Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua - Thực trạng và giải pháp

Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu (khi ngoại thương phát triển). Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái, nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng ấy. Trong thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại hoá nông nghiệp, nhờ vậy kinh tế nông thôn và đời sống của người dân nông thôn cũng có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự tiến triển nhanh chóng của những xu thế lớn trên thế giới, như cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức, nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã có những sự thay đổi. Ở Việt Nam chúng ta, một đất nước còn nặng về nông nghiệp, những thành tựu của 20 năm đổi mới vừa qua, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đã góp phần làm thay đổi nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nghị quyết 5 của Trung ương khoá IX đã đặt giải pháp về công tác quy hoạch ở vị trí đầu tiên trong hệ thống giải pháp nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 2001- 2010. Nghị quyết khẳng định: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường; Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung(cây con, sản phẩm, ngành nghề ); quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽ với an ninh - quốc phòng, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc".

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu (khi ngoại thương phát triển). Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái,… nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng ấy. Trong thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại hoá nông nghiệp, nhờ vậy kinh tế nông thôn và đời sống của người dân nông thôn cũng có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự tiến triển nhanh chóng của những xu thế lớn trên thế giới, như cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức,… nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã có những sự thay đổi. Ở Việt Nam chúng ta, một đất nước còn nặng về nông nghiệp, những thành tựu của 20 năm đổi mới vừa qua, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,… đã góp phần làm thay đổi nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nghị quyết 5 của Trung ương khoá IX đã đặt giải pháp về công tác quy hoạch ở vị trí đầu tiên trong hệ thống giải pháp nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 2001- 2010. Nghị quyết khẳng định: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường;… Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung(cây con, sản phẩm, ngành nghề…); quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽ với an ninh - quốc phòng, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc". Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông lâm nghiệp còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm sút. Mặt khác, so với hoạt động FDI trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Do vậy, em xin được chọn đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. Thực trạng và giải pháp làm đề án môn học cho mình. Ngoài lời mở đầu & kết luận nội dung bài đề án môn học gồm 3 phần: Chương I: Những vấn đề lý luận chung Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian chuẩn bị không nhiều nên bài đề án môn học không tránh khỏi thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để em có thể học hỏi, rút kinh nghiệm, cũng như trau dồi kiến thức cho bản thân. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Thị Hoài Hương đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện đề án môn học của mình trong thời gian qua. CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. Lý luận chung về hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo quỹ tiền tệ quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện nhằm thu lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp. Về thực chất, khái niệm này đã khẳng định tính lâu dài trong hoạt động đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thế kinh tế tại một nước (nhà đầu tư ) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài bao gồm sự tồn tại của một mối quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư cũng như nhà đầu tư giành được ảnh hưởng quan trọng và có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp bao hàm sự giao dịch ngay từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp sau giữa hai thực thể và các doanh nghiệp liên kết một cách chặt chẽ. Như vậy, động cơ chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài là phần vốn được sử dụng ở nước ngoài gắn liền với việc tạo ra ảnh hưởng trực tiếp hoặc phục vụ việc kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận phần vốn đó. Luật đầu tư 2005 mà Quốc hội khóa XI của Việt Nam đã thông qua khái niệm về “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. FDI là một hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế( được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài( được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài). 2. Phân loại 2.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn 2.1.1. Vốn hỗn hợp ( vốn trong nước và nước ngoài ) 2.1.1.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa dạng, thường được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp gia công và dịch vụ. Các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp nhân riêng, thời hạn hợp đồng thường ngắn. Do vậy loại hình này thích hợp với các nhà đầu tư nước ngoài có ít tiềm lực về vốn. 2.1.1.2. Doanh nghiệp liên doanh (công ty liên doanh) Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai bên hoặc các bên nước ngoài cùng hợp tác với nước chủ nhà trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước chủ nhà ưa chuộng vì hầu hết các doanh nghiệp liên doanh khi đầu tư, kinh doanh ở nước chủ nhà, họ thường phải mang theo các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại. Tuy nhiên loại hình đầu tư này thường được nước chủ nhà áp dụng chủ yếu đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng để đạt được kết quả mong muốn thì việc áp dụng hình thức này đòi hỏi nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp phải có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nước ngoài. 2.1.1.3. Doanh nghiệp cổ phần FDI ( hay công ty cổ phần) Là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài và trong nước (cổ đông có thể là các cá nhân hoặc tổ chức) nhưng cổ đông nắm quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thức doanh nghiệp hiện đại. Tuy đều là doanh nghiệp có vốn hỗn hợp song doanh nghiệp cổ phần FDI có cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động rất khác so với doanh nghiệp liên doanh. 2.1.2. Doanh nghiệp 100% vốn FDI Là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng bởi ngoài việc phải tuân thủ những quy định có tính pháp luật của nước chủ nhà thì bên phía nước ngoài toàn quyền trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp của mình, không mất nhiều thời gian tìm tiếng nói chung với những người cùng tham gia điều hành như hình thức liên doanh. Một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là : - Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao ( building – operate - transfer) BOT. - Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ( building – transfer – operate) BTO. - Hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( building – transfer) BT. 2.2. Phân loại theo mục tiêu FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư mà có thể chia ra làm đầu tư theo chiều rộng ( chiều ngang – HI) và đầu tư theo chiều sâu ( chiều dọc – VI). 2.2.1. Đầu tư theo chiều rộng ( HI) Là hình thức chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó (công nghệ, kỹ năng quản lý...) và chuyển việc sản xuất sản phẩm này ra nước ngoài. 2.2.2. Đầu tư theo chiều sâu ( VI ) Là hình thức mà chủ đầu tư chú ý đến việc khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào và lao động rẻ ở nước ngoài để sản xuất các sản phẩm có thể nhập lại về nước mình hay xuất khẩu sang nước khác. 2.3. Phân loại theo phương thức thực hiện FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới ( greenfield ) hoặc sáp nhập và mua lại ( M&A – Merger and Acquisition ). 2.3.1. Đầu tư mới Là việc chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, đây là hướng đi truyền thống và thường được chủ đầu tư của các nước phát triển áp dụng ở nước đang phát triển. 2.3.2. Sáp nhập hoặc mua lại Sáp nhập hoặc mua lại các công ty của nước khác thường được tiến hành giữa các nước phát triển, các NICs và rất phổ biến trong những năm gần đây. Các nước đang phát triển chủ yếu lựa chọn phương thức đầu tư mới do ở các nước này năng lực sản xuất còn thiếu và yếu. Đầu tư mới sẽ giúp hình thành nên hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới mà nhà nước nhận đầu tư chưa từng có. 3. Vai trò của đầu tư nước ngoài 3.1. Vai trò đối với nước đi đầu tư Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của Lênin thì FDI là yếu tố sống còn của CNTB, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhằm : - Mục đích kinh tế : tìm kiếm lợi nhuận. Kéo dài chu trình sống của công nghệ đã cũ, khi trong nước không còn điều kiện phát triển thì họ có thể mang đi đầu tư ở những nước có trình độ công nghệ thấp hơn kéo dài chu trình sống cho sản phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm được lợi nhuận. Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới. - Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục đích rất rõ rệt là hợp tác và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển, hạn chế bớt sự cạnh tranh không cần thiết. 3.2. Vai trò đối với nước chủ nhà 3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia. Dạng đơn giản nhất của mô hình Harrod – Domar. Ý nghĩa của mô hình này là để đạt được mức tăng trưởng mong muốn, cần có một tỷ lệ đầu tư trên GDP xác định. Nếu thiếu đầu tư thì không thể đạt được tốc độ tăng trưởng dự định. Đầu tư có thể được tích tụ bằng cách tiết kiệm trong nước, song cũng có thể thu nhận từ nước ngoài. 3.2.2. Tạo cơ hội mở rộng thị trường Các chính sách giảm thuế xuất nhập khẩu, bãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái tự do đã làm cho hoạt động thương mại ở các nước tham gia vào toàn cầu hoá có điều kiện tăng số lượng và các chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Điều này khiến cho mỗi nước phải khai thác tối đa lợi thế so sánh của nước mình để tận dụng cơ hội cho xuất khẩu, đồng thời tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các nước khác. Trong quá trình hội nhập, điều dễ nhận thấy nhất là thị trường vốn liên kết chặt chẽ với nhau hơn, nhiều nước đang phát triển hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn với thị trường tài chính toàn cầu. Việc các nước đang phát triển loại bỏ được kiểm soát dòng vốn qua biên giới, đặc biệt là các dòng vốn chảy vào và dỡ bỏ dần những hạn chế trong thanh toán và giao dịch thông qua tài khoản đã đẩy nhanh hơn tốc độ liên kết kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng có nghĩa là các nước có cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, có điều kiện thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng phát triển châu Á , có điều kiện tiếp nhận công nghệ tiên tiến thông qua các dự án đầu tư. Thông qua FDI, các công ty trong nước có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, tăng quy mô sản xuất cũng như khả năng tiếp cận đến mạng lưới tiếp thị quốc tế. Tuy nhiên, mức độ khai thác các tiềm năng này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là một động lực mạnh mẽ cho phát triển và tăng trưởng ở các nước đang phát triển, nhưng nó cũng có thể gây rối loạn cho quá trình phát triển nếu không được quản lý cẩn trọng. Các nguy cơ tiềm ẩn đối với đầu tư nước ngoài có thể là yêu cầu bảo vệ thị trường nội địa (qua đó làm méo mó thị trường); mất khả năng kiểm soát đối với các ngành thuộc sở hữu nước ngoài; chịu ảnh hưởng lớn hơn trước những cú sốc từ bên ngoài. 3.2.3. Góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ Thông qua các doanh nghiệp có vốn FDI, những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực như viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, sẽ được du nhập vào đất nước, tạo sự phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn. Các doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn sẽ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. 3.2.4. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngày nay sự giàu có và khả năng cạnh tranh của một quốc gia không còn đơn thuần phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nhân lực. Do vậy, một trong những cách tốt nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế bởi ở đó người lao động có điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề và kỹ năng sản xuất. Hơn nữa môi trường cạnh tranh để tìm kiếm việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, người lao động buộc phải tìm tòi, học hỏi và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật... để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước. Một trong những biện pháp có thể nói là hữu hiệu nhất đối với các quốc gia trong việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc tăng cường thu hút nguồn vốn FDI. Đối với các quốc gia đang phát triển, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ lại không cao nên thời kỳ đầu thực hiện CNH, những nước này thường đưa ra những chính sách khuyến khích FDI vào các lĩnh vực, ngành nghề sử dụng nhiều lao động như: công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để tận dụng lao động địa phương. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư khu vực châu Á cũng có xu hướng đầu tư vào những ngành này để khai thác lợi thế so sánh với mục đích tìm kiếm thị trường mới với giá lao động rẻ, lợi nhuận cao. 3.2.5. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện nay nhìn chung ở các nước đang phát triển, những lĩnh vực dịch vụ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài gồm có du lịch, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại và viễn thông. Điều này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với quá trình thực hiện CNH, HĐH của các nước, nghĩa là tỷ trọng lao động và GDP của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên và khu vực nông nghiệp giảm xuống. 3.2.6. Học tập kinh nghiệm quản lý hiện đại Kinh nghiệm quản lý hiện đại được tích luỹ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ vì các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà họ phải học hỏi để nắm vững kỹ năng vận hành, sửa chữa, thực hiện tốt các khâu để đạt hiệu quả cao hoặc thông qua triển khai dự án. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển giao máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu mà còn chuyển giao cả những tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường... Điều này bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý. II. Lý luận chung về FDI vào lĩnh vực nông nghiệp 1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú. Nông dân sống ở khu vực nông nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu. Đại bộ phận, xét một cách tổng thể, các nước đang phát triển và kém phát triển có trên 80% dân số và 70% lao động xã hội tập trung ở nông thôn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ lao động thấp. Người nông ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa là những người tiêu thụ sản phẩm của chính công ty họ làm ra. Bởi vì, tính phối hợp liên ngành (cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn ở mức độ thấp, đóng góp từ khu vực nông nghiệp vào thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định. Bên cạnh đó, nông nghiệp Việt Nam còn có đặc điểm nổi bật khác do những điều kiện tự nhiên và lịch sử đặc biệt. Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, đất nước trải dài theo hướng Bắc – Nam, phần lớn địa hình là đồi núi, ba mặt tiếp giáp với biển…chính vì vậy có thảm thực vật phong phú, đa dạng, có tiềm năng sinh khối lớn, nhiều loại vật có giá trị kinh tế cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và có thể đi vào chuyên canh nhiều loại cây con. Hiện nay, nông nghiệp nước ta sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước nhưng phân tán, việc áp dụng các kỹ thuật cơ giới hóa, hiện đại hóa vào sản xuất nông nghiệp thiếu kinh nghiệm và còn nhiều bất cập. - Nước ta đất chật, dân số không ngừng tăng lên khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hạn chế. - Việc chuyển nền nông nghiệp nước ra sang sản xuất hàng hóa gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, trình độ lao động, khả năng quản lý… Đây là những đặc điểm nổi bật cần phải khắc phục nhanh chóng tạo tiền đề cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước ta theo hướng bền vững. 2. Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn. Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu đổi lấy lương thực, còn hầu hết ở các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, sự dị chuyển dân số ở nông thôn lên thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp hóa đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công nghiệp hóa, hình thành và phát triển thị trường trong nước, giải quyết việc làm ở nông thôn trong thời gian đầu, hạn chế áp lực làm chậm quá trình công nghiệp hóa… 3. Tính khách quan đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam Đất nước ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp – nông thôn (điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người…) Xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp đi lên, phần lớn dân số sống ở nông thôn và sinh sống bằng nghề nông nghiệp (80% dân số sống bằng nghề nông). Đầu tư trong nông nghiệp hiện nay còn thấp, chưa tương xứng với ti
Tài liệu liên quan