điều hành và quản lí) nhằm ngăn ngừa những biến động trong thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu cũng như chu chuyển quá lớn của luồng vốn quốc tế đối với một quốc gia. Nói một cách khác, DTNH đóng vai trò như phương tiện thanh toán cuối cùng cho các giao dịch của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. DTNH của quốc gia càng lớn nói lên sức mạnh thanh thế của quốc đó trong sức mạnh kinh tế ở thời kỳ toàn cầu hóa. + Về bản chất, nó phản ánh nền kinh tế quốc doanh xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và lợi nhuận thu được từ đầu tư ra nước ngoài lớn hơn đầu tư của nước ngoài vào quốc gia đó. Vì thế, mục đích của DTNH là để đảm bảo cho một quốc gia luôn luôn trong trạng thái có thể thanh toán các khoản nợ đúng hạn và có thể giải quyết những giao động về tỷ giá ngân hàng trong ngắn hạn. Ngoài ra, DTNH là một cơ sở cho việc phát hành tiền đảm bảo cho mối tương quan giữa hàng và tiền trong nước. NHNN với tư cách là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, NHNN đã được giao nhiệm vụ quản lí nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên thị trường. DTNH là tài sản nợ đối với nền kinh tế và là tài sản có trên BĐCTS của NHTW. b/ Quản lí ngoại hối : là việc nhà nước áp dụng các chính sách, các biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu nhất định . c/ Nội dung DTNH bao gồm: + ngoại tệ tìên mặt + số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ở nước ngoài + các chứng khoán do chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tài chính tiền tệ hoặc ngoại hối quốc tế. + vàng, các loại ngoại hối khác của nhà nước 2. Mục đích của quản lí ngoại hối Thực hiện quản lí ngoại hối để: 2.1 Điều tiết tỷ giá thực hiện CSTT quốc gia. NHTW thực hiện các biện pháp nhằm tập trung các nguồn ngoại hối ( đặc biệt là ngoại tệ) vào tay mình. Thông qua đó, nhà nước sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động đối ngoại. Đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua việc mua bán ngoại hối để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng. 2.2 Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước Là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, NHNN phải quản lý ngoại hối DTNH nhà nước nhưng không chỉ bảo quản và cất giữ mà còn biết sử dụng để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vì thế, NHNN cần phải mua, bán, chuyển đổi để phát triển chống thất thoát, xói mòn quỹ DTNH của nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ. 2.3 Cải thiện cán thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán (CCTT) quốc tế thể hiện quan hệ thu chi quốc tế của một nước với nước ngoài trong các giao dich quốc tế. Nó phản ánh đầy đủ xu hướng cung và cầu về ngoại tệ và sự tác động đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền . - Khi CCTT quốc tế bội thu, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến khả năng cung về ngoại tệ cao hơn nhu cầu lúc này tỷ giá vận động theo xu hướng giảm. - Khi CCTT quốc tế bội chi, tăng lượng ngoại tệ chạy ra nước ngoài dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ cao hơn khả năng cung ứng, lúc này tỷ giá vận động theo xu hướng tăng . Trong cả hai trường hợp này, nếu không có sự can thiệp của NHTW thì tỷ giá sẽ tăng, giảm theo cung cầu ngoại hối ở trên thị trường, NHTW sẽ can thiệp bằng cách mua, bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá. 3. Cơ chế quản lý ngoại hối . 3.1 Cơ chế tự do ngoại hối Theo cơ chế này ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối hoàn toàn do thị trường quyết định mà không có sự can tthiệp của nhà nước. Tỷ giá, giá cả ngoại hối sẽ phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường. Nó thay đổi theo S_D ngoại hối trên thị trường. Theo cơ chế này có ưu điểm : phù hợp với nhu cầu của người mua bán SáàPâ, DáàPá: được luân chuyển giữa các quốc gia làm cho giao lưu kinh tế giữa các quốc gia phát triển. Chính phủ tham gia vào thị trường ngoại hối : với tư cách là thành viên bình thường, nghĩa là chính phủ có thể mua vào hoặc bán ra một đồng tiền để phục vụ mục đích của chính phủ chứ không nhằm ảnh hưởng đến tỷ giá hoặc để cố định tỷ giá. 3.2 Cơ chế quản lý Theo cơ chế này, nhà nước quản lí đối với ngoại hối tùy thuộc vào mức độ tham gia. Phân làm hai loại : 3.2,1 Cơ chế nhà nước quản lí hoàn toàn Nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Thông qua các biện pháp hành chính nha nước tập trung hết nguồn ngoại hối vào trong tay mình. Nhà nước sẽ ấn định một mức tỷ giá nhất định mà các tổ chức kinh tế phải thực hiện. Các tổ chức nếu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ sẽ được nhà nước cấp bù, nếu kinh doanh có lãi thì phải nộp cho nhà nước. Cơ chế này phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung . 3.2,2 Cơ chế quản lí có điều tiết Nhà nước tiến hành điều tiết nhưng đã gắn với thị trường. Nhà nước tiến hành quản lí ngoại hối ở một mức độ nhất định để nhằm phát huy tính tích cực của thị trường, hạn chế nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển và ổn định, ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài . 4. Hoạt động ngoại hối của NHNN Hoạt động của NHNN về ngoại hối bao gồm việc mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế và hoạt động quản lí ngoại hối. 4.1 Hoạt động mua bán 4.1,1 Thị trường trong nước NHNN đóng vai trò là người mua, bán cuối cùng. Nó không bán trực tiếp với các công ty kinh doanh XNK mà chỉ thực hiện mua bán với các NHTM tại hội sở TƯ của các NHTM. Tỷ giá hối đoái do NHTW công bố. Trên thị trường này, NHTW sử dụng một phần dự trữ để bán cho các NHTM và mua ngoại tệ của NHTM đưa vào dự trữ. Thông qua việc mua bán ngoại tệ, NHTW thực hiện cung ứng tiền hoặc rút bớt tiền ra khỏi lưu thông, trên cơ sở đó ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ. NHTW mua bán ngoại tệ cũng nhằm để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. 4.1,2 Thị trường quốc tế Với mục đích : bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối, NHTW sẽ là người phải tính toán xem gửi ngoại tệ ở nước nào có lợi mà vẫn đảm bảo an toàn qua mua bán ngoại hối có chênh lệch giá đã mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Khi NHTW thực hiện mua bán ngoại hối sẽ tác động trực tiếp vào tiền TƯ . + Khi NHTW mua ngoại hối trên thị trường à MBá + Khi NHTW bán ngoại hối trên thị trường à MSâ Thông qua mua bán à ảnh hưởng DTNHà ảnh hưởng tỷ giá hối đoái, do đó thông qua việc mua bán ngoại hối để đạt được tỷ giá mong muốn . 4.2 Hoạt động quản lí ngoại hối của NHTW . NHTW quản lí điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách đưa ra qui chế thành viên gia nhập, qui chế hoạt động, quy định giới hạn tỷ lệ mua bán ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời tham gia xây dựng các dự án pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật quản lí ngoại hối. NHNN là người cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối, tùy vào pháp luật và điều kiện trong thời gian cụ thể.Kiểm tra,giám sát việc XNK ngoại hối, kiểm soát hoạt động ngoại hối của các TCTD. Ngoài ra, NHNN thực hiện các quyền hạn, nghĩa vụ khác về quản lí ngoại hối, biên lập cán cân thanh toán để thường xuyên nắm được DTNH để xử lí trong điều kiện cần thiết nhằm bảo tồn và phát triển nó. Trước khi đi vào phân tích và đánh giá thực trạng quản lí ngoại hối của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, đề án sẽ đề cập đến thực tiễn vận dụng quản lí ngoại hối ở một số nước khác. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Phần thực tiễn của nước ngoài sẽ chỉ bao gồm (viêc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái thích hợp, dự trữ ngoại hối và thị trường vàng và dự trữ vàng, ngoại tệ của một số nước trong thời gian qua). 5. Kinh nghiệm quản lý ngoại hối của các nước trên thế giới. 5.1 Chọn cơ chế tỷ giá thích hợp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Đây là một trong số những mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định CSTT tại NHTW nói chung. Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì “tỷ giá thả nổi” nhìn chung là phù hợp vì sẽ giúp cho các nền kinh tế mới nổi nhanh chóng hòa nhập với thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các đồng tiền ở khu vực Đông Á đều đang có xu hướng giảm đáng kể so với USD Mĩ: so với thời điểm 2000àđầu 2001(16/4) đồng Rupich Indonexia giảm 12%, Won Hàn quốc giảm 6,5%, BAHTâgần 5%, SGD â4,4%. Việc đồng tiền giảm giá sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế _ tiền tệ, gây khủng hoảng lòng tin, giảm đầu tư nước ngoài…. Một số nước trong khu vực đã thoát khỏi sức ép về tài chính do việc giảm giá của JPY để sớm phục hồi tăng trưởng kinh tế thông qua việc áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp liền với các cuộc cải cách cơ cấu tài chính tiền tệ triệt để. - Malaixia là nước duy nhất trong số các nước bị khủng hoảng đã đi ngược lại quan điểm tài chính chung trên thế giới để vừa nới lỏng chính sách tiền tệ vừa mạnh dạn áp dụng một chế độ quản lí ngoại hối mới từ 2/3/1998. Theo chế độ này, NHTW Malaixia đã ấn định tỷ giá đồng Rĩggit ở mức 3,8MYR/USD và đưa ra một loại quy định kiểm soát ngoại hối, ví dụ như các khoản ngoại tệ đổ vào TTTC Malaixia chỉ được rút ra sau thời hạn 12 tháng, bãi bỏ các giao dịch bằng MYR ở nước ngoài, các du khách tới Mãlai chỉ được mang ra khỏi nước này một số tiền tương với lượng tiền họ đem vào…nhằm khôi phục tính độc lập cua MYR. Chế độ “neo tỷ giá” đi kèm với những biện pháp kiểm soát ngoại hối thực sự đã giúp Malai tránh được sự tăng lãi suất trong nước và vẫn suy trì gia tăng mạnh xuất khẩu. Năm 1998, trong khi lãi suất của các nước bị khủng hoảng khác phát triển đến 40% ở Inđo, 31Philip, 15% ở Thái lan thì lãi suất ở Malai vẫn có thể chấp nhận ở mức vừa phải 6,5%. Nhờ đó, các công ty Malai có thể giảm đáng kể chi phí vay vốn và vẫn có thể sản xuất có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu của Mãlai trong thời gian qua tăng liên tục từ 71,9 tỷ USD(98)lên 84,1 tỷ(99) ,97,6 tỷ (2000). - Trung quốc là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định hàng đầu ở Châu Á đã áp dụng thành công chế độ tỷ giá hối đoái “thả nổi có quản lí ” suốt từ năm 1994 đến nay. Tháng 4/1994, chính phủ thống nhất hai loại tỷ giá chính thức và tỷ giá trao đổi thành một tỷ giá chung _thả nổi dựa vào thị trường có quản lí ( thị trường liên ngân hàng) tỷ giá dao động trong một biên độ hẹp và NHTW có thể điều chỉnh tỷ giá mục tiêu trên cơ sở biện pháp kinh tế vĩ mô trong nước đi kèm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ vốn vào ra của chính phủ TQ. 2/96 đồng NDT được ấn định tỷ giá 8,27NDT/USD với biên độ dao động hẹp +-0,125, được ấn định trong hơn 4 năm. Lượng dự trữ ngoại tệ lớn và nền kinh tế phát triển mạnh là cơ sở để TQ duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT và biến Trung Quốc thành nước an toàn thu hút được đầu tư nước ngoài rất mạnh. Tốc độ phát triển GDP cao nhất Châu Á 8,5_9%(01) bình quân 7% trong các thập kỉ tới. Thả nổi có quản lí là cơ chế tỷ giá hối đoái VND/USD phù hợp với bối cảnh Việt nam hiện nay và trong thời gian tới. 5.2 Kinh nghiệm về dự trữ ngoại hối ở Hàn Quốc. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) rất đề cao tầm quan trọng cua DTNH vì trên thực tế DTNH đã giúp ngân hàng trung ương Hàn Quốc: 1) Duy trì khả năng can thiệp của NHTW ổn định tỷ giá đồng tiền trong nước 2) Chống đỡ các cú sốc ngoài dự tính từ bên ngoài 3) Duy trì sức mạnh kinh tế của quốc gia Công tác quản lí DTNH ngày càng trở thành một hoạt động quan trọng của NHTW HQ, được thể hiện qua việc hình thành và phát triển của bộ phận dự trữ ngoại hối tại NHTW này . DTNH HQ (2001) gần 100 tỷ USD (quy đổi) đứng thứ 5 thế giới sau NB, TQ,HK, ĐL. Số lượng cán bộ làmviệc quản lí ngoại hối tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 76 85 90 93 95 99 00 01 Mức DTNH1 1,4 2,7 14,7 20,0 37,0 73,6 95,6 93,6 số cánbộ 2 14(4) 32(7) 26(7) 27(7) 24(6) 18(5) 36(14) 40(14) Ghi chú : 1) đơnvị của mức DTNH ,là tỷ USD 2) chỉ số ghi trong (.) là số giao dịch viên Nguyên tắc quản lí DTNH theo trật tự ưu tiên: a.Thanh khoản. b. An toàn. c.Tạo lợi nhuận Các nhóm quản lí DTNH sẽ nghiên cứu hoạch định chính sách quản lí rủi ro,hệ thống dịch vụ thanh toángoại hối, các mạng dịch vụ, hệ thống thông tin quốc tế được sử dụng trong hoạt động quản lí DTNH, quản lí DTNH theo quy trình : - xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư và cơ cấu đầu tư DTNH - xây dựng kế hoạch đầu tư dự trữ ( ngày, tuần, quí, năm) đầu tư - xác nhận các giao dịch và nhập dữ liệu vào hệ thống số liệu báo cáo thanh toán, kế toán - phân tích đánh giá qui trình thực hiện 5.3 Thị trường và dự trữ vàng, ngoại tệ của một số nước trong thời gian qua Kể từ khoảng giữa năm 2002, giá vàng quốc tế và trong nước liên tục tăng riêng thị trường vàng trong nước đã 2 lần lên cơn sốt. Vào thời điểm tháng 6/2002 giá vàng trên thị trường quốc tế như Newyork, London,HK tăng khỏang so với cùng kì năm trước từ 256USD/ounce lên 321USD/ounce, còn vàng SJC tại HN, TPHCM khoảng 600000đ/chỉ. Từ giữa tháng 12/2002 giá vàng trong nước và quốc tế có sự gia tăng đột biến, tăng khoảng so với mức giá đầu năm. Chỉ tính từ 1/1/2003 đến 6/2/2003 giá vàng quốc tế tại thị trường London tăng từ 334 lên 380,7 USD/ounce,tại Newyork 376 USD/ounce, HK 345 lên 384USD/ounce. Giá vàng thế giới phổ biến ở mức 371_372 USD/ounce. Cuối tuần thứ 2 của tháng 2/2003 giá vàng trên thế giới giảm còn khoảng 353USD/ounce.Việc tăng giá vàng trong thời gian qua chịu tác động của một số nguyên nhân sau: - Do tình hình chính trị căng thẳng ở nhiều khu vực trên thế giới giữa Mỹ, Anh, Iraq, Iraenl và Palestin CHND Triều Tiên và Mỹ … các nhà I chuyển sang I vào thị trường truyền thống thị trường vàng để bảo đảm an toàn. - NHTW một số nước xúc tiến bán USD để mua vàng dự trữ càng đẩy giá vàng lên cao. - Sản xuất vàng phát triển chậm trong khi nhu cầu trang sức, chế tác trên thế giới ngày càng tăng. Biến động trên thế giới có lợi cho giá vàng: TTCK suy giảm, giá dầu thô tăng, EURO lên giá /USD, mất giá của USD, việc cắt giảm lãi suất USD của FED bằng 1,25%/năm àcác nhà I chuyển từ nắm giữ USDàvào ngân hàng. Kinh tế ở một số nước sa sút ànợ nước ngoài,thâm hụt tăng trưởng giảmànhà I chuyển hướng. - Nhật Bản: nhu cầu mua vàng cao do nền kinh tế luôn trong tình trạng trì trệ làm cho JPY thiếu ổn định và mất giá so với USD chuyển từ mua chứng khoán à vàng tăng. - Nền kinh tế Châu Á : bài học khủng hoảng đã thức tỉnh các nhà I, khi NKT thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại à phải đầu tư mua vàng ngay . - TQ: do kiểm soát được giá bán lẻ sản phẩm kim hoàn và nhờ kinh tế phát triển,du lịch mở rộng nên nhu cầu nên sản phẩm kim hoàn tăng. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1. Văn bản pháp qui về quản lí ngân hàng Do cơ chế quản lí kinh tế của Việt Nam có sự thay đổi lớn chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước nên việc quản lí ngoại hối cũng đã có nhiều chuyển biến. Trong thời kì kế hoạch hóa tập trung, nhà nước hầu như độc quyền về ngoại thương và ngoại hối. Mọi quyền thu chi ngoại tệ đều tập trung vào nhà nước. Nhà nước đã ban hành ra các qui định về quản lí ngoại hối nhằm thu hút ngoại hối vào và hạn chế ngoại hối ra. Nhà nước qui định chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được tham gia vào XNK hàng hóa thao tỷ giá ấn định dẫn đến hiện tượng thu bù chênh lệch ngoại thương. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế thực hiện thao pháp lệnh ngân hàng, NHNN đã ban hành các qui chế về quản lí ngoại hối. 1.1 Chính sách quản lí ngoại hối : Chính sách quản lí ngoại hối là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Nó là một bộ phận của chính sách ngoại tệ tiền tệ, nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Triển khai thực hiện Luật ngân hàng nhà nước, tư năm 1998 đến nay, hàng loạt các văn bản về quản lí ngoại hối đã được ban hành để thay thế cho các văn bản cũ lạc hậu, hình thành hệ thống văn bản mới bao gồm 4 nghị định của chính phủ : nghị định 63/1998/NĐCP ngày 17/8/1998 về quản lí ngoại hối ; nghị định 90/1998/NĐCP ngày 7/11/1998 của chính phủ ban hành qui chế quản lí vay và trả nợ nước ngoài ; nghị định số 86/1999/NĐCP ngày 30/8/1999 về quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước ; nghị định 174/1999/NĐCP về quản lí hoạt động kinh doanh vàng. Cùng với việc ban hành các nghị định, thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành các quyết định về một số lĩnh vực cụ thể trong hoạt động ngoại hối như quyết địn
Tài liệu liên quan