Đề án Một số cơ sở lý luận về mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo

Trong cuộc sống hiện đại, gạo vẫn là lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới. Bàn về lúa gạo là bàn về an ninh lương thực - một vấn đề tất yếu quan trọng của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Ở Việt Nam, lúa gạo là một ngành truyền thống, đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Lúa gạo sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Đã hơn 17 năm nay, xuất khẩu gạo luôn đạt được trong điều kiện đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bền vững và liên tục. Gạo là một mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta với sản lượng bình quân 3 – 4 triệu tấn mỗi năm, kể cả trong những năm có thiên tai lớn, dịch bệnh hoành hành Song song với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức thương mại WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Điều kiện mới đặt ra những yêu cầu tất yếu mà mọi khâu: “ sản xuất - chế biến – tiêu thụ” lúa gạo của nước ta phải tiến hành qui trình liên kết đồng bộ. Trong đó mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài và ổn định thị trường trong nước của hàng hoá lúa gạo là vấn đề then chốt. Là một sinh viên của Khoa kinh tế Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, qua những năm được đào tạo trong Trường, trên lớp, em ý thức được sâu sắc vấn đề: ý nghĩa kinh tế của sản xuất lúa gạo. Được tiếp cận thực hiện đề án môn học, em hiểu rằng đây là cơ hội lớn cho em vận dụng những kiến thức đã được học. Cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Đình Thắng em đã lựa chọn đề tài: “Một số cơ sở lý luận về mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo” làm đề án chuyên ngành. Với mong muốn hoàn thiện và mở rộng những kiến thức lý luận về vấn đề thị trường tiêu thụ lúa gạo, làm cở sở phương pháp luận cho những vấn đề lý luận mà em sẽ tiếp tục thực hiện ở chuyên đề tốt nghiệp và những đề tài khác nữa; nên bài viết của em chú trọng thực hiện: phần cơ sở lý thuyết cho vấn đề được nghiên cứu. Bố cục nội dung chính của đề án bao gồm: I. Khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của thị trường tiêu thụ lúa gạo. II. Đặc điểm và tiêu chí nhận diện thị trường tiêu thụ lúa gạo. III. Những nhân tố tác động đến thị trường tiêu thụ lúa gạo. IV. Xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ lúa gạo. V. Các chỉ tiêu đánh giá về thị trường tiêu thụ lúa gạo. Do trình độ lý luận và hiểu biết còn hạn chế, bài viết của em chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉnh sửa hơn nữa của Thầy Thắng và các Thầy trong Khoa để bài víêt và phương pháp tiếp cận của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Đình Thắng và các Thầy cô.

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số cơ sở lý luận về mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hiện đại, gạo vẫn là lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới. Bàn về lúa gạo là bàn về an ninh lương thực - một vấn đề tất yếu quan trọng của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Ở Việt Nam, lúa gạo là một ngành truyền thống, đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Lúa gạo sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Đã hơn 17 năm nay, xuất khẩu gạo luôn đạt được trong điều kiện đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bền vững và liên tục. Gạo là một mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta với sản lượng bình quân 3 – 4 triệu tấn mỗi năm, kể cả trong những năm có thiên tai lớn, dịch bệnh hoành hành… Song song với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức thương mại WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Điều kiện mới đặt ra những yêu cầu tất yếu mà mọi khâu: “ sản xuất - chế biến – tiêu thụ” lúa gạo của nước ta phải tiến hành qui trình liên kết đồng bộ. Trong đó mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài và ổn định thị trường trong nước của hàng hoá lúa gạo là vấn đề then chốt. Là một sinh viên của Khoa kinh tế Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, qua những năm được đào tạo trong Trường, trên lớp, em ý thức được sâu sắc vấn đề: ý nghĩa kinh tế của sản xuất lúa gạo. Được tiếp cận thực hiện đề án môn học, em hiểu rằng đây là cơ hội lớn cho em vận dụng những kiến thức đã được học. Cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Đình Thắng em đã lựa chọn đề tài: “Một số cơ sở lý luận về mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo” làm đề án chuyên ngành. Với mong muốn hoàn thiện và mở rộng những kiến thức lý luận về vấn đề thị trường tiêu thụ lúa gạo, làm cở sở phương pháp luận cho những vấn đề lý luận mà em sẽ tiếp tục thực hiện ở chuyên đề tốt nghiệp và những đề tài khác nữa; nên bài viết của em chú trọng thực hiện: phần cơ sở lý thuyết cho vấn đề được nghiên cứu. Bố cục nội dung chính của đề án bao gồm: Khái niệm, bản chất, chức năng và vai trò của thị trường tiêu thụ lúa gạo. Đặc điểm và tiêu chí nhận diện thị trường tiêu thụ lúa gạo. Những nhân tố tác động đến thị trường tiêu thụ lúa gạo. Xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ lúa gạo. Các chỉ tiêu đánh giá về thị trường tiêu thụ lúa gạo. Do trình độ lý luận và hiểu biết còn hạn chế, bài viết của em chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, chỉnh sửa hơn nữa của Thầy Thắng và các Thầy trong Khoa để bài víêt và phương pháp tiếp cận của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Đình Thắng và các Thầy cô. I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ LÚA GẠO. 1. Khái niệm. 1.1.Khái niệm về thị trường tiêu thụ lúa gạo. Dựa trên cơ sở khái niệm chung về thị trường và hoạt động tiêu thụ. Với đặc trưng của lúa gạo là hàng hoá tiêu dùng, đáp ứng cho đại bộ phận dân cư, ta có thể khái quát: “Thị trường tiêu thụ lúa gạo là tập hợp những khách hàng có nhu cầu và mong muốn tiêu dùng lượng hàng hoá lúa gạo nhất định cho nhu cầu thiết yếu của bản thân, gia đình và tổ chức. Việc thoả mãn nhu cầu này dựa theo những đặc điểm tâm lý, giới tính, độ tuổi nhất định, ở một địa phương, một vùng lãnh thổ cụ thể”. Hiểu theo nghĩa hẹp: “thị trường tiêu thụ lúa gạo là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lúa gạo. Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, giữa người sản xuất và người tiêu dùng lúa gạo tại một địa điểm, một vùng lãnh thổ nhất định”. Quá trình mua và bán được thực hiện thông qua tập hợp các thoả thuận giữa các bên mua và bên bán. Là sự gặp gỡ giữa cung và cầu ở mỗi mức giá thoả thuận. Định giá là một quá trình quan trọng; được coi là quá trình mặc cả hay đàm phán thương mại. Tham gia vào thị trường tiêu thụ lúa gạo, các chủ thể kinh tế quan tâm đến rất nhiều vấn đề: số lượng, giá cả, chất lượng, bao gói, mẫu mã, phương thức thanh toán, thời điểm giao nhận hàng, thời hạn giao hàng, phương thức vận chuyển…Nhưng quan trọng nhất là: đàm phán thương mại và trao đổi quyền sở hữu hàng hoá lúa gạo giữa các chủ thể mua bán. Do hàng hoá lúa gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho đại bộ phận dân cư. Nói đến thị trường tiêu thụ là phải gắn với đặc tính dân cư của vùng cụ thể. Đây là điều kiện tiên quyết của phương thức kinh doanh hiện đại: sản xuất đáp ứng cầu tiêu dùng, chỉ khi đó thị trường mới được mở rộng. 1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo. Nhìn lại chặng đường 17 năm liên tục là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới; có thể thấy sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, thị trường tiêu thụ lúa gạo nước ta đang đứng trước những diễn biến khó khăn, thử thách to lớn: Thứ nhất, thị trường tiêu thụ lúa gạo tại nông thôn chưa phát triển mạnh với sức mua yếu, chất lượng không cao; thị trường thành thị: cung sản phẩm lúa gạo chưa đáp ứng được cầu tiêu dùng. Người dân thành thị đang có tâm lý ưa chuộng gạo Tám Thái. Nếu không có chiến lược sản xuất và kinh doanh hợp lý, ta có thể bị thua ngay trên chính sân nhà. Thứ hai, cầu lúa gạo thế giới hiện nay đang tăng mạnh, nhưng do công tác dự báo thiếu chính xác nên khi giá tăng, nông dân và doanh nghiệp không còn lúa gạo để bán. Trong khi hợp đồng đã ký trước đó một năm với giá thấp đang gây thiệt hại lớn cho nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Thứ ba, hiện trạng sản xuất vẫn còn rất nhiều bất cập. Sản xuất mang tính tự phát và kinh nghiệm cao, chưa thực hiện được qui hoạch rộng rãi, công tác giống và công nghệ chế biến hạn chế. Chất lượng gạo của ta đang phổ biến ở mức trung bình và thấp. Đặc biệt tính liên kết trong tất cả các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến- xuất khẩu lỏng lẻo và chưa đồng bộ. Thứ tư, hoạt động tranh mua tranh bán còn phổ biến khi giá đội lên cao. Tỷ lệ thu mua gạo qua hợp đồng thấp và thường không tôn trọng hợp đồng. Hệ thống kênh phân phối thu mua lúa gạo rất phức tạp với nhiều đầu mối: đại lý, nông dân, người thu mua, người xay xát, tư thương bán buôn, bán lẻ và các doanh nghiệp Nhà nước, sức cạnh tranh không cao. Thứ năm, thị trường nước ngoài có mở rộng nhưng không ổn định. Gạo chất lượng cao xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc…còn thấp. Giá xuất khẩu biến động và vẫn thấp thua giá gạo Thái Lan cùng loại. Công tác quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng và bảo vệ thương hiệu lúa gạo yếu kém. Trong xu thế cạnh tranh gay gắt, đây là những hạn chế rất lớn. Yêu cầu đặt ra là phải giải quyết ngay thì mới giữ ổn định và chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Hơn thế, ta cũng hạn chế được nguy cơ thị trường trong nước có thể bị biến thành “cửa hàng tiêu thụ” lúa gạo nước ngoài. Do đó việc mở rộng thị trường lúa gạo là một tất yếu khách quan. Hiện nay mở rộng thị trường tiêu thụ được xác lập theo phương hướng: Mở rộng thị trường tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu lúa gạo. 2. Bản chất của thị trường tiêu thụ lúa gạo 2.1. Thị trường lúa gạo ra đời và phát triển gắn với phân công lao động xã hội của sản xuất hàng hoá lúa gạo. Cũng như các hàng hoá nông sản khác, lúa gạo tuân theo qui luật kinh tế khách quan: “Ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó tồn tại thị trường”. Mặc dù từ xa xưa quan hệ trao đổi đã được thực hiện: “ 10 kg thóc = 1m vải = 2 con gà = 1 chỉ vàng”... Nhưng chỉ đến khi sản xuất có qui mô lớn, phân công lao động xã hội phát triển mới hình thành thị trường. Phân công lao động xã hội càng ở trình độ cao thì sản xuất hàng hoá càng lớn và thị trường tiêu thụ lúa gạo càng phức tạp. Thị trường ngày càng phải phát triển đồng bộ hơn. Thị trường tiêu thụ lúa gạo phát triển gắn liền các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, gắn liền sự xã hội hoá lao động trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước mới chỉ có hai vùng tỷ suất hàng hoá cao là đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long; đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng thiết lập được hệ thống gắn kết tất cả các khâu: sản xuất – thu gom - vận chuyển - chế biến – bán buôn - bán lẻ và xuất khẩu. Cần phải đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội nội vùng, trong các vùng trên cơ sở tích tụ và tập trung đất đai. Phải tách biệt được các chủ thể có năng lực sản xuất; những chủ thê chuyên làm thuê; những chủ thế chuyển kinh doanh, chuyên làm nhiệm vụ phân phối và chuyên xuất khẩu…thì mới thiết lập được hệ thống phân công lao động ở trình độ cao. Mặt khác, do lợi thế so sánh về xuất khẩu lúa gạo, nước ta ngày càng tham gia sâu vào hệ thống chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế. Do đó để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa gạo trước hết phải phát triển cao trình độ sản xuất hàng hoá lúa gạo. 2.2. Thị trường tiêu thụ lúa gạo phản ánh mối quan hệ kinh tế đặc trưng là: Cung – Giá - Cầu của hàng hoá lúa gạo. Nói đến thị trường là nói đến mối quan hệ kinh tế đặc trưng: Cung – giá - cầu. Nó ẩn chứa những mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất – lúa gạo - người tiêu dùng; giữa hàng hoá - tiền tệ - hàng hoá. Nên ta xem xét từng nhân tố của mối quan hệ kinh tế này. a). Cung sản phẩm lúa gạo. Ở Việt Nam sản xuất lúa gạo diễn ra khắp 8 vùng sinh thái nông nghiệp của cả nước, trong đó tập trung chính ở hai vùng có tỷ suất hàng hoá lớn là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Theo FAO, từ năm tổng lượng lúa gao tăng khoảng 70 triệu tấn thì Việt Nam đóng góp tới 10 triệu tấn. Chứng tỏ Việt Nam là một trong những nước có tiếm lực sản xuất lúa gạo. Bảng 1. Sản lượng lúa gạo sản xuất của Việt Nam qua một số năm. (Đơn vị: Triệu tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 32.5 31.1 34.1 34.5 34.5 35.8 36.2 ( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam). Có thể thấy, cung lúa gạo tăng liên tục qua các năm, phản ánh năng lực sản xuất lúa gạo của nước ta là rất lớn. Đây là nguồn cung ứng lúa gạo dồi dào, tạo nền tảng mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Hiện nay, cung lúa gạo trên thị trường có những đặc điểm khái quát sau đây: Mức cung lúa gạo trên thị trường có xu hướng tăng mỗi năm và ổn định. Cung lúa gạo phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và mang tính vùng, địa phương nhất định. Cung lúa gạo chưa phù hợp với cầu tiêu dùng; do sản xuất vẫn là truyền thống dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi sẵn có, chưa bám sát nhu cầu thị trường. b). Cầu lúa gạo trên thị trường tiêu thụ. Cầu trên thị trường tiêu thụ nội địa: Với một lực lượng dân số đông việc cân đối tiêu dùng lương thực là hết sức quan trọng. Những nghiên cứu đánh giá cho thấy, mức tiêu dùng lương thực trong nước ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Bảng 2. Tiêu dùng lúa gạo ở Việt Nam. Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Sản lượng ( triệu tấn) 32.5 32.1 34.1 Thóc giống (triệu tấn) 1.187 1.156 1.155 Thóc hao hụt & TAGS( triệu tấn) 4.717 4.656 4.939 Xuất khẩu gạo( triệu tấn) 3.477 3.721 3.241 Dân số( triệu người) 77.6 78.7 79.7 Thóc lương thực & TAGS 22.9 22.2 24.7 %tiêu dùng so sản lượng 74 72.7 75.8 Mức tiêu dùng gạo (kg/người) 185 177 194 SL gạo trên người( kg/người) 281 273 286 Tiềm năng XK ở mức td 147kg/ng 6.5 6.2 7.1 ( Nguồn: Số liệu TCTK – “Báo cáo tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam”- Nguyễn Ngọc Quế và Trần Đình Thao. Hà Nội, tháng 5- 2004). Qua bảng số liệu trên có thể thấy, nhu cầu tiêu dùng lúa gạo ngày càng tăng theo xu hướng mức tăng trưởng sản xuất. Những nghiên cứu của FAO còn chỉ ra rằng, chính sách tháo gỡ hạn ngạch và tăng xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua không gây tác động tiêu cực đến tiêu dùng lúa gạo trong nước hay an ninh lương thực Ngược lại cùng với sự gia tăng sản xuất gạo xuất khẩu, mức tiêu dùng gạo trong nước cũng có xu hướng gia tăng. Vấn đề là ở nắm bắt nhu cầu - thị hiếu người dân và thiết lập kênh phân phối hợp lý. Cầu lúa gạo hiện tại có đặc trưng sau: Cầu tiêu thụ ở nông thôn tăng chậm. Do thu nhập thấp nên sức mua của khu vực nông thôn yếu. Các loại gạo tiêu dùng chủ yếu là gạo tẻ thường, có chất lượng không cao. Cầu tiêu thụ lúa gạo ở khu vực thành thị đòi hỏi các loại gạo có chất lượng thơm ngon: Gạo tẻ thơm, có độ trong, độ trắng, độ dẻo cao. Tuy nhiên, do tỷ lệ dân cư đô thị và công nghiệp còn thấp so với cả nước(20%), nên qui mô tiêu dùng còn nhỏ. Cầu hiện tại rất đa dạng về số lượng, chủng loại, và đang có xu hướng tăng nhanh các loại lúa gạo chất lượng cao. Cầu tiêu thụ nước ngoài: Hiện nay, cầu tiêu thụ ngoài nước đang tăng rất mạnh vượt quá cung lúa gạo. Thị trường mở rộng nhanh về số lượng các loại lúa gạo chất lượng cao. Bảng 3. Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua một số năm. (Đơn vị: Triệu Tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 4 3.56 3.24 3.2 4.055 5.2 5 ( Nguồn: Niêm giám Thống Kê) Nhìn chung thị trường tiêu thụ lúa gạo của ta chủ yếu là Châu Á, Trung Đông, Châu Phi: những khách hàng không có đòi hỏi cao về chất lượng. Trong đó, thị trường Châu Á chiếm 52% tổng lượng xuất khẩu, chiếm 51% giá trị xuất khẩu. Riêng khu vực Đông Nam Á cũng chiếm 46,2% lượng xuất và 45.4 % giá trị xuất khẩu với hai khách hàng lớn lá Inđônêxia, Philippin. Tỷ trọng này của Trung Đông là 12,7 % và 16 %, của Châu Phi là 8.2 và 6.9 %. Riêng thị trường Mỹ ta mới chỉ chiếm lĩnh được 3,2 % tổng lượng và giá trị xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam là lớn, tuy nhiên cơ cấu nhập khẩu tuỳ thuộc vào yêu cầu chất lượng riêng của mỗi khách hàng. Irăc, Mỹ, Nhật Bản… nhập gạo 5%; Inđônêxia nhập gạo 15% tấm, Philippin nhập gạo 25 % tấm…Do đó để mở rộng thị trường, phải thực hiện nghiên cứu đánh giá cụ thể nhu cầu khách hàng, thị hiếu sản phẩm và khả năng cung ứng của các đổi thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…Phải xác định rõ chiến lược: “ Xuất cái thị trường cần, chứ không phải xuất cái mà ta có” c). Giá cả lúa gạo trên thị trường Với mỗi một mức giá nhất định sẽ quyết định một lượng cung hoặc một lượng cầu lúa gạo được tiêu thụ trên thị trường. Do những đặc tính của sản phẩm thiết yếu và sản xuất lúa gạo; không thể có một giá lúa gạo thống nhất. Giá lúa gạo thay đổi tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng của hàng hoá có sẵn trên thị trường. Giá cả là một yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hoá lúa gạo của nước ta. Giá cả không ổn định là mối lo ngại lớn nhất đối với các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ lúa gạo trên thị trường. Giá cả vừa có tác dụng kích thích vừa hạn chế hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác, giá cả còn là công cụ để phân phối lại lợi nhuận của nông dân và cơ sở sản xuất kinh doanh. Bảng 4. Giá xuất khẩu trung bình của hàng hoá lúa gạo Việt Nam. (Đơn vị: USD/tấn) Năm Giá của gạo 1995 -1998 269 2003 188,2 2004 232 2005 265 2006 252 (Nguồn FAO – Facsimission. Bộ Thương Mại ). Hiện nay giá gạo xuất khẩu đang ở mức cao. Gạo 5% tấm phổ biến với mức 270- 280 USD/tấn. Đặc biệt ta còn ký được những hợp đồng xuất khẩu 14000 tấn gạo sang Nhật Bản với giá 422 USD/ tấn. Xuất khẩu của Việt Nam đang thuận lợi về giá. Ở thị trường tiêu thụ nội địa, giá thóc gạo có xu hướng tăng. Chênh lệch giá lúa gạo giữa các vùng có xu hướng gia tăng, ngay cả hai khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Gạo xuất khẩu chủ yếu là từ các tỉnh phía Nam, vì chi phí lưu thông gạo ở các tỉnh phía Bắc là cao. Đây là một cản trở cho sự điều hoà giá cả thị trường hai miền. Cần phải có sự điều tra phân tích cụ thể giá và chênh lệch giá giữa các vùng, để điều tiết. Hiện nay giá lúa gạo đang phổ biến ở mức: Lúa tẻ thường 2800- 2900 đồng/kg và có xu hướng tăng hơn nữa. Nhìn chung, giá lúa gạo có những đặc điểm sau: Giá cả lúa gạo không ổn định phụ thuộc vào tính mùa vụ trong sản xuất lúa gạo và mang tính vùng nhất định. Sự thay đổi của giá lúa là chậm so với hàng hoá công nghiệp do tác động của tự nhiên và chu kỳ sản xuất, dẫn đến tâm lý sản xuất tự cung tự cấp. Do tác động của thị trường nước ngoài gây nên biến động giá cả, khi giá xuống thấp người nông dân chịu thua thiệt, khi giá lên cao lượng hàng hoá không còn nhiều. Giá cả trong những năm gần đây có tăng đáng kể, nhưng so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, giá lúa gạo vẫn còn thấp. Do đó muốn mở rộng thị trường tiêu thụ, phải giữ ổn định được giá bán. Giá lúa gạo phải đảm bảo được đời sống sản xuất cho hộ nông dân; đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh có lãi và thị trường thì chấp nhận được. 2.3. Thị trường tiêu thụ lúa gạo là một lĩnh vực trao đổi tự do và ngang giá. Trao đổi hàng hoá lúa gạo có nghĩa là chuyển quyền sở hữu nó giữa người mua và người bán. Người sản xuất thì trao đổi quyền sở hữu “giá trị sản phẩm” - là kết tinh của hao phí sức lao động và các chi phí sản xuất như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phí thuỷ lợi…đổi lấy lượng tiền tệ sao cho có thể bù đắp được những chi phí sản xuất và có lãi. Còn người tiêu dùng sử dụng lượng tiền nhất định để mua “giá trị sử dụng” của hàng hoá lúa gạo. Giá trị sử dụng bao gồm: giá trị dinh dưỡng, ( lượng calo, sự thơm ngon…) giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hoá khi tiêu dùng lúa gạo. Xuât phát từ nguyên lý này, mở rộng thị trường phải bám sát nhu cầu về giá trị sử dụng. Trong đó, sản xuất hiện nay hướng nhiều đến các sản phẩm sinh thái có hàm lượng Prôtêin cao 462 kg Prôtêin / ha, ở Việt Nam mới chỉ có hơn 300 kg. Quá trình trao đổi là ngang giá và tự do. Các chủ thể tham gia thị trường là độc lập nhau, chịu sự dẫn dắt của lợi ích kinh tế và “bàn tay vô hình của thị trường”. Giá cả do cân bằng cung - cầu ở những thời điểm khác nhau quyết định. Không ai có quyền chi phối lớn trên thị trường. Do đó, thị trường tiêu thụ lúa gạo mang đặc điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Nó vận động với cơ chế phức tạp, thích ứng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, quan hệ theo qui luật cạnh tranh để giải quyết các vấn đề của tổ chức kinh tế tham gia thị trường. Hiện nay, tồn tại các dạng cạnh tranh chủ yếu sau: Cạnh tranh về chất lượng gạo. Đây là dạng cạnh tranh dựa trên các đặc tính chất lượng khác nhau của lúa gạo như. Bản chất là cạnh tranh về gía trị sử dụng khi tiêu dùng lúa gạo.Tựu chung có: Cạnh tranh giữa các loại gạo: Xi, X21, Bắc Hương, Nàng Hương, gạo tẻ thường và tẻ thơm; gạo cứng và gạo dẻo; gạo hạt tròn và gạo hạt dài; gạo có tỷ lệ tấm cao(>10%) và gạo có tỷ lệ tấm thấp(<5%); … Cạnh tranh về tính đặc sản của vùng: gạo Tám Hải Hậu, gạo Điện Biên, gạo Thái Bình… Cạnh tranh về giá lúa gạo: Cạnh tranh về giá lúa gạo trên cơ sở chất lượng gạo. Cạnh tranh trên giá trị gia tăng của sản phẩm qua các khâu dịch vụ vận chuyến, dịch vụ xay xát, chế biến, bảo quản… Cạnh tranh về chất lượng dịch vụ: Mẫu mã, kiểu dáng bao bì, cung cách tiếp thị… Cạnh tranh về thương hiệu. Cạnh tranh thương hiệu doanh nghiệp: Nông trường Sông Hậu, Vietfood, công ty lương thực miền Nam,… Cạnh tranh thương hiệu sản phẩm: gạo Kim Kê, gạo Sôhafarm, gạo Tám Thái Lan và Tám Việt Nam… 2.4. Kênh phân phối lúa gạo của thị trường tiêu thụ: a). Hệ thống kênh phân phối của thị trường tiêu thụ lúa gạo. Hệ thống kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo. Hệ thống kênh phân phối chính là các kênh dẫn của hoạt động tiêu thụ. Hiện nay hệ thống tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam khá phức tạp thông qua nhiều mắt xích liên hệ giữa các đối tác khác nhau. Có thể được thiết lập với hai dạng kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Lúa gạo có thể trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng dưới các hình thức bán lẻ ở các kiôt ngay trong cơ sở sản xuất, bán ở chợ. Đây là dạng kênh ngắn, nhanh, tiết kiệm được chi phí lưu thông, nhưng nó chỉ phù hợp với biến động lúa gạo của các hộ nông dân, có khối lượng sản phẩm hàng hoá không lớn. Lúa gạo có thể đến tay người tiêu dùng qua các khâu trung gian là chức năng thương nghiệp: Các đại lý, các công ty thương nghiệp Nhà nước và tư nhân. Ở đây, hộ nông dân, cơ sở sản xuất bán buôn lúa gạo cho tổ chức thương nghiệp để họ thực hiện bán lẻ cho giới tiêu dùng Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều những đơn vị kinh tế, nhiều những chủ thể kinh tế khác nhau. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân chiếm lĩnh gần 95% thị phần thị trường nộ