Đề án Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lầ thứ VI - 1986 đã đưa ra phương hướng đổi mới căn bản nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế KT hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Điều đó buộc hệ thống tài chính tiền tệ phải có những cải tổ toàn diện để thể hiện được sứ mạng là huyết mạch, là trung tâm tiền tệ tín dụng thanh toán nền KT hàng hoá cho phù hợp với cơ chế mới. Với các chính sách cải cách mới, các pháp lệnh mới về ngân hàng thương mại ( NHTM) hoạt động ngày càng mở rộng về quy mô chất lượng và hiệu quả được nâng cao đáng kể. Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc huy động vốn và cho vay đàu tư phát triển song hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM hiện nay còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề tổ chức cũng như trong quản lý cần được khắc phục. Vì vai trò to lớn của NHTM đối với sự phát triển của nền KT đòi hỏi hệ thống hoạt động của NHTM phải đựoc hoàn thiện đặc biệt là hoạt động tín dụng cho vay. Xuất phát từ thực tế trên và thông qua việc học tập nghiên cứu cừng với sự giúp đỡ của thầy giáo Mai Thanh Quế, em đã chọn đề tài : " Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay". Đây là một đề tài khá lớn và khó nên trong quá trình nghiên cứu và học tập không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô bộ môn giúp em tiến bộ hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn của thầy giáo bộ môn.

doc21 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN MÔN HỌC LÝ THUYẾT TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG LỜI MỞ ĐẦU Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lầ thứ VI - 1986 đã đưa ra phương hướng đổi mới căn bản nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế KT hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Điều đó buộc hệ thống tài chính tiền tệ phải có những cải tổ toàn diện để thể hiện được sứ mạng là huyết mạch, là trung tâm tiền tệ tín dụng thanh toán nền KT hàng hoá cho phù hợp với cơ chế mới. Với các chính sách cải cách mới, các pháp lệnh mới về ngân hàng thương mại ( NHTM) hoạt động ngày càng mở rộng về quy mô chất lượng và hiệu quả được nâng cao đáng kể. Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc huy động vốn và cho vay đàu tư phát triển song hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM hiện nay còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề tổ chức cũng như trong quản lý cần được khắc phục. Vì vai trò to lớn của NHTM đối với sự phát triển của nền KT đòi hỏi hệ thống hoạt động của NHTM phải đựoc hoàn thiện đặc biệt là hoạt động tín dụng cho vay. Xuất phát từ thực tế trên và thông qua việc học tập nghiên cứu cừng với sự giúp đỡ của thầy giáo Mai Thanh Quế, em đã chọn đề tài : " Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay". Đây là một đề tài khá lớn và khó nên trong quá trình nghiên cứu và học tập không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô bộ môn giúp em tiến bộ hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn của thầy giáo bộ môn. PHẦN NỘI DUNG I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1. Bản chất tín dụng ngân hàng Giống như mọi quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ vay mượn có sự hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một khoảng thời gian nhất định. Là mối quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời quyền sử dụng vốn. Là quan hệ hai bên cùng có lợi. Tín dụng ngân hàng không bó hẹp với các nhà sản xuất kinh doanh mà phát triển rộng ra đối với nhiều chủ khác. Tuy nhiên mối quan hệ này không phải là sự dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa vốn sang nơi tạm thời thiếu vốn mà nó phải thông qua một cơ quan trung gian là một ngân hàng. Như vậy ngân hàng kà một tổ chức trung gian làm nhiẹm vụ huy động vốn tạm thời dư thừa để phân phối cho những nơi tạm thời thiếu vốn sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Ngày nay, tín dụng đã phát triển ở mức độ cao bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế của một nước và cả nền kinh tế thế giới. Tín dụng là một yếu tố không thể tách rời đối với sản xuất hàng hoá và nó phát triển gắn liền với tính chất và trình độ của nền sản xuất hàng hoá. 2. Vai trò tín dụng kinh tế - xã hội. Xuất phát từ bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng huy động và cho vay vốn tiền tệ dựa trên nguyên tắc hoàn trả và có lãi mà tín dụng ngân hàng bao gồm nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay vốn. Với chức năng phân phối lại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong phạm vi toàn xã hội, tín dụng được sử dụng như là kênh chuyển tải tác động của nhà nước đối với các mục tuêu vĩ mô và là công cụ có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu chính sách trong từng thời kỳ. 3. Các nguyên tắc hoạt động tín dụng của ngân hàng. 3.1 Nguyên tắc cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguyên tắc quan trọng của hoạt động tín dụng Ngân hàng. Nếu thiếu nguyên tắc này tính chất tín dụng sẽ bị phá vỡ hoặc không đảm bảo hoạt động. 3.2 Nguyên tắc cho vay có giá trị tương đương làm bảo đảm. Người đi vay cần có các giá trị tương đương làm đảm bảo có thể là vật tư, tài sản cố định, số dư trên tài khoản tiền gửi , thậm chí có thể là uy tín của họ. Đây chính là cơ sở để đảm bảo khả năng thanh toán nợ, là cơ sở hạn chế những rủi ro trong tín dụng ngân hàng, là điều kiện thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong các trường hợp khác nhau. Thực chất đây là nguyên tắc cho vay có thế chấp. 3.3 Nguyên tắc cho vay theo kế hoạch đã thoả thuận từ trước hay theo hợp đồng đã ký kết. Quan hệ tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Nó có liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng vốn nhưng lại mang tính thoả thuận rất lớn. Do đó nó cần pháp luật bảo vệ. Hợp đồng tín dụng phản ánh nhu cầu tín dụng của người thiếu vốn tạm thời, là cơ sở điều kiện cho quan hệ tín dụng hoạt động tốt. 4. Các hình thức tín dụng 4.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng có 3 loại chủ yếu sau: Tín dụng ngắn hạn với thời hạn dưới 1 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ xung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ xung nhu cầu vốn lưu động hoặc đáp ứng nhu cầu cá nhân. - Tín dụng trung hạn có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 3 năm. - Tín dụng dài hạn từ 3 năm đến vài chục năm thường được sử dụng để phát triển quá trình tái sản xuất theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu và kết quả là tăng mức sản xuất và của cải xã hội. 4.2 Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng 4.2.1 Tín dụng thương mại Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, trong đó người cho vay là người bán chịu hàng vì đã chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hoá bán chịu cho người mua. Ngược lại, thay vì việc phải trả tiền ngay, người mua được sử dụng số tiền đó một thời gian nhất định phụ thuộc vào thời gian bán chịu. 4.2.2 Tín dụng nhà nước. Là quan hệ tín dụng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể kinh tế khác trong xã hội. 4.2.3 Tín dụng doanh nghiệp Là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp và công chúng. Quan hệ vay mượn nàu được thể hiện dưới hai hình thức hoàn toàn khác nhau - Quan hệ tín dụng tiêu dùng - Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và công chúng với tư cách là người tiết kiệm. 4.2.4 Tín dụng ngân hàng Là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội. Trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn. II. HỆ THỐNG VÀ NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm NHTM NHTM là loại hình ngan hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu. Khái niệm về ngân hàng đang thay đổi vì sự pha trộn các hoạt động truyền thống của ngân hàng với các loại hình trung gian tài chính khác. 1.2 Hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam Xét về mặt sở hữu: Ngân hàng thương mại có thể tồn tại ở nhiều dạng sở hữu khác nhau. Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại tư nhân. Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện có Ngân hàng thương mại quốc doanh ( NHTMQD) và ngân hàng thương mại cổ phần ( NHTMCP), chi nhành ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh ( CNNHNN& NHLD). Trong các loại hình ngân hàng thương mại này, trong những năm vừa qua thông qua thị phần dịch vụ ngân hàng nói chung và thị phần tín dụng nói riêng cho thấy loại hình NHTMQD vẫn nắm chi phối chủ đạo, chi phối và khống chế thị trường ( chiếm trên 70 %) tiếp đó là đến loại hình chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh ( chiếm gần 15 % ). Hiện nay có 6 NHTMQD sở hữu 100% vốn của nhà nước, song thực chất chỉ có 4 ngân hàng kinh doanh thương mại ( ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ) còn hai ngân hàng hoạt động như ngân hàng chính sách ( ngân hàng người nghèo, ngân hàng đồng bằng sông Cửu Long). Mặc dù vậy, các NHTMQD vẫn nắm vai trò chủ đạo vì đây đều là những ngân hàng có vốn lớn, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc ( như ngân hàng Nông nghiệp có chi nhánh cấp 4 tới tận phường xã ) , khách hàng hầu như là đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam và các tổng công ty lớn từ các thành phố lớn đến cả những vùng nông thôn miền núi. Bên cạnh các NHTMQD, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cũng chiếm thị phần khoảng 15 % của toàn bộ hệ thống. Mặc dù chỉ là 15 5 song nếu so với mạng lưới hoạt động và nộidung được phép hoạt động của ngân hàng này cũng rất mạnh, có nhiều tiềm năng. Bởi lẽ các CNNHNN có mạng lưới rất mỏng, chưa quen với thị trường khách hàng Việt Nam, còn bị nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh ( đặc biệt là hoạt động bằng ĐVN). Các CNNHNN& NHLD Mặc dù cũng có mạng lưới như vậy song tổng vốn điều lệ cũng ngang ngửa các NHTMQD ( khoảng trên 7000 tỷ ĐVN). Bên cạnh đó các chi nhánh này hơn hẳn các ngân hàng Việt Nam về trình độ kinh doanh và công nghệ ngân hàng. 1.3 Đăc trưng NHTM Ngân hàng thương mại hoạt động thuần tuý mang tính kinh doanh . Ngoài chức năng trung gian tín dụng như các trung gian tài chính khác , ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng riêng có bao gồm: 1.3.1 Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của công chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của họ.Thông qua chức năng nàu Ngân hàng thương mại có thể thực hiện được chức năng tiếp theo. 1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng làm chuéc năng thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản thu khác theo lệnh của họ. Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế. Trước hết, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn. Thứ hai, việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng làm tăng uy tín cho ngân hàng va do đó tạo điều kiện để thu hút hàng ngàn vốn tiền gửi. Chu chuyển tiền hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và do vậy chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của ngân hàng thương mại mới được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ của xã hội. 1.3.3 Chức năng làm trung gian tín dụng Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là " cầu nối" giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của nó rối đem cho vay đối với nền kinh tế, mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Với chức năng này ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay , vừa đóng vảitò là người cho vay.Như vậy, khả năng tạo tiền gửi thanh toán là sự kết hợp giữa chức năng trung gian thanh toán và chức năng trung gian tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. 2. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại là một bản báo cáo tài chính tổng hợp, được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng thương mại tại một thời điểm nhất định gồm hai phần : tài sản nợ và tài sản có. Tài sản nợ phản ánh nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, bao gồm các khoản mà ngân hàng nợ thị trường và vốn của ngân hàng. Tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng thương mại hay những khoản mà thị trường nợ ngân hàng thương mại. Đó là những khoản mà ngân hàng cho thị trường vay hayđầu tư vào thị trường. Tổng tài sản có = Tổng tài sản nợ + vốn 2.1 Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ Tài sản nợ của ngân hàng thương mại tập trung vào 3 nhóm phổ biến ( các nguồn vốn của ngân hàng thương mại) 2.1.1 Vốn tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi ma khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Tiền gửi có thể phát hành sec là một nguồn vốn quan trọng và rẻ nhất của ngân hàng thương mại. Hiện nay ở Việt Nam, tài khoản sec được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán gồm tài khoản thanh toán dùng cho các doanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho cá nhân. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định ( 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm...) Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi và ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hoá việc sử dụng nguồn vốn này vì tính có thời hạn của nguồn vốn. Tiền gửi tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hướng lãi. 2.1.2 Vốn đi vay Các ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng Trung Ương, vay các ngân hàng hoặc trung gian tài chính khác và vay từ công chúng. Phát hành các chứng từ có giá: Ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm mục đích đã định. Việc huy động vốn dưới hình thức này được áp dụng theo hai phương thức là phát hành theo mệnh giá và phát hành dưới hình thức chiết khấu. Vay của ngân hàng Trung Ương: Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được Ngân hàng Trung Ương cho phép thành lập hoạt động đều được hưởng quyền vay tiền tại ngân hàng Trung Ương trong trường hợp cần bổ sung nhu cầu vốn khả dụng. Ngân hàng Trung Ương cấp tín dụng cho cá ngân hàng thương mại. Chủ yếu dưới hai hình thức tái cấp vốn mà chủ yếu dưới hình thức tái chiết khấy các chứng từ có giá và cho vay thế chấp hay ứng trước. Vay các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Mục đích quan trọng của loại vay này là nhằm bảo đảm nhu cầu với khả dụng trong thời gian ngắn. Các nguồn vốn vay khác cũng như việc vay vốn nước ngoài. Vốn vay đã trở thành một nguồn vốn quan trọng của các ngân hàng khi nó làm cho các ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh . 2.1.3 Vốn của ngân hàng Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ ( hay vốn pháp định) là vốn mà ngân hàng thương mại phải có để đi vào hoạt động được ghi trong văn bản pháp quy và các dự trữ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm bổ sung vào vốn tự có. Vốn coi như tự có gồm phần lợi nhuận được chia, các quỹ khác chưa sử dụng có thể xem là phần vốn tự coi như tự có của ngân hàng thương mại, vì đó là những khoản tiền mà ngân hàng phải sử dụng vào mục đích nhất định nhưng chưa sử dụng. Việc kết hợp nguồn tiền gửi và nguồn đi vay cũng như các nguồn vốn khác tạo cho ngân hàng có được nguồn vốn chủ động, linh hoạt đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong điều kiện xu hướng cạnh tranh ngày càng tăng trong hệ thống các trung gian tài chính. 2.2 Nghiệp vụ tài sản có Nghiệp vụ tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Xuất phát từ đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng, cơ cấu sử dụng vốn phải đảm bảo an toàn và sinh lời. 2.2.1 Nghiệp vụ ngân quỹ Tiền mặt tại quỹ gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng. Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng nhu cầu rút tiền mặt của ngân hàng và còn mang tính chất thời vj. Tiền gửi ở ngân hàng khác, nhiều ngân hàng nhỏ gửi tiền trong những ngân hàng lớn để đổi lấy nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán giữa các ngân hàng, giao dịch ngoại tệ, giúp mua chứng khoán. Các ngân hàng cũng có thể mở tài khoản ở ngân hàng khác để thực hiện các nhiệm vụ thanh toán. Tiền gửi ở ngân hàng Trung Ương gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng Trung Ương và tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Trung Ương. Các bộ phận trên hình thành nên phần dự trữ của ngân hàng thương mại. Mặc dù dự trữ của ngân hàng không tạo nên lợi nhuận nhưng nó đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng. Vì thế mà nó hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao uy tín cho ngân hnàg, tạo nền tảng cho khả năng sinh lời của ngân hàng. 2.2.2 Nghiệp vụ cho vay Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng và chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức chiết: chiết khấu thương phiếu, cho vay ứng trước, cho vay vượt chi, tín dụng uỷ thác hay bao thanh toán, cho vay thuê mua, tín dụng bằng chữ ký, tín dụng tiêu dùng. 2.2.3 Nghiệp vụ đầu tư Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại và các dịch vụ ngân hàng 2.2.4 Những tài sản có khác và các dịch vụ ngân hàng Đó là những vốn hiện vật như máy tính, trang thiết bị khác do ngân hàng sở hữu Đó là dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối và vàng, thực hiện nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Cơ chế hoạt động tín dụng hiện nay của các ngân hàng thương mại Quá trình đổi mới hoạ động ngân hàng đã trải qua hơn 10 năm ( 1987 đến nay) nhìn nhận một cách tổng quát thì sự sôi động cũng như thăng trầm nhất phải là hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo đó cơ chế tín dụng ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, hoàn thiện, bổ sung đáp ứng theo yêu cầu thực tiễn vận động của nền kinh tế đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong thực tê kiểm tra, chất lượng tín dụng của các ngân hàng thì vẫn là khâu yếu nhất, trong đó nguyên nhân của sự yếu kém có rất nhiều nhưng không thể không nói đến một nguyên nhân khách quan là cơ chế chính sách chưa theo kịp với sự vận động của thực tế. Vì vậy việc thay thế các cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay đã ban hành trong thời gian qua là tất yếu khách quan đặc biệt là khi một số luật mới về Ngân hàng vừa được Quốc hội thông qua càng tháy rõ hơn những yêu cầu của công việc đổi mới cơ chế tín dụng nhằm đi đến hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn. Nhìn lại hoạt động Ngân hàng trong những năm qua có thể chia thành hai giai đoạn cơ bản sau: 1.1. Giai đoạn từ năm 1987 - 10/1990 trước khi pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực. Giai đoạn này tín dụng được mở ra ào ạt, cơ chế cho vay lúc bấy giờ cũng dễ dãi nhất, không cần tài sản thế chấp chỉ cần đơn xin vay và nội dung kinh tế khoản vay là có thể nhận được vốn vay, và cuối cùng thì hậu quả của nó cũng xảy ra. Năm 1988 - đầu năm 1990 hàng loạt các hợp tác tín dụng Ngân hàng bị đổ vỡ, hoạt động tín dụng lại phải được chấn chỉnh bằng đợt tổng thanh tra, kiểm tra, xử lý những tồn tại của giai đoạn này để tiếp tục phát triển. 1.2 Giai đoạn từ 10/1999 đến nay. Giai đoạn này thực hiện hai pháp lệnh Ngân hàng, các cơ chế chính sách cho hoạt động ngân hàng nói riêng đã được hình thành khá đồng bộ ở khung pháp lý. Xét về cơ chế tín dụng cũng là thời kỳ thường xuyên được cập nhật, bổ sung chỉnh sửa nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn cho sự phát triển của thị trường tiền tệ cũng chính là đáp ứng nhu cầu vốn cao cho tăng trưởng kinh tế. 1.2.1 Xét về công tác huy động vốn Ngân hàng thương mại đã xác định khung pháp lý khá quan trọng như cơ chế huy động vốn bằng kỳ phiếu, trái phiếu của NHTM. Các quy định, cơ chế này làm cho hình thức vốn vào Ngân hàng ngày càng phong phú , đa dạng , tốc độ tăng bình quân trong 7 năm gần đâyvào khoảng 30% năm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn trong nền kinh tế . Bởi vốn tự có của mỗi ngân hàng là thấp, chỉ chiếm không quá 5% tổng số vốn hoạt động của một NHTM nhưng lại đầu tư tới 50% số đó vào trụ sở, ô tô và các phương tiện làm việc khác. Như vậy hầu hết nguồn vốn hoạt động phải huy động trong xã hội và các nguồn khác nhau. Cụ thể như Ngân hang Nôang nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, vốn điều lệ được cấp là 2.200 tỷ đồng chỉ chiếm 3% trong tổng số vốn hoạt động 66.000 tỷ đồng. Hiện nay việc các NHTM huy động vốn trên thị trường từ hai đối tượng : các tổ chức kinh tế và dân cư. Các tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp ở nước ta, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, số vốn tự có rất thấp, chủ yếu là phải đi vay Ngân hàng, nếu có gửi thì đều là gửi không kỳ hạn số dư tài khoản cho thanh toán, nên họ có thể rút ra bất cứ lúc nào. Việc huy động vốn các NHTM phải tập trung vào đối tượng dân cư với các hình thức, tiền gửi tiết kiệm phát hành kỳ phiếu và trái phiếu, mở tài khoản cá nhân. Và đối tượng dân cư trong xã hội mà NHTM nhằm vào huy động vốn. Đó là những người có tiền nhàn rỗi, những người có thu nhập khá. Nhưng giờ đây các thể chế của nền kinh tế thị trường ở nước ta đang hình thành và phát triển môi trường cạnh tranh tăng lên, dễ dàng lựa chọn các cơ hội đầu tư đang mở rộng thì những người có tiền kh
Tài liệu liên quan