Đề án Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của thị trường EU đối với mặt hàng rau quả

EU là một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc. EU có dân số đông, thu nhập cao, mức độ tiêu thụ hàng hoá lớn. Bởi vậy, EU được xem là thị trường đầy tiềm năng có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các nước luôn muốn thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường này. Mặc dù mới xuất khẩu ra thị trường thế giới trong một vài năm gần đây, song mặt hàng rau quả ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Có lẽ bởi vậy mà Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh phát triển xuất khẩu rau quả theo quyết định số 182/1999/QĐ/TTg giai đoạn từ năm 2001-2010 theo đó đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Đây quả thực là một con số không dễ thực hiện. Hiện nay thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc sau đó là Nhật Bản và một số nước Châu Á khác còn xuất khẩu sang thị trường EU trong những năm qua nói chung không nhiều. Mà với tiềm năng của mình, EU sẽ là một thị trường xuất khẩu quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho chóng ta. Chính vì những lý do đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường EU cũng như khả năng xuất khẩu rau quả sang thị trường EU- một thị trường đầy hứa hẹn là một công việc hết sức cần thiết. Sự cần thiết đó có ý nghĩa không chỉ đối với việc phát triển riêng ngành rau quả mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế trong trước mắt cũng như trong lâu dài. Xét về phạm vi nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu dưới góc độ của doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp chế biến, sản xuất để xuất khẩu sang EU. Dưới đây là nội dung của đề tài nghiên cứu.

doc40 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của thị trường EU đối với mặt hàng rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của thị trường EU đối với mặt hàng rau quả MỞ ĐẦU EU là một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc. EU có dân số đông, thu nhập cao, mức độ tiêu thụ hàng hoá lớn. Bởi vậy, EU được xem là thị trường đầy tiềm năng có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các nước luôn muốn thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường này. Mặc dù mới xuất khẩu ra thị trường thế giới trong một vài năm gần đây, song mặt hàng rau quả ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Có lẽ bởi vậy mà Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh phát triển xuất khẩu rau quả theo quyết định số 182/1999/QĐ/TTg giai đoạn từ năm 2001-2010 theo đó đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Đây quả thực là một con số không dễ thực hiện. Hiện nay thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc sau đó là Nhật Bản và một số nước Châu Á khác còn xuất khẩu sang thị trường EU trong những năm qua nói chung không nhiều. Mà với tiềm năng của mình, EU sẽ là một thị trường xuất khẩu quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho chóng ta. Chính vì những lý do đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường EU cũng như khả năng xuất khẩu rau quả sang thị trường EU- một thị trường đầy hứa hẹn là một công việc hết sức cần thiết. Sự cần thiết đó có ý nghĩa không chỉ đối với việc phát triển riêng ngành rau quả mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế trong trước mắt cũng như trong lâu dài. Xét về phạm vi nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu dưới góc độ của doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp chế biến, sản xuất để xuất khẩu sang EU. Dưới đây là nội dung của đề tài nghiên cứu. 1- Liên minh Châu Âu EU Khái quát về liên minh châu Âu EU: Liên minh Châu Âu EU là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba siêu cường (Mỹ, EU và Nhật Bản). Ra đời năm 1951 với sáu thành viên là Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lucxambua, sau 50 năm phát triển EU gồm 15 quốc gia thành viên trong đó có các nước công nghiệp phát triển hùng mạnh vào loại hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Italia, Đức.... Và chính thức từ ngày 1/5/2004, EU bao gồm 25 nước thành viên, với dân số lên tới hơn 400 triệu người, GDP đạt xấp xỉ 11000 tỷ USD bằng 27,8% GDP thế giới, chiếm 30% thương mại toàn cầu. EU (liên minh Châu Âu) không chỉ được coi là khu vực kinh tế lớn nhất trên thế giới mà còn được xem là một thị trường đầy hứa hẹn cho các nhà xuất nhập khẩu.(Năm 2002 trị giá xuất khẩu đạt 1.612,2 tỷ USD đứng đầu thế giới, trị giá NK 1581 tỷ USD trong đó NK hàng hoá là 931,3 tỷ USD đứng thứ 2 thế giới.) Bên cạnh đó, EU còn nổi bật là một thiết chế độc đáo dùa trên cơ sở hiệp ước nhằm xác định và quản lý các quan hệ hợp tác về chính trị và kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên EU chia sẻ chính sách chung về nông nghiệp, chính sách an ninh và đối ngoại, hợp tác tư pháp và nội vụ, và đặc biệt là EU áp dụng một chế độ thương mại chung. EU cũng nổi bật với các thiết chế siêu quốc gia như Uỷ ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Toà án Châu Âu.... EU là một thị trường thống nhất nên hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động có thể được tự do di chuyển giữa các nước thành viên. Hàng hoá được sản xuất hoặc được NK vào một quốc gia thành viên thì cũng có thể được di chuyển sang các quốc gia thành viên khác mà không gặp bất kỳ một hạn chế nào. Hiện nay, Liên Minh Châu Âu đang thực hiện nhất thể hoá kinh tế toàn diện, hướng tới một Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu. Euro- đơn vị tiền tệ thống nhất của EU, chính thức lưu hành ở 12 nước thành viên đã cho thấy sự hội nhập vững chắc ở đỉnh cao của nền kinh tế Châu Âu.Việc thu hồi vĩnh viễn các đồng tiền quốc gia của 12 nước đã bước đầu cho thấy một sự nhất trí cao giữa các nước thành viên giúp cho thị trường EU trở nên minh bạch hơn và việc thanh toán trở nên thuận lợi hơn.Theo kế hoạch, 25 nước thành viên EU sẽ cùng thống nhất sử dụng đồng tiền chung từ năm 2006 Tuy có rất nhiều điểm thống nhất song Liên minh Châu Âu khi xét về các phương diện như địa lý, khí hậu, nhân khẩu học, các nét đặc trưng văn hoá xã hội, quy mô thị trường, cấu trúc kinh tế, nhu cầu tiêu dùng và hành vi tiêu dùng thì nó hoàn toàn không phải là một thị trường thống nhất. Trên thực tế mỗi quốc gia, nhóm thị trường quốc gia hay khu vực có một bản sắc và đặc trưng riêng, tạo nên nhiều thị trường tiêu dùng với sự đa dạng lớn đang tồn tại trên lục địa Châu Âu. 1.2 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của thị trường EU đối với mặt hàng rau quả : 1.2.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU: Với dân số đông, hơn 400 triệu người tiêu dùng, thu nhập cao, EU là một thị trường đầy tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu trong đó có rau quả. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có nhu cầu khác nhau về rau quả nhập khẩu. Lý do là: EU có sự khác biệt nhau về khí hậu. Một số nước vùng Scandinavra như Thuỵ Điển, Phần Lan có khí hậu lạnh trong khi Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... là những nước vùng Địa Trung Hải lại có khí hậu cận nhiệt đới còn các nước Tây bắc Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan.... lại nằm trong vùng khí hậu ôn hoà. Chính sự khác biệt về thời tiết này đã tạo ra khả năng gieo trồng các loại rau quả khác nhau và đưa đến nhu cầu nhập các loại rau quả tương đối khác nhau giữa các nước. Vì vậy, EU là thị trường có nhu cầu đa dạng và phong phú đối với các loại rau quả đặc biệt có nhu cầu cao đối với các sản phẩm rau quả miền nhiệt đới. Mặc dù có nhu cầu đa dạng song để thâm nhập vào thị trường này không phải đơn giản bởi EU là thị trường rất khó tính. Các nhà nhập khẩu EU luôn có xu hướng đòi hỏi cao đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài và họ thường tỏ ra thận trọng thậm chí hơn cả người Mỹ. Những yêu cầu khắt khe này của người nhập khẩu xuất phát từ chính đòi hỏi của thị trường EU. Người tiêu dùng là những người sử dụng sản phẩm cuối cùng, họ tỏ ra rất kỹ lưỡng, chặt chẽ trong việc mua bán sản phẩm. Chính vì vậy, những mặt hàng nào không đáp ứng các yêu cầu của họ sẽ không thể tồn tại trên thị trường. Trong Liên minh Châu Âu, 15 quốc gia thành viên cũ vốn là những nước phát triển nhất trên thế giới, nhưng cũng là những thị trường khắt khe nhất.10 quốc gia còn lại, thị trường tỏ ra dễ tính hơn nhưng cùng với sự ra nhập Liên Minh, họ sẽ có xu hướng tuân theo các quy định chung của EU và chắc chắn các yêu cầu trong tiêu dùng rau quả cũng vì thế mà chặt chẽ hơn. Và thực tế là từ sau ngày 1/5/2004, 10 quốc gia mới gia nhập đã tuân thủ theo những quy định và mức thuế quan chung của EU. EU còn là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng. Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Vì vậy, thông thường khi bắt đầu triển khai hoạt động nhập khẩu các sản phẩm rau quả, các tổ chức, doanh nghiệp EU thường muốn tham quan tìm hiểu quá trình sản xuất ngay từ khâu trồng trọt,và hệ thống xử lý môi trường trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản của hàng rau quả. Ngoài ra, EU cũng đưa ra các quy định chuẩn quốc gia hoặc chuẩn Châu Âu để cấm buôn bán các sản phẩm được sản xuất ra ở các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của Châu Âu. Do đó các sản phẩm muốn bán được trên thị trường Châu Âu đều phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật định và định chuẩn quốc gia. Đặc biệt, EU có quy chế về nhãn mác sản phẩm rất khắt khe nhất là hàng thực phẩm trong đó bao gồm các sản phẩm hoa quả tươi, rau quả chế biến, nước Ðp trái cây.... Trong hệ thống quy định bảo vệ người tiêu dùng có quy định các thành phần của sản phẩm, cách bảo quản, việc làm sai quy cách về đóng gói, bao bì, các sản phẩm nhập lậu, đánh cắp bản quyền...... bị xử lý rất nghiêm. 25 quốc gia EU hình thành nên một thị trường có yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.Từ sau vô tranh cãi về việc có nên sử dụng sản phẩm biến đổi gen hay không cũng như sau khi nạn thịt bò điên hoành hành khắp Châu Âu thì dường như yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước EU được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, trên thị trường EU, người ta chia rau quả làm 2 loại về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm như sau : Rau quả sạch thông thường và rau quả hữu cơ. Trong đó rau quả sạch thông thường được định nghĩa là loại rau quả có sử dụng hoá chất nhưng theo một hàm lượng cho phép. Còn rau quả hữu cơ là loại rau quả không sử dụng một loại hoá chất nào tức là sạch tuyệt đối. Người dân EU nói chung ưa thích sử dụng một sản phẩm an toàn tuyệt đối song điều đó không có nghĩa là rau qủa thông thường không có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU bởi nếu rau quả thông thường đạt được các tiêu chuẩn của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm thì sản phẩm đó vẫn có thể tiêu thụ được trên thị trường. Tập quán và thãi quen tiêu dùng của người dân EU là họ thích tiêu thụ các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng và uy tín lâu đời. Người dân EU quan niệm chất lượng gắn bó với thương hiệu. Một thương hiệu tốt, có uy tín trên thị trường là nhờ chất lượng khẳng định trong một thời gian dài. Vì vậy khi thương hiệu đã đứng vững trên thị trường thì đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm đó đã được khẳng định. Do đó, với thu nhập cao của mình người dân EU sẵn sàng trả mức giá cao xứng đáng cho sản phẩm có thương hiệu uy tín. Đối với mặt hàng rau quả cũng vậy, họ sẵn sàng trả giá cao tương đối cho sản phẩm rau quả có chất lượng tuy nhiên cũng theo một cuộc điều tra mới nhất cho thấy đối với mặt hàng rau quả, người dân Châu Âu vẫn có những mặc cảm nhất định về giá cả giữa rau quả sạch và rau quả thông thường. Chỉ có 56% người tiêu dùng EU chịu trả thêm 10% và 33% người tiêu dùng EU chịu trả thêm 15% để mua sạch. Điều này được lý giải là do rau quả được sử dụng liên tục trong các bữa an hàng ngày và vì vậy, các bà nôị trợ EU cũng đôi chút quan tâm đến sự cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm rau quả. Và cuối cùng khi nói đến thị hiếu và thãi quen tiêu dùng các sản phẩm rau quả của người dân EU không thể không nói đến xu hướng ngày càng sử dụng lượng rau quả nhiều hơn trong các bữa an hàng ngày của họ. Điều này càng chứng tỏ EU là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng rau quả. Ngày nay, do nhiều căn bệnh như béo phì, tim mạch, đường ruột... đồng thời do du nhập nền văn hoá Èm thực, y học Phương Đông, người dân Châu Âu bắt đầu có xu hướng sử dụng nhiều rau quả tươi để bổ sung vitamin, giảm lượng thịt và bột mú, bơ sữa hơn. Đây là một xu hướng tiêu dùng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Các sản phẩm rau quả xuất sang EU được ưa chuộng là các sản phẩm rau quả nhiệt đới bao gồm rau qủa tươi và rau quả đã chế biến, nước Ðp trái cây, các loại mứt, rau quả muối đóng hộp... Các sản phẩm chế biến sẵn, đóng hộp được người dân EU sử dụng nhiều hơn hẳn (nếu so sánh với các nước Châu Á khác) do xu hướng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày một tăng và số lượng người độc thân ngày một nhiều- tình trạng này rất phổ biến ở các nước Tây Bắc Âu. Còn một đặc điểm nữa trong tập quán tiêu dùng của người dân EU cần lưu ý đó là người tiêu dùng ở khu vực Điạ Trung Hải thường có thãi quen mua các loại rau quả tươi tại các chợ ngoài trời hơn so với các nước Tây Bắc Âu. Tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm rau quả chế biến và thãi quen tiêu thụ ở các siêu thị đang ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng là một điểm rất đáng lưu ý khi lùa chọn các kênh phân phối cho từng quốc gia cụ thể. 1.2.2 Kênh phân phối Về cơ bản hệ thống phân phối rau quả của EU khá tập trung bao gồm hệ thống bán buôn và bán lẻ. Tham gia vào hệ thống này bao gồm các công ty xuất nhập khẩu, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, công ty bán lẻ độc lập, các tổ hợp rau quả... trong đó 50% tổng lượng rau quả nhập khẩu được phân phối tại siêu thị và đại siêu thị. Về hình thức phân phối, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xúc tiến xuất khẩu có thể thâm nhập vào thị trường EU qua ba kênh chính sau : Xuất khẩu trực tiếp : Thông qua các nhà nhập khẩu của EU, bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu mà không qua trung gian. Xuất khẩu trực tiếp các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiết kiệm được chi phí và từng bước xây dựng được mối quan hệ làm ăn với các nhà nhập khẩu EU, cũng như khẳng định rõ chất lượng rau quả Việt Nam. Song thực tế rất khó thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp do các nhà nhập khẩu EU như các siêu thị lớn hay các công ty bán lẻ độc lập thường có mối quan hệ làm ăn với các đối tác quen thuộc, lâu năm. Mặt hàng rau quả tuy có nhu cầu lớn thường xuyên nhưng lại là loại thực phẩm đòi hỏi chất lượng và vệ sinh an toàn cao vì vậy với doanh nghiệp Việt Nam mới bước chân vào thị trường EU và chưa thực sự có tên tuổi, uy tín thì rất khó tạo niềm tin đối với các nhà nhập khẩu EU. Vì thế bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng vào hình thức phân phối gián tiếp qua các công ty xuất khẩu của EU Hình thức xuất khẩu rau quả gián tiếp qua các công ty xuất khẩu của EU: Thực chất của hình thức phân phối này có thể hiểu là các quốc gia EU có những công ty kinh doanh về rau quả họ đặt các chi nhánh hay đại diện hoặc công ty tại các nước và thu gom hàng hoá rồi xuất khẩu ngược trở lại EU. Tham gia vào kênh phân phối này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được ưu thế về thông tin thị trường, về các mối quan hệ của đối tác. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào việc thu gom hàng hoá sao cho đúng và đủ về chất lượng, số lượng và giao hàng đúng ngày quy định còn việc tiêu thụ sản phẩm do các công ty xuất khẩu EU thực hiện.Hình thức phân phối này rất phù hợp đối với các công ty xuất rau quả Việt Nam có Ýt vốn và quy mô nhỏ. Cuối cùng là thông qua các tổ hợp rau quả cũng có tổ hợp rau quả. Những tổ hợp này hoạt động chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Rau quả được tổ hợp nhập khẩu từ khắp nơi và được cung cấp đến các hệ thống bán lẻ, cửa hàng bán lẻ, siêu thị và những người chủ quầy hàng bán lẻ rau quả ở các khu chợ xanh. 1.3 Chính sách ngoại thương và yêu cầu của thị trường EU đối với rau quả : 1.3.1 Chính sách ngoại thương của EU đối với mặt hàng rau quả : Các nước thành viên EU đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là cơ quan đại diện duy nhất cho Liên Minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp các tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU gồm : chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dùa trên cơ sở Hiệp định xây dựng trên nguyên tắc: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Để nguyên tắc được thực hiện, EU sử dụng biện pháp đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là hệ thống ưu đãi phổ cập GSP- công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước này, trong đó có Việt Nam thâm nhập thị trường của mình. Rau quả Việt Nam cũng được hưởng chính sách đãi ngộ thuế quan phổ cập. Do vậy, hầu hết các mặt hàng rau quả nhiệt đới, các mặt hàng đặc sản không trồng ở Châu Âu đều được hưởng thuế suất bằng 0 hoặc không có hạn ngạch. Một số mặt hàng Châu Âu có sản xuất thì được hưởng thuế suất ưu đãi giảm từ 50-75% có khi 100% giảm so với quy định MFN, song vẫn phải chịu điều tiết hạn ngạch nhằm mục đích nhập khẩu vào EU vào những thời điểm mùa đông, trái vụ hay thời điểm giáp hạt. Trong tương lai khoảng đến năm 2006, hệ thống này sẽ bị điều chỉnh, thu hẹp lại chỉ áp dụng cho một số nước nhất định. Ngoài ra còn có hàng rào phi thuế quan khác như tiêu chuẩn kỹ thuật. 1.3.2 Các yêu cầu của EU đối với mặt hàng rau quả: 1.3.2.1 Tiêu chuẩn về chất lượng và phân loại đối với rau quả vào EU: Như phân tích ở trên, do EU là một thị trường khó tính và rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng nên họ đặt ra những tiêu chuẩn về chất lượng rau quả nhập khẩu rất chặt chẽ. Các tính chất cơ bản của sản phẩm rau quả cần có là : Rau quả tươi hay chế biến đều phải bảo đảm sạch sẽ, không độc hại đối với sức khoẻ con người, không có các vật lạ nhìn thấy được trên sản phẩm; khi ăn không có mùi lạ, vị lạ, độ Èm khác thường; các sản phẩm rau quả phải được thu hoạch cẩn thận, đúng quy trình; rau quả phát triển đúng độ, nhìn phải tươi. Bên cạnh đó, EU cũng đưa ra tiêu chuẩn phân loại sản phẩm bao gồm 3 cấp độ như sau : Thứ nhất là phân loại theo độ lớn : xác định theo từng loại sản phẩm, đối với trái cây có xác định độ lớn tối thiểu. Thứ hai là phân loại theo dung sai : trong cùng một loại thì dung sai cho phép tối đa là 10%. Và cuối cùng là phân loại theo độ đồng đều: đảm bảo độ đồng đều về độ lớn trong một gói hàng, để dễ dàng giúp khách hàng khi lùa chọn sản phẩm. 1.3.2.2 Các vấn đề liên quan đến môi trường, lao động, xã hội, sức khoẻ và an toàn: Bảo vệ môi trường cũng là một vấn đề được các nước EU quan tâm xem xét để chấp nhận nhập hàng hoá của một doanh nghiệp, một quốc gia vào thị trường mình. Các sản phẩm rau quả để đáp ứng yêu cầu về môi trường phải tuân thủ theo các quy định về giảm tối đa mức độ các chất dư lượng (MRLs) của hàng loạt loại thuốc trừ sâu sử dụng ngay từ trong gốc cây trồng , và trong từng thành phẩm rau quả được đưa ra thị trường theo quyết định số 90/642/EEC. Ngoài ra các doanh nghiệp khi xuất hàng vào EU cũng cần có chứng chỉ về bảo vệ môi trường như ISO 14000. Vấn đề liên quan đến an toàn và sức khoẻ : áp dụng theo các quy định của EUROGAP được xem là quan trọng nhất đối với rau quả tiêu thụ trên thị trường EU. Nã quy định quy trình canh tác nông nghiệp bảo đảm đối với các sản phẩm trồng trọt bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vườn, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng, dùng thuốc trừ sâu, thu hoạch và sau thu hoạch, sức khoẻ và an toàn của công nhân. Ngoài ra còn có các quy định về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ được tổ chức International Plant Protection Committee nhằm bảo vệ nông phẩm khỏi bị nhiễm sâu bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống HACCP cũng là một tiêu chuẩn mà các công ty nhập khẩu Châu Âu đòi hỏi nhà cung cấp của mình. Nó có hiệu lực đối với tất cả các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm. Hệ thống này quy định chặt về các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ. Liên quan đến vấn đề lao động, xã hội các doanh nghiệp cần quan tâm đến bộ tiêu chuẩn SA8000. 1.3.2.3 Các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu và nhãn mác : Các nước EU có đưa ra quy định đối với vấn đề này như sau : Nhãn mác thông tin bao bì yêu cầu phải được ghi đầy đủ, ký hiệu, dấu hiệu rõ ràng. Nội dung bao bì bao gồm : Nhãn hiệu hàng hoá, nhà sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng, thành phần các chất có trong sản phẩm... Bao bì, chai, lọ, hộp đựng sản phẩm cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng. 2. Phân tích khả năng xuất khẩu rau qủa của DNVN vào thị trường EU 2.1 Thực trạng xuất khẩu rau quả của DNVN vào thị trường EU 2.1.1 Xuất khẩu rau quả sang EU nói chung : EU là một trong hai thị trường trên thế giới (EU và Mỹ) có nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn nhất. Theo ước tính đến năm 2010, nhập khẩu rau quả của EU sẽ chiếm tới 50% nhập khẩu toàn thế giới. Vì vậy, có thể nói, EU là thị trường lớn cho hoạt động xuất khẩu rau quả. Trong những năm qua mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam không ổn định, nhìn chung có xu hướng giảm. Cụ thể là : năm 2000 đạt 200 triệu USD, tăng 90,5% so với năm trước, năm 2001 đạt 330 triệu USD, tăng 65%, năm 2002 đạt 201 triệu USD, giảm 29%, năm 2003 đạt 151,5 triệu USD giảm 24,6% thì cũng trong những năm đó kim ngạch xuất khẩu vào EU liên tục tăng thể hiện qua các số liệu sau : Năm 2000 đạt 9,2 triệu USD, 2001 đạt 11 triệu USD, 2002 đạt 19 triệu USD, 2003 đạt trên 21 triệu USD (theo doanh nghiệp TM sè 45/2004). Trong đó các nhóm sản phẩm tăng trưởng mạnh là dứa, vải, dưa chuột đóng hộp; dứa,
Tài liệu liên quan