Việt Nam gia nhập WTO và mở rộng cánh cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, thị trường Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường tiềm năng rất lớn, đặc biệt là thị trường bán lẻ với một nửa dân số dưới 30 tuổi có sức mua lớn. Nhiều loại hình bán lẻ mới đã và đang hình thành ở Việt Nam để khai thác thị trường tiềm năng này, trong đó có xuất hiện một phương thức kinh doanh hiện đại là siêu thị.
Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành bán lẻ của đất nước. Tuy nhiên siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta cũng như các nước đang phát triển khác. Vì vậy hệ thống siêu thị không tránh khỏi nhiều yếu kém và bất cập, từ nhận thức và hiểu biết về siêu thị chưa đúng, chưa đầy đủ, các siêu thị hoạt động manh mún, tự phát, thiếu liên kết, thiếu sự chỉ đạo cụ thể .Đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống các chuỗi siêu thị - một phương thức kinh doanh quản lý siêu thị mới trên thế giới đã bắt đầu có mặt ở Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam sẽ vận dụng phương thức kinh doanh mới đó như thế nào đang là vấn đề được đề cập tới trong các buổi toạ đàm bàn về xu hương phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam. Mô hình chuỗi đang đuợc các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, và đã hình thành các chuỗi cửa hàng như G7-Mart, chuỗi siêu thị Sài Gòn Co.op Mart Mặc dù vậy việc ứng dụng những mô hình kinh doanh hiện đại, sáng tạo như vậy ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân đó là sự lĩnh hội mô hình kinh doanh này còn nhiều hạn chế.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị bán lẻ tại thị trường hà nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập WTO và mở rộng cánh cửa hội nhập kinh tế Quốc tế, thị trường Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường tiềm năng rất lớn, đặc biệt là thị trường bán lẻ với một nửa dân số dưới 30 tuổi có sức mua lớn. Nhiều loại hình bán lẻ mới đã và đang hình thành ở Việt Nam để khai thác thị trường tiềm năng này, trong đó có xuất hiện một phương thức kinh doanh hiện đại là siêu thị.
Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành bán lẻ của đất nước. Tuy nhiên siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta cũng như các nước đang phát triển khác. Vì vậy hệ thống siêu thị không tránh khỏi nhiều yếu kém và bất cập, từ nhận thức và hiểu biết về siêu thị chưa đúng, chưa đầy đủ, các siêu thị hoạt động manh mún, tự phát, thiếu liên kết, thiếu sự chỉ đạo cụ thể….Đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống các chuỗi siêu thị - một phương thức kinh doanh quản lý siêu thị mới trên thế giới đã bắt đầu có mặt ở Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam sẽ vận dụng phương thức kinh doanh mới đó như thế nào đang là vấn đề được đề cập tới trong các buổi toạ đàm bàn về xu hương phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam. Mô hình chuỗi đang đuợc các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, và đã hình thành các chuỗi cửa hàng như G7-Mart, chuỗi siêu thị Sài Gòn Co.op Mart…Mặc dù vậy việc ứng dụng những mô hình kinh doanh hiện đại, sáng tạo như vậy ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân đó là sự lĩnh hội mô hình kinh doanh này còn nhiều hạn chế.
Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về siêu thị, phục vụ cho các môn học chuyên ngành marketing và cho công việc sau này, nhằm góp phần nào đó xác định và đánh giá năng lực cạnh tranh để phát triển hệ thống các chuỗi siêu thị tại địa bàn nơi cư trú và học tập, em xin chọn đề tài “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO” làm đề tài để viết đề án môn học.
NỘI DUNG
I. Hiện trạng hệ thống phân phối bán lẻ tại thị trường Hà Nội
1. Số lượng các siêu thị và quy mô hoạt động
1.1. Số lượng các siêu thị
Hai siêu thị lần đầu được khai trương ở Hà Nội là siêu thị thuộc trung tâm thương mại số 7-9 Đinh Tiên Hoàng(1/1995) và siêu thị Minimart Hà Nội tại tầng II chợ Hôm(3/1995). Theo số liệu của Bộ Thương Mại, tính đến năm 2005 Hà Nội có tới 101 siêu thị, chiếm 38% số lương siêu thị trong cả nước.
Bảng 1 : Tình hình mở mới siêu thị hàng năm từ 1996 đến 2005 tại Hà Nội
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
*
tổng
Số ST mở mới
3
4
4
8
5
2
10
5
14
46
101
*: số liệu thống kê không rõ ràng
Nguồn: Bộ Thương mại, vụ chính sách thị trường trong nước
1.2. Quy mô siêu thị
Hệ thống siêu thị ở Hà Nội chủ yếu là các siêu thị nhỏ và vừa. Các siêu thị nhỏ của Hà Nội có diện tích mặt bằng kinh doanh chưa đầy 100m2, chủng loại hàng hóa trong các siêu thị này chỉ đạt mức 2000-3000 mặt hàng, cách bố trí hàng hoá đơn điệu, hệ thống dịch vụ kèm theo nghèo nàn…Doanh thu chỉ ở mức 18-20triệu VND/ ngày. Có thể liệt kê một vài siêu thị điển hình loại này theo bảng sau:
Bảng : Các siêu thị quy mô nhỏ ở Hà Nội
Siêu thị
ST Hồ Gươm
ST
IMS
ST
Cát Linh
ST số 12 Phùng Hưng
ST số 14 Lí Nam Đế
ST số 66 Bà Triệu
Diện tích mặt bằng
40m2
60m2
65m2
70m2
70m2
80m2
Có nhiều siêu thị diện tích mặt bằng rộng hơn, nhưng cũng chưa đủ tiêu chuẩn để phân hạng như: siêu thị số 66 Ngô Thì Nhậm có diện tích mặt bằng là 180m2, siêu thị 18 Hàng bài, Minimart Thái Hà: 250m2...Mặt hàng cũng tăng lên khoảng 3500-5000 tên hàng.
Những siêu thị cỡ vừa và lớn ở Hà Nội không nhiều, nhất là đối với các siêu thị kinh doanh tổng hợp. Mới chỉ co hai siêu thị Fivimart đạt tiêu chuẩn hạng II, có diện tích kinh doanh là 3000m2, bãi đỗ xe có diện tích khoảng 1000m2. Các chuỗi siêu thị Intimex, Marko, Citimart…chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn các siêu thị hậng III, diẹn tích không đủ 2000m2.
Phân hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng(2005)
+ không thuộc loại nào: 29% + loại II: 8.8%
+ loại III: 60,59% + loại I: 4,4%
Như vậy có thể thấy quy mô của các siêu thị ở Hà Nội còn quá nhiều siêu thị chưa đủ tiêu chuẩn để phân hạng, tỷ lệ các siêu thị như vậy còn rất cao (29%), trong khi đó những siêu thị thuộc hạng I lại quá ít (4,4%).
2. Mô hình hoạt động
Phương thức hoạt động của hệ thống siêu thị ở Hà Nội tính cả sự góp mặt của các đại gia bán lẻ nước ngoài, có thể tập hợp lại theo ba mô hình sau:
Mô hình siêu thị độc lập
Mô hình kinh doanh siêu thị độc lập là các siêu thị hoạt động đơn lẻ, thuộc về các chủ sở hữu khác nhau, hầu hết do các doanh nghiệp tư nhân mở một cách tự phát, có quy mô nhỏ và rất nhỏ, có khi chỉ vài chục mét vuông như đã đề cập ở phần 1.2. Các siêu thị này hoạt động có tính chất đơn lẻ, mạnh về mặt hàng nào thì kinh doanh mặt hàng đó, không có sự liên kết bổ sung các nguồn hàng cho nhau. Đặc biệt hàng hoá trong các siêu thị này chủ yếu láy từ các chợ bán buôn hoặc từ nguồn nhập khẩu tự phát, sự liên kết với nhà sản xuất kém bền chặt, nguồn hàng khai thác không được ổn định và giá cả còn ở mức cao.
Mô hình siêu thị dạng chuỗi
Ở Hà Nội có chuỗi siêu thị Fivimart với 4 siêu thị đặt ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng; chuỗi siêu thị Intimax với 4 siêu thị ở Bờ Hồ, Hào Nam, Lạc Trung, Định Công; chuỗi siêu thị Marko vói ba siêu thị lớn là siêu thị Marko I(phố Kim Mã), siêu thị Marko II(phố Tây Sơn), và siêu thị Marko III (Ngọc Khánh)…vói siêu thị theo mô hình chuỗi, người tiêu dùng không phải đến một siêu thị duy nhất mà chỉ cần đến một siêu thị bất kỳ nào đó trong chuỗi đều có thể mua được mặt hàng mình muốn và hoàn toàn yên tâm với giá cả và chất lượng hàng hóa mình đã lựa chọn.
Hiện tại ở Hà Nội các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh siêu thị từ dạng độc lập sang dạng chuỗi, đang thực hiện hợp tác liên kết cùng khai thác cơ hội thị trường đang mở rộng đồng thời cũng cùng chia sẻ nhưng khó khăn thách thức trong cơ chế hội nhập.
Mô hình đại siêu thị và cửa hàng kho hàng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài
Sự góp mặt của một số tập đoàn phân phối lớn trên thế giớ như Metro cash & Carry(Đức), Bourbon(Pháp)….tại Hà Nội đã làm thay đổi cục diện thị trương bán lẻ ở đây. Các đại siêu thị lần lượt xuất hiện theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Siêu thị Big C ở số 222/ Trần Duy Hưng/ Hà Nội đang được đông đảo người tiêu dùng Hà Nội quan tâm. Metro cũng chiếm ngự trên một vị trí lớn trên đường Phạm Hùng và là đại siêu thị bán buôn lớn nhất tại Hà Nội hiên nay. Các đại siêu thị, siêu thị lớn của các tập đoàn nước ngoài đã mang đến cho ngành kinh doanh siêu thị ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung một góc nhìn hoàn toàn mới về phương thức kinh doanh siêu thị, thể hiện ở tính quy mô, tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa…và cả vê tính cạnh tranh mới trên thị trường hấp dẫn này.
3. Đặc điểm hoạt động marketing của các siêu thị ở Hà Nội
a. Hàng hoá trong siêu thị
Cơ cấu hàng hoá
- Tỉ lệ hàng hàng hóa trong một số chuỗi siêu thị:
Bảng 2: Tỉ lệ hàng Việt Nam trong một số siêu thị ở Hà Nội.
Đơn vị: %
Nhóm ngành hàng
Siêu thị Citimart
Siêu thị Maximart
Siêu thị Big C
Chung các ngành hàng
70
75
95
thực phẩm
70
90
90
quần áo, giầy dép
80
70
90
Bánh kẹo
50
75
90
Gia vị
60
90
95
Hóa mỹ phẩm
80
90
95
nước giải khát
90
90
95
Thời gian gần đây, tại các siêu thị Hà Nội đã bắt đầu thu hút được một lượng khách hàng lớn mức thu nhập trung bình. Do vậy, các siêu thị đang thực hiện chiến lược “nội địa hóa”, phát triển thêm nhiều mặt hàng nội địa và đang có xu hướng liên kết với những người sản xuất ở Việt Nam. Tại hệ thống siêu thị Fivimart, người tiêu dùng có thể lựa chon trong số trên 20.000 mặt hàng với trên 70% là hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc sản phẩm của các liên doanh nước ngoài tại Việt Nam để tìm cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền
Tại Hà Nội, hàng tiêu dùng hàng ngày không phải là thực phẩm tươi sống, rau, củ quả….vẫn chiếm tỉ lệ cao. Mới chỉ có số ít các siêu thị kinh doanh các mặt hàng tươi sống là chủ yếu, như Fivimart nổi tiếng với rau quả, thực phẩm sơ chế. Các mặt hàng về kim khí, điện máy cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao trong các siêu thị ở Hà Nội, đa phần đều là hàng liên doanh hoặc nhập khẩu, chủ yếu là hàng sản xuất tại Trung Quốc, liên doanh với Nhật, Hàn Quốc....
Chất lượng sản phẩm
Đây là vấn đề rât đáng quan tâm trong các siêu thị. Nhìn chung người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng sản phẩm trong siêu thị và họ đến với siêu thị lí do chính là chất lượng đảm bảo. Hầu hết hàng hóa trong siêu thị đều có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng giảm sút do cô
Giá cả
Giá cả hàng hóa luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt khi các siêu thị mở rộng thị trường thu hút thêm một lượng lớn khách hàng có mức thu nhập thấp và trung bình. Theo khảo sát, giá của các siêu thị ở Hà Nội luôn cao hơn giá của các sản phẩm đó bán tại các cửa hàng bách hóa hoặc các chợ truyền thống. Mức độ chênh lệch giá cũng rất đa dạng. Nhìn chung, mức chênh lệch giá so với các cửa hàng khác là 10-15%, với các chợ truyền thống là khoảng 10-25%. Giữa các siêu thị cũng có sự chênh lệch giá. Giá trong các siêu thị nhà nước như Intimex, Co.op mart …giá bán phù hợp hơn so với các siêu thị tư nhân. Có một điểm rất đáng lưu ý là giá bán trong các đại siêu thị nước ngoài rất phong phú, có nhiều sản phẩm tiêu dùng giá bán thấp hơn hẳn so với các siêu thị khác, nhưng cũng có những sản phẩm giá cao hơn nhiều như đại siêu thị BigC có thể tìm thấy những sản phẩm như nước xả vải thấp hơn giá bán của cùng sản phẩm đó trong siêu thị Fivimart…Riêng hệ thống Metro giá bán rẻ hơn các siêu thị khác từ 10-20%. Đối với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến được quảng cáo mạnh và phân phối rộng khắp như các loại sữa hộp, sữa tươi, mì ăn liền, bột giặt …giá bán tại các siêu thị tương đối sát với bên ngoài. Các loại hàng hóa ít thông dụng như các sản phẩm nhập ngoại (rượu ngoại, bánh kẹo ngoại, mỹ phẩm, máy massage, quần áo nhập ngoại…) mức giá bán tại các siêu thị cao hơn nhiều so với các loại hình cửa hàng khác.
Trưng bầy sản phẩm
Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên ở Hà Nội các siêu thị ra đời và phát triển chủ yếu là tự phát, thiếu quy hoặch, đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo một cách bài bản nên tính “nghệ thuật” trong trưng bầy hàng hóa chưa thực sự cao, chưa tiện lợi và hấp dẫn khách hàng. Một số siêu thị có danh mục hàng hóa phong phú nhưng do quá chú trọng đến số lượng hàng hóa mà bố trí, thiết kế các quầy hàng, giá đỡ quá sát nhau làm cho việc di chuyển của khách hàng và cả nhân viên trong siêu thị đều khó khăn, thậm chí làm đổ vỡ, rơi hàng từ trên giá…Trong những năm gần đây có nhiều siêu thị lớn đã được mở tại Hà Nội, đặc biệt là có sự tham gia của các yếu tố nước ngoài đã đem đến nghệ thuật sắp xếp, trưng bầy hàng hóa theo chuẩn mực quốc tế. Hàng hóa được bố trí hợp lí, giao thông đi lại trong siêu thị thuận tiện hơn, diên tích tiếp xúc giữa hàng hóa và khách hàng được khai thác triệt để…Điều đó làm cho khách hàng đế với siêu thị ngày càng đông, nhất là đến với các siêu thị lớn, đại siêu thị, không chỉ đi mua sắm mà còn đi tham quan, ngắm nghía các mặt hàng.
b. Khách hàng của siêu thị
Động cơ đi siêu thị
Đa số khách hàng vào siêu thị để mua sắm vì họ cho rằng vào siêu thị có thể “mua được mọi thứ” nên sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và giá cả hàng hóa tuy có cao hơn bên ngoài một chút nhưng chất lượng đảm bảo. Theo một cuộc khảo sát nhỏ gần đây, người dân Hà Nội không chỉ quan tâm tới chất lượng hàng hóa khi vào siêu thị, nhiều người cho rằng vào siêu thị có thể dễ dàng tìm được những thứ hàng hóa mình cần nhanh nhất.
Đặc điểm khách hàng:
-Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội vào khoảng 1000 – 1500USD, cùng với lối sống công nghiệp bận rộn, những người đi làm công sở thì siêu thị gần như là điểm lựa chọn cho những ngày cuối tuần đối với họ.
- Thành phần khách hàng: theo số liệu thống kê cho thấy, tại Hà Nội có trên 50% khách hàng của siêu thị hiện nay là cán bộ viên chức và người lao động trong các nhà máy xí nghiệp, 40% là các bà nội trợ và khoảng 10% vào xem, vào chơi mà không qua quầy thanh toán.
- Đặc điểm văn hóa, xã hội của người tiêu dùng Hà Nội: Nét văn hóa nổi trội ở Hà Nội đó là nét văn hóa đô thị. Người dân nơi đây năng động, cởi mở, lịch thiệp và có nhu cầu đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa. họ luôn có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng, thái độ phục vụ, địa điểm mua sắm…đồng thời với lối sống công nghiệp bận rộn, họ chọn siêu thị là điểm mua hàng văn minh và lịch sự, có thể đáp ứng cho gần hết mọi nhu cầu của họ,
- Hàng ngày các siêu thị ở Hà Nội có khoảng 400-500 lượt khách vào mua và tham quan. Vào dịp tết lượng khách vào tới 2000-3000 người. Đặc biệt vào dịp khai trương, lượng khách vào tham quan tại Metro và BigC lên tới hàng chục ngàn ngưưoì. Tỷ lệ giữa lượng khách vào siêu thị với lượng khách có qua quầy thanh toán ngày một cao và giá trị mỗi đơn mua hàng trung bình đạt 150-200 ngàn đồng.
Thói quen mua sắm hàng tiêu dùng:
Mặc dù siêu thị được lựa chọn làm địa điểm mua sắm ngày càng nhiều, nhưng người dân Hà Nội vẫn có thói quen mua sắm hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày ngoài chợ, vì theo khảo sát, nhiều người dân cho rằng mua hàng ngoài chợ gần nhà tiện lợi hơn rất nhiều, lại mua được đồ tươi sống, đặc biệt là có thể trả giá…. hoặc tiện đường đi làm về, họ tạt qua chợ mua đò ăn nhanh hơn là phải gửi xe vào siêu thị. Siêu thị chỉ phù hợp với họ khi mua với số lượng lớn, đặc biệt là mua sắm cho cả tuần tiêu dùng, hoặc cả tháng đối với những sản phẩm để được lâu dài…Thói quen mua hàng ngoài chợ đang thay đổi nhưng sẽ còn lâu dài, vì những người kinh doanh ở chợ sẽ thay đổi cách thức bán hàng để đáp ứng với những đòi hỏi mới của khách hàng.
Xu thế mua sắm hiện nay
Người dân Hà Nội hiện nay đã bắt đầu quen với những phương thức mua hàng hiện đại. Mặc dù chợ, hàng rong, hay cửa hàng tổng hợp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong mua sắm hàng tiêu dùng, nhưng người dân ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, mà đó là điểm yếu của các địa điểm mua sắm truyền thống. Trong xu thế mua sắm hiện đại người tiêu dùng Hà Nội được hỏi và trả lời rằng họ quan tâm hàng đàu đến chất lượng hàng hoá, sau đó dến phong cách phục vụ và dịch vụ khách hàng. Yếu tố giá cả được đặt ở vị trí thứ ba. họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt hơn và được bán ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, được người bán giới thiệu, hướng dẫn tận tình. Đặc biệt thời điểm mua sắm cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của họ. Đa số những người thương xuyên mua hàng ở siêu thị, cửa hàng tiện ích vào những buổi chiều tối, khi họ đi làm về hay vào nhũng ngày nghỉ cuối tuần, và họ thường mua hàng với số lượng lớn, đủ tiêu dùng cho cả tuần…
c. Dịch vụ khách hàng
Đây có thể coi là một điểm yếu của các siêu thị ở Hà Nội so với thành phố Hồ Chí Minh
dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng vào siêu thị:
Hà Nội trước đây nhiều siêu thị không có chỗ để xe, hoặc có thì diện tích rất nhỏ, như siêu thị Marko, siêu thị trong trung tâm thương mại không có chỗ để xe. Hiện nay, các siêu thị được phân loại I, II đều đã có bãi đỗ xe miễn phí cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều siêu thị nhỏ, siêu thị loại III có bãi để xe cho khách nhưng lại thu phí trông xe như siêu thị Sao ở Phạm Ngọc Thạch, siêu thị trong trung tâm thương mại Cát Linh, chuỗi siêu thị Fivimart, Intemex…đó là một thực trạng phổ biến của các siêu thị ở Hà Nội.
Tủ giữ đồ:
Siêu thị nào cũng có tủ giữ đồ cho khách hàng để phòng mất mát hàng hóa. Dịch vụ này cũng tạo sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng đi xem và lựa chọn. Tuy nhiên, có nơi ngăn tủ quá nhỏ, khoá bị hỏng, và có quá ít các ngăn giử đồ, có trường hợp do số ngăn tủ quá ít mà lượng khách đến siêu thị lại quá đông nên nhiều người đã không vào được siêu tị để mua hàng vì không gửi được đồ như siêu thị Vinaconex trong trung tâm thương mại Tràng Tiền…
Thanh toán
Hầu hết các siêu thị đều áp dụng phương thức thanh toán tự động bằng máy, tuy nhiên vẫn có những siêu thị không phân hạng, siêu thị tư nhân nhỏ áp dụng phương thức tự quản lý và tự thanh toán bằng tay như siêu thị trên đườn Nguyễn An Ninh…Bên cạnh việc thanh toán bằng tiền mặt, ngày nay có nhiều siêu thị lớn đã chấp nhận bằng thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng. Đây là bước phát triển mới trong hiện đại hóa siêu thị đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng nhiều trong xã hội. Một số siêu thị lớn còn có dịch vụ thanh toán tiền bằng ngoại tệ để phục vụ khách hàng là người nước ngoài chủ yếu.
Các dịch vụ khác
Một số siêu thị có dịch vụ giao hàng tận nhà người mua như: Minimart Thái Hà, Minimart Láng Hạ, siêu thị trong trung tâm thương mại Cát Linh…Một số siêu thị đã áp dụng phương thức bán hàng qua điện thoại như: siêu thị Citimẩt, Minimart Thủ Đô, siêu thị Sao… và bán hàng qua internet như siêu thị Seiyu. Tuy nhiên hầu như các siêu thị bán hàng qua điện thoại đều kèm theo điều kiện là khách hàng phải mua với số lượng lớn, giá tri cao, ít nhất là vài trăm ngàn trở lên. Hoặc như siêu thị Sao (2B- Phạm Ngọc Thạch) yêu cầu khách hàng phải đến tận nơi để chọn hàng rồi yêu cầu vận chuyển. Nhìn chung hình thức bán hàng qua điện thoại của các siêu thị còn chưa cao, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số doanh thu của siêu thị.
Một số siêu thị còn có thêm dịch gói tặng quà cho khách hàng, song sự hấp dẫn của loại dịch vụ này chưa được triển khai triệt để. Thao tác nhân viên nhiều khi còn chậm, chưa thực sự sáng tạo, thiếu sự khéo léo…Nhiều siêu thị không thông báo rõ nên khách hàng không biết có loại dịch vụ này. Đây là một điểm yếu mà các siêu thị cần chú ý khắc phục.
d. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Khuyến mãi: Trong thời gian gần đây, để thu hút khách hàng đến siêu thị, lựa chon và mua hàng, các siêu thị đã liên tiếp có những đợt khuyến mại đối với nhiều hàng hóa được bán trong siêu thị. Các hình thức khuyến mại ngày càng phong phú đa dạng: mua 2 hoặc 3 sản phẩm được tặng thêm 1 sản phẩm, mua sản phẩm với khối lượng lớn hơn chỉ phải trả tiền với số lượng nhỏ, tặng kèm các sản phẩm nhỏ đi kèm các sản phẩm lớn, quay số, giảm giá…Các chuỗi Fivimart ở Hà Nội có tổ chức phát hành phiếu mua hàng ưu đãi trị giá 20-50-100 nghìn đồng. Khuyến mại ngày càng sôi động hơndo nhà sản xuất luôn muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình, còn các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị luôn muốn bán được nhiều hàng, voái doanh số và lợi nhuận cao.
Quảng cáo: Các siêu thị ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam chưa chú trọng đầu tư cho quảng cáo. Gần đây có xuất hiện quảng cáo của các siêu thị trên báo, tạp chí, vô tuyến, nhưng tần suất còn thấp. Các siêu thị thường áp dụng hình thức quảng cáo bằng những tấm băng rôn treo ngay trước cửa. Quảng cáo tại địa điểm siêu thị đang là chủ yếu của các siêu thị ở Hà Nội, hình thức này có thể tạo dựng được hình ảnh của siêu thị trong tâm trí khách hàng khi họ đến trực tiếp siêu thị, nhưng ít có tác dụng để khách hàng biết đến siêu thị nêu chưa tùng đến.
Các hoạt động xúc tiến khác: Các hoạt động xúc tiến khác trong các siêu thị ở Hà Nội còn rất hạn chế. Các hoạt động truyền thông, PR…là rất hạn hữu ngay cả đối với các siêu thị lớn.
4. Đánh giá chung về kinh doanh siêu thị ở Hà Nội hiện nay
Từ thực trạng hoạt động siêu thị ở Hà Nội, chúng ta có thể rút ra một số mặt được của hệ thống siêu thị ở Hà Nội như sau:
Những mặt được
Những hạn chế
+ Các siêu thị ngày càng được mở rộng cả về số lượng, quy mô và chủng loại hàng hóa.
+ Các siêu thị lớn đang được đưa vào hoạt động với phương thức kinh doanh hiện đại từ nước ngoài.
+ Áp dụng những mô hình kinh doanh siêu thị đa dang: độc lập, dạng chuỗi, liên doanh, liên kết
+ Chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đang được các siêu thị quan tâm rất nhiều để đảm bảo đem lại chất