Trong nền kinh tế hội nhập, quan hệ kinh doanh hết sức phong phú đa dạng, phức tạp. Các doanh nghiệp luôn đứng trước những cơ hội và nguy cơ. Làm thế nào để có thể vừa giành được thành công trong môi trường cạnh tranh đầy biến động, vừa phải đảm bảo yếu tố pháp luật? Đó là vấn đề mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm hịên nay. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của Việt Nam cũng như của thế giới như: luật Doanh nghiệp, luật Thương mại, luật Đầu tư. Một trong những vấn đề pháp luật mà doanh nghiệp cần quan tâm hiện nay là những quy định có liên quan đến hợp đồng Thương mại. Trong môi trường kinh doanh đầy những trắc trở, biến động và rủi ro như hiện nay thì vai trò của hợp đồng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hợp đồng có thể được coi là ''hòn đá tảng'' cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với đề tài ''Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay'' sẽ đưa ra một số lý luận, thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình ký kết hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đề tài này bao gồm 3 chương.
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng thương mại của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng ký kết hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp
Đề tài của em tập chung vào vấn đề phân tích, đánh giá, định hướng biện pháp nhằm hoàn thiện các khâu của quá trình ký kết hợp đồng trong các doanh nghiệp hiện nay. Đó là hoạt động: Chuẩn bị ký kết hợp đồng, quá trình đàm phán đi đến ký kết hợp đồng, vấn đề về soạn thảo văn bản hợp đồng thương mại. Đề án này, được nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp thống kế, thu thấp nghiến cứu tại bàn kết hợp với lý luận thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề án này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thày cô và tất cả các bạn. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến tận tình quý báu của GS. TS. Hoàng Đức Thân, chủ nhiệm khoa Thương mại, phụ trách hướng dẫn đề này của em cùng sự tạo điều kiện giúp đỡ quý báu của trung tâm thư viện trường đại học Kinh tế quốc dân.
65 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án 'Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập, quan hệ kinh doanh hết sức phong phú đa dạng, phức tạp. Các doanh nghiệp luôn đứng trước những cơ hội và nguy cơ. Làm thế nào để có thể vừa giành được thành công trong môi trường cạnh tranh đầy biến động, vừa phải đảm bảo yếu tố pháp luật? Đó là vấn đề mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm hịên nay. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những hiểu biết nhất định về pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của Việt Nam cũng như của thế giới như: luật Doanh nghiệp, luật Thương mại, luật Đầu tư... Một trong những vấn đề pháp luật mà doanh nghiệp cần quan tâm hiện nay là những quy định có liên quan đến hợp đồng Thương mại. Trong môi trường kinh doanh đầy những trắc trở, biến động và rủi ro như hiện nay thì vai trò của hợp đồng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hợp đồng có thể được coi là ''hòn đá tảng'' cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Với đề tài ''Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay'' sẽ đưa ra một số lý luận, thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình ký kết hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đề tài này bao gồm 3 chương.
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng thương mại của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng ký kết hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp
Đề tài của em tập chung vào vấn đề phân tích, đánh giá, định hướng biện pháp nhằm hoàn thiện các khâu của quá trình ký kết hợp đồng trong các doanh nghiệp hiện nay. Đó là hoạt động: Chuẩn bị ký kết hợp đồng, quá trình đàm phán đi đến ký kết hợp đồng, vấn đề về soạn thảo văn bản hợp đồng thương mại. Đề án này, được nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp thống kế, thu thấp nghiến cứu tại bàn kết hợp với lý luận thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề án này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thày cô và tất cả các bạn. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến tận tình quý báu của GS. TS. Hoàng Đức Thân, chủ nhiệm khoa Thương mại, phụ trách hướng dẫn đề này của em cùng sự tạo điều kiện giúp đỡ quý báu của trung tâm thư viện trường đại học Kinh tế quốc dân.
Khoa Thương mại, lớp QTKD thương mại 47B
Sinh viên
Đỗ Thu Trang
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về hợp đồng thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về hợp đồng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân, tổ chức đều tham gia nhiều mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng.Cùng với sự phát triển kinh tế con người tham gia vào các quan hệ thương mại.Các quan hệ thương mại thì ngày càng trở lên phức tạp hơn tỷ lệ với bình phương tốc độ phát triển sản xuất.Trong các quan hệ, giao dịch đó thì căn cứ chủ yếu đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi của các bên đó là hợp đồng.
Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là: Sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên. Tức là hợp đồng phải thể hiện được sự tự do bày tỏ ý kiến của các bên tham gia quan hệ hợp đồng,các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai,như thế nào, vào thời điểm nào và thông qua hợp đồng các bên xác lập được đối tượng, nghĩa vụ của chủ thể.
Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngay 14 tháng 6năm 2005 không có định nghĩa riêng về “hợp đồng thương mại” nhưng đề cập đến các loại hợp đồng cụ thể trong hoạt động thương mại. Trong Chương 2 có quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá, Chương 3 quy định về hợp đồng dịch vụ.Hợp đồng thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hợp đồng Thương mại có những đặc điểm của các hợp đồng trong hoạt động kinh doanh nói chung và mang những đặc điểm riêng của các hoạt động thương mại.
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân hoặc một bên là thương nhân. Trong đó thương nhân là toỏ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập. Thương nhân nước ngoài được đặt đại diện, chi nhánh tại
Việt Nam, thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
Thứ hai, hình thức của hợp động thương mại có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Thông điệp dữ liệu cũng được coi như là hình thức văn bản. Trong quan hệ hợp đồng cụ thể thì các bên phải tuân thủ theo những quy định này và đây là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Thứ ba, mục đích ủa hợp đồng thương mại là lợi nhuận.
Thứ tư, nội dung của hợp đồng thương mại là xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cụ thể khi tiến hành hoạt động thương mại. Theo Luật Thương mại 2005, hoat động thuơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời , bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác.
1.1.2. Phân loại hợp đồng thương mại
Theo Luật Thương mại hiện hành, hợp đồng thương mại bao gồm hai nhóm là hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Trong mỗi nhóm của hoạt động thương mại, chế độ pháp lý về hợp đồng có những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng như mua bán hàng hoá không có yếu tố quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế, mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, các hợp đồng xúc tiến thương mại (khuyến mại, quản cáo thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hàng hoá ,hội chợ triển lãm thương mại) và các hợp đồng trong hoạt động cụ thể khác (gia công, đấu giá hàng hoá, dấu thầu hàng hoá, dịch vụ, dịch vụ logistics,giám định ,cho thuê hàng hoá, cuyển nhượng quyền thương mại).
1.1.2.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá
Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá thuộc quyền sở hữu hàng hoá của mình cho bên mua và nhận tiền từ bên mua, còn bên mua có nghĩ vụ trả tiền cho bên bán,tiếp nhận hàng hoá và chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ bên bán.
Đặc điểm
- Về chủ thể của hợp đồng: theo Luật Thương mại 2005, Hợp đồng thương mại có thể giao kết giữa các chủ thể bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân họat động thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Các thương nhân này có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, hợp đồng thương mại còn được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân khác hoạt đoọng có liên quan đến thương mại. Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hoá. Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và bên bán. Theo quy định hiện hành, thương nhân có thể mua bán, xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh, trừ những hàng hoá thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh. Thương nhân chỉ đươc nhập khẩu những hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh; Danh mục hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện thì thương nhân phải thực hiện đầy đủ quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh các hàng hoá đó trước khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Điều 25 Luật Thương mại.
- Về nội dung của hợp đồng cần chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hoá là: tên hàng; số lượng; quy cách chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao hàng. Ngoài ra hợp đồng phải có thêm những điều khoản để đảm bảo quyền lợi cho các bên không có chung một hệ thống pháp luật như điều khoản về chọn Luật áp dụng hay cơ quan và nơi giải quyết tranh chấp.
- Về hình thức của hợp đồng, theo quy định tại Luật Thương mại hợp đồng thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá: Hợp đồng có thể được ký kết bằng các phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ký kết bằng phương thức trực tiếp: Người đại diện có thẩm quyền của các bên trực tiếp gặp nhau, cùng bàn bạc, thương lượng và thoả thuận thống nhất về các nội dung của hợp đồng và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng.
Ký kết bằng phương thức gián tiếp: Các bên không trực tiếp gặp nhau để bàn bạc thảo luận mà trao đổi qua các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn đặt hàng, đơn chào hàng, thông điệp, dữ liệu điện tử... trong đó ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch.
- Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ khi các bên có mặt ký kết vào hợp đồng. Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ khi bên chào hàng nhận đựơc thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện được ghi trong đơn chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng. Từ thời điểm hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó về hợp đồng dều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Người bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, và các quy định khác trong hợp đồng, phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng. Phải bảo đảm hàng hóa được giao và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp cũng như phải đảm bảo quyền sở hữu chí tuệ đối với hàng hóa đã bán.Sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán không được có bất kỳ hành vi nào ngoài phương hại tới quyền sở hữu hàng hóa của người mua.Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng , thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không phù hợp ới mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như của mẫu hàng hóa mà bên bán đã gaio cho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Bên bán khôn chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khuyết điểm đó. Trong thời hạn khiếu nại, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên vi phạm hợp đồng.
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận, phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua trừ trương hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người bán gây ra.
Bên mua cũng có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong các trường hợp: (1) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tam ngừng thanh toán cho đến khi bên bán khắc phục được sự không phù hợp đó.
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động thương mại mới được bổ sung tại Luật Thương mại 2005. mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động phổ biến trong thực tiễn thương mại quốc tế nhằm bảo hiểm các rủi ro do việc biến động giá cả trên thị trường. vì vậy, hoạt động này có tác động tích cực đến hoạt động mua bán hàng hóa mà giá cả thường có những biến động lớn, nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hóa và nông sản một cách ổn định.
1.1.2.2 Hợp đồng cung ứng dịch vụ
Luật thương mại đã có những quy định cơ bản về quyền cung ứng và quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân được xây dựng trên cơ sở những phương thức cung ứng dịch vụ với quy định về thương mại dịch vụ của các hiệp định thương mại song phương (BTA) và tổ chức thương mại quốc tế (WTO).Theo đó cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác để nhận được thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân thêo các quy định đó.
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
- Cung ứng các dịc vụ và thực hiện các công việc có liên quan một cách đầy đủ một cách phù hợp với thỏa thuận mà theo quy định của luật
- Bảo quản và giao cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi đã hoàn thành công việc
- Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm việc cung ứng dịch vụ
- Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định
Liên quan đến thời hạn hoàn thành dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng (Điều 82, Luật Thương mại). Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được ở thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.
Trường hợp một dịch vụ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khácđáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên tiếp nhận dịch vụ
Khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ trao đổi thông tin về tiến độ công việc và các công việc có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ, cung ứng dịch vụ vào thời gian và các phương thức phù hợp; trong quá trình cung ứng dịch vụ, khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải tuân thủ những yêu cầu hợp lý của mình liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ.
Các nghĩa vụ cơ bản của bên tiếp nhận dịch vụ theo Điều 85 của Luật TM là:
- Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Cung ứng kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;
- Hợp tác trong tất cả các vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;
- Điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào trong trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành với bên cung ứng dịch vụ khác.
1.1.3. Điều kiện, cơ cấu, thưỏng phạt trong một hợp đồng thương mại.
1.1.3.1. Nội dung các điều kiện của một hợp đồng thương mại
Điều kiện về tên hàng
Điều kiện nay bao gồm ghi tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học(áp dụng cho các loại hoá chất giống cây);ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; ghi tên hàng hoá kèm với quy cách chính của hàng hoá đó; ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó; ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng, theo cách này nguời ta ghi thêm công dụng chủ yếu của sản phẩm, theo tập quán nếu hợp đồng ghi kèm theo công dụng thì người bán phải giao hàng đáp ứng được công dụng đó mặc dù giá cả nó cao.
Điều kiện về phẩm chất
Thống nhất những quy định, những phương pháp để xác định về chất lượng. Có các phương pháp chủ yếu sau đây:
+ Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng
+ Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn: Đối với những sản phẩm đã có tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất.
+ Xác định phẩm chất dựa vào nhãn hiệu hàng hoá:
Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình chữ…để phân biệt hang hoá của nơi sản xuất này với nơi sản xuất khác.
Lưu ý: Nhãn hiệu đã đăng ký chưa? Được đăng ký ở thị trường nào? Hãng sản xuất đó có đăng ký tại thị trường mua sản phẩm chưa? Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm vì nhưũng sản phẩm được sản xuất ở những thời điểm khác nhau có thể có chất lượng khác nhau nên giá cả cũng khác nhau. Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.
+ Xác định phẩm chất dựa vào tài liệu kỹ thuật gồm: Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalog…Phải tiến hành ácc tài liệu kỹ thuật thành một phụ kiện của hợp đồng tức gắn nó với hợp đồng.
+ Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm: Chia làm hai loại hàm lượng của chất trong hàng hoá là: Hàm lượng chất có ích (Quy định hàm lượng % min); Hàm lượng chất không có ích ( Quy định hàm lượng % max).
+ Xác định mẫu hàng dựa vào việc xem hàng trước: Tuỳ hợp đồng đã ký nhưng phải có người mua xem hàng hoá và đồng ý, lúc đó hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem trong thời gian quy định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.
Điều kiện về số lượng
+ Cần lưu ý hệ thống đơn vị đo lường như thế nào?
+ Phương pháp đo như thế nào? Phương pháp quy định trọng lượng (Trọng lượng cả bì? trọng lượng tịnh? trọng lượng thương mại?).
+ Phải thốn nhất về phương tiện đo.
Điều kiện về giao hàng
- Quy định thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
- Quy định về địa điểm giao nhận hàng: chính xác về toạ độ; mốc địa điểm phải cố định; địa điểm ấy có khả năng thực hiện được.
- Quy định về phương thức giao hàng: Là những quy định về việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc là giao nhận cuối cùng
-Thông báo giao hàng: Thông thường trước khi giao hàng người bán thông rằng hàng sẵn sàng để giao hàng hoặc ngày đem ra cảng để giao;người mua báo cho người bán những nội dung những nội dung cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết về tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao, kết quả giao hàng.
Điều kiện giá cả
- Xác định đơn vị tiền tệ của giá cả
- Xác định mức giá của hàng hoá:Xác định giá trần (mức giá cao nhất mà các bên có thể quyết định được); Xác định mức giá sàn (mức giá thấp nhất mà các bên quyết định được); Xác định mức giá tạm tính
- Các điều kiện về giảm giá do việc mua nhiều hoặc do thời vụ. Từ đó tính toán xem giảm giá bằng việc giảm giá đơn hay giảm giá luỹ tiến hay giảm giá tặng thưởng.
Điều kiện về thanh toán
-Tiền thanh toán phải được tiến hành cụ thể bằng đồng tiện được ghi trong hợp đồng. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền ghi giá. Nếu không trùng hợp thì phải quy định tỷ giá quy đổi.
- Thời hạn thanh toán có thể trả ngay, trả trước hay trả sau.
- Hình thức thanh toán: Tiền mặt, L\C, D\A, D\P, T\T,M\T, cheque...
- Bộ chứng từ thanh toán gồm:
+ Hối phiếu thương mại.
+ Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có).
+ Hoá đơn thương mại.
+ Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá.
+ Giấy chứng nhận trọng\ khối lượng.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ bao bì.
+ Giấy kiểm dịch động vật(nếu hàng bán phải kiểm dịch).
...
Điều kiện bao bì và mã ký hiệu
- Về bao bì: Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thoả thuận với nhau về: Quy cách bao bì, chất lượng bao bì, số lớp bao bì, giá cả bao bì, phương thức cung cấp, đảm bảo bao bì.
-Yêu