Đề án Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng và những bất ổn về chính trị, xung đột vũ trang, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc khủng hoảng người di cư diễn ra tại một số nước như hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch thế giới, trong đó có du lịch Việt Nam. việc thu hút khách du lịch, liên kết, mở rộng thị trường phát triển du lịch trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trước tình hình này, công tác vận động, xúc tiến du lịch cần phải được nâng lên tầm cao mới, trở thành công cụ không thể thiếu trong cạnh tranh quốc tế, nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch thực sự trở nên vững mạnh. Một số quốc gia tiếp tục điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, định hướng vào các ngành kinh tế mang tính thúc đẩy các ngành nghề khác

doc73 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CÂP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ KẾT NỐI, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2017-2020 Họ và tên học viên: Phạm Đức Trí Mã số học viên: AP152383 Chức vụ, cơ quan công tác: Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Thanh Hóa K66.B24 Khóa học: 2015 - 2017 THANH HÓA - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là Đề án của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn. Tác giả Phạm Đức Trí MỤC LỤC Trang Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN. 1 1.1.1 Bối cảnh Quốc tế 1 1.1.2. Bối cảnh trong nước và trong tỉnh 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 2 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN 2 1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN 2 Phần 2. NỘI DUNG 4 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN. 4 2.1.1. Căn cứ khoa học và lý luận. 4 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý 5 2.1.3. Căn cứ thực tiễn 6 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 7 2.2.1. Thực trạng về thị trường về du lịch Thanh Hóa 7 2.2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa 7 2.2.1.2 Tài nguyên du lịch Thanh Hóa. 10 2.2.2. Thực trạng những năm qua và các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ DNDL Thanh Hóa mở rộng kết nối thị trường trong giai đoạn 2017-2020 16 2.2.2.1. Về thực hiện các chỉ tiêu du lịch, kết quả đạt được 16 2.2.2.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế du lịch trong giai đoạn tới 17 2.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường cho các DNDL tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2020 20 2.2.3.1. Chương trình xúc tiến du lịch của quốc gia giai đoạn 2013-2020 20 2.2.3.2. Các giải pháp cụ thể 21 2.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 24 2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của Thanh Hóa trong công tác xúc tiến, hỗ trợ các DNDL mở rộng thị trường. 24 2.3.1.1. Các ưu thế và cơ hội tiềm năng của Du lịch Thanh Hoá 24 2.3.1.2 Các hạn chế, điểm yếu của Du lịch Thanh Hoá 25 2.3.2. Huy động các nguồn lực để thực hiện công tác kết nối, mở rộng thị trường, phát triển du lịch Thanh Hóa lên tầm cao mới 26 2.3.3. Kế hoạch, tiến độ thực hiện 26 2.3.3.1. Liên kết với các công ty lữ hành tại địa phương và các tỉnh có đường bay trực tiếp đến Thanh Hóa 27 2.3.3.2. Kế hoạch hành động, tiến độ thực hiện đề án 30 2.3.4. Phân công trách nhiệm 31 2.4. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN. 33 2.4.1. Sản phẩm của đề án. 33 2.4.2. Tác động và ý nghĩa 33 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 3.1. KẾT LUẬN. 35 3.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN. 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 38 PHỤ LỤC. 40 PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 40 PHỤ LỤC 02: PHÂN TÍCH SWOT VỀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA 53 PHỤ LỤC 03: PHÂN TÍCH CẠNH TRANH GIỮA THANH HÓA VỚI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH 54 PHỤ LỤC 04: SO SÁNH CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH GIỮA THANH HÓA VỚI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH 57 PHỤ LỤC 05: SO SÁNH LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA GIỮA THANH HÓA VỚI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH 60 PHỤ LỤC 06: SO SÁNH LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ GIỮA THANH HÓA VỚI MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ VÀ NINH BÌNH 61 PHỤ LỤC 07: HỆ THỐNG CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CHÍNH ĐANG KHAI THÁC TẠI THANH HÓA 62 PHỤ LỤC 08: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THANH HÓA 65 PHỤ LỤC 09: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THANH HÓA 67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XTDL: Xúc tiến Du lịch DNDL: Doanh nghiệp Du lịch KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên VHTTDL: Văn hóa Thể thao và Du lịch UBND: Ủy ban nhân dân CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nghị quyết 08-NQ/TW: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN. 1.1.1 Bối cảnh Quốc tế Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng và những bất ổn về chính trị, xung đột vũ trang, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc khủng hoảng người di cư diễn ra tại một số nước như hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch thế giới, trong đó có du lịch Việt Nam. việc thu hút khách du lịch, liên kết, mở rộng thị trường phát triển du lịch trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trước tình hình này, công tác vận động, xúc tiến du lịch cần phải được nâng lên tầm cao mới, trở thành công cụ không thể thiếu trong cạnh tranh quốc tế, nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch thực sự trở nên vững mạnh. Một số quốc gia tiếp tục điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, định hướng vào các ngành kinh tế mang tính thúc đẩy các ngành nghề khác 1.1.2. Bối cảnh trong nước và trong tỉnh. Trong nước, một số vụ tai nạn xảy ra đối với khách du lịch, sự cố môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng cũng tác động bất lợi đến hoạt động của ngành du lịch, ảnh hưởng đến công tác dự báo phát triển du lịch. Một số tồn tại chậm được khắc phục, như: Công tác đầu tư du lịch còn hạn chế, thiếu tính liên kết trong phát triển, thương hiệu du lịch Việt Nam chưa được rõ nét. Đối với Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015, trong bối cảnh thuận lợi từ công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bên cạnh những khó khăn đan xen như thiên tai, dịch bệnh, kinh tế lạm phát, các cấp ủy đảng, chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên kinh tế du lịch vẫn chưa được phát huy hết thế mạnh, sản phẩm du lịch chưa đặc trưng, hấp dẫn; thiếu nguồn nhân lực du lịch trình độ cao; các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế về tiềm lực, quy mô, sức cạnh tranh, khả năng hội nhập yếu. Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch chưa được kiện toàn, mỏng về nhân lực, trong khi diện quản lý rộng, đòi hỏi chuyên môn cao. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XTDL trong việc tăng cường khai thác tài nguyên du lịch, kết nối, hội nhập thị trường du lịch trong và ngoài nước, thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch,... do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao Hiệu quả công tác hỗ trợ kết nối, mở rộng thị trường các doanh nghiệp du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020” làm đề tài của Đề án. 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN Nghiên cứu, xây dựng chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng DNDL theo mô hình chuẩn quốc tế, trên cơ sở phân tích, lựa chọn và vận dụng các mô hình quản trị chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn doanh nghiệp du lịch Thanh Hoá. Trên cơ sở đó, đề xuất lộ trình, giải pháp thực hiện nhằm từng bước giúp doanh nghiệp thay đổi tư duy, cách làm, kết nối, mở rộng thị trường, khai thác và sử dụng hiệu quả hơn các tiềm năng du lịch, nâng cao trách nhiệm và hình ảnh doanh nghiệp trong phát triển du lịch; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng đối với vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương; quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch Thanh Hóa nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh, thân thiện, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa; Từ đó, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư và du khách đến với tỉnh Thanh Hoá góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Đề án này nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạt động XTDL và qua đó đưa ra một cái nhìn cụ thể về tình hình công tác XTDL tại tỉnh Thanh Hóa để cụ thể hóa công tác hỗ trợ các DNDL trong tỉnh mở rộng kết nối với các DNDL trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, cụ thể như sau: - Lý luận chung về hoạt động xúc tiến du lịch - Giới thiệu chung về Thanh Hóa và những tiềm năng của tỉnh để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch tỉnh nhà, nâng khả năng hội nhập và liên kết với du lịch trong và ngoài nước. - Phân tích thực trạng công tác xúc tiến du lịch tại tỉnh Thanh Hóa - Trên cơ sở thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến du lịch của tỉnh Thanh Hóa, hỗ trợ các DNDL kết nối và mở rộng thị trường trong giai đoạn 2017 - 2020. 1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN. Nghiên cứu vai trò của du lịch đối với sự phát triển nền kinh tế; đồng thời, làm rõ vai trò của các DNDL trong sự phát triển chung của ngành du lịch Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2016, định hướng và các giải pháp hỗ trợ các DNDL tỉnh nhà phát triển giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn 2030. Nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp: (i) Phương pháp định tính: Nghiên cứu lí luận về các mô hình quản trị doanh nghiệp du lịch, khả năng khai thác thị trường theo chuẩn quốc tế giai đoạn 2016-2020; Dựa vào các văn bản, báo cáo liên quan đến chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa, quy hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa, các báo cáo thống kê về số lượng doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa để tổng hợp, phân tích đánh giá tổng quan về du lịch Thanh Hóa từ đó làm căn cứ xây dựng các nội dung định hướng nghiên cứu phân tích định lượng; (ii) Phương pháp định lượng: Sử dụng bảng hỏi, thang đo để khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng năng lực khai thác thị trường DNDL, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị DNDL từ đó đề xuất giải pháp thực hiện; (iii) Phương pháp chuyên gia: Thông qua các diễn đàn, hội thảo để tham vấn ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước về phương pháp thực hiện, kinh nghiệm về vấn đề quản trị và khai thác thị trường của doanh nghiệp, DNDL, từ đó tiếp thu ý kiến làm căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng quản trị và kết nối, khai thác thị trường các doanh nghiệp du lịch đảm bảo tính khách quan, khoa học. Phần 2. NỘI DUNG 2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN. 2.1.1. Căn cứ khoa học và lý luận. Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế-xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá,  tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Ngày nay, thương hiệu đã và đang trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của một quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất. Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế trên thị trường quốc tế. Từ trước đến nay, hoạt động xúc tiến quảng bá được cho là mãi không tới đích vì ngân sách ít, năng lực hoạt động hạn chế. Ba hình thức xúc tiến gồm xúc tiến điểm đến của Chính phủ, xúc tiến điểm đến của địa phương và xúc tiến sản phẩm của doanh nghiệp là sự chồng chéo, thiếu thống nhất nên không hiệu quả. Phía doanh nghiệp thì cho rằng nhà nước không hỗ trợ, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp không tham gia công tác xúc tiến. Còn phía cơ quan quản lý nói việc kinh doanh là của DN, chính họ phải tự đi quảng bá để bán sản phẩm... Nhiều nước thành viên như Thailand, Singapore, Malaysia đều có một chiến lược xúc tiến, quảng bá chuyên nghiệp, có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Chính phủ. Điều này bắt buộc hoạt động xúc tiến, quảng bả du lịch của Việt Nam phải có sự thay đổi mạnh mẽ, bứt phá rõ ràng. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trên tinh thần huy động mạnh mẽ sự tham gia của những hiệp hội du lịch và DN lữ hành; đồng thời, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc xúc tiến du lịch gắn với quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Để xúc tiến du lịch thành công, không có cách nào khác ngoài việc các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp. Những vấn đề trọng tâm như lựa chọn thị trường để tổ chức xúc tiến, quảng bá, đầu tư sự kiện như thế nào, giao cho ai phụ trách... cần được thảo luận để có sự thống nhất giữa các bên. Cần đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các đơn vị liên quan, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp để tập trung nguồn lực tạo sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra. Trong đó, sẽ phải chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá vào thị trường truyền thống và những thị trường tiềm năng 2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý - Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/01/2016. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020. - Luật Du lịch (44/2005/QH11 ngày 15/6/2005) và Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều tại Luật Du lịch; - Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; - Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020; - Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020; - Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 ngày 25/9/2015 của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, trong đó xác định Chương trình phát triển du lịch là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh; - Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh hóa giai đoạn 2016-2020;trong đó xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước vào năm 2020 - Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. - Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Du lịch; - Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; - Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 02/3/2016 của UBND tỉnh về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển Du lịch và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 5132/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành “Chương trình công tác năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa”. 2.1.3. Căn cứ thực tiễn Du lịch được coi là một trong những ngành quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và của tỉnh Thanh Hóa. Để thực hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân về phát triển đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, lần đầu tiên, Bộ Chính trị đã ban hành riêng một nghị quyết về lĩnh vực này (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017). Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII cũng xác định phát triển du lịch là một trong năm chương trình trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2020. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, bên cạnh các nhiệm vụ quan trọng như đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch; hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố để hình thành các tuyến du lịch mới, ngành du lịch cần chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông trong du lịch nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động, nâng cao văn hóa, văn minh trong du lịch của tỉnh Thanh Hóa, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Thanh Hóa hấp dẫn đối với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Trong khi đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông của du lịch Thanh Hóa trong những năm qua chưa đồng bộ và thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, marketing điện tử trong xúc tiến du lịch chưa được chú trọng, thiếu cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa trong xúc tiến du lịch. Năm 2015, Thanh Hóa đã đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia và để lại ấn tượng tốt đẹp, tạo dấu ấn nhất định cho du lịch Thanh Hóa. Đề án này cũng góp phần phát huy kết quả đó, đồng thời góp phần giải quyết những hạn chế trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch nêu trên. 2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN 2.2.1. Thực trạng về thị trường Du lịch Thanh Hóa 2.2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. a. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý, địa hình Thanh Hoá là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ nằm ở phía Nam vùng Du lịch Bắc bộ, tọa độ địa lý từ 19018' đến 20040' vĩ độ Bắc và từ 104020' đến 10605' kinh độ Đông; phía Bắc giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh; có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau: - Vùng núi và trung du: Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc bao gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, với tổng diện tích là 7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 250; Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cao su, mía đường của tỉnh Thanh Hóa. - Vùng đồng bằng: có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km2, chiếm 17,11% diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt. Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao trung bình dao động từ 5 - 15 m so với mực nước biển. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. - Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện tích vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng,chạy dọc theo bờ bi
Tài liệu liên quan