Đề án Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc

kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 17%/năm - vào loại nhanh nhất so với cả nước. Cùng với những thành tựu chung của nền kinh tế, ngành thương mại Vĩnh Phúc đã được đầu tư và có những bước tăng trưởng đáng kể, hàng năm đóng góp hơn 10% vào GDP của tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được cải thiện từng bước, các loại hình tổ chức thương mại mới đã hình thành, các kênh phân phối hàng hóa công nghiệp và nông sản đã được định hình góp phần hỗ trợ sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm tới, sẽ có nhiều nhân tố mới tác động đến phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc, đó là: tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được định hướng phát triển thành thành phố Vĩnh Phúc vào cuối những năm 2020 đầu những năm 2030 của Thế kỷ XXI, cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ được tích cực chuyển đổi theo hướng tiên tiến hơn thể hiện trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, sự thay đổi về địa giới hành chính (huyện Mê Linh sát nhập vào Hà Nội, tách huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và Sông Lô .). Tác động của những yếu tố này đòi hỏi ngành thương mại Vĩnh Phúc phải có sự phát triển tương xứng. Một mặt, phải triệt để khai thác lợi ích thương mại từ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, mặt khác, phải tận dụng được những cơ hội từ những yếu tố phát triển mới để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các ngành khác, từ đó nâng cao hơn nữa vai trò của ngành thương mại không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, mà còn đối với sự phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả nước. Để thực hiện được những yêu cầu trên đây, trong giai đoạn tới, ngành thương mại Vĩnh Phúc phải đạt được sự phát triển phù hợp về quy mô, cấu trúc của hệ thống phân phối hàng hoá, sự phân bố hài hoà của các loại hình tổ chức thương mại với phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại đồng thời phải có những cải cách về chính sách và cơ chế quản lý thương mại. Những yêu cầu phát triển trong tương lai của tỉnh Vĩnh Phúc đòi hỏi phải xây dựng Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc với tầm nhìn đến năm 2030 nhằm khai thác các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ này. Mục tiêu của quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc: - Định hướng phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc trên cơ sở phát huy các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. - Làm căn cứ pháp lý để lập kế hoạch và quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngành thương mại Vĩnh Phúc. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc: - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. - Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và 2030 đã được phê duyệt. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV. - Quyết định số 19/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ Công Thương Phê duyệt qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020. - Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định 27/2007/QĐ-TTg, ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010. - Nghị quyết 54 – NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định 145/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Các Văn bản của Đảng và Nhà nước, Chính phủ về phát triển thương mại của cả nước, vùng kinh tế. - Niên giám thống kê, kết quả điều tra, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại tại tỉnh Vĩnh Phúc trong quan hệ với hoạt động kinh tế - thương mại của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực . Phạm vi: - Thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 1997-2009, thời gian qui hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Không gian: Qui hoạch theo không gian hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:  Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc.  Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh.  Xây dựng những phương hướng chủ yếu phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các mục tiêu phát triển, định hướng phát triển ngành, định hướng phân bố các loại hình tổ chức thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và năm 2030. Nội dung của dự án: Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc. Phần thứ hai: Thực trạng phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Phần thứ tư: Giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch

doc100 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, nhất là là từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 17%/năm - vào loại nhanh nhất so với cả nước. Cùng với những thành tựu chung của nền kinh tế, ngành thương mại Vĩnh Phúc đã được đầu tư và có những bước tăng trưởng đáng kể, hàng năm đóng góp hơn 10% vào GDP của tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được cải thiện từng bước, các loại hình tổ chức thương mại mới đã hình thành, các kênh phân phối hàng hóa công nghiệp và nông sản đã được định hình góp phần hỗ trợ sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm tới, sẽ có nhiều nhân tố mới tác động đến phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc, đó là: tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được định hướng phát triển thành thành phố Vĩnh Phúc vào cuối những năm 2020 đầu những năm 2030 của Thế kỷ XXI, cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ được tích cực chuyển đổi theo hướng tiên tiến hơn thể hiện trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, sự thay đổi về địa giới hành chính (huyện Mê Linh sát nhập vào Hà Nội, tách huyện Lập Thạch thành 2 huyện Lập Thạch và Sông Lô….). Tác động của những yếu tố này đòi hỏi ngành thương mại Vĩnh Phúc phải có sự phát triển tương xứng. Một mặt, phải triệt để khai thác lợi ích thương mại từ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, mặt khác, phải tận dụng được những cơ hội từ những yếu tố phát triển mới để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các ngành khác, từ đó nâng cao hơn nữa vai trò của ngành thương mại không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, mà còn đối với sự phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả nước. Để thực hiện được những yêu cầu trên đây, trong giai đoạn tới, ngành thương mại Vĩnh Phúc phải đạt được sự phát triển phù hợp về quy mô, cấu trúc của hệ thống phân phối hàng hoá, sự phân bố hài hoà của các loại hình tổ chức thương mại với phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại đồng thời phải có những cải cách về chính sách và cơ chế quản lý thương mại. Những yêu cầu phát triển trong tương lai của tỉnh Vĩnh Phúc đòi hỏi phải xây dựng Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc với tầm nhìn đến năm 2030 nhằm khai thác các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ này. Mục tiêu của quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc: - Định hướng phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc trên cơ sở phát huy các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. - Làm căn cứ pháp lý để lập kế hoạch và quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngành thương mại Vĩnh Phúc. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc: - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. - Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và 2030 đã được phê duyệt. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV. - Quyết định số 19/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ Công Thương Phê duyệt qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020. - Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công Thương Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định 27/2007/QĐ-TTg, ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010. - Nghị quyết 54 – NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định 145/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - Các Văn bản của Đảng và Nhà nước, Chính phủ về phát triển thương mại của cả nước, vùng kinh tế. - Niên giám thống kê, kết quả điều tra, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại tại tỉnh Vĩnh Phúc trong quan hệ với hoạt động kinh tế - thương mại của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực….. Phạm vi: - Thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 1997-2009, thời gian qui hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Không gian: Qui hoạch theo không gian hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu: Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh. Xây dựng những phương hướng chủ yếu phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các mục tiêu phát triển, định hướng phát triển ngành, định hướng phân bố các loại hình tổ chức thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và năm 2030. Nội dung của dự án: Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc. Phần thứ hai: Thực trạng phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Phần thứ tư: Giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch Phần thứ nhất CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH VĨNH PHÚC 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH VĨNH PHÚC 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Phúc nằm ở vùng cực Bắc châu thổ Sông Hồng, diện tích tự nhiên hơn 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông và phía Nam giáp Hà Nội, phía Tây giáp Phú Thọ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km và sân bay quốc tế Nội Bài 25 km. Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính là Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng lan toả Thủ đô, nằm trên quốc lộ 2A nối Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, Đường Cao tốc Hà Nội - Lào Cai…, nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, trục giao thông nối liền vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc cũng là một trong các tỉnh thuộc tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội - Hải Phòng – cầu nối thúc đẩy tự do hóa kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam – ASEAN và Trung Quốc. Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc tạo lập quan hệ kinh tế với các trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và các thành phố lớn… được tác động lôi kéo của các vùng kinh tế quan trọng, đồng thời cũng tạo điều kiện để Vĩnh Phúc khai thác các lợi ích thương mại, thúc đẩy phát triển giao thương với các tỉnh trong nước và nước bạn Trung Quốc. 1.1.2. Điều kiện địa hình và tài nguyên thiên nhiên Địa hình tỉnh Vĩnh Phúc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bao gồm ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi, cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất. Vùng đồng bằng thích hợp trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả và hình thành các khu dân cư, khu đô thị. Vùng trung du thích hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển trang trại và khu công nghiệp. Vùng đồi núi thích hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, phát triển du lịch nghỉ dưỡng… Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, hệ thống sông, hồ trên địa bàn tỉnh khá phong phú với hai con sông lớn chảy qua là Sông Hồng, Sông Lô cùng các con sông nhỏ như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ, sông Phan và hệ thống hồ ao đem lại tiềm năng về vận tải và cung cấp nước tưới, tiêu. Điều kiện địa hình, khí hậu phù hợp cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng, tạo nguồn cung ứng phong phú cho ngành thương mại, thuận lợi cho phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và quan trọng nhất của Vĩnh Phúc là nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, tài nguyên du lịch... Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 123.176 ha, bao gồm hai nhóm chính là đất phù sa và đất đồi núi, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,64%, đất phi nông nghiệp chiếm 27,99%, đất chưa sử dụng chiếm 2,37%. Quĩ đất nông nghiệp của tỉnh đang có xu hướng giảm dần, ngược lại, đất phi nông nghiệp đang tăng nhanh, đặc biệt là quĩ đất dành cho phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu dân cư… Tài nguyên khoáng sản: Nhóm khoáng sản nhiên liệu bao gồm than antraxit, than nâu, than bùn; nhóm khoáng sản kim loại bao gồm barit, đồng, vàng, thiếc, sắt; nhóm vật liệu xây dựng bao gồm sét, cát sỏi, đá xây dựng... và cao lanh. Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá nghèo nàn, chưa được điều tra kỹ và chưa phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh ngoại trừ một số ít loại có giá trị thương mại là đá xây dựng, cao lanh, than bùn nhưng trữ lượng thấp và điều kiện khai thác còn hạn chế. Tài nguyên du lịch: Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển du lịch với các quần thể danh lam thắng cảnh như Vườn quốc gia Tam Đảo, Thác Bản Long, Hồ Đại Lải, Đầm Vạc.., với nhiều lễ hội dân gian truyền thống và các di tích lịch sử như Tây Thiên, Tháp Bình Sơn,... Quá trình khai thác các tiềm năng du lịch của tỉnh sẽ tạo điều kiện cho ngành thương mại phát triển như cung ứng trang thiết bị để xây dựng cơ sở vật chất du lịch, cung ứng hàng hóa cho nhu cầu của khách du lịch. 1.2. Con người và nguồn nhân lực - Dân số: Dân số của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 là 1.003.047 người, nhịp độ tăng dân số trong thời kỳ 2006-2009 là 1,15%/năm. Dự kiến năm 2010, dân số sẽ tăng với tốc độ chậm hơn, khoảng 1,12% so với năm 2009, đạt khoảng 1.012 nghìn người. Mật độ dân số của Vĩnh Phúc tăng từ 767 người/km2 năm 2005 lên 801 người/km2 năm 2008 và 813 người/km2 năm 2009, thấp hơn so với mật độ dân số bình quân chung của vùng KTTĐBB. Các huyện vùng đồng bằng có mật độ dân số trung bình cao gấp hơn hai lần so với các huyện trung du và miền núi. Dân cư tập trung đông nhất tại thành phố Vĩnh Yên với 1.605 người/km2 và thấp nhất tại huyện Tam Đảo với 287 người/km2. Đặc điểm này cần phải tính đến khi phân bố mạng lưới thương mại ở từng địa bàn để tránh tình trạng quá tải ở khu vực đồng bằng, đô thị và khai thác không hiệu quả ở khu vực nông thôn, miền núi. Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thời kỳ 1997- 2008 theo địa giới hành chính mới tỉnh Vĩnh Phúc. Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, báo cáo QH đô thị và cả nước 2008 Cơ cấu lao động theo ngành nghề tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội thời kỳ 1997-2008 theo địa giới hành chính mới tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước năm 2008 Cơ cấu dân số: Với xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, dân số Vĩnh Phúc phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dân số khu vực đô thị và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh hơn trong những năm gần đây. Tỉ lệ dân số đô thị tăng từ 11,84% năm 1997 lên 16,7% năm 2005 và 22,4% năm 2009. Dự kiến dân số đô thị sẽ đạt tỉ lệ 25% năm 2010. Mặc dù vậy, tốc độ đô thị hoá ở Vĩnh Phúc diễn ra còn chậm so với nhịp độ chung của cả nước và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỷ lệ dân số đô thị của cả nước năm 2008 là 28,11%, của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2008 là 33,19%. Đồng thời, cơ cấu dân số đô thị cũng khá lạc hậu so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế. Điều này đòi hỏi cấu trúc hệ thống phân phối hàng hóa và mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại phải đa dạng và linh hoạt, đặc biệt là ở khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho một bộ phận không nhỏ người lao động phi nông nghiệp hiện còn đang sinh sống ở khu vực nông thôn. Lao động Dân số trong độ tuổi lao động của Vĩnh Phúc đạt tỉ lệ khá cao, chiếm trên 70% dân số toàn tỉnh năm 2009. Trong những năm tới, lực lượng lao động sẽ ngày càng dồi dào do tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng lên. Về cơ cấu lao động theo lĩnh vực kinh tế: sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã kéo theo sự gia tăng lao động trong các lĩnh vực này, đồng thời sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông - lâm - thuỷ sản sang các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn 1997-2008, tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, thương mại tăng từ 5,52% năm 1997 lên 21,34% năm 2008, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,04% lên 26,68%. Trong khi đó, lao động trong ngành nông - lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 86,44% xuống 51,97%. Chất lượng lao động: người dân Vĩnh Phúc có trình độ học vấn khá cao, có truyền thống hiếu học, cầu thị với những thành tích tốt về giáo dục như tỉ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng, phổ cập trung học cơ sở… Đồng thời, vấn đề nâng cao chất lượng lao động đang được chú trọng, đặc biệt là công tác giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên. Lao động đã qua đào tạo trong các ngành kinh tế năm 2008 chiếm 42,9% tổng số lao động toàn tỉnh, đến năm 2010 dự kiến đạt 51,2%. Như vậy, nguồn lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi ngày càng tăng, xu hướng chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh đang tạo thuận lợi để ngành thương mại thu hút lao động một cách dễ dàng hơn. Vấn đề quan trọng là tiếp tục nâng cao chất lượng, đặc biệt là tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các ngành kinh tế nói chung, ngành thương mại nói riêng. 1.3. Thu nhập và mức sống dân cư Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về Mức sống dân cư các năm 2004-2006-2008, tỉnh Vĩnh Phúc có nhịp độ tăng thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với cả nước. Do vậy, sự chênh lệch so với cả nước đã thu hẹp lại. Năm 2004, thu nhập bình quân đầu người một tháng của Vĩnh Phúc chỉ bằng 83,4% thu nhập bình quân đầu người của cả nước nhưng năm 2008 đã tăng lên 87,6%. Nếu xét riêng lao động khu vực Nhà nước, xu hướng trên cũng diễn ra tương tự, làm giảm khoảng cách về thu nhập của lao động khu vực nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước từ 69,4% năm 2004 lên 99,8% năm 2009. Điều này cho thấy, thu nhập bình quân của dân cư Vĩnh Phúc được cải thiện với tốc độ nhanh, đồng thời tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh cũng đã giảm từ 12,6% (theo chuẩn nghèo mới) năm 2006 xuống còn khoảng 10,4% năm 2008. Tuy nhiên, về mức tuyệt đối, thu nhập bình quân của dân cư nói chung và thu nhập của lao động trong khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn thấp so với cả nước và và thấp hơn nữa so với Vùng Đồng bằng Sông Hồng. Có thể thấy rằng, mức tăng thu nhập của dân cư trên địa bàn tỉnh những năm qua hoàn toàn chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Sự hạn chế về thu nhập sẽ kéo theo hạn chế về khả năng chi tiêu và là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các hoạt động thương mại, thị trường trên địa bàn tỉnh. Thu nhập và mức sống của người dân nông thôn: Năm 2009, tỉ lệ dân số nông thôn Vĩnh Phúc vẫn chiếm 77,6% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu thu nhập của dân cư, phần thu từ các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ chiếm khoảng 28,0-30%. Đối với các khu vực thuần nông, không có hoạt động gì khác ngoài sản xuất nông nghiệp thì thu nhập thường ở mức thấp. Thu nhập bình quân của một nhân khẩu ở nông thôn chỉ bằng 63,5% một nhân khẩu ở thành thị. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, chi tiêu trung bình chiếm khoảng trên 80% thu nhập hàng tháng của người dân, tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, phần chi tiêu chiếm 86,5% thu nhập. Ở vùng nông thôn của tỉnh, tỉ lệ chi tiêu trong thu nhập thấp hơn trung bình, chỉ chiếm 81,6%. Rõ ràng là khi thu nhập thấp thì khả năng chi tiêu của người dân nông thôn sẽ bị hạn chế hơn nhiều nên sức mua thấp và do đó làm hạn chế qui mô của nguồn cung từ trong và ngoài tỉnh đến thị trường khu vực nông thôn Vĩnh Phúc, đặc biệt là các loại hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao. Trong cơ cấu chi tiêu của người dân Vĩnh Phúc, chi cho đời sống chiếm tới 86,7% tổng số chi tiêu bình quân đầu người, trong đó, mức chi lớn nhất là dành cho mua thực phẩm, chiếm 20,7%, tiếp theo lần lượt là các khoản chi cho đi lại và bưu điện, lương thực... Nếu so sánh cơ cấu chi tiêu của dân cư hiện nay với giai đoạn 1997-1998, có thể thấy xu hướng giảm tỉ lệ các khoản chi cho ăn, mặc, uống, ngược lại là xu hướng tăng các khoản chi mua sắm đồ dùng lâu bền, đi lại và bưu điện, y tế, giáo dục, nhà, điện, nước, vệ sinh... Tuy nhiên, hiện nay, mức chi tiêu cho đời sống thiết yếu hàng ngày (lương thực, thực phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình) vẫn chiếm 57,4% tổng số chi tiêu hàng tháng của người dân. Tóm lại, đi liền với thu nhập bình quân đầu người tăng lên là sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng, thay đổi về số lượng, chất lượng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ... Mặt khác, những chênh lệch về mức sống cũng dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu hàng hoá và dịch vụ giữa các địa bàn, các vùng trong tỉnh. Những thay đổi đáng kể về tiêu dùng sẽ diễn ra trước tiên ở khu vực đô thị, hay tại các khu vực có nhiều hộ dân cư phi nông nghiệp. Ở khu vực nông thôn, khả năng tiêu dùng vẫn chủ yếu tập trung ở các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Như vậy, việc tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, các loại hình tổ chức thương mại và phương thức kinh doanh cần được hình thành từng bước gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình nâng cao mức sống, nâng cao trình độ tiêu dùng của người dân. 2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC 2.1 . Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kể từ khi tái lập tỉnh, nền kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước, là một trong những tỉnh có mức tăng cao trong vùng KTTĐBB. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2010 TT Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010 Tăng bình quân ’01-‘05 ‘06-‘10 ‘01-‘10 1 GO, tỷ đồng (giá ss1994) Tổng số 7.928 19.335 41.298 47.371 19,52 19,63 19,57 1.1 NLN, thuỷ sản 1.294 1.816 2.286 2.452 7,01 6,19 6,60 1.2 CN, XD 5.552 15.443 35.000 40.285 22,70 21,14 21,92 1.3 Dịch vụ 1.082 2.076 4.013 4.634 13,92 17,42 15,66 2 GDP, tỷ đồng (giá ss1994)  Tổng số 2.791 5.618 10.214 11.517 15,02 15,44 15,23 1.1 NLN, thuỷ sản 868 1.183 1.358 1.444 6,40 4,07 5,23 1.2 CN, XD 1.127 2.904 6.013 6.806 20,84 18,57 19,70 1.3 Dịch vụ 796 1.531 2.843 3.267 13,96 16,37 15,16 3 GDP bình quân/người 3.1 Giá ss (Tr.đ/ng) 2,98 5,69 10,21 11,38 3.2 Giá hh (Tr.đ/ng) 3,83 8,99 24,20 28,50 Nguồn: Niên giám Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Trong giai đoạn 1998-2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Vĩnh Phúc đạt 18,22%/năm, giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02% và giai đoạn 2006-2008 đạt tốc độ tăng cao đạt 20,05%. Tính chung cả giai đoạn 1998-2008, nền kinh tế Vĩnh Phúc đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 17,22%/năm. Dự kiến trong giai đoạn 2001-2010 sẽ đạt tốc độ tăng 15,23%/năm. Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên thế giới cũng như những biến động của nền kinh tế trong nước như: lạm phát tăng cao vào đầu năm và có biểu hiện giảm phát vào cuối năm, thiên tai, dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là trận mưa lũ lịch sử vào cuối
Tài liệu liên quan