Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có vị trí thuận lợi nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển Đông của các nước trong khu vực và giữ vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng; tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - du lịch và công nghiệp chế biến, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. Thời gian qua, kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp ngày một tăng; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đáng kể; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công tác quy hoạch luôn được tỉnh quan tâm và triển khai sớm. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 1996 - 2010 đã được phê duyệt năm 1996; tiếp theo triển khai bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 18/12/2000. Qua quá trình thực hiện quy hoạch cho thấy các quan điểm, mục tiêu cơ bản và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ đề ra trong quy hoạch là phù hợp, các dự án trọng điểm đang được đưa vào thực hiện trong các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Điều đó khẳng định rằng, công tác quy hoạch đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đang có những thay đổi, nhiều yếu tố mới xuất hiện, các cơ hội và thách thức mới đang tác động mạnh tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh đó, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân và nhanh chóng hòa nhập với các xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới trong thời kỳ 2009-2020, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 là rất cần thiết. Thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/09/2006 về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 1935/QĐ-UBND ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị phối hợp với Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) triển khai lập dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

doc152 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có vị trí thuận lợi nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển Đông của các nước trong khu vực và giữ vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng; tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - du lịch và công nghiệp chế biến, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng... Thời gian qua, kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp ngày một tăng; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đáng kể; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công tác quy hoạch luôn được tỉnh quan tâm và triển khai sớm. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 1996 - 2010 đã được phê duyệt năm 1996; tiếp theo triển khai bổ sung, điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt ngày 18/12/2000. Qua quá trình thực hiện quy hoạch cho thấy các quan điểm, mục tiêu cơ bản và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ đề ra trong quy hoạch là phù hợp, các dự án trọng điểm đang được đưa vào thực hiện trong các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Điều đó khẳng định rằng, công tác quy hoạch đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đang có những thay đổi, nhiều yếu tố mới xuất hiện, các cơ hội và thách thức mới đang tác động mạnh tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh đó, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân và nhanh chóng hòa nhập với các xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới trong thời kỳ 2009-2020, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 là rất cần thiết. Thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/09/2006 về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 1935/QĐ-UBND ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị phối hợp với Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) triển khai lập dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. 2. Mục tiêu Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 nhằm đánh giá các nguồn lực, tiềm năng nội lực, các yếu tố bên ngoài có thể huy động và khai thác trong những năm tới; đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua; xác định thế mạnh và những hạn chế, từ đó đề ra các mục tiêu phát triển và định hướng quy hoạch các ngành và lĩnh vực; tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, kiến nghị các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả quy hoạch. Đồng thời, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 có tính tới sự phối hợp liên tỉnh và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự liên kết phát triển với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, tạo cơ hội cho tỉnh nhanh chóng hòa nhập với các xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới. 3. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010. - Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 của cả nước. - Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 và Nghị định 04/2008/NĐ-CP cuả Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2010. - Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. - Nghị quyết số 30/2007/NQ-CP ngày 20/06/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Quảng Trị. - Quyết định số 189/1999/QĐ-TTg ngày 20/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng quy hoạch chung xây dựng Khu thương mại Lao Bảo đến năm 2020. - Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. - Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. - Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020. - Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025. - Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành Công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. - Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 246/2005/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”. - Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020. - Quyết định 566/2007/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển hệ thống đường ra biên giới khu vực miền Trung. - Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 9/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội các xã tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Camphuchia đến năm 2010. - Quyết định 864/QĐ-TTg ngày 9/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020. - Thông báo số 5981/BKH-CLPT ngày 20/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV và các Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh Quảng Trị; các Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Trị; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh Quảng Trị. - Nguồn số liệu của Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê Quảng Trị, của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị; các Sở, Ban ngành, địa phương trong tỉnh. 4. Nội dung báo cáo Báo cáo tổng hợp "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020" được chia thành 4 phần: Phần thứ nhất: Đánh giá các yếu tố và tiềm năng nội lực tác động đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. Phần thứ hai: Đánh giá quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1995-2010. Phần thứ ba: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Phần thứ tư: Các giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, kết luận và những kiến nghị. Sau đây là nội dung báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ TIỀM NĂNG NỘI LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ ------ Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 4.746,9911 km2. Dân số trung bình năm 2010 có 601.672 người, chiếm 1,44% diện tích và 0,76% dân số cả nước, mật độ dân số 126,7 người/km2. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 08 huyện là Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông và huyện đảo Cồn Cỏ. Thành phố Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh. I. CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý - kinh tế Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 1060 32 đến 107034 kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Đông giáp Biển Đông. - Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào. - Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. - Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km). Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. 2. Đặc điểm tự nhiên 2.1. Địa hình. Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc. - Địa hình núi cao. Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20-300. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú. - Địa hình gò đồi, núi thấp. Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500 m. Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm. - Địa hình đồng bằng. Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh. - Địa hình ven biển. Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định. Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 2.2. Khí hậu Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt. - Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm từ 240-250C ở vùng đồng bằng, 220-230C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400-420C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70-90C. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. - Chế độ mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm; số ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, khô nhất vào tháng 7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành. Tính biến động của chế độ mưa ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi công các công trình xây dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn. - Độ ẩm. Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%. Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22%; trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 88-90%. - Nắng. Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ ngày, có sự phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1.910 giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư. - Gió. Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 400 - 420C. Gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. - Bão và áp thấp nhiệt đới. Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư. Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ bản: do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ôn đới, có giá trị kinh tế cao. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ôn hoà là tài nguyên quý mang lại sức hấp dẫn cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung Bộ. Đây là điểm độc đáo của khí hậu Quảng Trị. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc khắc phục thiên tai, xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước chống lũ lụt nhằm ổn định sản xuất và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm. 2.3. Thuỷ văn. Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). - Hệ thống sông Bến Hải. Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao 1.257 m, có chiều dài 65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s. Diện tích lưu vực rộng khoảng 809 km2. Sông Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng. - Hệ thống sông Thạch Hãn. Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất 2.660 km2. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang (nhánh Đakrông). Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt. - Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh). Được hợp bởi hai nhánh sông chính là Ô Lâu ở phía Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Diện tích lưu vực của hai nhánh sông khoảng 900 km2, chiều dài 65 km. Sông đổ ra phá Tam Giang thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các nhánh điển hình là sông Sê Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng
Tài liệu liên quan