Đề án Quản lý tiến độ thực hiên dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại Việt Nam

Các công trình đầu tư xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một nước. Nó là điều kiện tiền đề cho việc phát triển kinh tế và thu hút các nguồn vốn đầu tư vào trong nước. Ở Việt nam những năm qua do sự quan tâm và chỉ đạo của chính phủ, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng đã đạt được một số thành tựu nhất định tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập đặc biệt là vấn đề thất thoát lãng phí, Một nguyên nhân không thể không kể đến đó là hoạt động quản lý dự án còn nhiều yếu kém, một số cán bộ bị biến chất, một số cán bộ không đủ chuyên môn gây thất thoat lãng phí hàng chục tỷ đồng trong khi đất nước đang còn rất khó khăn. Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài: “Quản lý tiến độ thực hiên dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại Việt Nam” Đây là một đề tài rộng đòi hỏi phải có nhiều kiến thức thực tế và em chỉ đứng trên góc độ là người nghiên cứu để đánh giá vấn đề. Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý luận chung về quản lý dự án và quản lý dự án xây dựng, sẽ áp dụng vào phân tích tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt nam để làm rõ một số tồn tại và có một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô : TS.Nguyễn Thị Hồng Thắm đã giúp em có thêm sự hiểu biết hoàn chỉnh hơn để có thể hoàn thành bài đề án này. Nội dung đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Lý luận chung về dự án và quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư Chương 2: Thực trạng và giải pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng ở Việt Nam

doc28 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quản lý tiến độ thực hiên dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Các công trình đầu tư xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một nước. Nó là điều kiện tiền đề cho việc phát triển kinh tế và thu hút các nguồn vốn đầu tư vào trong nước. Ở Việt nam những năm qua do sự quan tâm và chỉ đạo của chính phủ, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng đã đạt được một số thành tựu nhất định tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập đặc biệt là vấn đề thất thoát lãng phí, Một nguyên nhân không thể không kể đến đó là hoạt động quản lý dự án còn nhiều yếu kém, một số cán bộ bị biến chất, một số cán bộ không đủ chuyên môn… gây thất thoat lãng phí hàng chục tỷ đồng trong khi đất nước đang còn rất khó khăn. Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài: “Quản lý tiến độ thực hiên dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại Việt Nam” Đây là một đề tài rộng đòi hỏi phải có nhiều kiến thức thực tế và em chỉ đứng trên góc độ là người nghiên cứu để đánh giá vấn đề. Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý luận chung về quản lý dự án và quản lý dự án xây dựng, sẽ áp dụng vào phân tích tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt nam để làm rõ một số tồn tại và có một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng ở Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô : TS.Nguyễn Thị Hồng Thắm đã giúp em có thêm sự hiểu biết hoàn chỉnh hơn để có thể hoàn thành bài đề án này. Nội dung đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Lý luận chung về dự án và quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư Chương 2: Thực trạng và giải pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng ở Việt Nam Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Tổng quan về dự án đầu tư Dự án là một tập hợp các công tác , nhiệm vụ có liên quan với nhau , được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian , nguồn lực , ngân sách và chất lượng Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị đầu tư xây dựng của dự án. Không phải bất cứ công trình xây dựng vào cũng phải lập dự án. Các công trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C...và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình. + ) Quản lý dự án Quản lý dự án là việc nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các nguồn lực, để mang lại sự hoàn thành thành công các mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Những thách thức chính của quản lý dự án là để đạt được tất cả các mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra, dưới những sự thúc ép thực hiện dự án đúng hạn. Các mối thúc ép tiêu biểu là phạm vi, thời gian (đạt tiến độ yêu cầu) và ngân sách (chi phí trong vòng ngân sách). +) Lịch trình thực hiện một dự án Là kế hoạch thực hiện dự án đã được lập thành một thời gian biểu hoạt động , lịch trình được xem như một sơ đồ chỉ rõ khi nào một hoặc một nhóm hoạt động sẽ bắt đầu hoặc kết thúc … Lập lịch trình của dự án quan trọng hơn nhiều so với hoạt động thường xuyên vì các dự án thiếu tính liên tục và thường gây ra các vấn đề phức tạp hơn trong việc điều phối công việc +) Tiến độ thực hiện dự án Là quá trình vận hành của dự án , quá trình thực hiện dự án diễn ra nhanh hay chậm hiệu quả hay không được căn cứ vào việc thực hiện tiến độ của dự án , tiến độ của dự án được xem xét qua đại lượng thời gian. Đó là khoảng thời gian từ khi lập dự án đến khi đưa dự án vào hoạt động và hoàn thiện dự án … 2. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư +) Các kĩ thuật lập tiến độ dự án : 2.1. Xác định các công việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công việc của dự án  2.2 Dự trù thời gian và nguồn lực của dự án  2.3. Lập, phê duyệt tiến độ của dự án  2.4 Xử lý bằng sơ đồ GANT (sơ đồ ngang) , CPM , PERT 2.5 Xác định được các công tác găng , thời gian dự trữ của các công tác không găng 2.6 Nguồn lực được điều hòa 2.7 Quan tâm đến tiến triển của dự án +) Các quá trình quản lý thời gian dự án Quản lý thời gian dự án gồm những qui trình bảo đảm hoàn tất dự án đúng hạn Những qui trình này gồm: 1. Xác định các hoạt động. • Lịch biểu dự án bắt nguồn từ tài liệu khởi động dự án o Bản tuyên bố dự án có chứa ngày bắt đầu và kết thúc, cùng với thông tin về ngân sách o Tuyên bố phạm vi và cấu trúc phân việc ( Work Breakdown Structure _ WBS ) giúp xác định cần phải làm những gì • Xác định hoạt động đòi hỏi phát triển WBS chi tiết hơn cùng với những lời giải thích để hiểu được tất cả những việc cần làm, nhằm có được các ước lượng phù hợp với thực tế 2. Sắp thứ tự các hoạt động. • Xem xét các hoạt động và xác định quan hệ phụ thuộc o Phụ thuộc bắt buộc: cố hữu do bản chất công việc. o Phụ thuộc xác định bởi nhóm dự án. o Phụ thuộc liên quan giữa các hoạt động bên trong dự án và bên ngoài dự án • Dùng Phương pháp CPM (Critical Path Method) để xác định các quan hệ phụ thuộc 3. Ước lượng thời gian cho mỗi hoạt động. • Ứoc lượng thời gian cho mỗi hoạt động, tùy theo hướng tiếp cận sẽ có các ứơc lương khác nhau. o CPM : thời gian mỗi công việc là thời gian xác định, cho phép thực hiện được công việc đó. o PERT: tính thời gian mong muốn (kỳ vọng) của thời gian thuận lợi (lạc quan), thời gian không thuận lợi (bi quan) và thời gian trung bình thực hiện được công việc đó. • Lập Bảng phân tích CPM (PERT) và xác định đường tới hạn (biểu diễn bằng sơ đồ GANTT) và xác định thời gian hoàn thành cả dự án. 4. Phát triển lịch biểu. Tạo được Lịch biểu phù hợp. 5. Điều khiển lịch biểu. • Kiểm tra lịch biểu so với thực tế • Sử dụng kế hoạch phòng hờ bất trắc • Không lập kế hoạch cho mọi người làm việc 100% khả năng vào mọi thời điểm • Tổ chức các buổi họp tiến độ với các bên liên quan, và • Thật rõ ràng, trung thật khi bàn về các vấn đề liên quan đến lịch biểu *) Phương pháp sơ đồ thanh ngang Là kỹ thuật quản trị tiến trình và thời hạn các hoạt động ( công việc ) của dự án trên trục tọa độ hai chiều trong đó trục hoành biểu diễn thời gian thực hiện công việc , và trục tung biểu diễn trình tự tiến hành các hoạt động Ưu điểm : - Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện các công việc - Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc Nhược điểm : - Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc ,không ghi rõ quy trình công nghệ , trong dự án có nhiều hoạt động thì điều này thể hiện rất rõ nét - Chỉ áp dụng cho những dự án quy mô nhỏ, không phức tạp *) Phương pháp CPM (Critical Path Method) Phương pháp CPM được thực hiện theo quy trình sau : 1) Lập sơ đồ mạng 2) Tính đường tới hạn 3) Tính chi phí rút ngắn trên 1 tuần ( 1 đơn vị thời gian) cho mọi công việc của mạng 4) Chọn công việc trên đường tới hạn với chi phí rút ngắn nhỏ nhất . Rút ngắn tối đa công việc này 5) Kiểm tra để chắc chắn đường tới hạn rút ngắn vẫn là đường tới hạn . Nếu đường tới hạn vẫn là đường dài nhất qua mạng , trở lại bước 5 , nếu không tìm đường tới hạn mới và quay lại bước 5 Ta xét thí dụ sau , ví dụ 1 công trình trong đó có 13 công việc được thực hiện trong bảng sau : Công việc Tg bình thường Tg rút ngắn CP bình thuòng CP rút ngắn Công việc trước A B C D E F G H I J K L M 6 10 10 12 4 2 9 5 8 2 10 3 9 4 7 8 11 3 1 6 3 6 1 7 1 6 200 500 450 750 150 70 800 170 560 300 720 90 620 210 650 500 780 160 75 900 200 600 345 750 100 650 ------- ------- ------- A,B B C C B, E B, E, C, F B, E, H A, B, D B, E, C, F, H, I, J C, G Đơn vị tính : Thời gian : tuần ; Chi phí : triệu đồng Tg : thời gian CP : chi phí Với thí dụ trên các bước trong quy trình được thực hiện như sau +) Lập sơ đồ mạng : Phân hoạch các công việc theo từng mức và xác định các công việc phải làm ngay trước đó cho mỗi công việc Các công việc trong toàn bộ quá trình được phân hoạch theo từng nấc theo nguyên tắc : các công việc trong cùng một mức không có quan hệ trước sau với nhau và có công việc trước nằm ở một mức trước Trong mỗi cột các công việc không có công việc có dấu (-----) Công việc trước Công việc ----- - --- - --- A, B B C C B, E B, E, C, F B, E, H A, B, D B, E, C, F, H, I, J C, G A B C D E F G H I J K L M +) Tính đường tới hạn Ta có bảng phân tích sau : Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS-ES --- ---- ---- ---- ---- ---- ---- Trong đó : ES : (Earliest Start) = Thời gian sớm nhất của một công việc có thể bắt đầu EF (Earliest Finish) = Thời gian sớm nhất để một công việc có thể kết thúc LS (Latest Start) = Thời gian muộn nhất để một công việc có thể bắt đầu LF (Latest Finish) = Thời gian muộn nhất để một công việc có thể kết thúc EF và LF được cho bởi công thức : EF = ES + thời gian hoàn thành LS = LF – thời gian hoàn thành Thời gian hoàn thành công trình = Max {EF của tất cả các công việc } Tổng chi phí = Tổng tất cả chi phí của mọi công việc Và : EF của công việc ở nấc 0 bằng 0 ES của một công việc = max { EF mọi công việc trước trực tiếp } LF của công việc cuối cùng = Thời gian hoàn thành công trình LF của một công việc trước trực tiếp = min { LS công việc đi sau } Vậy ta có : Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS-ES A B C C`(cv ảo) D E F G G`(cv ảo) H I J K L M 6 10 10 0 12 4 2 9 0 5 8 2 10 3 9 0 0 0 10 10 10 10 10 14 14 14 19 22 22 19 4 10 4 10 10 17 19 14 21 22 21 27 22 29 23 6 10 10 10 22 14 12 19 14 19 22 21 32 25 28 10 10 14 10 22 21 21 23 21 27 29 29 32 32 32 4 10 4 0 0 7 9 4 7 8 7 8 0 7 4 Tg hoàn thành công trinh = 32 Tổng chi phí = 5380 Trong đó C` và G` la 2 công việc ảo + ) Chỉ ra đường tới hạn Đường tới hạn là đường nối những công việc tới hạn . Công việc tới hạn là công việc không cho phép trễ , vì trễ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của cả công trình . Như vậy ta có Công việc tới hạn là công việc mà LS –ES Theo ví dụ trên thì đường tới hạn là B – D – K +) Tính chi phí rút ngắn trên 1 đơn vị thời gian ( 1 tuần ) . Chi phí này được tính dựa trên : Chi phí rút ngắn / 1 tuần = (CPRN – CPBT)/(TGBT – TGRN) Trong đó : CPRN : chi phí rút ngắn CPBT : chi phí bình thường TGRN : thời gian rút ngắn TGBT : thời gian bình thường ( giả sử chi phí rút ngắn là tuyến tính ) Công việc TGBT TGRN CPBT CPRN Chi phí rút ngắn đơn vị A B C D E F G H I J K L M 6 10 10 12 4 2 9 5 8 2 10 3 9 4 7 8 11 3 1 6 3 6 1 7 1 6 200 500 450 750 150 70 800 170 560 300 720 90 620 210 650 500 780 160 75 900 200 600 345 750 100 650 (210 – 200) / (6 – 4) = 5 (650 – 500) / (10 – 7) = 50 (500 – 450) / (10 – 8) = 25 (780 – 750) / (12 – 11) = 30 (160 – 150) / (4 – 3) = 10 (75 – 70) / (2 – 1) = 5 (900 – 800) / (9 – 6) = 33.3 (200 – 170) / (5 – 3) = 15 (600 – 560) / (8 – 6) = 20 (345 – 300) / (2 – 1) = 45 (750 – 720) / (10 – 7) = 10 (100 – 90) / (3 – 1) = 5 (650 – 620) / (9 – 6) = 10 +) Chọn công việc trên đường tới hạn với chi phí rút ngắn nhỏ nhất Theo ví dụ trên ta có đường tới hạn là B – D –K Rút ngắn trên đường tới hạn : Công việc B rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới =7 và chi phí tăng = 50 x 3 = 150 Công việc D rút ngắn 1 tuần Thời gian hoàn thành mới = 11 và chi phí tăng = 30 x 1 = 30 Công việc K rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới =7 và chi phí tăng thêm = 10 x 3 = 30 Lập bảng phân tích để kiểm tra đường tới hạn ta có Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS –ES A B C C`(ảo) D E F G G`(ảo) H I J K L M 6 7 10 0 11 4 2 9 0 5 8 2 7 3 9 0 0 0 7 7 7 10 10 11 11 12 16 18 20 19 4 3 0 10 10 13 15 10 17 18 17 23 21 25 19 6 7 10 7 18 11 12 19 11 16 20 18 25 23 28 10 10 10 10 21 17 17 19 17 23 25 25 28 28 28 4 3 0 3 3 6 5 0 6 7 5 7 3 3 0 Tg hoàn thành công trình = 28 Tổng chi phí = 5590 Đường tới hạn mới là : C –G –M Đường = 7 và chi phí tăng = 50 x 3 = 150 Công việc D rút ngắn 1 tuần Thời gian hoàn thành mới = 11 và chi tới hạn cũ bị mất , việc rút ngắn trên chưa phải là tối ưu Ta chọn một công việc khác để rút ngắn , ví dụ chọn M ta có : Công việc B rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới phí tăng = 30 x 1 = 30 Công việc K rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới = 7 và chi phí tăng = 10 x 3 = 30 Công việc M rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới = 6 và chi phí tăng = 10 x 3 = 30 Lập lại bảng phân tích để kiểm tra đường tới hạn, ta có : Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS –ES A B C C` D E F G G` H I J K L M 6 7 10 0 11 4 2 9 0 5 8 2 7 3 6 0 0 0 7 7 7 10 10 11 11 12 16 18 20 19 4 3 0 10 10 13 15 10 17 18 17 23 21 25 19 6 7 10 7 18 11 12 19 11 16 20 18 25 23 25 7 7 10 7 18 14 14 19 14 20 22 22 25 25 25 1 0 0 0 0 3 2 0 3 4 2 4 0 2 0 Thời gian hoàn thành = 25 Tổng chi phí = 5620 Đường tới hạn là : B –C –D –G –K –M Đường tới hạn cũ không bị mất . Vậy việc rút ngắn trên là tối ưu , và ta cũng không thể rút ngắn thời gian hoàn thành công trình được nữa Trên đây là ví dụ cho một bài toán tính đường tới hạn để phục vụ cho việc tính toán nhằm rút ngắn thời gian , tiến độ thực hiện của dự án… Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm tình hình: Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phát triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nhằm làm tăng năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải. Ngoài việc tập trung tăng thêm vốn đầu tư cho giao thông vận tải từ các nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn như trả nợ khối lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp… giao trách nhiệm đến cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành lang đường bộ, an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng… Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị quyết về chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tuy vậy thời gian qua ngành giao thông vận tải cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai. 2. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong thời gian qua Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 là năm hết sức khó khăn, trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng, nhất là các dự án xây dựng trọng điểm quốc gia trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên mức tăng trưởng của toàn ngành xây dựng năm 2009 vẫn đạt 12,4%, đóng góp không nhỏ vào việc duy trì mức tăng trưởng hợp lý 5,2% của cả nước, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia. Các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia có ý nghĩa to lớn về chính trị và kinh tế của đất nước. Dự án được huy động và tập trung nhiều nguồn lực  của quốc gia như vốn, nhân lực và vật lực (máy móc, vật tư, thiết bị và công nghệ), có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đời sống nhân dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm qua khiến tất cả các nguồn cung về vốn mất cân đối, nhiều dự án không có hoặc không đáp ứng đủ nguồn vốn, vì vậy một số công trình có nguy cơ phải ngừng thi công. Ngoài ra, khủng hoảng còn tác động  các mặt đời sống của cán bộ, công nhân viên tham gia xây dựng trên các công trường, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động, nếu không có các biện pháp linh hoạt, kịp thời thì tiến độ và chất lượng các công trình trọng điểm sẽ bị ảnh hưởng. Trong năm 2009, các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia đã vượt qua khó khăn thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đã huy động đủ nguồn vốn cho dự án, thi công bảo đảm chất lượng và vượt tiến độ đề ra. Tại công trình thủy điện Sơn La, công tác quản lý chất lượng được thực hiện thông qua hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, các nhà thầu và hoạt động của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, từ đó chất lượng công trình được tăng cường kiểm soát một cách có hệ thống, thường xuyên và chặt chẽ. Tính đến thời điểm hiện nay, khối lượng thi công các hạng mục chính đều đạt và vượt tiến độ: Ðổ bê-tông đầm lăn (RCC) đạt 70%, đổ bê-tông thường (CVC) đạt 60%, khoan phun gia cố và chống thấm đạt 98%, lắp đặt thiết bị và chi tiết đặt sẵn đạt 32% tổng khối lượng. Việc thu xếp vốn cho dự án đã cơ bản hoàn thành. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thủy điện Sơn La sẽ phát điện tổ máy 1 cuối năm 2010 và hoàn thành nhà máy năm 2012, vượt kế hoạch hai năm, có nghĩa là mỗi năm đất nước sẽ có thêm 10,2 tỷ kW giờ điện,  doanh thu tương đương giá trị 500 triệu USD/năm. Ðây là hiệu quả kinh tế to lớn mà dự án mang lại khi đẩy nhanh tiến độ, ngoài ra còn  nhiều hiệu quả khác như: chủ đầu tư giảm chi phí quản lý, chi phí vay vốn, hạn chế chi phí trượt giá... Các nhà thầu giảm chi phí thi công, chi phí máy, chi phí lãi vay... và nâng công suất hữu ích của thủy điện Hòa Bình. Công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành công tác xây dựng vào tháng 8-2009, hiện nay công tác hiệu chỉnh, nghiệm thu chạy thử đang được tiến hành hết sức khẩn trương. Chủ đầu tư đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành 3/7 gói thầu: gói 5A (Ðê chắn sóng), gói 5B (Cảng xuất sản phẩm) và gói thầu 7 (Nhà hành chính), các gói thầu còn lại (gói thầu 1, 2, 3, 4) thuộc các phân xưởng công nghệ chính, đang trong giai đoạn vận hành thử. Qua kiểm tra, kết quả quan sát cho thấy chất lượng thi công xây lắp các hạng mục công trình đúng với yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Trong giai đoạn vận hành thử kết quả đã cho ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế và bảo đảm tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa như: tiếp nhập thành công 21 chuyến dầu thô với tổng khối lượng 1,65 triệu tấn, đã chế biến 1,51 triệu tấn dầu thô, sản xuất ra 1,1 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng gồm: 93.129 tấn LpG, 9.422 tấn propylen, 45.256 tấn xăng A95, 446.627 tấn xăng A92, 411.833 tấn Diesel, 65.161 tấn dầu hỏa và 25.358 tấn dầu đốt. Ban quản lý dự án đang thực hiện đào tạo nhân sự thông qua các công việc thực tế trên công trường, các nhân sự được đào tạo đã tham gia vận hành phần lớn các phân xưởng của nhà máy dưới sự hướng dẫn của nhà thầu Technip và Tư vấn trợ giúp vận hành. Ðến nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành 884/893 quy trình vận hành và 39/78 quy trình bảo dưỡng trong tổng số 45/90 quy trình an toàn. Nhiều cơ quan đơn vị đã hết vận dụng sức linh hoạt, sáng tạo tư tưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp như LILAMA, HUD, SÔNG ĐÀ, TCty XI MĂNG….  Từ chỗ làm nhà thầu là chính nay nhiều doanh nghiệp đã chủ động vươn lên làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn, chủ động đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ vậy mà trong năm 2009, mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng ngành Xây dựng đã nỗ lực vượt khó, tăng trưởng với con số khá ấn tượng 14,6% (so với cùng kỳ năm 2008), tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và tỷ suất lợi
Tài liệu liên quan