Ai trong chúng ta đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu thật sự. Bạn rơi
nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh. Tôi nhoi nhói nơi tim lúc chứng kiến
những tai nạn thương tâm.Nhớ lại lời dạy của ông cha ta “thương người như thể
thương thân” từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Tính nhân văn, lòng
nhân ái là ngọn lửa sưởi ấm là ánh sáng trong mỗi con người, mỗi gia đình c ũng như
toàn xã hội. thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc
sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, cưu
mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ sống ích kỷ, vô trách nhiệm, vô
cảm, vô đạo đức. Tại sao chúng ta không can thiệp?hay bởi chúng ta vô cảm trước
nỗi đau của đồng loại,sợ liên lụy và mang vạ vào thân. Thế mới biết xã hội chúng ta
ngày nay “vô cảm” như thế nào ?.
Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách đố cho các nhà giáo dục, các bậc
cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân
của “bệnh vô cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó hầu tìm ra phương cách
để chống lại căn bệnh quái ác này.
28 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bệnh vô cảm của một bộ phận người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
1
LỜI NÓI ĐẦU
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”
Ai trong chúng ta đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu thật sự. Bạn rơi
nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh. Tôi nhoi nhói nơi tim lúc chứng kiến
những tai nạn thương tâm.Nhớ lại lời dạy của ông cha ta “thương người như thể
thương thân” từ lâu đã trở thành đạo lý của người Việt Nam. Tính nhân văn, lòng
nhân ái là ngọn lửa sưởi ấm là ánh sáng trong mỗi con người, mỗi gia đình cũng như
toàn xã hội. thế nhưng ngày nay, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc
sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, cưu
mang, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít kẻ sống ích kỷ, vô trách nhiệm, vô
cảm, vô đạo đức. Tại sao chúng ta không can thiệp?hay bởi chúng ta vô cảm trước
nỗi đau của đồng loại,sợ liên lụy và mang vạ vào thân. Thế mới biết xã hội chúng ta
ngày nay “vô cảm” như thế nào ?.
Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách đố cho các nhà giáo dục, các bậc
cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân
của “bệnh vô cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó hầu tìm ra phương cách
để chống lại căn bệnh quái ác này.
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
2
BỆNH VÔ CẢM
I. Giải thích: Bệnh vô cảm là gì?
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có
thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện
vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất
bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến
nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội
lan rộng?
“ Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không
nảy sinh cảm xúc đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nổi buồn,
nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại, hay như một cách nói hình tượng là con
người bị “ rô-bốt hóa”, khiến con người hành xử tàn nhẫn vô tình. Vô cảm chính là
sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, "máu lạnh" với những hiện tượng đời sống xung
quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp không mảy
may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ; thấy cái xấu, cái ác không dám lên án,
không dám chống lại... Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, một sô" người chỉ lo vun
vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với eộng đồng xã hội. Một số người tự
làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn
của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con
người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung
túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau,
thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người
gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống
đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến cái xấu, cái ác. Những người sống vô
cảm thường chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình, ngại va chạm, sợ phiền toái. Những
kẻ sống vô cảm còn lạnh lung, nhẫn tâm gieo rắc đau khổ cho người khác mà không
mảy may động lòng trắc ẩn.
II. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm hiện nay:
Trước đây, vô cảm chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, nhưng bây giờ đang có chiều
hướng gia tăng, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì có thể trở thành một căn
bệnh có tính xã hội. Trong cơn lốc toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc
tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
3
nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dần dần hình thành lối
sống thực dụng trong một bộ phận người Việt Nam.
Một con số đáng báo động là: Việt Nam xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận
tham nhũng và đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có
cảm xúc (vô cảm) nhất. Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh thờ ơ,
dửng dưng của không ít người Việt hiện nay. Thực chất, “bệnh vô cảm” là căn bệnh
tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng,
cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu
xa hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Biểu hiện
của nó trong xã hội hiện đại thì muôn hình, muôn vẻ, người mắc chứng này cũng rất
đa dạng, không chừa bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bệnh vô cảm không chỉ
xuất hiện ở kẻ xấu, mà nó còn có thể có ở cả những người vẫn được coi là người tốt.
Bởi lẽ, khi người tốt làm ngơ, im lặng trước cái xấu, để cái xấu chà đạp lên những giá
trị nhân văn, thậm chí nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì cũng chính là một biểu hiện
không thể chối cãi của chứng vô cảm.
Sáng 3-12, nhiều người đi trên chuyến xe buýt xuất phát từ ĐHQG TP.HCM đã
bất bình trước hình ảnh nhiều bạn trẻ không nhường ghế cho một ông cụ ngoài 60
tuổi, tóc bạc.
Ông phải ngồi lắc lư trên ba chiếc hộp nhựa được xếp chồng lên nhau ngay phía sau
ghế tài xế (ảnh).
Trên xe buýt, hai hàng ghế đầu thường dành cho người già và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lên xe rất nhanh chân ngồi vào hàng ghế này và không chịu
đứng lên nhường ghế nên khi ông cụ lên xe không tìm ra chỗ ngồi.
Chắc hẳn mọi người trong chúng ta đều không quên vụ việc hôi của hàng ngàn
thùng bia xảy ra vào đầu giờ chiều ngày 4/12/2013 tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
4
(thuộc KP.1, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Chiếc xe tải chở 1,5 ngàn
thùng bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người lao vào hôi của. Có cả người mang xe
ba gác ra chở bia. Khoảng 12h30, chiếc xe tải chở hàng ngàn két bia Tiger do tài xế
Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) điều khiển từ TP.HCM đi TP. Phan Thiết.
Khi vừa ôm cua vòng xoay Tam Hiệp do đường đông phương tiện tham gia giao
thông nên tài xế Hậu đánh tay lái sang đường Bùi Văn Hòa để tránh va chạm. Vì đang
đi với tốc độ cao nên khi bất ngờ đổi hướng, hàng ngàn két bia Tiger trên thùng xe đã
đổ xuống đường. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người. Trong số bia bị đổ
xuống đường, ngoài loại bia chai vẫn còn nhiều thùng bia lon.
Thấy bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người đi đường cũng như ở xung quanh
hiện trường ập tới hôi của. “Mặc dù tôi và lơ xe đã cố gắng thu gom số bia bị đổ ra
đường để vớt vát tài sản, nhưng hàng trăm người dân đã nhảy vào tranh giành nhau
lấy hết số bia lon còn nguyên vẹn. Không những thế, nhiều người còn lợi dụng leo lên
cả thùng xe để lấy bia”, tài xế Hậu buồn bã cho biết. Một số người dân chứng kiến cho
biết, trong số những người đến hôi của có nhiều người đã đưa cả xe ba gác ra chở bia.
Được biết, chiếc xe tải trên đang chở khoảng 1.400 két bia lon và hơn 100 két bia chai
nhưng sau vụ tai nạn số bia còn lại chỉ khoảng 10%.
Một số hình ảnh về vụ việc hôi bia chấn động dư luận Việt Nam:
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
5
Trước sự việc này, dư luận đã choáng váng và bàng hoàng về thái độ vô cảm trắng
trợn của người dân ở hiện trường. Rất dễ để ta có thể đọc được những ý kiến: “
Nghèo/đói /khát không có nghĩa là được quyền ăn cướp của người khác”. Cư dân
mạng có nickname Ben Nguyen nhận xét: "Mỗi người chắc uống được vài lon bia cho
hả hê cái lương tâm rẻ tiền của mình còn người lái xe phải đối diện với việc phải đền
tiền toàn bộ và có thể sẽ bị đuổi việc. Nghèo/đói /khát không có nghĩa là được quyền
ăn cướp của người khác"'.
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
6
Độc giả Nguyễn Hiếu Trinh bức xúc lên tiếng "Ngày xưa lúc mới vào lớp 1 điều
đầu tiên ba mẹ và cô giáo dạy luôn là "Nhặt của rơi trả lại cho người mất, hoặc
không được gian dối tham lam ..." Khái niệm đúng sai rất mơ hồ nhưng chí ít bản
thân chúng ta đều nên biết làm thế nào cho phải. Người lớn đàn ông đàn bà lớn hết
mà còn như thế thì họ dạy con cháu họ như thế nào đây?... Lấy được vài lon hay vài
két, Tết này khỏi mua bia nhưng khi uống nó có nghĩ đến việc mình làm đã góp phần
cho cuộc sống của chú tài xế thêm khó khăn. Tết đến nơi, tiền đâu mà chú ấy có thể
đền bao nhiêu đó két bia? Chưa kể chú sẽ bị cho thôi việc, khiển trách. Tết của chú sẽ
thế nào, con cái chú sẽ có cái Tết ra làm sao... Vậy mà họ vẫn thu gom được thì thực
sự không thể nào hiểu nổi. Liệu đạo đức con người đang xuống dốc? Hay tình thương
đồng loại giữa con người với con người không còn tồn tại?..."
Hay "Chỉ còn từ "rẻ tiền" là miêu tả đúng nhất bản chất của những kẻ hám của như
vậy thôi và rất đáng buồn khi bộ phận này lại chiếm số lượng đông đảo. Có dư tiền
mua xe tay ga chạy nhưng lại đi giành giật từng lon bia rơi rớt của người khác cho
bằng được để rồi lương tâm xem như bị tha mất, còn danh dự lại mặc nhiên mời gọi
để người đời sỉ vả, chà đạp.
Những người này đã lợi dụng thời cơ để hôi của đâu khác trộm cắp bao nhiêu, chỉ
có điều hôi của có cả lực lượng bầy đàn khổng lồ, trộm cắp thường đơn thân 1 tên,
trộm cắp thì cố gắng giấu giếm, còn hôi của thì công khai hành vi trắng trợn mà kẻ
cắp ti tiện đến mức đã không ý thức bản thân sai trái thế nào còn chặn đường, đánh
đập người khác", một độc giả khác nhận xét.
Cùng chung nỗi bức xúc với những độc giả trên, một bạn có nickname Vo Minh
Cong bình luận "Ý thức của người dân quá kém. Lòng tự trọng đã được đánh đổi bằng
vài lon bia. Vật chất đã điều khiển ý thức. Lòng tham đã chiến thắng không có chỗ
cho lòng tự trọng. Điều đáng buồn đó không phải là 1 cá nhân mà là cả một tập thể.
Thật đáng xấu hổ. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ đi chính lương tâm của mình.
Nếu trong 15 phút đó họ thu gọn số bia lại gửi trả tài xế thì điều đó thật đẹp đẽ làm
sao. Nếu cứ như thế này thì ngàn năm nữa cũng chẳng khá hơn được. Cứ bảo sao
nước mình nghèo mãi. Cái nghèo nhất của nước ta là "nghèo ý thức". Đến bao giờ
mới có ý thức giống người dân Nhật Bản sau vụ sóng thần ???!???"
Ngoài những lời bình luận thể hiện sự phẫn nộ trước hành vi hôi của đáng xấu hổ
của một người dân, rất nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra thương cảm cho người tài xế
trong vụ tai nạn đáng tiếc này. Độc giả Linh An nhận xét "Khổ thân chú lái xe quá!
Không phải lỗi do mình nhưng bị những người ý thức kém lấy trộm hết. Người ta khóc
để xin đừng lấy thế mà một nhóm người vẫn hùng hục lao ra để ăn cướp giữa ban
ngày! Liệu uống được ngụm bia vào có ngon không hay sẽ phải mang tiếng xấu đến
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
7
suốt đời. Có thể họ nghĩ người ta không biết mình là ai nên họ cứ thoải mái hôi của,
nhưng họ không nghĩ rằng lấy cái gì không phải của mình thì sẽ phải trả giá gấp trăm
nghìn lần à?"
Ngày 9/12/2013 (theo giờ địa phương), một trong những Đài truyền hình hàng đầu
Liên Bang Nga có tên gọi RenTV đã đưa tin về vụ "hôi bia" chấn động dư luận suốt
những ngày qua tại Việt Nam.
Đài truyền hình hàng đầu Liên Bang Nga đã đưa tin về vụ "hôi bia" diễn ra vào ngày
4/12 vừa qua tại Việt Nam.
Với tiêu đề "Biển Bia", một phần bản tin 24h do phóng viên Andrei Dobrov thực
hiện, đã cung cấp cho khán giả Nga cái nhìn toàn cảnh về sự việc "hôi bia" tại Đồng
Nai. Bản tin miêu tả, sự việc này mới xảy ra tại Việt Nam. Do chiếc xe ô tô gặp nạn,
hơn ngàn két bia bị đổ xuống đường. Chỉ ít phút sau đó, người dân quanh khu vực xảy
ra tai nạn cũng như người đi đường đã đổ xô tới hiện trường và bắt đầu "hôi bia" như
đi trẩy hội. Mặc mọi việc xung quanh, ai cũng tranh thủ lấy được nhiều bia nhất có
thể. Không chỉ gây rúng động dư luận trong nước suốt thời gian qua, vụ "hôi bia" này
còn khiến nhiều người nước ngoài bàng hoàng, ngạc nhiên trước lối suy nghĩ, cách
ứng xử xấu xí của một bộ phận người dân Việt Nam. Chắc chắn rằng, với bản tin thời
sự này, hành động "hôi bia" của một bộ phận người dân đã vô tình khiến hình ảnh của
Việt Nam trở nên xấu xí hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
Qua vụ việc trên, được xác định là chiếm đoạt bia với số lượng lớn, đủ yếu tố cấu
thành tội phạm, 2 lái xe ba gác hôi bia sau tai nạn lật xe bị khởi tố. Cơ quan điều tra
xác định, khi chiếc xe tải bị lật, hàng nghìn thùng bia đổ xuống đường đã bị nhiều
người xông vào cướp. Trong đó, ông Vinh và Cường đã lấy một lượng lớn bia
rồi dùng xe ba gác chở đi. Qua giám định, số bia mỗi người này lấy có giá trị trên 3
triệu đồng, đủ yếu tố cấu thành phạm pháp hình sự
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
8
Vinh (áo trắng) và Cường tại phiên tòa.
Trước vành móng ngựa, 2 bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và tỏ ra hối
hận. Cường và Vinh đều cho rằng mình không ý thức được việc lấy bia là sai trái và
vi phạm pháp luật, chỉ đến khi báo chí vào cuộc mới biết nhưng đã quá muộn. Tại
phiên tòa, HĐXX đã đưa ra nhiều lý lẽ để răn dạy Cường và Vinh. Một vị Hội thẩm
nhân dân đã đọc bài thơ dân gian:
“Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau”
Vị Hội thẩm nhân dân này nói rằng bài thơ “bà còng” chắc là người dân Việt Nam
ai cũng biết. Đáng lẽ khi thấy người gặp nạn phải giúp đỡ họ, đằng này các bị cáo lại
tham gia “hôi của”, lấy đi tài sản của người bị nạn.
Tuy số tài sản không lớn nhưng lại làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của
người Việt Nam. Xưa nay cha ông ta thường dạy con cháu từ thuở bé thơ là ra đường,
về nhà “nhặt được của rơi tìm người trả lại” chứ không phải tham lam muốn chiếm
của người khác thành của mình. HĐXX cũng đã đưa ra những câu chuyện về các tấm
gương người tốt việc tốt khắp cả nước về những hành động ý nghĩa là trả lại tiền hoặc
những thứ nhặt được trên đường cho người bị mất. Những người đó họ cũng nghèo
khổ nhưng lại không tham của rơi, còn các bị cáo chỉ vì thấy cái lợi trước mắt mà lao
vào lấy bia mặc cho tài xế nài nỉ, thậm chí khóc lóc van xin. Tại tòa, anh Hậu có đơn
bãi nại gửi lên HĐXX xin giảm nhẹ án và cho rằng các bị cáo cũng do quá khổ, học
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
9
hành ít, không hiểu luật pháp nên mới hành động thiếu suy nghĩ. Anh Hậu cũng cho
rằng rất thương các bị cáo vì đều chung cảnh tha phương kiếm sống giống như mình
nên xin tòa xem xét để họ có thể sớm trở về để lo cho gia đình. HĐXX đã tuyên phạt
Cường và Vinh mỗi ngưởi 6 tháng tù. Hàng trăm người dân có mặt tại phiên xử cũng
đồng tình với phán quyết này. Một mức án không nặng nhưng cũng là bài học đắt giá
với 2 bị cáo cho thói tham lam, và cũng là lời cảnh tỉnh cho nhiều người.
Thời gian gần đây, tội phạm giết người càng ngày càng được trẻ hóa. Rất nhiều tội
phạm đang ở thế hệ 8x, 9x. Chắc hẳn mọi người trong chúng ta nhớ vụ án giết người
chấn động cả nước mà hung thủ khi ấy mới 17 tuổi. Đó chính là Vụ án Lê Văn
Luyện, một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn,
Lục Nam) ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết
chết cả vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8
tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh
hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về cần sửa đổi luật
phòng chống tội phạm. Lê Văn Luyện nổi tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do
vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt
Nam tại thời điểm đó.
Lê Văn Luyện - hung thủ chính của vụ án giết người, cướp tài sản tiệm vàng Ngọc Bích
Vì lỡ "cầm" mất cái xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không còn tiền
để chuộc xe. Đó là cái động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.
Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời vẫn còn mờ tối, Luyện nấp
cách tiệm vàng một quãng, mắt đảo nhìn quanh. Khi không thấy bóng người, Lê Văn
Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Công cụ của Luyện là một con dao
nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện
xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đi ngắt cầu dao và
camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy chủ nhân lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung
dao đâm anh ta. Anh này tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ của
anh ta chạy lên liền hứng thêm nhiều nhát. Chủ nhân sau đó cướp được con dao nhọn.
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
10
Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Chủ nhân lăn xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém
nhiều nhát đến khi anh kia im hẳn.
Con gái lớn nhà này thấy tiếng kêu bật dậy. Vì thông minh nên tìm điện thoại liên
lạc bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị lộ nên cung đao chém đứt tay cô bé rồi đâm thêm
nhiều nhát. Tưởng cô này đã chết nên Luyện bỏ đi. Với cô con gái thứ khóc to quá
nên Luyện dùng dao phớ cướp mạng sống luôn.
Sát hại xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1.
Sau đó, Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời
đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho
người anh họ đến đón rồi bỏ trốn. Lúc chạy trốn hành trang của Lê Văn Luyện chỉ
có một bộ quần áo, mấy bao thuốc lá với 200 nghìn Việt Nam đồng. Ngày 31 tháng
8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện chẳng may rơi vào tay lực lượng
biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang Trung
Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang nơi Luyện đã sinh ra, lớn lên và
gây án.
Sau vụ thảm sát, trên trang mạng xã hội Facebook còn có cả một trang Hội những
người hâm mộ Lê Văn Luyện. Những người tham gia bình luận chia sẽ, cảm thông
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
11
chokẻ gây án vị thành niên này. Thậm chí còn có nickname tôn thờ Luyện làm thần
tượng.
Ngày 2/2/2015, trên trang mạng xã hội , bài báo mang
tên “Âm mưu tàn độc của hai sát thủ nhí và sự mù quáng từ người mẹ yêu con”
đã thu hút được rất nhiều độc giả khi mà hung thủ của vụ án giết người là hai tay sát
thủ còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Vụ án để lại nỗi kinh hoàng và không ít xót
xa
Một ngày cuối xuân cách đây vài năm, tại một vùng quê nghèo của huyện Kim
Thành (Hải Dương) bỗng rúng động bởi một số người dân phát hiện ra một xác chết
nằm dưới mương nước. Thông tin tức tốc được báo cáo lên chính quyền địa phương,
công an huyện Kim Thành và Công an tỉnh. Cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc
bảo vệ hiện trường và khám nghiệm tử thi.
Nạn nhân là một thanh niên xác định độ tuổi còn khá trẻ chỉ từ 18-22.
Nạn nhân bị tử vong do bị một sợi dây nhỏ siết vào cổ, khuôn mặt biến dạng, tàn ác
hơn kẻ giết người còn mổ bụng nạn nhân từ đoạn xương ức xuống tới rốn với ý định
để xác nạn nhân không nổi lên mặt nước. Khám nghiệm hiện trường cơ quan công an
thu được một chiếc áo phông cộc tay màu trắng và con dao nhọn chuôi bằng gỗ được
vứt ở chân đê ngay sát mép nước. Từ những vật chứng thu thập tại hiện trường cơ
quan điều tra nhận định rất có thể đây là vụ án giết người do thù hằn cá nhân. Kẻ thủ
ác ở ngay tại địa bàn bởi hiện trường phát hiện xác chết là một nơi khá kín đáo, vắng
vẻ phải là người trên địa bàn mới có thể biết được. Tin tức lan truyền khắp nơi cuối
cùng cũng có người phụ nữ đến trình báo với cơ quan chức năng về việc con trai mình
mất tích. Chị là Trần Thị Thêu ở xã Ngũ Phúc huyện Kim Thành.
BỆNH VÔ CẢM CỦA MỘT BỘ PHẬN NGƯỜI VIỆT NAM
12
Người phụ nữ này đồng thời cung cấp cho cơ quan điều tra những thông tin mới là
con trai chị tên Trần Văn Tâm, sinh năm 1989 làm nghề lái máy xúc. Tâm đi ra ngoài
từ ngày 29 tháng 4 đến hôm đó là 2 tháng 5 vẫn chưa thấy về. Khi đi Tâm mang theo
1 xe máy nhãn hiệu Jupiter, một điện thoại di động và 1