Kiểm toán đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay dịch vụ kiểm toán BCTC vẫn là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Thực hiện đánh giá rủi ro hiệu quả từ đó xác định một kế hoạch kiểm toán hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên trên thực tế công việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như phán đoán của KTV
36 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ỤC L ỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÍ LUẬN VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2
1. Bản chất của rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 2
1.1. Khái niệm về rủi ro kiểm toán 2
1.2. Các loạn rủi ro kiểm toán 3
1.2.1. Rủi ro tiềm tàng 3
1.2.2. Rủi ro kiểm soát (CR) 4
1.2.3. Rủi ro phát hiện (DR) 5
1.3. Mô hình rủi ro kiểm toán 5
2. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 10
2.1. Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn 10
2.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng(IR) 13
2.3.Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR) 16
2.4.Xác định rủi ro phát hiện 20
PHẦN II: NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 22
1.Thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 22
1.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC 22
1.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ 24
2. Những hạn chế trong đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện 27
3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTCO 28
3.1. Hoàn thiện vấn đề đánh giá rủi ro kiểm soát 28
3.3. Hoàn thiện vấn đề đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu 29
PHẦN KẾT 31
T ÀI LI ỆU THAM KH ẢO
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
MỞ ĐẦU
Kiểm toán đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay dịch vụ kiểm toán BCTC vẫn là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Thực hiện đánh giá rủi ro hiệu quả từ đó xác định một kế hoạch kiểm toán hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên trên thực tế công việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như phán đoán của KTV. Chính vì vậy việc tìm hiểu và hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC là một vấn đề cần được quan tâm . Do vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” cho đề án môn học của mình nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Đề án được nghiên cứu trên cơ sở những kiến thức đã học và tham khảo thêm các tài liệu của các công ty kiểm toán, các tài liệu tự sưu tầm cộng với việc phân tích tổng hợp đánh giá, trên cơ sở đó đề ra những giả pháp nhằm hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Nội dung của đề án gồm hai phần:
Phần 1: Lý luận về rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Phần 2: Nhận xét chung về thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam
PHẦN I
LÍ LUẬN VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bản chất của rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Khái niệm về rủi ro kiểm toán
Trong kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng, rủi ro kiểm toán là khái niệm quen thuộc gắn liền với trách nhiệm của kiểm toán viên. Vì vậy, việc hiểu rõ và quản lý tốt rủi ro kiểm toán là yếu tố quyết định trong việc hạn chế rủi ro kinh doanh của các công ty kiểm toán.
Để hiểu được khái niện rủi ro kiểm toán trước hết ta cần hiểu chung về khái niệm rủi ro.Theo từ điển tiếng việt, “ Rủi ro là tính từ để chỉ việc không may xảy ra” hoặc “rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến”. Như vậy rủi ro là điều không mong muốn. Trong các lĩnh vực khác nhau thì rủi ro lại có những đặc trưng riêng. Trong lĩnh vực kiểm toán rủi ro kiểm toán đã được định nghĩa trong các văn bản hướng dẫn kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán như sau
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 25(IAG25) “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm trọng yếu. Ví dụ, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một BCTC mà không biết rằng các báo cáo này có những sai phạm trọng yếu”
Cụ thể hơn, theo chuẩn mực kiểm toán việt nam số 400 định nghĩa về rủi ro kiểm toán: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn nhiều sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”
Như vậy các hội nghề nghiệp về kế toán kiển toán đều có chung một nhận định về rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểmtoán được hiểu là khả năng mà KTV đưa ra ý kiến không chính xác về đối tượng được kiểm toán. Chẳng hạn KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC của đơn vị được kiểm toán đã trình bày trung thực hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu,tuy nhiên trên thực tế các báo cáo đã được kiểm toán này vẫn tồn tại các sai phạm trọng yếu mà KTV không phát hiện ra trong quá trình kiểm toán. Loại rủi ro như vậy luôn luôn có thể tồn tại ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng. Rủi ro này sẽ tăng lên nếu việc lập kế hoạch kiểm toán không tốt và thực hiện thiếu thận trọng.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, rủi ro kiểm toán được xem xét trong quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử nên rủi ro kiểm toán được hiểu là khả năng sai sót và việc đánh giá rủi ro tiến hành qua ước tính theo tỷ lệ từ 0% đến 100% hoặc sử dụng các định tính: cao, trung bình, thấp.
Rủi ro kiểm toán xuất phát từ các sai lệch tiềm ẩn trong BCTC đã vượt qua HTKSNB của đơn vị và không bị các thử nghiệm cơ bảncủa kiểm toán viên phát hiện. Trong thực tiễn thì rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn về quản lý, về kiểm toán mà trực tiếp là chi phí kiểm toán và có quan hệ với lượng bằng chứng kiểm toán thu được. Rủi ro kiểm toán tỉ lệ nghịch với lượng bằng chứng kiểm toán thu được. Tuy nhiên ngay cả khi đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thì rủi ro kiểm toán vẫn tồn tại.
1.2. Các loạn rủi ro kiểm toán
1.2.1. Rủi ro tiềm tàng
Kiểm toán viên phải xem xét rủi ro tiềm tàng (IR). Theo từ điển Thuật ngữ Kiểm toán – Kế toán Anh Việt: “ Rủi ro tiềm tàng là khả năng báo cáo tài chính của doanh nghiệp chứa đựng các sai phạm trọng yếu trước khi xem xét đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Các sai phạm này có thể được xem xét khi đứng một mình hoặc được tập hợp với các sai phạm khác trong các khoản cân đối trong tài liệu khác có liên quan”.
Theo nguyên tắc kiểm toán Quốc tế Số 25 – “ Trọng yếu và rủi ro”, Mục 13 quy định: “ Rủi ro tiềm tàng là những yếu điểm của số dư tài khoản hoặc của một loại nghiệp vụ đối với những sai sót có thể là nghiêm trọng, những sai sót này có thể là đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với sai sót ở các số dư, các nghiệp vụ khác ( ở đây giả định rằng không có các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan). Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cũng như nằm trong bản chất của các số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ.”
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Mục 04 quy định: “ Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ”.
Như vậy, rủi ro tiềm tàng là khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong BCTC bắt nguồn từ đặc tính của loại hình kinh doanh và năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán trước khi xem xét đến tính hữu hiệu của HTKSNB. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thể đánh giá chúng.
1.2.2. Rủi ro kiểm soát (CR)
Rủi ro kiểm soát là khả năng mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu hoặc gian lận. Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế số 25, Mục 14 quy định: “ Rủi ro kiểm soát là rủi ro do xác định sai, có thể xảy ra với một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ và có thể là sai sót nghiêm trọng. Những sai sót này xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai sót của các số dư, các nghiệp vụ khác mà HTKSNB đã không ngăn chặn hoặc không phát hiện kịp thời. Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi vì những hạn chế có tính bản chất của bất cứ HTKSNB nào”.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Mục 05 quy định: “ Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà HTKSNB và hệ thống kế toán không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.
Như vậy, rủi ro kiểm soát là khả năng HTKSNB của đơn vị kiểm toán không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu. Cũng giống như rủi ro tiềm tàng, KTV không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không kiểm soát chúng. KTV chỉ có thể đánh giá HTKSNB của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến..
1.2.3. Rủi ro phát hiện (DR)
KTV phải xem xét rủi ro phát hiện. Một cách chung nhất, rủi ro phát hiện là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng yếu. Theo nguyên tắc kiểm toán Quốc tế số 25, Mục 15 ghi: “ Rủi ro phát hiện là những rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai sót hiện có trong số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ. Những sai sót này có thể là nghiêm trọng xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai sót trong các số dư, các loại nghiệp vụ khác”.
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Mục 06 ghi: “ Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được”.
Như vậy, rủi ro phát hiện là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng yếu. Nếu như rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại một cách độc lập, KTV không can thiệp được mà chỉ có thể đánh giá chúng thì ngược lại, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện..
1.3. Mô hình rủi ro kiểm toán
Thực chất rủi ro kiểm toán xảy ra khi BCTC chứa đựng các sai phạm trọng yếu nhưng KTV lại nhận xét rằng chúng được trình bày trung thực, hợp lý. Rủi ro này xuất phát từ các sai lệch tiềm ẩn trong BCTC ( rủi ro tiềm tàng) đã vượt qua HTKSNB của đơn vị ( rủi ro kiểm soát) và không bị các thử nghiệm kiểm toán của KTV phát hiện ( rủi ro phát hiện ). Do đó rủi ro kiểm toán là tổng hợp của ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Mục 07 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” và Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế số 19 – “ Lấy mẫu kiểm toán” đều khẳng định: “ Rủi ro kiểm toán gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”. Để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán, các nhà chuyên môn thường sử dụng mô hình sau để biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và các bộ phận cấu thành:
AR = IR.CR.DR (1)
Trong đó:
AR: Rủi ro kiểm toán
IR: Rủi ro tiềm tàng
CR: Rủi ro kiểm soát
DR: Rủi ro phát hiện
Mô hình này được KTV sử dụng để đánh giá tính hợp lý của kế hoạch kiểm toán. KTV có thể sử dụng mô hình này để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro kiểm toán ở mức thấp mà KTV kì vọng. Có thể xét ví dụ minh họa sau:
KTV chuẩn bị tiến hành một cuộc kiểm toán. KTV kì vọng rủi ro kiểm toán ở mức tương đối thấp, khoảng 0,03 ( có nghĩa là bình quân có khoảng 3% các quyết định của KTV là không xác đáng). Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã được KTV đánh giá dựa trên kinh nghiệm, óc xét đoán nghề nghệp và có minh chứng cụ thể. Giả sử KTV cho rằng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nên rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức 0,9 và HTKSNB của doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu nhưng với thái độ nghi ngờ thích đáng, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức 0,7. Khi đó KTV phải điều chỉnh sao cho rủi ro phát hiện không vượt quá mức 0,047 để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức 0,03 như kỳ vọng.
Mô hình (1) ít được sử dụng vì rủi ro kiểm toán thường được KTV xác định trước và khó thay đổi trong một cuộc kiểm toán. Do vậy, KTV mong muốn xác định rủi ro phát hiện để lập kế hoạch kiểm toán hơn là điều chỉnh rủi ro phát hiện theo rủi ro kiểm toán( AR). Mặt khác, rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát ( CR) luôn có tính chất cố hữu, KTV chỉ có thể đánh giá chứ không thể tác động vào chúng. Vì vậy, mô hình (1) không thể hiện tính chất “tác động được” của KTV đối với rủi ro phát hiện. Do đó, để phục vụ tốt hơn cho việc lập kế hoạch kiểm toán và xét trong mối quan hệ với bằng chứng kiểm toán, mô hình rủi ro kiểm toán thường được sử dụng dưới dạng thứ hai:
AR
DR =
IR.CR
Với mô hình (2), rủi ro phát hiện(DR) là đối tượng chính quan tâm của KTV. Mô hình này thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa rủi ro kiểm toán (AR) và rủi ro phát hiện (DR) cũng như tính chất tác động “ tác động được” của rủi ro phát hiện (DR). Mặt khác, mô hình (2) còn biểu hiện được mối quan hệ giữa rủi ro phát hiện (DR) và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Vẫn xét ví dụ ở mô hình (1): Giả thiết rủi ro tiềm tàng (IR) và rủi ro kiểm soát (CR) không thay đổi, KTV có thể chấp nhận rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức 0,05, khi đó rủi ro phát hiện (DR) được tính ra theo công thức ở mô hình (2):
DR =
Do đó khố lượng công việc và số lượng bằng chứng kiểm toán mà KTV cần thu thập ít hơn so với trường hợp rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức 0,03. Với mô hình (2), rủi ro kiểm toán thường được xác định trước cuộc kiểm toán theo tiêu chuẩn của từng công ty kiểm toán và được gọi là rủi ro kiểm toán mong muốn ( DAR – Designed Audit Risk). Vì vậy mô hình (2) thường được thể hiện dưới dạng:
DR =
Trong một cuộc kiểm toán, rủi ro không bao giờ được loại trừ một cách chắc chắn. Vì vậy, khái niệm rủi ro kiểm toán mong muốn thể hiện mức độ kỳ vọng của KTV đối với một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định một cách chủ quan theo kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của KTV. Khi KTV cho rằng rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR) bằng 0 có nghĩa là KTV tin tưởng BCTC của khách hàng không tồn tại bất cứ sai phạm trọng yếu nào. Đây là trường hợp lý tưởng cho mọi cuộc kiểm toán nhưng không bao giờ xảy ra. Lĩnh vực kiểm toán là một lĩnh vực tương đối hơn tuyệt đối, vì vậy KTV chỉ có thể kết luận BCTC đã được trình bày, trung thực hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu chứ không thể khẳng định chắc chắn trung thực, hợp lý xét trên mọi khía cạnh. Ngược lại, khi rủi ro kiểm toán ở mức 1 hay 100%, KTV cho rằng BCTC của khách hàng đã bị làm sai lệch nghiêm trọng trên nhiều khía cạnh trọng yếu. Vì vậy, biên độ giao động của rủi ro kiểm toán mong muốn biến đổi từ 0 đến 1 hay từ 0% đến 100%.
Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn mang tính chủ quan của KTV. Tuy nhiên, mức rủi ro kiểm toán mong muốn mà KTV đưa ra phải đủ thấp để những người quan tâm có thể sử dụng BCTC đã kiểm toán của khách hàng làm cơ sở ra quyết định, hạn chế các loại rủi ro trong kinh doanh.
Quá trình nghiên cứu về các loại rủi ro đã chỉ ra mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa chúng. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khác rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán ở chỗ: chúng tồn tại độc lập, khách quan với các thông tin tài chính, không phụ thuộc vào ý muốn và ý chí của KTV, KTV cũng không thể tác động để làm thay đổi hai loại rủi ro này. Mối quan hệ qua lại giữa các loại rủi ro trong kiểm toán tài chính đã được ghi rõ trong Mục 16, Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế số 25: “ Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khác với rủi ro phát hiện ở chỗ các rủi ro này tồn tại độc lập với các thông tin tài chính. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh và môi trường quản lý của doanh nghiệp cũng như trong bản chất của số dư tài khoản, các loại nghiệp vụ cho dù việc kiểm toán có tiến hành hay không. Thậm chí các rủi ro này không được KTV kiểm tra đến. KTV có thể đánh giá các rủi ro này và thiết kế các phương pháp kiểm toán cơ bản để hạn chế rủi ro phát hiện đến mức có thể chấp nhận được. Bằng cách đó mà giảm rủi ro kiểm toán đến mức có thể chấp nhận được”. Cách xác định quan hệ này được xây dựng theo mô hình rủi ro kiểm toán thứ nhất (mô hình 1), tức là rủi ro kiểm toán bị điều chỉnh bởi rủi ro phát hiện, chưa thể hiện được tính chất phụ thuộc của rủi ro phát hiện vào rủi ro kiểm toán mong muốn và rủi ro tiềm tàng cũng như rủi ro kiểm soát.
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thường biến đổi cùng chiều với nhau và do vậy thường được đánh giá chung khi đánh giá rủi ro kiểm toán. Nếu doanh nghiệp hoạt động tronh lĩnh vực kinh doanh mang tính mạo hiểm cao, rủi ro tiềm tàng lớn, mặc dù HTKSNB của doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu nhưng rủi ro kiểm soát phải luôn được đánh giá ở mức trung bình hoặc trên mức trung bình vì những hạn chế cố hữu của HTKSNB và vì rủi ro kiểm soát luôn luôn tồn tại.
Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV có thể tác động vào rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, KTV sẽ dự kiến mức rủi ro kiểm toán mong muốn trên cơ sở đảm bảo tính đáng tin cậy của BCTC sau khi kiểm toán và chi phí kiểm toán. Rủi ro phát hiện được tính toán theo mô hình (2) sau khi đã xác định được rủi ro kiểm toán mong muốn và đánh giá được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Vì vậy, KTV không những nhận thức được mà còn có thể tác động vào rủi ro phát hiện.
Với một mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định trước, từ mô hình (2) có thể rút ra kết luận: rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, do vậy, rủi ro phát hiện cũng tỷ lệ nghịch với số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Nếu như rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì rủi ro phát hiện được tính toán sẽ thấp, khi đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập nhiều, phạm vi kiểm toán mở rộng và khối lượng công việc kiểm toán tăng. Ngược lại khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì rủi ro phát hiện cao, khi đó KTV chỉ cần thu thập số lượng bằng chứng kiểm toán nhỏ hơn cũng đủ cơ sở đưa ra kết luận kiểm toán.
Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
với số lượng bằng chứng kiểm toán
AR
IR
CR
DR
Số lượng bằng chứng cần thu thập
Cao
Thấp
Thấp
Cao
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
Cao
Cao
Thấp
Cao
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Cao
Thấp
Trung bình
Trung bình
Trung bình
2. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 về “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” thì: Khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán, KTV phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của BCTC và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó”.
Như vậy, mục đích của việc đánh giá rủi ro kiểm toán là để xác định mức rủi ro phát hiện làm cơ sở cho lập kế hoạch các thử nghiệm kiểm toán sẽ áp dụng. Từ mô hình rủi ro kiểm toán, ta thấy rủi ro phát hiện được xác định trên cơ sở những đánh giá về rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
2.1. Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nó được xác định một cách chủ quan và phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:
Một là, mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin vào BCTC
Trong cơ chế thị trường,