Đề án Biện pháp phát triển thương hiệu vinamilk

Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một thương hiệu mạnh đem lại sự ổn định và phát triển về thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, là thần hộ mệnh bảo vệ doanh nghiệp trước những thay đổi không lường trước được của môi trường kinh doanh. Vì thế, xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề mà bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển lâu dài và bền vững đều phải quan tâm và đầu tư nguồn lực để thực hiện.

doc34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp phát triển thương hiệu vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án môn học BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VINAMILK Sinh viên: Cao Đức Anh Mã SV: CQ500140 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một thương hiệu mạnh đem lại sự ổn định và phát triển về thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, là thần hộ mệnh bảo vệ doanh nghiệp trước những thay đổi không lường trước được của môi trường kinh doanh. Vì thế, xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề mà bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển lâu dài và bền vững đều phải quan tâm và đầu tư nguồn lực để thực hiện. Năm 2010 vừa qua, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) được tạp chí Forbes Asia bình chọn vào Top 200 doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỉ USD xuất sắc nhất khu vực châu Á, đồng thời được công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất – mà nếu chỉ tính riêng ngành nước giải khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1. Những thông tin này cho thấy Vinamilk đã và đang là một thương hiệu lớn và uy tín trong nước. Tuy nhiên không tự hài lòng ở đó, Vinamilk vẫn đang nỗ lực không ngừng, đặt mục tiêu đạt doanh thu 1 tỉ USD năm 2011 và 3 tỉ USD vào năm 2017. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, phát triển thương hiệu là một phần không thể thiếu trong chiến lược dài hạn của Vinamilk. Vì thế em chọn đề tài “Biện pháp phát triển thương hiệu Vinamilk”. Cụm từ “thương hiệu Vinamilk” ở đây vừa là thương hiệu doanh nghiệp vừa là thương hiệu sản phẩm (phần lớn các sản phẩm của công ty được tung ra dưới thương hiệu Vinamilk). Đề tài nghiên cứu thực trạng, chỗ đứng của thương hiệu Vinamilk trên thị trường hiện nay và đưa ra một số giải pháp để duy trì và nâng cao hơn nữa giá trị cốt lõi của thương hiệu Vinamilk trong tâm trí người tiêu dùng. Mục tiêu nghiên cứu: làm rõ được thương hiệu là gì, vị trí của thương hiệu Vinamilk hiện nay và biện pháp phát triển thương hiệu Vinamilk. Phạm vi nghiên cứu: công ty Vinamilk. Phương pháp nghiên cứu: tại bàn. Mục lục Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển thương hiệu Thương hiệu là gì Những yếu tố làm nên một thương hiệu 1.2.1 Các dấu hiệu hữu hình 1.2.2 Sản phẩm 1.2.3 Dịch vụ 1.2.4 Quan hệ công chúng Giá trị của một thương hiệu mạnh 1.3.1 Duy trì khách hàng trung thành 1.3.2 Thu hút khách hàng mới 1.3.3 Là nền tảng của việc mở rộng thương hiệu 1.3.4 Thuận lợi trong việc mở rộng và tận dụng kênh phân phối 1.3.5 Tạo lợi thế cạnh tranh 1.3.6 Là niềm tự hào của nhân viên công ty Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu Vinamilk 2.1 Khái quát về Vinamilk 2.2 Thực trạng kinh doanh và thương hiệu Vinamilk 2.2.1 Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2010 2.2.2 Hoạt động phát triển thương hiệu thông qua các tham số của Marketing – mix 2.2.2.1 Sản phẩm 2.2.2.2 Kênh phân phối 2.2.2.3 Các hoạt động xúc tiến 2.3 Đánh giá chung Chương 3: Biện pháp phát triển thương hiệu Vinamilk 3.1 Định hướng hoạt động của Vinamilk 3.2 Các biện pháp để phát triển thương hiệu Vinamilk 3.2.1 Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm 3.2.2 Mở rộng và tăng cường quản lý kênh phân phối 3.2.3 Ổn định nguồn cung sữa bò nguyên liệu 3.2.4 Duy trì các hoạt động xúc tiến CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU Thương hiệu là gì Trên thế giới hiện nay cũng chưa có một định nghĩa thống nhất và rõ ràng về thương hiệu. “Thương hiệu” thường hay bị nhầm lẫn với các khái niệm sau: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu đó có thể là tên, thuật ngữ, màu sắc, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng. (ví dụ: Air Blade, iPhone, Lexus…) Tên thương mại là tên mà một cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ sử dụng để hoạt động kinh doanh. Để được bảo hộ tại Việt nam, Tên thương mại phải bao gồm các chữ cái và có thể cả các chữ số có khả năng phát âm. Tên thương mại đồng thời phải có khả năng phân biệt chủ thể sử dụng nó với các chủ thể khác hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. (ví dụ: BMW, Toyota, Apple, Vinamilk, Trung Nguyên, FPT…) Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. (ví dụ: nước mắm Phú Quốc, Made in Japan, Made in China…) Không một văn bản pháp luật nào ở Việt Nam định nghĩa hay sử dụng thuật ngữ "Thương hiệu". "Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức." Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) định nghĩa thương hiệu là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, thiết kế, hay sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên nhằm xác định hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và để phân biệt họ với những người bán khác. Vậy, khi nói đến thương hiệu, thực chất điều người nói muốn ám chỉ là gì? Theo tác giả, thương hiệu không chỉ là các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hoá hay cái tên đơn thuần như trong tên thương mại mà quan trọng hơn, chính là ấn tượng về hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng. Cụ thể là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ mà nó mang lại, kể cả những lợi ích về tinh thần như sự an tâm, tin tưởng khi mua hàng của một công ty uy tín, sự hãnh diện khi xài “hàng hiệu” chẳng hạn. Thương hiệu là sự kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý chỉ là phần xác. Chẳng hạn, nhắc đến máy tính xách tay IBM người ta thường liên tưởng đến một chiếc máy tính hình chữ nhật thô kệch, một màu đen sì nhưng “nồi đồng cối đá”. Ở Việt Nam khi đi mua máy tính hay linh kiện bán lẻ, khiến khách hàng thấy yên tâm nhất về uy tín và chất lượng chính là Trần Anh. Hay nói đến rượu vang người ta nghĩ ngay đến nước Pháp. Nói đến giáo dục đại học người ta nghĩ ngay đến Đại học Harvard. Nói đến các trường kinh tế của Việt Nam người ta nghĩ ngay đến Đại học Kinh tế quốc dân. Nói đến Made in Japan thì ắt hẳn toàn thế giới đều yên tâm về một chất lượng tuyệt vời. Nhãn hiệu, tên thương mại được tạo ra trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hoá, dịch vụ hay doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng) là cả một thời gian dài. Để có được vị trí Đại học số 1 thế giới, Harvard (thành lập năm 1636) đã phải mất đến hàng trăm năm. Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại lâu dài theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hoá thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn). Nhãn hiệu hàng hoá hay tên thương mại được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả của sự phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận bằng việc yêu thích và mua hàng hóa của doanh nghiệp. Tóm lại, khi nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp hoặc chỉ dẫn địa lý tạo được uy tín, hình ảnh trong lòng người tiêu dùng thì nó sẽ trở thành thương hiệu, hay nói một cách hình tượng là cái tên, cái “xác” đã gắn với một cái “hồn”. Như vậy, một thương hiệu bao giờ cũng gồm hai phần, phần hữu hình là các dấu hiệu phân biệt được bằng năm giác quan (tên, hình vẽ, âm thanh, hình ảnh…), còn phần vô hình là ấn tượng tốt của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp. Những yếu tố làm nên một thương hiệu Các dấu hiệu hữu hình: Bao gồm logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, công ty ca, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (Tờ rơi, poster, catalog, dây cờ, áo, mũ...); các phương tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng… gọi chung là hệ thống nhận diện thương hiệu. Đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp hay sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tất cả các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu phải thống nhất, đồng bộ và cùng truyền tải một thông điệp về sản phẩm hoặc doanh nghiệp đến cho người tiêu dùng. Sự nhất quán và lặp đi lặp lại này sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và từ đó liên tưởng đến những giá trị vô hình mà doanh nghiệp muốn họ tin vào. Sản phẩm Chủng loại sản phẩm, chất lượng, đặc trưng và giá trị sản phẩm là một yếu tố quan trọng hình thành nên thương hiệu. Điện thoại iPhone đẹp long lanh từ phần cứng đến phần mềm, đơn giản, dễ sử dụng (không có khái niệm tháo Pin hay thay thẻ nhớ), màn hình cảm ứng đa chạm tuyệt vời hấp dẫn tất cả những ai sành điệu và yêu cái đẹp. Trong khi đó điện thoại BlackBerry lại hấp dẫn các doanh nhân với khả năng nhận và gửi email tức thời, các ứng dụng hỗ trợ công việc mạnh mẽ và tính bảo mật cao. Đối với các nhóm khách hàng chuyên biệt, những đặc trưng sản phẩm đóng vai trò rất lớn quyết định sự trung thành của họ. Đặc trưng sản phẩm cũng là một trong những yếu tố tạo nên giá trị cốt lõi của nhiều thương hiệu. Dịch vụ Khách hàng khi bỏ tiền ra mua hàng luôn muốn thu được lợi ích và sự thuận tiện tối đa, cùng với rủi ro là thấp nhất. Tất cả các doanh nghiệp dù cung ứng dịch vụ hay hàng hóa đều phải nhận thức được điều này. Để thỏa mãn mong muốn đó của khách hàng cần phải có các dịch vụ đi kèm với sản phẩm chính. Các dịch vụ này rất đa dạng, từ tư vấn, giới thiệu sản phẩm; hướng dẫn sử dụng, đến bao gói, vận chuyển, phương thức thanh toán, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành bảo dưỡng… Với các doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm như đồ điện tử, máy móc thiết bị, ô tô, xe máy… thì dịch vụ bảo hành bảo dưỡng là không thể thiếu, nếu công ty nào không có chế độ bảo hành uy tín, nhanh chóng thì khách hàng sẽ không mua hàng. Các dịch vụ đi kèm tốt, khiến khách hàng hài lòng góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Quan hệ công chúng Yếu tố con người đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, trong đó có các doanh nghiệp thương mại. Cụ thể là thái độ, cung cách phục vụ của những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bảo hành… Rất nhân viên bán hàng hiện nay không hiểu rõ về sản phẩm để tư vấn cho khách hàng hoặc thái độ phục vụ thờ ơ, thiếu chuyên nghiệp, khiến khách hàng “một đi không trở lại”. Con người Giá trị của một thương hiệu mạnh Sở hữu một thương hiệu mạnh đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, một số lợi ích chính là: Duy trì khách hàng trung thành Thu hút khách hàng mới Là nền tảng của việc mở rộng thương hiệu Thuận lợi trong việc mở rộng và tận dụng kênh phân phối Tạo lợi thế cạnh tranh Là niềm tự hào của nhân viên công ty 1.3.1 Duy trì khách hàng trung thành Thông thường thì việc tìm kiếm một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc duy trì được khách hàng cũ. Thương hiệu mạnh sẽ giúp duy trì khách hàng trung thành bởi chất lượng cảm nhận của nó. Chẳng hạn, với các sản phẩm của Toyota thì người ta thường liên tưởng đến chất lượng vượt bậc, đáng tin cậy với độ bền cao, khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Hay nói đến Sony thì người ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo với những tính năng vượt trội của sản phẩm. Vinamilk thì được người tiêu dùng đánh giá là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam”. Đối với một khách hàng trung thành và hài lòng với sản phẩm thì những lần mua hàng sau sẽ được quyết định một cách nhanh chóng và ít quan tâm đến sản phẩm của các hãng khác. Ngoài ra công ty còn được một lợi ích rất lớn đó là những khách hàng này sẽ giới thiệu và thuyết phục người thân và bạn bè sử dụng sản phẩm của công ty. Sự trung thành thương hiệu cũng sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm cách lôi kéo khách hàng vì chi phí mà họ bỏ ra sẽ rất lớn mà hiệu quả mang lại thì không cao. 1.3.2 Thu hút khách hàng mới Người mua thường lựa chọn thương hiệu mà mình đã biết bởi vì họ cảm thấy được an toàn và thoải mái hơn. Người ta thường nghĩ rằng một thương hiệu được nhiều người biết đến thì đáng tin cậy hơn, và chất lượng sẽ tốt hơn. Thông thường thì mọi người thường chọn lựa sản phẩm có thương hiệu biết đến thay vì chọn sản phẩm mà họ chưa bao giờ nghe đến. Sự nhận biết thương hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng mua sắm, khi mà mỗi khi mua hàng hóa thì người ta thường hoạch định thương hiệu từ trước. Trong trường hợp này thì những thương hiệu không được biết đến sẽ không có cơ hội được chọn lựa. Khi công ty sở hữu một thương hiệu mạnh, tức là đã khá quen thuộc với khách hàng thì việc thu hút thêm khách hàng bằng những chương trình quảng cáo, khuyến mại là rất khả thi, số khách hàng hưởng ứng sẽ đông hơn rất nhiều. Với cùng chất lượng, hàng có thương hiệu sẽ bán chạy và giá cao hơn hàng không có thương hiệu, bởi nó đem lại sự yên tâm về uy tín, chất lượng cũng như khiến người mua cảm thấy thỏa mãn vì mình là người “sành điệu”. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam: “Hiện nay, một số nhãn hiệu Việt Nam như: Vera, Sanciaro, Manhatta, Vee Sandy, Sanding, F house, An Phước, Thái Tuấn, Pharon, M10,…về chất lượng có thể tự hào là không thua kém với Louise Vuiton, Esprit, Scada, Mango, Bosinia, Gucci, Piere Cardin, …Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn thương hiệu ngoại thay vì thương hiệu nội”. 1.3.3 Là nền tảng của việc mở rộng thương hiệu Thương hiệu mạnh tạo nền tảng cho sự phát triển qua việc mở rộng thương hiệu, từ đó góp phần không nhỏ vào tài sản thương hiệu vốn có. Sony đã dựa trên thương hiệu Sony để mở rộng sang các dòng sản phẩm mới như máy tính xách tay Sony Vaio, điện thoại di động Sony Ericsson, máy chơi game Sony Play Station… Nhờ có thương hiệu nổi tiếng trước đó nên các dòng sản phẩm mới sẽ dễ được đón nhận, nhất là từ các khách hàng trung thành. Mỗi khi Apple tung ra một sản phẩm mới thì khách hàng trên thế giới đều nồng nhiệt đón nhận. Lượng máy iPhone 4S được đặt hàng trước trong ngày đầu tiên nhận đặt hàng lên tới 1 triệu máy, vượt xa kỷ lục trước đó 1 năm của iPhone 4 là 600 ngàn máy. Thương hiệu mạnh với thị phần lớn, mức độ hiện diện lớn sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, giúp giảm chi phí tiếp thị trên mỗi sản phẩm. Mặt khác, thương hiệu mạnh dễ dàng được hưởng các ưu đãi từ các kênh truyền thông đại chúng. Thuận lợi trong việc mở rộng và tận dụng kênh phân phối Thương hiệu mạnh với sức bán cao, mang lại nhiều lợi nhuận nhiều, ít bị tồn hàng sẽ giúp công ty thu hút được nhiều nhà phân phối muốn hợp tác. Việc mở rộng hệ thống phân phối cũng sẽ dễ dàng được hưởng ứng bởi thương hiệu mạnh cũng giúp tạo uy tín cho nhà phân phối. 1.3.5 Tạo lợi thế cạnh tranh Như đã nói ở phần Duy trì khách hàng trung thành, với vị trí vững chắc về chất lượng cảm nhận, thương hiệu đã có được lợi thế cạnh tranh rất lớn mà đối thủ cạnh tranh khó có thể vượt qua được, đồng thời hạn chế được sự thâm nhập của các đối thủ mới. Thương hiệu mạnh cũng giúp công ty có được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá cả, thanh toán, vận tải... 1.3.6 Là niềm tự hào của nhân viên công ty Thương hiệu mạnh giúp nhân viên tự tin vào công ty, tự hào được tham gia tạo nên những sản phẩm đáng giá, giúp khẳng định được uy tín cá nhân, nhờ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Một thương hiệu mạnh đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp sở hữu nó. Vậy cụ thể doanh nghiệp cần làm những gì để phát triển thương hiệu của mình, củng cố và đưa nó ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng? Chúng ta sẽ xem xét ở phần kế tiếp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VINAMILK 2.1 Khái quát về Vinamilk Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Thành lập: Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa tư nhân ở miền Nam Việt Nam. Trụ sở chính: Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: 3.531 tỷ đồng. Công ty chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006. Khối lượng cổ phiếu niêm yết: 353.072.120 cổ phiếu Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 353.006.100 cổ phiếu Cổ phiếu quỹ: 66.020 cổ phiếu Mệnh giá 1 cổ phiếu: 10.000 đồng. Năm 2010, cổ tức một cổ phiếu là 4.000 đồng, tăng 33,3% so với năm 2009. Tổng tài sản: 10.773 tỉ đồng. Cơ cấu tổ chức: gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số cán bộ công nhân viên là 4.500 người. Sơ đồ tổ chức: Nguồn: Website Vinamilk Hoạt động chủ yếu của Công ty và các công ty con bao gồm: Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu; Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho, bến bãi, kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô và bốc xếp hàng hóa; Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay, phin, hòa tan; Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa; Phòng khám đa khoa; Chăn nuôi và trồng trọt; Các hoạt động hỗ trợ trồng trọt như: cung cấp cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch cây trồng, làm đất, tưới tiêu; Chăn nuôi: cung cấp giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi; Dịch vụ sau thu hoạch; Xử lý hạt giống để nhân giống. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và cafe cho thị trường. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Phần lớn sản phẩm của Công ty tung ra thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Singapore xếp vào top 10 thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích nhất Việt Nam năm 2010. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2010. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam và cũng xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Philippines, khu vực Trung Đông, Mỹ, Úc…. Năm 2010 Vinamilk chiếm khoảng 38-40% thị phần nội địa. 2.2 Thực trạng kinh doanh và thương hiệu Vinamilk 2.2.1 Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2010 Dưới đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2006 - 2010 của Vinamilk: Bảng 2.1 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2010 Nguồn: Báo cáo thường niên Vinamilk 2010 Qua bảng báo cáo trên ta thấy giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của công ty với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân qua 5 năm là 26%. So với năm trước, năm 2007 doanh thu tăng 386 tỉ đồng (tức 6,1%), lợi nhuận sau thuế tăng 303 tỉ đồng (tức 45,9%); năm 2008 doanh thu tăng 1.706 tỉ đồng (tức 25,6%), lợi nhuận sau thuế tăng 286 tỉ đồng (tức 29,7%); năm 2009 doanh thu tăng 2.439 tỉ đồng (tức 29,1%), lợi nhuận sau thuế tăng 1.127 tỉ đồng (tức 90,2%); năm 2010 doanh thu tăng 5.261
Tài liệu liên quan