Vùng Biển Sóc Trăng (Vùng Biển/Vùng) gồm 3 huyện biển là Long Phú,
Vĩnh Châu và Cù Lao Dung có 72 km bờ biển; với diệntích tự nhiên là
1.188,2 km
2
, chiếm 35,8% diện tích toàn tỉnh, dân số tính đến 2008 khoảng
405 nghìn người, chiếm 32,5% dân số toàn tỉnh.
Vùng Biển có vị trí, vai trò quan trọng về phát triển các ngành kinh tế
biển, giao lưu thương mại và quốc phòng - an ninh của cả vùng ĐBSCL và các
nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tương lai kinhtế-xã hội Vùng Biển
Sóc Trăng nói riêng và cả tỉnh Sóc Trăng nói chung phát triển trong sự giao thoa
của nền kinh tế biển vùng ĐBSCL và nền kinh tế tiểuvùng sông Mê Kông.
Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị về
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết27/2007/NQ-CP ngày
30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết 09/NQ-TW của Bộ Chính trị, Tỉnh Uỷ tỉnh Sóc Trăng đã có
Nghị Quyết về phát triển kinh tế biển, vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh phối hợp với Trung tâm Kinh tế Miền Nam và các ngành trong
tỉnh, các huyện biển có để nghiên cứu đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020”, nhằm xây dựng Vùng Biển
và ven biển thành khu vực phát triển năng động, xứng đáng với vị trí, vai trò to
lớn của Vùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Sóc Trăng và cả
vùng ĐBSCL, đồng thời làm cơ sở cho các ngành, các huyện liên quan tiến hành
xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp.
115 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
Vùng Biển Sóc Trăng (Vùng Biển/Vùng) gồm 3 huyện biển là Long Phú,
Vĩnh Châu và Cù Lao Dung có 72 km bờ biển; với diện tích tự nhiên là
1.188,2 km2, chiếm 35,8% diện tích toàn tỉnh, dân số tính đến 2008 khoảng
405 nghìn người, chiếm 32,5% dân số toàn tỉnh.
Vùng Biển có vị trí, vai trò quan trọng về phát triển các ngành kinh tế
biển, giao lưu thương mại và quốc phòng - an ninh của cả vùng ĐBSCL và các
nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tương lai kinh tế-xã hội Vùng Biển
Sóc Trăng nói riêng và cả tỉnh Sóc Trăng nói chung phát triển trong sự giao thoa
của nền kinh tế biển vùng ĐBSCL và nền kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông.
Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị về
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết 27/2007/NQ-CP ngày
30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết 09/NQ-TW của Bộ Chính trị, Tỉnh Uỷ tỉnh Sóc Trăng đã có
Nghị Quyết về phát triển kinh tế biển, vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh phối hợp với Trung tâm Kinh tế Miền Nam và các ngành trong
tỉnh, các huyện biển có để nghiên cứu đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020”, nhằm xây dựng Vùng Biển
và ven biển thành khu vực phát triển năng động, xứng đáng với vị trí, vai trò to
lớn của Vùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng và cả
vùng ĐBSCL, đồng thời làm cơ sở cho các ngành, các huyện liên quan tiến hành
xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp.
1. Mục đích của dự án:
Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ
đến năm 2020” nhằm các mục đích cơ bản và chủ yếu sau:
- Đánh giá đúng các tiềm năng, lợi thế của Vùng Biển và ven biển cần
phát huy trong thời kỳ quy hoạch, đặc biệt phân tích các điều kiện phát triển các
ngành dựa vào lợi thế biển, đồng thời tìm ra những khó khăn, hạn chế thách thức
trong quá trình phát triển Vùng Biển.
- Lựa chọn đúng những ngành, lĩnh vực và lãnh thổ có vai trò động lực và
đột phá trong quá trình phát triển Vùng Biển, để tập trung đầu tư phát triển tạo
đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả tỉnh. Xác định khả năng nuôi
sống được số dân Vùng Biển và sức chứa hợp lý dân số Vùng Biển để có chính
2
sách phù hợp về phát triển kinh tế và dân số. Tổ chức không gian biển hợp lý
với hạt nhân là các huyện biển, hệ thống đô thị và nông thôn, các tuyến trục nối
kết biển với nội địa và vành đai ven biển. Giải quyết vấn đề khoa học- công
nghệ, văn hóa, giáo dục-đào tạo, y tế thể thao trong Vùng Biển; Vấn đề môi
trường sinh thái biển; Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển và an
ninh quốc phòng Vùng Biển.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp và hệ thống các giải pháp đồng
bộ về vốn đầu tư, khoa học-công nghệ, nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế... để
thực hiện quy hoạch.
- Đưa ra cơ chế và định hướng tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Kiến nghị với UBND tỉnh và Chính phủ về những công việc cần thiết
cần làm để thực hiện quy hoạch Vùng Biển.
2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:
Theo Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/09/2007 của Tỉnh ủy Sóc Trăng
về phát triển kinh tế biển, phạm vi nghiên cứu của dự án bao gồm: “Vùng ven
biển có dân số năm 2005 là 400.731 người (chiếm 31,50% dân số toàn tỉnh),
diện tích tự nhiên là 118.688 ha (chiếm 35,86% tổng diện tích toàn tỉnh); trong
đó diện tích bãi bồi hiện có trên 25.000 ha”. Như vậy, không gian nghiên cứu
bao gồm cả trên biển và không gian trên đất liền ven biển, trong đó, không gian
trên biển được xác định là Vùng Biển và thềm lục địa thuộc quyền quản lý của
tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, tùy vào từng
trường hợp cụ thể (đối với một số lĩnh vực như vận tải, du lịch...) có liên quan
mật thiết với các khu vực bên ngoài Vùng Biển, sẽ được xem xét, nghiên cứu ở
phạm vi rộng hơn (như Thành phố Sóc Trăng, các tỉnh lân cận trong vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, Côn Đảo và Phú Quốc…).
3. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch:
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X.
- Nghị Quyết 03-NQ/TW, ngày 6/5/1993 của Bộ Chính Trị về một số
nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt.
- Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH.
- Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020.
3
- Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TW của
Bộ Chính trị.
- Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng thời
kỳ 2006- 2020.
- Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến 2010.
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/09/2007 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về
phát triển kinh tế biển, Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đến 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020.
- Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh Sóc
Trăng về việc ban hành chương trình phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện NQ Đảng Bộ huyện
nhiệm kỳ 2005-2010 và các báo cáo kế hoạch phát triển KT-XH huyện giai đoạn
2006-2010 của các huyện Long Phú, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung.
- Kết quả cuộc họp ngày 19/03/2008 tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc
Trăng về định hướng quy hoạch Vùng Biển và ven biển Sóc Trăng.
4-Mô hình nghiên cứu vùng biển.
Mô hình kinh tế biển Sóc Trăng được xây dựng trên cơ sở dựa vào lợi thế
biển và là một mô hình kinh tế mở, nó thể hiện trên hai mặt:
- Mọi định hướng phát triển đều xuất phát từ thế mạnh của biển. Trên cơ
sở nhận thức một cách sâu sắc những lợi thế cơ bản của biển (mà nổi bật là cảng
nước sâu duy nhất của ĐBSCL) và những khó khăn, thách thức có liên quan đến
phát triển biển, đưa ra định hướng phát triển bền vững tại vùng biển một cách
toàn diện và có tính thực tiễn cao cho bước phát triển của thập kỷ tới.
- Kinh tế biển Sóc Trăng luôn được đặt trong mối quan hệ với cả nước, cả
vùng ĐBSCL. Mọi phát triển kinh tế biển của Sóc Trăng đều vì lợi ích chung, vì
sự lớn mạnh của cả nước, cả vùng; đồng thời kinh tế biển Sóc Trăng luôn dựa
vào sức mạnh cả nước (các ngành TW), sức mạnh của vùng ĐBSCL(các tỉnh có
liên quan) để phát triển.
Đặc trưng cơ bản nhất của “mô hình phát triển vùng biển Sóc Trăng”,
khác với một vùng nội địa khác là toàn bộ sự phát triển của vùng luôn gắn bó
với Biển và lấy cảng nước sâu lớn, một cửa ngõ Vào - Ra quan trọng nhất của
4
cả vùng ĐBSCL làm trung tâm, làm mục tiêu, từ đó phát triển Khu kinh tế và
các ngành, lĩnh vực khác có liên quan vừa gắn với biển, vừa phục vụ khai thác
nguồn lợi biển như: Cơ sở hạ tầng biển (mạng giao thông bộ, thuỷ, cảng biển;
cấp điện, bưu chính viễn thông, cấp nước…); một số ngành công nghiệp gắn với
thế mạnh biển; hệ thống dịch vụ cảng biển; du lịch biển; nuôi trồng khai thác hải
sản….; Tổ chức không gian biển (hệ thống đô thị ven biển, các trục kinh tế ven
biển và hướng từ biển vào trung tâm) cho tới việc phòng chống thiên tai, tìm
kiếm cứu nạn trên biển; Phòng chống ô nhiễm môi trường biển; Phát triển khoa
học- công nghệ biển; Quốc phòng an ninh trên biển.v.v.
Như vây, quá trình phát triển mô hình kinh tế biển Sóc Trăng vì một mục
tiêu duy nhất là đem lai lợi ích cao nhất từ nguồn lợi biển, đồng thời bảo vệ và
làm giàu có thêm cho nguồn lợi biển.
5.Tổ chức nghiên cứu quy hoạch:
Trong quá trình nghiên cứu xây dựng quy hoạch, đã tiến hành các hoạt
động cụ thể sau:
+ Tìm hiểu, khai thác các tài liệu nghiên cứu về biển như “Đề án kinh tế
biển quốc gia”, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển Vùng Vịnh Thái
Lan”, các nghiên cứu quy hoạch ngành của tỉnh Sóc Trăng...
+ Tổ chức đoàn đi nghiên cứu khảo sát thực tế, thu thập những tài liệu, số
liệu cần thiết ở 3 huyện biển: Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung.
Quá trình xây dựng Báo cáo tổng hợp:“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020” được tiến hành nhiều bước, sau
khi hoàn thành báo cáo sơ bộ, tiến hành tổ chức các hội thảo với các nhà quản lý
và chuyên gia nghiên cứu biển ở Trung ương và địa phương, sau đó chỉnh sửa,
báo cáo xin ý kiến các cấp lãnh đạo trong tỉnh, huyện để bổ sung, hoàn chỉnh
báo cáo cuối cùng.
Báo cáo tổng hợp gồm 4 phần chính:
I. Các yếu tố và điều kiện phát triển của Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng.
II. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội Vùng Biển tỉnh Sóc Trăng.
III. Phương hướng phát triển và tổ chức không gian kinh tế Vùng Biển tỉnh
Sóc Trăng đến năm 2020.
IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.
5
PHẦN THỨ NHẤT
CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG BIỂN
TỈNH SÓC TRĂNG
I. NHỮNG YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI
1. Vị trí địa lý của Vùng Biển Sóc Trăng là một trong những lợi thế quan
trọng để phát triển
Vùng Biển Sóc Trăng có 3 cửa sông lớn tiếp giáp biển là Định An, Trần
Đề và Mỹ Thanh, trong đó cửa Định An và Trần Đề là hai cửa ngõ quan trọng ra
biển Đông của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Vùng Biển Sóc Trăng có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế và mở rộng giao thương với trong nước và quốc tế của tỉnh Sóc Trăng và
các tỉnh ĐBSCL, nhất là trong xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay.
Vùng Biển Sóc Trăng nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển rất
năng động. ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước, tốc độ
tăng trưởng cao, đạt 10,5%/năm thời kỳ 2001-2005 (gấp 1,3 lần tốc độ tăng
trưởng cùng thời kỳ của cả nước), đóng góp 1/3 giá trị sản xuất nông nghiệp,
2/3 giá trị sản xuất thủy sản và 10,0% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời
gian qua, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh
tế - xã hội đối với vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh và Vùng Biển Sóc Trăng), đặc
biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhằm chuyển đổi
cơ cấu Vùng từ nông nghiệp - thủy sản thành Vùng Kinh tế trọng điểm nông
nghiệp - thủy sản- công nghiệp của cả nước. Côn Đảo, một đảo nằm gần Vùng
Biển Sóc Trăng đã được Chính Phủ phê duyệt xây dựng thành hòn đảo phát triển
tổng thể các ngành dựa vào lợi thế của biển, đặc biệt là sẽ trở thành khu du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của cả nước. Với sự phát triển nhanh theo hướng mới
của vùng ĐBSCL và Côn Đảo, sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế của
Vùng Biển Sóc Trăng nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung.
Sau khi sân bay Cần Thơ đi vào hoạt động, cầu Cần Thơ hoàn thành, quốc
lộ 1A được nâng cấp; đặc biệt là tuyến đường Nam sông Hậu dài 151 km, quy
mô 2 làn xe từ thành phố Cần Thơ chạy dọc bờ Nam sông Hậu qua Vùng Biển
của tỉnh Sóc Trăng (huyện Long Phú và huyện Vĩnh Châu) đến giáp quốc lộ 1A
(thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hoàn thành vào năm 2010 sẽ là cơ hội thúc đẩy
Vùng Biển và cả tỉnh Sóc Trăng phát triển mạnh mẽ.
6
2. Vùng Biển Sóc Trăng có điều kiện tự nhiên, môi trường rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội
So với một số vùng khác trong tỉnh, Vùng Biển có điều kiện tự nhiên cả ở
biển và ven biển rất thuận lợi cho phát triển. Đó là:
- Về địa hình: Vùng ven biển Sóc Trăng là vùng đất trẻ hình thành qua
nhiều năm lấn biển, nên có địa hình đồng bằng bãi bồi cửa sông và ven biển xen
lấn cồn cát, độ cao trung bình 0,5-1m so với mặt biển , thấp dần từ Tây Bắc
(thềm bờ sông Hậu thuộc Long Phú, Cù Lao Dung) xuống Đông Nam và có hai
tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu (huyện Long Phú và Cù Lao
Dung), với độ cao 1-1,2m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát; vùng
trũng phía nam với độ cao 0 - 0,5m, thường ngập úng dài ngày trong mùa lũ.
- Về khí hậu: Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biển, phân hai mùa rõ
rệt mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11) với lượng mưa
trung bình 1.977mm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất
ít, chỉ khoảng vài trăm milimét. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26-270C, biên độ
nhiệt theo mùa khoảng 5-60C. Thấp nhất (tháng 1) là 23-240C, cao nhất (tháng
4) đến 31-320C. Tổng lượng bức xạ 140-150 Kcal/cm2/ngày. Tổng số giờ nắng
2.300-2.400 giờ.
Lượng mưa trung bình cao, từ 1.800-2.200 mm và chênh lệch lớn theo
mùa. Mùa mưa chiếm tới 86-88,0% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa
trung bình cao nhất > 350mm, tháng thấp nhất hầu như không có mưa. Độ ẩm
trung bình cả năm là 84,4%, cao nhất 96,0% vào mùa mưa và thấp nhất vào
mua khô 62,0%.
Đặc điểm khí hậu thời tiết Vùng Biển đem đặc trưng chung của tỉnh, cùng
với đặc điểm khí hậu giáp biển, với nền nhiệt, ẩm tương đối cao, nên có tác
động rất nhiều đến tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất cây trồng, rất thuận lợi
sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện thời tiết cho phép Vùng Biển phát triển
nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng nhiệt đới.
Thời tiết không có bão cũng là một thuận lợi trong sinh hoạt và phát triển
sản xuất.
- Hải văn và tài nguyên nước: Mạng lưới dòng chảy có mật độ dày, bình
quân > 0,2 km/km2, trong đó quan trọng nhất là sông Hậu chảy từ phía Bắc tỉnh
Sóc Trăng qua Vùng Biển, đến khu vực bắc huyện Long Phú chia làm hai nhánh
qua Long Phú và Cù Lao Dung, tạo ra cho huyện biển Cù Lao Dung có địa hình
như một hòn đảo, bao bọc bởi hai nhánh sông Hậu và biển; sông Mỹ Thanh chảy
7
ở phía Đông Nam tỉnh Sóc Trăng qua các huyện Long Phú và Vĩnh Châu ra
biển. Các sông này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và cũng là
tuyến đường sông ra biển quan trọng của Vùng Biển và của cả tỉnh Sóc Trăng.
Lưu lượng nước sông Hậu mùa mưa trung bình khoảng 7.000-8.000m3/s vào
mùa khô và 2.000-3.000 m3/s vào mùa khô.
Nguồn nước ngầm dồi dào, độ sâu của mạch nước ngầm từ 100-180m và
phân bố đều khắp trên địa phân Vùng Biển. Nhìn chung, chất lượng nước tốt để
sử dụng cho sinh hoạt, một số xã ở phía Tây Long Phú và Bắc Cù Lao Dung có
“Độ tổng khoáng hóa” M > 4g/lít, còn lại ở hầu hết các xã Vùng Biển có Độ
tổng khoáng hóa =1,4- 4g/lít.
Tóm lại, điều kiện khí hậu hải văn của Vùng Biển Sóc Trăng có nhiều
thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, độ ẩm dồi
dào, chế độ khô ẩm xen kẽ trong năm... rất thích hợp đối với sự sinh trưởng của
nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây nhiệt đới, đồng thời làm cho quá trình
phân hủy chất hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất diễn ra nhanh, làm
tăng độ phì nhiêu của đất. Đặc biệt Vùng Biển rất ít bị ảnh hưởng của thiên tai
và các yếu tố khí hậu cực đoan (như bão, lốc, rét đậm, sương muối, gió nóng...)
nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch...
3. Tài nguyên thủy sản phong phú, tạo điều kiện phát triển nhanh cả khai
thác xa bờ và nuôi trồng hải sản chất lượng cao
Với cấu trúc hệ sinh thái đa dạng, điều kiện tự nhiên môi trường thuận lợi,
Vùng Biển Sóc Trăng có tiềm năng rất lớn về thủy sản và được đánh giá là vùng
trọng điểm về khai thác và nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL.
* Về khai thác:
Ngư trường Tây Nam Bộ là nơi trực tiếp đánh bắt của các ngư dân Vùng
Biển Sóc trăng có nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng, với khoảng 661
loài cá, với tổng trữ lượng khoảng 50,6 vạn tấn/năm, khả năng khai thác 20,2
vạn tấn/năm.
Biểu 01: Nguồn lợi cá biển Vùng Biển Tây Nam Bộ
Trữ lượng Khả năng khai thác Các loại cá
Trữ lượng (T) Tỷ lệ (%) Sản lượng (T) Tỷ lệ(%)
Tổng số 506.679 100 202.272 100
Cá nổi nhỏ 316.000 62 126.000 62
Cá đáy 190.679 38 76.272 38
Nguồn: Chương trình biển KT 03 năm 1995 và Viên Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng năm 1997
8
Ngoài trữ lượng các loại cá, vùng biển Tây Nam Bộ có 35 loài tôm, trong
đó có các loại tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực nang, mực ống
và mực sim, đồng thời có nhiều loại cua ghẹ và các loại nhuyễn thể khác.
Biểu 02: Nguồn lợi các loại hải sản khác ở Biển Tây Nam Bộ
Trữ lượng và khả năng
khai thác (tấn)
Tổng <50m 50-100m 100-
200m
>200m
1. Trữ lượng
- Mực ống 41.577 21319 12.832 2.559 4.867
- Mực nang 48.706 24.933 10.756 7.404 5.613
- Tôm 9.346,5 9.180,5 166 - -
2. Khả năng khai thác
- Mực ống 16.630 8.527 5.132 1.024 1.947
- Mực nang 19.482 9.973 4.302 2.962 2.245
- Tôm 3.412 3.351 61 - -
3. Tỷ lệ (%)
- Mực ống 100,0 51,3 30,9 6,1 11,7
- Mực nang 100,0 51,2 22,1 15,2 11,5
- Tôm 100,0 98,2 7,8 - -
Bãi cá cửa sông Hậu và Côn Đảo là ngư trường truyền thống của các
huyện Vùng Biển Sóc Trăng, có trữ lượng khá lớn. Diện tích bãi cá cửa sông
Hậu có diện tích 3.164 km2 với độ sâu 10-22m, chất đáy là bùn cát, có trữ lượng
8.459-19.687tấn, khả năng khai thác 4.222 tấn và có thể khai thác quanh năm;
Diện tích bãi cá Côn Đảo có diện tích 7.331 km2 có độ sâu 25-40m, chất đáy là
cát mịn và vỏ sò, có trữ lượng 15.248-41.986 tấn, có khả năng khai thác 8.580
tấn, mùa khai thác từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau, đối tượng cá khai
thác gồm cá nục sồ, hồng, mối vạch, chỉ vàng, phèn lượng.
Nhìn chung lại, nguồn lợi đánh bắt hải sản rất phong phú và thuận lợi.
Đây chính là lợi thế của biển để tạo ra khả năng phát triển đánh xa bờ và ven bờ.
* Về nuôi trồng: Với diện tích bãi triều rộng lớn và hệ thống sông ngòi,
kênh rạch ven biển, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ và mặn với
diện tích 37-38 nghìn ha (khoảng 51% diện tích nuôi thủy sản cả tỉnh), có thể
hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức công nghiệp và
bán công nghiệp, ứng dụng khoa học-công nghệ nuôi trồng mới để tạo ra giá trị
hàng hóa lớn.
Ngoài ra còn có sông, rạch và mặt nước chuyên dùng có thể tận dụng
muối thủy sản, khoảng 14,2 nghìn ha, chiếm 61% diện tích sông, rạch và mặt
nước chuyên dùng của cả tỉnh.
9
4. Tiềm năng du lịch sinh thái, kết hợp du lịch ra Côn Đảo là đặc điểm nổi
bật của Vùng Biển Sóc Trăng so với các khu vực khác trong tỉnh
Hệ sinh thái vùng ngập mặn với 3 cửa sông lớn ra biển (Định An, Trần Đề
và Mỹ Thanh) vừa có giá trị kinh tế lớn với Vùng Biển Sóc Trăng, cũng là nơi
hấp dẫn du lịch. Với địa thế như một hòn đảo của huyện Cù Lao Dung, có
khoảng 300 km đê bao, bờ bao vòng ngoài, còn đê bao vòng trong lớn hơn nhiều
chưa tính hết được - đây cũng là đường đi nối liền nhau giữa các khu vườn cây
ăn trái, mảnh rẫy, ngang, dọc như “mê cung”. Bờ bao chính là sự đảm bảo sống
còn đối với mỗi gia đình của một vùng sông nước mênh mông, cũng là nơi
truyền thống chống ngoại xâm, đánh tàu Mỹ-Ngụy bằng cách đóng cọc, căng
dây thép bắt “bo-bo”, hay là chuyện bắt kình ngư ngày xưa…Vùng Biển Sóc
Trăng, đặc biệt đất Cù Lao Dung chính là nơi hấp dẫn du khách bằng một vùng
sinh thái khá đặt biệt, kết hợp truyền thống lịch sử.
Trong Vùng Biển cũng có những bãi tắm đẹp, có thể làm nơi nghỉ dưỡng
như Hồ Bể của huyện Vĩnh Châu. Từ Vùng Biển đi Côn Đảo (một trung tâm du
lịch nghỉ dưỡng, kết hợp truyền thống lịch sử nhất cả nước) khá gần, có khả
năng mở tuyến đưa khách du lịch từ ĐBSCL ra Côn Đảo rất thuận lợi.
5. Vùng Biển Sóc Trăng có thảm rừng khá phong phú, đặc biệt là rừng
ngập mặn ven biển. Đây chính là nơi đem lại những lợi ích kinh tế trực
tiếp của cộng đồng dân cư ven biển
Diện tích đất rừng Vùng Biển hiện có là 5.684 ha, chiếm 4,8% diện tích
tự nhiên của Vùng Biển và khả năng có thể đưa lên đến 12.312 ha, chiếm
9,8% diện tích tự nhiên của Vùng Biển và bằng 88,0% đất rừng của cả tỉnh
Sóc Trăng, điều này cho thấy vị trí quan trọng của rừng Vùng Biển đối với cả
tỉnh Sóc Trăng.
Rừng ở Vùng Biển Sóc Trăng chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển. Trong
đất rừng ngập mặn, có khoảng 4.900 ha rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng tràm
(4.300 ha), tập trung nhiều ở Cù Lao Dung và Long Phú; Rừng đước, rừng mắm
ở huyện Vĩnh Châu. Với sự phân