Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển đã kéo theo các phương thức thanh toán phát triển, phương thức này là sự kế thừa và phát triển của phương thức trước đó. Khắc phục những nhược điểm của phương thức thanh toán bằng tiền mặt (TTBTM), thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là phương thức thanh toán mới ưu việt hơn, đáp ứng một cách tốt hơn cho yêu cầu của sự phát triển kinh tế.
Hiện nay ở rất nhiều nước trên thế giới việc TTKDTM đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân, trong khi đó ở Việt Nam khối lượng TTKDTM còn chiếm tỷ lệ rất hạn chế. TTKDTM chưa được người dân chấp nhận rộng rãi, thậm chí nhiều người còn chưa nhìn thấy tờ séc, tấm thẻ tín dụng bao giờ. Có thể nói mỗi một chúng ta chưa phát huy được tính ưu việt của TTKDTM và như vậy chúng ta chưa tận dụng hết các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hiện nay khi mà thanh toán bằng tiền mặt đang là phổ biến thì việc tìm ra giải pháp cho sự phát triển của TTKDTM là rất cần thiết tuy rằng điều đó không đơn giản. Nó đòi hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ, phải có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn. Với mong muốn các hình thức TTKDTM sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam, tôi đã chọn đề tài :
“Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2: Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3:Giải pháp phát trển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
48 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển đã kéo theo các phương thức thanh toán phát triển, phương thức này là sự kế thừa và phát triển của phương thức trước đó. Khắc phục những nhược điểm của phương thức thanh toán bằng tiền mặt (TTBTM), thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là phương thức thanh toán mới ưu việt hơn, đáp ứng một cách tốt hơn cho yêu cầu của sự phát triển kinh tế.
Hiện nay ở rất nhiều nước trên thế giới việc TTKDTM đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân, trong khi đó ở Việt Nam khối lượng TTKDTM còn chiếm tỷ lệ rất hạn chế. TTKDTM chưa được người dân chấp nhận rộng rãi, thậm chí nhiều người còn chưa nhìn thấy tờ séc, tấm thẻ tín dụng bao giờ. Có thể nói mỗi một chúng ta chưa phát huy được tính ưu việt của TTKDTM và như vậy chúng ta chưa tận dụng hết các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hiện nay khi mà thanh toán bằng tiền mặt đang là phổ biến thì việc tìm ra giải pháp cho sự phát triển của TTKDTM là rất cần thiết tuy rằng điều đó không đơn giản. Nó đòi hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ, phải có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn. Với mong muốn các hình thức TTKDTM sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam, tôi đã chọn đề tài :
“Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2: Thực trạng về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3:Giải pháp phát trển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Lưu thông tiền tệ
Khái niệm lưu thông tiền tệ
Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế để thực hiện các quan hệ thương mại, hàng hóa, phân phối thu nhập, hình thành nguồn vốn và phúc lợi xã hội.
Có thể nói sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế đóng vai trò như hệ thống mạch máu trong một cơ thể sống, nếu hệ thống mạch máu này hoạt động tốt thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và phát triển, ngược lại nếu hệ thống mạch máu này hoạt động trục trặc hoặc hơn thế nữa là bị tắc nghẽn thì cơ thể sẽ ốm yếu và sẽ không thể phát triển bình thường.
Hai hình thức lưu thông tiền tệ
- Lưu thông bằng tiền mặt
Khái niệm : Là sự vận động của tiền mặt trong nền kinh tế phục vụ cho các quan hệ thương mại với quy mô nhỏ và trong nội bộ dân cư là chính.
Đây là hình thức trong đó tiền tệ và hàng hóa đồng thời vận động với nhau.
Ưu điểm: Đấy là hình thức đơn giản, chu chuyển nhanh, không gây ách tắc trong chu chuyển và nó có hiệu quả kinh tế cao đối với người tham gia lưu thông.
Nhược điểm: Hình thức lưu thông này tốn kém về mặt chi phí lưu thông tiền tệ như in ấn, bảo quản, tổ chức lưu thông...và gây ra những hiện tượng tiêu cực xã hội như trộm cắp, rửa tiền, trốn thuế và nạn tiền giả.
- Lưu thông không dùng tiền mặt
Khái niệm: Là hình thức lưu thông trong đó tiền tệ và hàng hóa vận động tương đối độc lập với nhau, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán với quy mô lớn, thông thường là các doanh nghiệp.
Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải có trình độ nhất định mới tham gia được, mọi thanh toán phải thông qua ngân hàng, trang bị cơ sở vật chất ban đầu khá tốn kém, ngoài ra vấn đề bảo mật cũng phải quan tâm nhiều.
Ưu điểm: Lưu thông không dùng tiền mặt khắc phục được một phần chi phí lưu thông, tăng cường khả năng kiểm soát của nhà nước, của ngân hàng, tạo ra sự văn minh lịch sự trong thanh toán.
Thanh toán tiền tệ
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ thanh toán chi trả lẫn nhau phải dùng hình thức tiền tệ. Vì vậy, thanh toán tiền tệ là một yêu cầu tất yếu khách quan, là điều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội. Tương ứng với hai hình thức lưu thông tiền tệ ta có hai hình thức thanh toán tiền tệ: Thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán dùng tiền mặt
- Khái niệm: Thanh toán tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trong các quan hệ thanh toán thu chi giữa nhân dân với nhau, giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước với nhân dân.
- Đặc điểm
Người tham gia thanh toán là nhân dân, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước, những người không có tài khoản mở tại ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt không có sự xuất hiện của nhân vật thứ ba.
Thanh toán tiền mặt thích hợp với vai trò của tiền tệ làm vật mô giới trong quá trình lưu thông. Sau khi xuất chuyển hàng hóa hay cung ứng dịch vụ cho người mua, người bán nhận được tiền ngay. Và quá trình thanh toán cũng chấm dứt ngay tại đó.
Khi sản xuất và trao đổi phát triển đến một trình độ cao hơn, thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không còn tỏ ra là một phương thức duy nhất nữa. Sự hạn chế của nó biểu hiện ở chỗ, muốn thực hiện một khối lượng lớn tổng giá cả hàng hóa thì phải có lượng tiền mặt lớn, điều đó làm cho chi phí lưu thông tiền tệ tăng lên, việc tổ chức lưu thông tiền mặt thêm phức tạp, tốc độ luân chuyển vốn chậm. Ngược lại, nếu vì một lý do nào đó không có tiền tệ, thì quá trình thanh toán không giải quyết được, từ đó quá trình tái sản xuất không thể tiếp tục được.
Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêm những hình thức thanh toán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán thích hợp thay cho thanh toán tiền mặt. TTKDTM phát sinh từ đó và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Thanh toán không dùng tiền mặt
- Khái niệm: TTKDTM là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác tại ngân hàng với sự kiểm soát của ngân hàng mà không cần dùng tiền mặt.
- Đặc điểm: So sánh với thanh toán tiền mặt, TTKDTM có những đặc trưng sau:
Trong TTKDTM, sự vận động của vật tư hàng hóa độc lập với sự vận động của tiền
tệ cả về thời gian lẫn không gian, thường không ăn khớp với nhau. Nếu như trong thanh toán bằng tiền mặt, vận động của hàng hóa gắn liền với vận động của tiền tệ, thì trong TTKDTM người bán có thể thu được tiền trước hoặc sau khi xuất hàng hóa cho người mua. Sự tách rời về mặt thời gian và không gian trong quá trình thanh toán đặt ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ chức hệ thống TTKDTM là phải rút ngắn khoảng cách giữa tiền và hàng.
Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi (tiền mặt) không xuất hiện như thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu hàng - tiền - hàng (H-T-H), mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách.
Mỗi bên tham gia thanh toán (chủ yếu là người mua) phải mở tài khoản tại ngân hàng (trừ một vài hình thức thanh toán như ngân phiếu thanh toán của Việt Nam). Vì một lẽ rất đơn giản, nếu không như vậy thì việc thanh toán không thể tiến hành.
Khác với thanh toán bằng tiền mặt chỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, trong TTKDTM, ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Quá trình TTKDTM được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng có một vai trò lớn và không thể “vắng mặt” trong thanh toán qua ngân hàng, vừa là người tổ chức,vừa là người thực hiện các khoản thanh toán
Nguồn gốc và vai trò của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt
Trong xã hội loài người, nếu còn sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa, thì sự tồn tại của mối quan hệ Tiền - Hàng là một tất yếu khách quan. Đó là mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau.
Theo tiến trình lịch sử hình thành tiền tệ, đồng tiền đã có những bước phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế tư nhiên khép kín, do nhu cầu còn rất đơn giản, con người tự sản xuất được những gì mình cần và do đó họ không có nhu cầu trao đổi. Khi xã hội phát triển và mở rộng hơn, họ thấy rằng mình không thể tự sản xuất mọi thứ mà mình cần do nhiều lý do, lúc này nhu cầu trao đổi xuất hiện và vấn đề trao đổi là như thế nào. Vấn đề trùng lặp nhu cầu trao đổi xuất hiện. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng có sự trùng lặp nhu cầu. Muốn trao đổi được hàng hóa thì người ta nghĩ tới một hàng hóa mà nhiều người cùng cần, đó là vật đứng ra làm vật ngang giá chung - hình thức đầu tiên của tiền tệ. Lúc đầu vật ngang gía chung rất đơn giản, nó có thể là vỏ sò, hến hay con bò miếng đồng ...Do yêu cầu thuận tiện trong trao đổi người ta thấy rằng cần phải có vật ngang giá chung thế nào đó dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, không hao mòn và có thể tích trữ dùng cho sau này. Con người đã chọn vàng.
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa đưa vào lưu thông ngày càng nhiều đòi hỏi phải có thêm lượng tiền đưa vào đáp ứng nhu cầu của hàng hóa đưa vào lưu thông. Hơn nữa người ta thấy rằng trong mua bán chịu, tờ giấy ghi nợ cũng có giá trị như tiền vậy. Tiền giấy ra đời và giúp cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
Nhưng sản xuất không ngừng phát triển, khối lượng tiền được đưa vào lưu thông ngày một lớn, đặc biệt là khi có lạm phát. Tiền giấy bộc lộ những hạn chế nhất định như chi phí in ấn, bảo quản, tiền giả, kiểm đếm... Hơn nữa, trong nền kinh tế phát triển như ngày nay khối lượng tiền trong giao dịch là rất lớn, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì rõ ràng là bất tiện. Như vậy, đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưu việt hơn khắc phục được những hạn chế trên, phù hợp với một giai đoạn phát triển kinh tế mới. TTKDTM xuất hiện như một tất yếu, thể hiện bước phát triển và hoàn thiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triển tiền tệ.
Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
- Vai trò của TTKDTM đối với nền kinh tế
TĐKDTM góp phần giảm tỉ trọng tiền mặt lưu thông, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông như in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển…Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoach hoá và lưu thông tiền tệ.
TĐKDTM tạo điều kiện tập trung nguồn vốn lớn cho xã hội vào NH để tái đầu tư cho nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhà nước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, góp phần ngăn chặn lạm phát.
- Vai trò của TKDTM đối với các ngân hàng thương mại (NHTM)
Các nhà tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều quan tâm đến vấn đề thanh toán là: an toàn - tiện lợi - quay vòng số nhanh. NH trở thành trung tâm tiền tê - tín dụng – thanh toán trong nền kinh tế. TDKDTM góp phần không nhỏ vào thành công đó của NH.
TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. TDKDTM không những làm giảm được chi phí lưu thông mà còn bổ sung nguồn vốn cho NH thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của các tổ chức và cá nhân. Như vậy, NH sẽ luôn có một lượng tiền nhất định tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản này với chi phí thấp. Nếu
sử dụng nguồn vốn này thi NH không chỉ kiếm được lợi nhuận, giành thắng lợi trong cạnh
tranh mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
TDKDTM còn thúc đẩy quá trình cho vay. Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kì hạn, NH còn có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. NH thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nên trên cơ sở đó hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn NH để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh có lãi. Mặt khác, thông qua TDKDTM, NH có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó giúp NH an toàn trong kinh doanh, góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
TDKDTM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Trong thực tế nếu thanh toán bằng tiền mặt, thì sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi NH, số tiền đó không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của NH. Nhưng nếu TDKDTM thì NH thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả sang cho người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các tài khoản của các NHTM với nhau. Như vậy, thực chất của cơ chế tạo tiền của hệ thống NH là tổ chức thanh toán qua NH và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi TDKDTM càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn, tạo cho NH lợi nhuận đáng kể. TDKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán. TDKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trên cơ sở đó tạo niềm tin cho công chúng vào hoạt động của hệ thống NH, thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia thanh toán qua NH. Như vậy, TDKDTM giúp NH thực hiện việc mở rộng đối tuợng thanh toán, phạm vi thanh toán (trong và ngoài nước) và tăng doanh số thanh toán, làm tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh của NH.
- Vai trò của TTKDTM đối với Ngân hàng trung ương (NHTW)
TTKDTM tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các nguồn vốn khách nhau, tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh tế. Qua đó, tạo tiền đề cho việc tính toán lưọng tiền cung ứng và điều hành thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả.
- Vai trò TDKDTM đối với cơ quan tài chính
Tăng tỉ trọng TDKDTM không chỉ có ý nghĩ tiết kiệm chi phí lưu thông mà còn giúp cho công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn. Nếu các giao dịch trong nền kinh tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản thì tiền chỉ chuyển từ tài khoản người này sang tài khoản người khác, từ tài khoản của doanh nghiệp này sang tài khoản của doanh nghiệp khác, từ NH này sang NH khác nên tiền tệ vẫn nằm trong hệ thống NH. Do đó, tổn thất tài sản Nhà nước và tổn thất tài sản của người dân sẽ được hạn chế.
Như vậy, trên cơ sở tài khoản tiền gửi và các tài khoản thanh toán qua NH đã giúp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý như bộ chủ quản, cơ quan thuế…có điều kiện để kiểm tra, theo dõi doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh chính xác. Do đó giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động “kinh tế ngầm”, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sác kinh tế tài chính quốc gia, góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế – xã hội.
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Theo quyết định 22/NH 21/01/1994 do thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành, các hình thức TTKDTM được áp dụng trong hệ thống ngân hàng bao gồm: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ thanh toán.
Gần đây nhất theo quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN ngày 27/03/2002 của thống đốc ngân hàng nhà nước về việc chấm dứt việc phát hành trái phiếu thanh toán. Theo đó kể từ ngày 1/4/2002 NHNN sẽ không phát hành ngân phiếu thanh toán nữa. Vậy nên nội dung chính của đề tài sẽ không đề cập đến hình thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán.
Thanh toán bằng Séc
Khái niệm
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ đinh trên tờ séc (tổ chức kinh tế hay cá nhân)
Séc là một mệnh lệnh chứ không phải là một yêu cầu do đó khi nhận được séc ngân hàng chấp nhận vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản của người phát hành không đủ hoặc không có tiền trả.
Phương thức thanh toán bằng Séc
Có 3 người liên quan đến tờ Séc: - Người phát hành
- Ngân hàng
- Người thụ hưởng séc
Phương thức thanh toán bằng séc được thể hiện qua các sơ đồ sau.
Sơ đồ 1: Vận hành Séc qua một ngân hàng
(1)
Người thụ hưởng
Người phát hành
(2)
(3)
Ngân hàng thụ lệnh
Người phát hành kí phát Séc và giao người thụ hưởng
Người thụ hưởng xuất trình Séc cho ngân hàng thụ lệnh để đòi được trả tiền
Ngân hàng thụ lệnh gửi giấy báo về tình trạng tài khoản cho người phát hành.
Sơ đồ 2: Lưu thông Séc qua 2 Ngân hàng
(4)
Ngân hàng bên mua
Ngân hàng bên bán
(5)
(7)
(6)
(3)
(1)
Người mua
Người bán
(2)
Bán giao hàng cho Mua
Mua phát hành Séc giao cho Bán
Bán nộp Séc vào NH để nhờ thu hộ tiền trên Séc
NH bên bán thu hộ tiền qua ngân hàng bên mua
NH trả tiền cho người hưởng lợi qua NH bên bán
Thanh tóan tiền cho bên Bán
NH quyết toán Séc với người mua
Các loại Séc đang áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam
Séc chuyển khoản: Là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với NH về việc trích nộp một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc. Séc chuyển khoản không được phép lĩnh tiền mặt, chỉ được thanh toán trong phạm vi giữa khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh NH (một kho bạc) hoặc khác chi nhánh NH (khác kho bạc) nhưng các NH, các kho bạc này có tham gia thanh toán bù trừ (TTBT) trên địa bàn tỉnh thành phố. Thời gian hiệu lực thanh toán của mỗi tờ séc là 15 ngày kể từ ngày ký phát hành, đến ngày nộp vào NH. Người phát hành séc phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên tờ séc. Người thụ hưởng khi nhận séc phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của tờ séc.
Séc bảo chi: Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được NH bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (TK tiền ký gửi bảo đảm thanh toán séc) được NH làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi séc trước khi giao séc cho KH
Sổ séc định mức: Là một hình thức bảo chi toàn bộ sổ Séc, tức là không bảo chi từng tờ séc. Mỗi sổ Séc định mức chỉ được áp dụng để chi trả cho môt hoặc một số người được thụ hưởng thuộc cùng một đơn vị chủ quản.
Séc chuyển tiền: Loại này tương tự loại séc ngân hàng đang áp dụng trên thế giới. Loại séc này được dùng để thanh toán chuyển khoản hoặc rút tiền mặt.
Séc cá nhân: được áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi đứng tên cá nhân tại ngân hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh tóan khác.
Hiện nay theo quy định của ngân hàng, Séc cá nhân có số tiền trên 5 triệu phải làm thủ tục bảo chi séc, người thụ hưởng phải yêu cầu người phát séc xuất trình CMTND để kiểm tra và chi nhận séc do đích thân người có tên trên và sau tờ Séc và phải kí tên tại chỗ.
Tất cả các loại séc trên đều được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh NH (một kho bạc) hoặc khác chi nhánh NH (khác kho bạc) nhưng các NH, các kho bạc này có tham gia thanh toán bù trừ (TTBT).
Thanh toán bằng thẻ
Khái niệm về thẻ thanh toán
Theo điều 24 thể lệ TTKDTM ban hành theo quyết định 22-QĐ/NH1 ra ngày 21/02/1994, thẻ thanh toán được định nghĩa như sau: “Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động”
Phân loại thẻ thanh toán
Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ...
- Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại
Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua , nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...
Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.
- Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: Có 3 loại
Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách