Kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Ở Việt Nam kinh tế tư nhân càng có vai trò quan trọng trong việc hình thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như nguồn gốc của sự phát triển .
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề phát triển kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế kinh Việt Nam. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nhưng nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế việt Nam sang kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương chính sách để phất triển các thành phần kinh tế trong đó có nền kinh tế. Đối với nước ta kinh tế là thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Có nhiều khó khăn, chính sách, môi trường đầu tư và cách thức tổ chức quản lý của nhà nước và xã hội đang là trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế.
Thành phần kinh tế ở Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đến nay đã có rất nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thời cơ của công cuộc CNH, HĐH phấn đấu thành một nước có nền kính tế phát triển trong khu vực và trên thế giới chính vì thế chúng ta đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế đóng một vai trò quan trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế, để xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi đúng đắn. Kinh tế tư nhân Việt Nam đã phát triển và có vai trò quan trọng tronng kinh tế của nước ta nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa được phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy em đã chọn đế tài : “Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và nguồn tài liệu ít nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót mong cô giáo hướng dẫn em thêm .
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các bạn đã giúp đỡ em trong qúa trình làm đề án.
21 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Ở Việt Nam kinh tế tư nhân càng có vai trò quan trọng trong việc hình thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như nguồn gốc của sự phát triển .
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề phát triển kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế kinh Việt Nam. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nhưng nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế việt Nam sang kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương chính sách để phất triển các thành phần kinh tế trong đó có nền kinh tế. Đối với nước ta kinh tế là thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Có nhiều khó khăn, chính sách, môi trường đầu tư và cách thức tổ chức quản lý của nhà nước và xã hội đang là trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế.
Thành phần kinh tế ở Việt Nam từ khi hình thành và phát triển đến nay đã có rất nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thời cơ của công cuộc CNH, HĐH phấn đấu thành một nước có nền kính tế phát triển trong khu vực và trên thế giới chính vì thế chúng ta đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế đóng một vai trò quan trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế, để xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi đúng đắn. Kinh tế tư nhân Việt Nam đã phát triển và có vai trò quan trọng tronng kinh tế của nước ta nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa được phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy em đã chọn đế tài : “Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và nguồn tài liệu ít nên không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót mong cô giáo hướng dẫn em thêm .
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các bạn đã giúp đỡ em trong qúa trình làm đề án.
I, LÍ LUẬN CHUNG.
1.Quan niệm về kinh tế.
Một trong những nội dung có tầm quan trọng hàng đầu trong đường lối đổi mới của Đảng là phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế. Đại hội IX đã khẳng định kinh tế tư bản tư nhân là một trong sáu thành plhần kinh tế của nước ta. Đây cũng là đặc trưng quan trọng của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì không có kinh tế nhà nước sẽ không có định hướng xã hội chủ nghĩa, không có nền kinh tế sẽ không có nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một cơ quan chính trị nào, một cơ quan chức năng nào xác định như thế nào là tư bản tư nhân. Ngay cả Tổng cục thốn kê- một cơ quan chức năng “ lượng hoá” các khái niệm, các chỉ tiêu, tính toán- cũng chỉ được gửi đến các đơn vị trong nghành khi phân loại thành phần kinh tế trong thống kê. theo quy định này : kinh tế bao gồm các doanh nghiệp kinh tế, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần( mà tư nhân chiếm 51%số vốn trở lên), công ty hợp danh tư nhân.
Các thành phần kinh tế ở nước ta là thành phần kinh tế cá thể , tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của người lao động. Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột người làm thuê.
Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản.
-Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
-Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có không quá 50 thành viên góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của minh.
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều thành phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Phần góp vốn của các thành viên trong công ty được thể hiện bằng hình thức cổ phiếu.
Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó ít nhất 2 thành viên đều là cá nhân hay thương nhân cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung hay hội danh và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
2. Đặc điểm về kinh tế ở nước ta hiện nay.
2.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân.
Một là, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân, động lực thúc đẩy xã hội phát triến. Sự tồn tại của loài người từ trước tới nay đã chứng minh rằng lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy xã họi phát triển. Nền kinh tế thị trường tồn tại chủ yếu dựa trên lợi ích cá nhân, tôn trọng lợi ích cá nhân. sự hội sinh và phát triển của nền kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới vừa qua chính là nhờ đã kết hợp đúng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong quá trình sản xuất , do đó đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hai là, kinh tế tư nhân mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá ở giai đoạn cao. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong đó cơ chế thị trường chủ yếu là dựa trên quy mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất và cuối cùng tạo ra giá trị thặng dư.
Ba là, kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế thị trường. Kinh té thị trường là cách thức tốt nhất và duy nhất để một nền kinh tế thị trường vận hành có hiệu quả cao.
Tóm lại sự tự do tham gia kinh doanh của kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vào bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào cũng là cơ sở của kinh té thị trường ở đó có sự cạnh tranh của những người bán và những người mua. Đó chính là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
2.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay.
2.2.1 Kinh tế tư nhân ở nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau:
Kinh tế tư nhân được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướngvà lãnh đạo.
Kinh tế tư nhân hình thành và phát ttiển có nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Kinh tế tư nhân ở nướ ta ra đời trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chậm phát triển, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hóa, giải phóng sức lao động.
2.2.2 Kinh tế tư nhân ở nước ta có đặc điểm khác về bản chất so với kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay điều đó thể hiện ở chỗ:
Kinh tế ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế ở nứơc ta phát triển theo định hướng mà Đảng Cộng Sản Việt Nam để ra thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kinh tế tư nhân ở nước ta ngay từ khi mới ra đời đã mang trong mình những yếu tố có tính xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân ở nước ta cũng góp phần tăng cường khối đoàn kết dân tộc, gắn kết các giai tầng xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
2.2.3 Mối quan hệ trực tiếp giữa chủ doanh nghiệp của kinh tế với công nhân, người lao động trong từng doanh nghiệp không còn không còn là quan hệ đối kháng, không hoàn toàn là quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa một bên là người làm thuê, bị bóc lột, bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất như trước đây nữa mà mang tính chất hợp tác.
2.2.4 Sự phát triển của kinh tế góp phần tăng tính cộng đồng dân tộc, yếu tố dân tộc, hình ảnh của dân tộc trong cộng đồng quốc tế. Sự mở rộng của các loại sản phẩm mang thương hiệu việt trên thị trường thế giới là một minh chứng nhằm tăng cường hình ảnh Việt Nam ,yếu tố Việt Nam trong tiến hành hội nhập kinh tê quốc tế.
2.2.5.Đặc điểm về sở hữu:
Thành phần này tồn tại gắn với sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Chính vì thế kinh tế tư nhân có thời kì bị coi là biểu hiện của chủ nghĩa tư bản nên có thời gian nó đã bị cấm tồn tại ở nước ta
3. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã mô tả một cách đầy đủ và toàn diện về sự xuất hiện của sở hữu tư nhân đã khẳng định: chế độ sở hữu tư nhân ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội và là cơ sở làm nảy sinh, tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân. Sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong lịch sử đã chứng minh nó là một động lực cá nhân, thuộc tính tồn tại lâu đời của con người và xã hội loài người.
Thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta là thời kì đấu tranh giữa những cái cũ và cái mới, những cái nào có nhiều ưu điểm hơn thì tồn tại . Nền kinh tế của nước ta vốn dĩ không đồng đều vế tính chất và trình độ sản xuất của lực lượng sản xuất và theo yêu cầu của quy luật thị trường thì phải có sự đa dạng về hình thức của quan hệ sản xuất. Kinh tế tư nhân là một trong số những thành phần kinh tế cần phải phát triển mạnh hơn nữa để xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên một trong những khuyết tật của nó là nạn thất nghiệp. Thực tế kinh tế tư nhân đã góp phần lớn vào giải quyết nạn thất nghiệp ở nước ta tạo ra sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế.
Sự tồn tại của kinh tế tư nhân đã có tác dụng lớn đối với nền kinh tế nhiều thành phần để giải phóng mọi năng lực sản xuất và khai thác các tiềm năng kinh tế của đất nước, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, đẩy nhanh quá trình phát triển và hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM.
1. Tiến trình phát triển
1.1. Thời kì trước đổi mới (trước năm 1986).
Trong thời kì phát triển của đất nước được coi như là cao trào của quá trình quốc hữu hoá và hợp tác hoá, kinh tế hầu như không tồn tại. Trong công cuộc phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Kế hoạch 5 năm 1976-1980 ngoài nhiệm vụ khắc phục hậu quả chíên tranh, tiến hành cải tạo kinh tế xã hội theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Kinh tế tư nhân vẫn tồn tại nhưng với một lượng rất nhỏ ; trong công nghiêp vẫn còn có trên dưới 60 vạn người sản xuất cá thể năm 1980 :50,3 vạn , năm 1981:55,1 vạn, năm 1983 :66,6 vạn, năm 1984 :64 vạn, năm 1985 : 59,3 van.
Số lượng hoạt động trong kinh tế vẫn chiếm trên 20% tổng số lao động ngành công nghiệp, năm 1980 :22,3% năm 1984 :26% năm1985 :23% năm1986 :23,2%.
Giá trị sản lượng công ngiệp do khu vực kinh tế tạo ra hạng năm chiếm trên dưới 15% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp.
Những người kinh doanh thương nghiệp những năm 1980 cũng ở mức 60 vạn, năm 1982 :63,7 vạn, năm 1985 :63,7 vạn, năm 1986 : 56,8 vạn.
Đó là những số liệu cho thấy sức sống của kinh tế cá thể rất bền bỉ, sự hiện diện của thành phần kinh tế này trong suốt thời gian dài như một tất yếu khách quan. Tuy bị kìm hãm, trong những điều kiện khó khăn nhưng kinh tế cá thể vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình.
1.2. Thời kì sau đổi mới (sau năm 1986).
Sự phát triển của nền kinh tế đã trải qua một quá trình nhiều biến động, trong quá trình đó kinh tế có nhiều thăng trầm.Từ đường lối đổi mới ( đại hội VI của Đảng 12-1986) khẳng định xây dựng, phát triển nền kinh tế nước ta với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tồn tại lâu dài. nghị quyết trung ương khoá VI ghi rõ : chính sách kinh tế nhiều thành plhần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xúât nhỏ lên sản xuất lớn XHCN và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, tư nhân được kinh doanh không hạn chế trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Nhờ có chính sách đổi mới kinh tế đựơc thừa nhận và tạo điều kiện phát triển đóng góp tích cực và phát triển kinh tế của đất nước.
Trong công cuộc đổi mới khu vực kinh tế đã dần khẳng định được vai trò vị trí của mình.
Trong công nghiệp tư nhân đã mở rộng các cơ sở hiện có, hoặc xây dựng thêm các cơ sở mới. Năm 1988 khu vực nàyđầu tư thêm 80tỷ đồng, thành lập thêm 17000 cơ sở, trong đó có 46 xí nghiệp tư nhân, 1100 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và hơn 15000 hộ cá thể. Năm 1989 số vốn đầu tư tăng thêm 102 tỷ đỗng số xí nghiệp tăng gấp 4 lần so với năm 1988 từ 102 xí nghiệp tăng lên 1284 xí nghiệp , hộ tiểu thủ công nghiệp và cá thể từ 31,85 vạn lên 33,33 vạn tăng4.6%. Trong hai năm1990- 1991 số vốn tăng thêm mỗi năm khoẩng 100 tỷ đồng. Năm 1989 thành phần kinh tế thu hút thềm 39,5 nghìn lao động.
Năm 1990 nước ta ban hành Luật công ty và luật doanh nghiệp, đã tạo động lực cho khu vực kinh tế tiếp tục phát triển. Năm 1991 so với năm 1990 tăng thêm 4000 cơ sở và lao động tăng thêm 10 nghìn người. Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp khu vực tư nhân, cá thể chiếm trong giá trị tổng sản lượng toàn nghành công nghiệp tăng khá nhanh năm 1986 là : 15,6% thì đến năm 1990 là : 26,5%.
Trong thương nghiệp, lao động của thành phần kinh tế phát triển nhanh chóng: năm19886: 64 vạn người, thì đến năm 1990 đã tăng lên 81,1. ngoài ra còn có lực lượng thương nghiệp kkhông chuyên tham gia hoạt động, năm1990 có khoảng 16i vạn người.
Trong giao thông vận tải, năm 1990 có 97194 họ tư nhân cá thể làm dịch vụ vận tải. Tổng số lao động vận tải 138,5 nghìn người. Năm 1990 thực hiện vận chuyển 16,6 triệu tấn hàng hoá chiếm 36,35% khối lượng vận chuyển hàng hoá của tất cả các thành phần kinh tế và 165,3 triệu lượt hành khách, chiếm 28,6 % khối lượng vận chuyển hành khách toàn nghành.
Tỷ trọng doanh số bán hàn hoá và dịch vụ của tư nhân trong tổng mức bản lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng của xã hội ngày càng lớn: năm 1986 : 45,6% thì đến năm 1990: 66,9%, và năm 1991 đạt : 73,1 %.
Sự phát triển của kinh tế vẫn tiếp tục tăng trong những năm 1991-1996, nhưng trong 2 năm 1997-1998 tốc độ plhát triển kinh tết tư nhân châm lại do khủng hoảng tài chính khu vực, số hộ kinh doanh cá thể năm 1997 giảm, số doanh nghiệp năm 1998 giảm.
Năm 1999 Luật doanh nghiệp được quốc hội thông qua và năm 2000 ban hành Luật doanh nghiệp (thay cho luật công ty và luật doanh nghiệp trước đây). Đạo luật này đi vào cuộc sống rất nhanh, tạo ra bước ngoặt, đột phá trong nền kinh tế của nứơc ta đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân từ năm 2000 đến nay. Theo tổng cục thống kê, đến cuối năm 2000 cả nước ta có khoảng 59473 doanh nghiệp tư nhân với số vốn 52000 tỷ đồng, sử dụng tới 60000 lao động và góp 7,6% GDP. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu là do môi trường kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực tạo điều kiện cho kinh tế phát trỉên. luật doanh nghiệp và các nghị định số 57 và 44 có vai trò quan trọng nhất, tạo ra những bước ngoặt phát triển kinh tế. Số doanh nghiệp thành lập trong vòng một năm sau khi có luật doanh nghiệp năm 2000 tương đương với số lượng doanh nghiệp của 5 năm trước đây.
2. Đánh giá chung về thực trạng của nền kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.1.Thành tựu đạt được.
Khu vực kinh tế đã tồn tại trong vòng 20 năm qua , song nó đã thể hiện đựơc vị trí của nó trong việc phát triển lực lượng sản xuất của đất nước. Khu vực kinh tế đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP , huy động vốn của xã hội, tạo được nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhân sách cho Nhà Nước, sản xuất hàng xuất khẩu, tác động tich cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cỏ chế quản lý kinh tế, xã hội.
2.1.1 Đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nhìn chung tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. nhịp độ tăng trưởng năm 1999 :7,5% năm 2000: 12,55% và chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong GDP, tuy năm 2000 có giảm chút ít so với năm 1996 còn 28,48% năm 1996 còn 26,87% năm 2000. tỷ trọng GDP giảm đi chút ít do sự tham gia và đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(FDI).
Vào những năm đầu đổi mới, kinh tê tư nhân hầu như chưa có gì nhưng đã chiếm 14% trong tổng sản phẩm công nghiệp trong nước(GDP) và năm1995 và tăng kên 23% vào năm 2003/ trong sản xuất công nghiệp, vị trí của kinh tế tư nhân còn cao hơn:32% năm 1995 và năm 2003.
Đâu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 39% GDP, trong đó mục tiêu đế ra là 30-32% GDP. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 326000 tỷ đồng, trong đó đầu tư nước ngoài chiếm 17% đầu tư tư nhân trong nước chiếm 32%, 49% thuộc về khu vực ngoài quốc doanh là một tỷ lệ ấn tượng
Dự báo trong năm năm tới nền kinh tế quốc dân sẽ có những bưốc đột phá : mức đầu tư trong thời gian tới khoảng trên 40% GDP , tổng đầu tư toàn xã hội 5 năm tới khoảng 130-140tỷ USD. Trong đó, 35% vốn nước ngoài, 65% trong nước, và đặc biệt khu vực tư nhân sẽ có tỷ lệ cao hơn nhiều hiện nay, phải chiếm 53-54%.
2.1.2. Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội, nộp ngân sách cho nhà nước.trong mười năm gần đay vốn đàu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. năm 1999 tổng số vốn đầu tư khu vực kinh tế đạt 31,542 ttỷ đồng chiếm 24,05%, năm 2000 đạt 35894 tỷ đồng tăng 13,8% so với năm 1999, chiếm 24,31% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội.
Tổng số vốn sử dụng thực tế cho khu vực kinh tế tăng nhanh, đối với các doanh nghiệp tư nhân năm1999 là 79493 tỷ đồng, năm 2000 là 110071 tỷ đồng, tăng lên38,5%. Các địa phương tăng mạnhvốn sử dụng thực tế của doanh nghiệp là Hà Nội từ 10164 tỷ đồng năm 2000, tăng 63,055% tương ứng ở thành phố Hồ Chí Minh từ 36954tỷ đồng tăng lên 52,353 tỷ đồng,tăng 41,67%...
Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế ngày càng tăng. năm 2000 nộp được 5900 tỷ đồng, ước tính chiếm 7,35% tổng thu ngân sách, tăng 12,5% so với năm 1999, năm 2001 nộp 6370 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, tăng 7,96% so với năm 2000.
2.1.3.Khu vực kinh tế tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo.
Số lượng lao động trong khu vực kinh tế là 46349876 người chiếm 14% số lao động xã hôi, bằng 1,36 lần tổn số lao động trong khu vực kinh tế nhà nước. Lao động của hộ kinh doanh cá thể là 3802056 người, của các doanh nghiệp tư nhân là 841787 người.
Việc toạ ra nhiều việc làm mới đã góp phần thu hút nhiều lao động, nhất là những người trẻ tuổihàng năm đến tuổi lao động chưa có việc làm, giải quyết lao động tinh giảm biên chế từ các cơ quan nhà nước.
Khu vực kinh tế đã góp phần đáng kể vào việc xáo đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
2.1.4.Khu vực kinh tế đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cỏ chế quản lý kinh tế- xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển của kinh tế đã đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vức kinh tế phất triển góp phần thu hút sức lao động ở các vùng nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
Tóm lại kinh tế có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho cá nhân vô số cơ hôi có việc làm để khẳng định mình. Kinh tế tư nhân có đóng góp lớn cho nến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.2.Những tồn tại và yếu kém.
Bên cạnh những mặt tích cực và những đóng góp quan trọng của kinh tế, thì khu vực này còn nhiều hạn chế.
2.2.1.Quy mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế.
Bản thân khu vực kinh tế mới phát triển nên khả năng tích tụ, huy động vốn trong xã hội còn yếu, quy mô sản xuất manh mún.
Trung bình mỗi hộ kinh doanh phi nông nghiệp có số vốn kinh doanh là 29,78 triệu đồng, sử dụng 1,78 lao động, đối với hộ kinh doanh nông nghiệp cũng có quy mô nhỏ, sử dụng lao độn