Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng mà quỹ đất thì có hạn. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải khai thác, bảo vệ và cải tạo đất đai sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này được lâu dài thì công tác quản lý đất đai là rất cần thiết. Nó đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Kể từ năm 1986 đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không ngừng được củng cố và kiện toàn đã góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp;
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chồng chéo trong quản lý, nạn tham nhũng. mà một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức chưa hợp lý, cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý đất đai; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện để hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước đã giao phó. Với ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài: "Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay" làm đề án môn học;
46 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng mà quỹ đất thì có hạn. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải khai thác, bảo vệ và cải tạo đất đai sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này được lâu dài thì công tác quản lý đất đai là rất cần thiết. Nó đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Kể từ năm 1986 đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không ngừng được củng cố và kiện toàn đã góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp;
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chồng chéo trong quản lý, nạn tham nhũng... mà một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức chưa hợp lý, cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý đất đai; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện để hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước đã giao phó. Với ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài: "Nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay" làm đề án môn học;
2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta bao gồm: Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền chung, đó là: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng (còn được gọi là hệ thống cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên ngành hoặc thẩm quyền chuyên môn), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn. Trong khuôn khổ của bản đề án này, em chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề án này theo đuổi những mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây :
(I) Nghiên cứu cơ sở lý luận và sự cần thiết của việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta ; khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống cơ quan quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước;
(II) Nghiên cứu, đánh giá pháp luật hiện hành về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;
(III) Đánh giá hiệu quả thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này;
(IV) Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích mà đề tài đặt ra, đề án đã dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lenin; quan điểm lý luận, đường lối của Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đề án đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, đánh giá, bình luận; phương pháp so sánh luật học; phương pháp tổng hợp; phương pháp lịch sử v.v trong quá trình nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu của đề án:
Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó phần nội dung là phần quan trọng nhất chứa đựng các vấn đề cơ bản của đề án được chia làm 3 chương
Chương I: Tổng quan những vấn đề lý luận về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta.
Chương II: Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
1.1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ra đời gắn liền với sự xuất hiện của một hình thức quản lý đất đai của con người: Quản lý nhà nước về đất đai. Hệ thống cơ quan này được Nhà nước thành lập và bằng pháp luật, Nhà nước quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm giúp Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ vốn đất đai trong cả nước theo quy hoạch, kế hoạch chung.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai là hệ thống cơ quan do Nhà nước thành lập thống nhất từ trung ương xuống địa phương có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau theo quan hệ "song trùng trực thuộc" thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương theo quy hoạch, kế hoạch chung;
Hệ thống cơ quan này có đặc trưng là hệ thống cơ quan chuyên ngành được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Trong hoạt động, cơ quan quản lý đất đai cấp dưới chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý đất đai cấp trên; đồng thời, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp.
1.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta bao gồm: (1) Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung gồm Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; (2) Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền riêng gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của hệ thống cơ quan quyền lực vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai với vai trò đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng giám sát;
1.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; Luật đất đai 2003, xác định rõ thẩm quyền của cơ quan đại diện cho nhân dân là Quốc Hội và HĐND các cấp (HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã) trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Các cơ quan này không làm thay chức năng quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan quản lý mà tham gia hoạt động quản lý nhà nước về đất đai với tư cách giám sát. Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu sau đây:
- Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và SDĐ trong phạm vi cả nước;
- HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương (khoản 1, 2 Điều 7 Luật đất đai năm 2003);
1.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung
Với chức năng quản lý Nhà nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (trong đó có lĩnh vực quản lý đất đai), Chính Phủ và UBND các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Theo đó:
- Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch SDĐ vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước;
- UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này (khoản 2, 4 Điều 7 Luật đất đai năm 2003);
1.2.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương theo 4 cấp đơn vị hành chính:
- Cấp trung ương: Cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
- Cấp tỉnh: Cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh), giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cấp huyện: Cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cấp xã, phường, thị trấn: Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ địa chính xã) giúp UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
1.2.4. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý về SDĐ
Tổ chức sự nghiệp công và tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai là những khái niệm lần đầu tiên được đề cập trong Luật đất đai năm 2003. Các tổ chức này ra đời nhằm phúc đáp yêu cầu của công cuộc cải cách các thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất; góp phần đẩy nhanh sự hình thành thị trường bất động sản (BĐS) có tổ chức và làm "lành mạnh hóa" các giao dịch liên quan đến BĐS. Hơn nữa, sự ra đời của tổ chức sự nghiệp công và tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai đánh dấu sự chuyển đổi nền hành chính công mang nặng tính chất quan liêu "cai trị, quản lý" sang nền hành chính mang tính chất gần dân, tính chất "dịch vụ, phục vụ";
Bên cạnh đó, một loạt các tổ chức mới có một trong những chức năng là thực hiện dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp ... trong lĩnh vực đất đai được Luật đất đai năm 2003 cho phép thành lập; đó là: Tổ chức phát triển quỹ đất và tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Tổ chức phát triển quỹ đất: Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với diện tích đất được giao quản lý. Việc ra đời tổ chức phát triển quỹ đất đánh dấu việc chuyển đổi công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng từ cơ chế hành chính (do cơ quan công quyền thực hiện) sang cơ chế kinh tế (do doanh nghiệp thực hiện) đáp ứng đòi hỏi của việc quản lý và sử dụng đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai: Tổ chức sự nghiệp có thu, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được cấp phép hoạt động hoặc được đăng ký hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai;
Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai bao gồm:
- Tư vấn về giá đất;
- Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính;
- Dịch vụ về thông tin đất đai;
2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
2.1. Giai đoạn 1945 – 1959
Sau khi giành được độc lập, cơ quan quản lý đất đai của Phủ Toàn quyền Đông Dương là Sở Trước bạ - Văn tự - Quản thủ điền thổ và Thuế Trực thu được Bộ Tài chính tiếp nhận (Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch nước). Sau đó ngành Địa chính được thiết lập (Sắc lệnh số 75 ngày 29 tháng 5 năm 1946 của Chủ tịch nước) với tên gọi Nha Trước bạ - Công sản - Điền thổ. Kèm theo đó là hệ thống các đơn vị trực thuộc ở 03 cấp tỉnh, huyện, xã nhằm duy trì, bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Đến năm 1953 do yêu cầu của kháng chiến, các Ty Địa chính được sáp nhập vào Bộ Canh nông, rồi trở lại Bộ Tài chính để phục vụ mục đích thu thuế nông nghiệp.
Cải cách ruộng đất năm 1953 - 1958 đã mang lại sự khởi sắc cho ngành Địa chính. Đứng đầu là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính, hệ thống các cơ quan ngành dọc của Sở trực thuộc Ủy ban hành chính các cấp, có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan khác thực hiện kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp nông thôn.
Như vậy, từ 1945 đến 1959 hoạt động của ngành Quản lý đất đai chủ yếu là hình thành hệ thống cơ quan quản lý đất đai trong chế độ mới với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ngành Địa chính đã có một số thay đổi về hoạt động góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ huy động thuế nông nghiệp phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Sau thắng lợi của cuộc Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 - 1958), ngành Địa chính đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: tổ chức đo đạc, lập bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính để nắm diện tích ruộng đất, phục vụ việc kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp, tính thuế ruộng đất, xây dựng đô thị.
2.2. Giai đoạn 1960 – 1978
Do sự phát triển quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa, ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập (Nghị định số 70-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960 của Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp với nhiệm vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp. Quản lý ruộng đất bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Lập bản đồ, địa bạ về ruộng đất, thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho phù hợp với sự thay đổi về hình thể ruộng đất, về quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất, về tình hình canh tác và cải tạo ruộng đất; Thống kê diện tích, phân loại chất đất; Nghiên cứu xây dựng các luật lệ, thể lệ về quản lý ruộng đất trong nông nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các luật lệ, thể lệ ấy. Hệ thống quản lý ruộng đất được tổ chức thành 4 cấp: Trung ương là Vụ Quản lý ruộng đất; cấp tỉnh là Phòng Quản lý ruộng đất; cấp huyện là Bộ phận Quản lý ruộng đất; cấp xã là Cán bộ quản lý ruộng đất.
Tóm lại, trong giai đoạn 1960 - 1978, ngành Quản lý ruộng đất đã phát triển hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương, mở rộng các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý ruộng đất có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Bộ Nông nghiệp “quản lý việc mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp”. Ngành Quản lý ruộng đất đã có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác xã và phát triển nông thôn
2.3. Giai đoạn từ 1979 đến nay
Để tăng cường công tác quản lý đất đai, thống nhất các hoạt động quản lý đất đai vào một hệ thống cơ quan chuyên môn, năm 1979, Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập - "Tổng cục Quản lý ruộng đất là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, thống nhất quản lý nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên lãnh thổ cả nước nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao đối với tất cả các loại đất" (Nghị quyết số 548/NQQH ngày 24 tháng 5 năm 1979 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội). Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập theo 03 cấp:
- Cấp tỉnh, có Ban Quản lý ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Sau Luật Đất đai năm 1987 cho tới năm 1993 hầu hết các Ban Quản lý ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã chuyển thành Chi cục Quản lý đất đai hoặc Chi cục Quản lý ruộng đất trực thuộc Sở Nông - Lâm nghiệp;
- Cấp huyện, có Phòng Quản lý ruộng đất trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, một số địa phương khu vực đô thị thành lập Phòng Quản lý nhà đất hoặc Phòng Nhà đất; từ năm 1988 - 1994, Phòng Quản lý ruộng đất sáp nhập vào các Phòng Nông Lâm nghiệp hoặc Phòng Kinh tế;
- Cấp xã, có Cán bộ quản lý ruộng đất chuyên trách.
Trước yêu cầu về tổ chức lại các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường công tác quản lý đất đai, năm 1994 Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước được hợp nhất và tổ chức lại thành Tổng cục Địa chính (Nghị định số 12/CP ngày 22 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ). Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính được quy định tại Nghị định số34/CP ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ, theo đó Tổng cục Địa chính là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và đo đạc - bản đồ trên phạm vi cả nước. Ngay sau khi thành lập Tổng cục Địa chính, ở địa phương các Sở Địa chính được thành lập trên cơ sở Ban Quản lý ruộng đất và trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chi cục Quản lý ruộng đất hoặc Chi cục Quản lý đất đai. Một số thành phố lớn thành lập Sở Địa chính - Nhà đất. Tại cấp huyện, từ năm 1995 cơ quan quản lý đất đai là Phòng Địa chính (hoặc Phòng Địa chính - Nhà đất) trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tại cấp xã, có Cán bộ Địa chính xã (hoặc phường, thị trấn) và thường kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý về xây dựng.
CHƯƠNG II
HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính Phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước trong lĩnh vực nêu trên theo quy định của Nhà nước;
Bộ Tài nguyên và Môi trường ra đời nhằm tăng cường công tác quản lý các nguồn tài nguyên và môi trường theo xu hướng quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững. Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khúa XI kỳ họp thứ nhất quy định về danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính Phủ.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi