Quy hoạch mạng lưới đô thị ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết, vì theo thống kê của bộ xây dựng nước ta hiện có 656 đô thị ,trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 loại đô thị đặc biệt, 2 loại đô thị loại 1,10 đô thị loại 2; 13 đô thị loại 3; 59 đô thị loại 4 và 570 đô thị loại 5.
Những phân tích của các nhà chuyên môn cho thấy thực trạng quy hoạch của nước ta hiện nay rất lôn xộn. Các đô thị đang đòi hỏi được cải tạo, xây dựng và phát triển theo hương văn minh hiện đại, đẹp và có bản sắc. chính vì vậy,cần có quy hoạch mạng lưới đô thị để phát triển không gian cho ngắn hạn và dài hạn.
Nhóm 8 sẽ phân tích các vấn đề chung trong quy hoạch mạng lưới đô thị và liên hệ trực tiếp về mạng lưới đô thị tỉnh Thái Bình.
Nhóm 8 xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn và thầy
62 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch mạng lưới đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỀ ÁN:
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
Bộ môn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Tiến Dũng
Nhóm : 8 - Kế hoạch A
Khoa : Kế hoạch và phát triển
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
1. Mai Thị Hiếu
2. Lê Thị Thanh
3. Nguyễn Thị Đào
Dương Hoàng
Hoàng Vân Hà
Nguyễn Thị Thu
Trịnh Văn Mạnh
LỜI NÓI ĐẦU
Quy hoạch mạng lưới đô thị ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết, vì theo thống kê của bộ xây dựng nước ta hiện có 656 đô thị ,trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 loại đô thị đặc biệt, 2 loại đô thị loại 1,10 đô thị loại 2; 13 đô thị loại 3; 59 đô thị loại 4 và 570 đô thị loại 5.
Những phân tích của các nhà chuyên môn cho thấy thực trạng quy hoạch của nước ta hiện nay rất lôn xộn. Các đô thị đang đòi hỏi được cải tạo, xây dựng và phát triển theo hương văn minh hiện đại, đẹp và có bản sắc. chính vì vậy,cần có quy hoạch mạng lưới đô thị để phát triển không gian cho ngắn hạn và dài hạn.
Nhóm 8 sẽ phân tích các vấn đề chung trong quy hoạch mạng lưới đô thị và liên hệ trực tiếp về mạng lưới đô thị tỉnh Thái Bình.
Nhóm 8 xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn và thầy
Nguyễn Tiến Dũng
NHÓM 8_KẾ HOẠCH 47A
MỤC LỤC
A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
1. Quy hoạch mạng lưới đô thị
Phương hướng phát triển mạng lưới đô thị theo sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ.
3. Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị.
4. Căn cứ xác định các điểm quy hoạch
5. Tại sao phải có mạng lưới đô thị với quy mô khác nhau.
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO CÁC NGUỒN LỰC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN.
I. Đặc điểm và tài nguyên.
1. Vị trí địa lí.
2. Đặc điểm địa hình và khí hậu.
3. Nguyên vật liệu.
II. Dân số và nguồn nhân lực.
1.Dân số.
2. Trình độ dân trí.
3. Lao động.
III. Thực trạng kinh tế.
1.Đánh giá chung.
2.Thực trạng các ngành kinh tế.
IV. Kết cấu hạ tầng, thực trạng môi trường và tình trạng phát triển đô thị.
Giao thông.
Hệ thống năng lượng.
Hệ thống cấp thoát nước.
Bưu chính viễn thông.
Công trình nhà ở.
Thực trạng môi trường.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ .
Quy hoạch mạng lưới đô thị là sự tổ chức, xắp xếp không gian sống theo đô thị và các khu vực đô thị trên cở sở điều tra, dự báo, tính toán, phân tích đặc điểm, vai trò, nhu càu và nguồn lực củ đô thị nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu tác động có hại phát dinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng mọi nguồn lực và hướng tới sự phát triển bền vững.
Phương hướng phát triển mạng lưới đô thị theo sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ.
Một bản quy hoạch mạng lưới đô thị cần có sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ.
Quan điểm định hướng chung: Phát triển không gian đô thị ( đầu tue, xây dựng mới) để tận dụng mọi nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo sự phát triển bền vững có hiêu quả. Từ đô\ó đưa ra các chỉ tiêu tổng hưpj dự báo…
Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị
Những năm gần đây, do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăng trưởng nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung và các khu công nghiệp địa phương thu hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh cả nước về thủ đô dẫn đến cở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đang quá tải, gặp nhiều khó khăn trong đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, trường học, bệnh viện, công viên cây xanh, nơi vui chơi giải trí, giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cấp điện, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, đất phát triển các đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất phát triển đô thị mới...
Song song đó, các tỉnh xung quanh Thủ đô đất chật người đông, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp (503m2/người); nguồn lao động đồi dào nhưng trình độ còn thấp, các kỳ nông nhàn thường di cư tự do ra Thủ đô làm tăng sự di cư bất hợp pháp; hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém; mật độ dân số cao, kinh tế chủ đạo vẫn dựa vào nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản nhìn chung nghèo, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống nhân dân chỉ ở mức dưới hoặc trung bình. Cho thấy, sự phát triển của các tỉnh xung quanh ảnh hưởng lớn đến Thủ đô và sự phát triển của Thủ đô cũng là động lực để phát triển của các tỉnh xung quanh.
Để có sự phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững cho Thủ đô và các tỉnh xung quanh thì một số vấn đề liên quan đến quy hoạch và xây dựng đô thị, đào tạo lực lượng lao động, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội không thể giải quyết trong phạm vi từng tỉnh riêng lẻ mà cần sự liên quan và phối hợp của toàn vùng như: các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, nguồn nước mặt, các bãi đỗ xe, nhà máy nước, trạm xử lý nước thải, công viên, nghĩa trang, bãi chôn lấp rác... Việc lập quy hoạch mạng lưới đô thị thủ đô Hà nội và vung lân cận cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương và các Bộ, ngành liên quan đồng thời phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô làm cơ sở cho việc chỉ đạo thống nhất và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
4.Căn cứ xác định các điểm quy hoạch
Khi tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị cần có các văn bản pháp lí quy định các tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên,dân số; tỉ trọng công nghiệp, môi trường, kết cấu hạ tầng … có đạt tiêu chuẩn thành phố loại 1,2,3,4,5 không
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGUỒN LỰC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN
I. Đặc điểm về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và mối quan hệ với các huyện thị trấn tiếp giáp và với cả nước
Như chúng ta đã biết, quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Và quy hoạch đô thị là bước cụ thể hoá của quy hoạch tổng thể, chịu sự điều chỉnh của quy hoạch tổng thể. Vì vậy, ta cần xem xét vai trò, chức năng của mạng lưới đô thị mà ta quy hoạch trong định hướng phát triển chung cũng như trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của cả nước. Để từ đó bố trí, sắp xếp các đô thị thành một mạng lưới một cách hợp lý, khoa học phù hợp với mục đích phát triển của vùng cũng như của cả nước và quốc tế.
Trước hết muốn quy hoạch mạng lưới đô thị chúng ta cần biết được vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của vùng, vì nó là điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển đô thị.Khi quy hoạch mạng lưới đô thị chúng ta cần phân tích dựa trên những tiêu chí sau:
- Khu đô thị nằm ở đâu? Phía nào? Tiếp giáp với những huyện nào? Từ đó chúng ta thấy được những điều kiện thuận lợi gì phù hợp với quy hoạch và những khó khăn cần khắc phục cũng như mối quan hệ với các vùng lân cận.
- Trong khu đô thị có trung tâm kinh tế (thương mại) gì? Có vai trò quan trọng như thế nào đến kinh tế của đô thị quy hoạch? Và chúng ta cần bao nhiêu trung tâm kinh tế như vậy trong đô thị là vừa?
- Thứ hai, chúng ta cần biết được đặc điểm địa hình, khí hậu của khu đô thị. Đánh giá địa hình khu đô thị xem có thuận lợi cho hoạt động kinh tế của người dân hay ko? nhất là trong hướng đưa cơ giới hoá vào sản xuất và phát triển đô thị.
Đặc biệt chúng ta cần đánh giá được cấu trúc đất để lựa chọn được quy hoạch mạng lưới đô thị phù hợp. Theo các chuyên gia lựa chọn đất đai xây dựng đô thị cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Địa hình thuận lợi cho xây dựng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có độ dốc thích hợp
Địa chất công trình bảo đảm để xây dựng các công trình cao tầng ít phí tổn gia cố nền móng. Đất không có hiện tượng trượt, hố ngầm, động đất, núi lửa.
Khu đất xây dưng có điều kiện tự nhiên tốt, có khí hậu trong lành thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và đời sống, chế độ mưa gió ôn hoà.
Vị trí khu đất xây dựng đô thị có liên hệ thuận tiện với hệ thống đường giao thông, đường ống kỹ thuật điện nước, hơi đốt của quốc gia hay vùng.
Đất xây dựng đô thị cố gắng không chiếm dụng đất canh tác, đất sản xuất nông nghiệp và tránh các khu vực có tài nguyên khoán sản, khu nguồn nước, khu khai quật di tích cổ, các di tích lịch sử và các di sản văn hoá khác.
Nên chọn vị trí có điểm dân cư để cải tạo và mở rộng, hạn chế lựa chọn chỗ hoàn toàn mới thiếu các trang thiết bị kỹ thuật đô thị. Phải đảm bảo đầy đủ điều kiện phát triển mở rộng của đô thị trong tương lai.
Khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng khi quy hoạch đô thị nó ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống dân cư. Lượng mưa và biến động thời tiểt tác động đến cơ sở hạ tầng và tuyến giao thông…
Cuối cùng chúng ta cần đánh giá tài nguyên thiên của vùng quy hoạch và khả năng phối hợp phát triển của vùng với các vùng khác và quốc tế. Thể hiện mối quan hệ thống nhất trong phạm vi toàn quỗc, khu vực và trên thế giới. Đánh giá những lợi thế và hạn chế về tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh hợp tác và cùng phát triển theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá. Bên cạnh đó phải xác định được khả năng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững trong điều kiện hợp tác phát triển không lệ thuộc, cùng có lợi.
Như vậy trên cơ sở đánh giá những khả năng về tài nguyên thiên nhiên, địa lý phong cảnh, điều kiện địa hình, có thể xác định những yếu tố thuận lợi nhất ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động về mọi mặt của thành phố. Căn cứ vào đặc điểm tình hình và khả năng phát triển của đô thị, mỗi đô thị có một tính chất riêng phản ánh vị trí, vai trò và tính chất khai thác ở đô thị đó về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó người ta hình thành các loại đô thị có những tính chất riêng và chức năng riêng trong tổng thể mạng lưới đô thị.
Bên cạnh đó, việc xác định triển vọng liên kết với các huyện, thị trấn tiếp giáp trong vùng là điều rất quan trọng. Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và nguồn lực nên mỗi đô thị, mỗi vùng đều có những lợi thế riêng. Vì vậy, cần chủ động hợp tác liên kết và phân công sản xuất để có thể phát huy tối đa tiềm năng của từng vùng đồng thời hỗ trợ nhau cùng phát triển thúc đẩy sự phát triển theo hướng đồng đều. Do đó cần đánh giá được thế mạnh của đô thị là gì? Thế mạnh của vùng tiếp giáp là gì? Và có thể hợp tác được với nhau ở những lĩnh vực nào? Để có phương án quy hoạch hợp lý.
Đặc biệt cần khại thác hợp lý nhất tiềm năng du lịch của đô thị. Việc quy hoach đô thị không chỉ tính đến nhu cầu của dân cư và cơ sở sản xuất trong vùng mà cần phải đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch, các dịch vụ du lịch nhằm phát triển thế mạnh cuả mình từ đó tạo đòn bẩy cho phát triển chung toàn vùng và quốc gia.
Liên hệ Hà nội
1. Vị trí địa lý
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây ở phía Nam. Vị trí địa lý và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1010, Hà Nội đã được Vua Lý Công Uẩn chọn làm thủ đô của cả nước.
Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên ) với 125 phường, có diện tích 84,3 km² (chiếm 9% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km² (chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị trấn.
Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010” và Pháp lệnh Thủ đô đã xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là thủ đô của cả nước, Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình. Đồng thời, sự phát triển của Hà Nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước; sự phát triển của thủ đô Hà Nội là niềm tự hào của người dân Hà Nội, đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước, của dân tộc.
2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Hà Nội nằm ở vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, độ cao trung bình từ 5 – 20 m so với mặt nước biển (chỉ có khu vực đồi núi phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 m – 400 m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m). Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, ngoài ra còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía Bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao so với các vùng của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi, tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.
Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa, có thể phân bố thành phố Hà Nội thành 2 vùng: vùng phù sa cũ (đại bộ phận nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, phía Tây quốc lộ 1. Đất được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 4, khả năng chịu nén tốt). Vùng phù sa mới (nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội, phần lớn ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Đất ở đây chủ yếu do phù sa mới của sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn vùng trên)
Trên cơ sở quá trình tạo thành và cấu trúc địa hình hiện đại, có thể phân bố lãnh thổ thành phố Hà Nội thành 2 vùng chính sau: vùng đồng bằng (địa hình đặc trưng của Hà Nội, chiếm tới 90% diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ nội thành, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và một phần phía Nam của huyện Sóc Sơn; Độ cao trung bình của vùng từ 4 – 10 m, cao nhất khoảng 20 m so với mặt nước biển. Nơi đây tập trung đông dân cư, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc) và vùng đồi núi (chiếm 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn. Địa hình của vùng khá phức tạp, phần lớn là các đồi núi thấp có độ dốc trên 8°, độ cao trung bình từ 50 - 100 m. Vùng này tầng đất rất mỏng, thích hợp phát triển các cây trồng lâm nghiệp).
3. Khí hậu
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82 %, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm.
Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô. Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nên xét ở góc độ khác có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
4 Tài nguyên
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tích đất ngoại thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14%. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm 22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.
Hệ thống đất của Hà Nội gồm các nhóm: đất phù sa thuộc hệ thống sông Hồng vừa có quy mô diện tích lớn (91,4% diện tích nhóm) phân bố tập trung, vừa ít chua và hầu hết các chỉ tiêu lý hoá học đều cao hơn đất phù sa của các sông khác. Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới. Đất phù sa được bồi đắp bởi các sông khác có màu nâu đậm, thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù sa sông Hồng; nhóm đất xám bạc màu (diện tích 17.663 ha, bằng 19,23% diện tích đất tự nhiên) tuy nghèo sét, nghèo dinh dưỡng song phân bố hầu hết ở địa bàn cao, thoát nước là điều kiện thuận lợi để gieo trồng cây trồng cạn; nhóm đất đỏ vàng (đất dốc) chiếm 8.386,3 ha. Tuy phân bố hầu hết ở địa hình dốc dưới 15°, độ phì đạt mức trung bình, song hầu hết tầng mỏng, chỉ thích hợp trồng cây hoa màu ngắn ngày, diện tích thích hợp với cây lâu năm chỉ có 780 ha ở tầng dày hơn 50 cm.
Tài nguyên rừng
Hà Nội có 6.740 ha đất rừng, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở huyện Đông Anh, Gia Lâm. Hà Nội không có rừng tự nhiên. Khu vực phụ cận quanh Hà Nội cách từ 50 - 100 km có những khu rừng nổi tiếng như Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, rừng Tam Đảo.
Diện tích rừng trồng của Hà Nội đạt 6.720 ha, chiếm 99,7% đất rừng toàn thành phố, trong đó huyện Sóc Sơn 6.656 ha, chiếm 99%. Rừng chủ yếu là bạch đàn, keo…Ngoài ra, còn có một số loại cây như sơn, gió, quế, cánh kiến, thông là những loại làm nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu. Tổng trữ lượng rừng nói chung khoảng 106.000 m³ gỗ bạch đàn và 286.000 tấn củi.
Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinh thái, chống thoái hoá đất đồi. Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần của nhân dân và du khách.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên diện tích 35.000 km² của Hà Nội và vùng phụ cận có hơn 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá, khai thác ở các mức độ khác nhau. Khoáng sản cháy rắn có than đá, than nâu, than bùn: đã phát hiện 51 mỏ quặng và điểm quặng, trong đó có 2 mỏ trung bình, 18 mỏ nhỏ, tổng trữ lượng khoảng hơn 200 triệu tấn, chủ yếu là than đá (gần 190 triệu tấn), phân bố theo 2 hướng: Tây Hà Nội và Đông Hà Nội. Khoáng sản kim loại đen có trữ lượng 393,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở phía Bắc – Tây Bắc Hà Nội; măng gan và titan trữ lượng không đáng kể. Khoáng sản kim loại màu: có khoảng 42 mỏ và điểm quặng đồng, chì, kẽm, trữ lượng thấp; khoáng sản kim loại quý chủ yếu là vàng: xác định tại Hà Nội và vùng lân cận có 20 mỏ và điểm quặng vàng; trong đó có 4 mỏ được đánh giá sơ bộ có trữ lượng dưới 1 tấn (Trại Cau, Hòn Khê, Na Lương, Chợ Bến). Khoáng sản vật liệu xây dựng: Hà Nội và khu vực xung quanh có 2/3 diện tích là đồi núi, phần lớn là đá vôi và các loại mác ma khoảng 1/3 diện tích còn lại là vùng đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát, cuội, sỏi; đá vôi có trữ lượng khoảng 4 tỉ tấn; đá hoa có trữ lượng 80 triệu tấn; có khoảng 85 mỏ sét các loại trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn, trong đó sét gạch ngói là chủ yếu, số còn lại là sét chịu lửa, sét gốm sứ. Các mỏ sét này đều được lộ ra trên mặt đất và hầu hết đang được khai thác. Các loại đá vụn: cuội, sỏi, cát, đá ong…đều có trữ lượng đáng kể, chất lượng tốt, đá được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất công nghiệp.
5 Tiềm năng kinh tế
lĩnh vực kinh tế lợi thế
Hà Nội nằm trên châu thổ sông Hồng và là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch.
Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tại đây.
Tiềm năng du lịch
Các yếu tố địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu của Hà Nội thuận lợi cho phát triển thực vật, cây cối bốn mùa xanh tốt, có điều kiện xây dựng một “thành phố xanh, sạch, đẹp”, tạo sức hút lớn đối với khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Hệ thống sông, hồ của Hà Nội với sông Hồng, sông Đuống và nhiều hồ lớn phân bố ở cả nội và ngoại thành tạo cho thủ đô có sức hấp dẫn lớn về du lịch. Mộ