Do sựphát triển của các ngành công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế
nói chung nên ngày nay công nghệmạngày càng được ứng dụng rộng rãi nhất là
trong các ngành kỹthuật điện, điện tử, công nghệthông tin, làm đồtrang sức,
đểtăng độchống ăn mòn, phục hồi kích thước, tăng độcứng, dẫn điện, dẫn
nhiệt, phản quang, dễhàn, làm bóng đồtrang sức Vềnguyên tắc, vật liệu nền
có thểlà kim loại, hợp kim, đôi khi còn là chất dẻo gốm sứhoặc composit. Lớp
mạcũng vậy, ngoài kim loại và hợp kim ra nó còn có thểlà composit của kim
loại - chất dẻo hoặc kim loại – gốm Tuy nhiên việc chọn vật liệu nền và mạ
còn tuỳthuộc vào trình độ, năng lực công nghệmạ, tính chất cần có ởlớp mạvà
giá thành chi tiết mạ.
57 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng mạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 1
Đề tài:
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng mạ.
Các tham số:
Phương án 2: Điện áp ra : Ud = 6÷12 (V)
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 2
Dòng tải max : Id =100(A)
Thời gian thuận : 50÷200 (s)
Thời gian ngược : 5÷20 (s)
Nguồn mạ làm việc theo nguyên tắc giữ dòng điện mạ không đổi trong quá
trình mạ. Mạch phải có khâu bảo vệ chống chạm điện cực (bảo vệ ngắn mạch).
MỤC LỤC
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 3
Chương I ................................................................................................................ 5
CÔNG NGHỆ MẠ ĐIỆN VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ............................. 5
I.1. Tìm hiểu chung về công nghệ mạ ............................................................... 5
I.2. Các thành phần chính trong mạ điện phân .................................................. 5
I.3.Mạ có đảo chiều dòng mạ. ........................................................................... 8
I.4.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lớp mạ ..................................................... 9
Chương II: ........................................................................................................... 11
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÙ HỢP CHO NGUỒN MẠ MỘT CHIỀU ..... 11
II.1. Tổng quan chung ..................................................................................... 11
II.2. Chọn phương án ...................................................................................... 12
ChươngIII ............................................................................................................ 14
THIẾT KẾ MẠCH LỰC ..................................................................................... 14
III.1. Tính chọn van lực ................................................................................... 14
III.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................... 14
III.1.2. Các thông số của Thyristor ............................................................. 14
III.1.3. Chọn Thyristor ................................................................................ 15
III.2. Tính toán máy biến áp (MBA) lực ......................................................... 15
III.2.1. Tính toán sơ bộ mạch từ MBA ........................................................ 16
III.2.2. Tính toán dây quấn .......................................................................... 17
III.2.3. Tiết diện cửa sổ MBA ...................................................................... 18
III.2.4. Kết cấu dây quấn MBA ................................................................... 19
III.2.5. Tính các thông số của MBA ............................................................ 21
III.3. Thiết kế cuộn kháng lọc ......................................................................... 23
III.3.1.Xác định góc mở cực tiểu và cực đại ............................................... 23
III.3.2.Xác định điện cảm cuộn kháng lọc .................................................. 24
III.3.3.Thiết kế cuộn kháng lọc.................................................................... 25
III.4. Tính chọn các thiết bị bảo vệ ................................................................. 27
III.4.1. Bảo vệ quá nhiệt độ cho các Thyristor ........................................... 27
III.4.2.Bảo vệ quá dòng điện cho Thyristor ................................................ 28
III.4.3. Bảo vệ quá điện áp cho Thyristor ................................................... 29
III.4.4. Bảo vệ chống tăng dòng
dt
di cho Thyristor ..................................... 30
III.5. Phương pháp đảo chiều .......................................................................... 30
III.5.1. Phương pháp điều khiển chung: ..................................................... 30
III.5.2.Phương pháp điều khiển riêng: ........................................................ 31
Chương IV ........................................................................................................... 32
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ...................................................................... 34
IV.1. Yêu cầu đối với mạch điều khiển .......................................................... 34
IV.2. Cấu trúc của mạch điều khiển Thyristor ................................................ 34
IV.3. Các khâu cơ bản của mạch điều khiển ................................................... 35
IV.3.1. Khâu đồng pha ................................................................................ 35
IV.3.2. Khâu tạo điện áp răng cưa .............................................................. 38
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 4
IV.3.3. Khâu so sánh ................................................................................... 39
IV.3.4.Khâu dạng xung ................................................................................ 41
IV.3.5. Khâu khuếch đại xung và biến áp xung .......................................... 41
IV.3.6.Khối nguồn ....................................................................................... 45
IV.3.7. Khâu phản hồi: ................................................................................ 47
IV.3.8. Chọn các linh kiện bán dẫn ............................................................. 48
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 5
Chương I
CÔNG NGHỆ MẠ ĐIỆN VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT
I.1. Tìm hiểu chung về công nghệ mạ
Do sự phát triển của các ngành công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế
nói chung nên ngày nay công nghệ mạ ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhất là
trong các ngành kỹ thuật điện, điện tử , công nghệ thông tin, làm đồ trang sức,…
để tăng độ chống ăn mòn, phục hồi kích thước, tăng độ cứng, dẫn điện, dẫn
nhiệt, phản quang, dễ hàn, làm bóng đồ trang sức… Về nguyên tắc, vật liệu nền
có thể là kim loại, hợp kim, đôi khi còn là chất dẻo gốm sứ hoặc composit. Lớp
mạ cũng vậy, ngoài kim loại và hợp kim ra nó còn có thể là composit của kim
loại - chất dẻo hoặc kim loại – gốm…Tuy nhiên việc chọn vật liệu nền và mạ
còn tuỳ thuộc vào trình độ, năng lực công nghệ mạ, tính chất cần có ở lớp mạ và
giá thành chi tiết mạ.
Ngày nay thường sử dụng quá trình mạ điện bằng điện phân theo sơ đồ như
hình I.1
Hình I.1: Sơ đồ bình điện phân
I.2. Các thành phần chính trong mạ điện phân
Mạ điện phân gồm các thành phần cơ bản sau:
I.2.1. Nguồn một chiều:
Bể điện phân
Hình I.1. Sơ đồ nguyên lý mạ điện phân
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 6
Thiết kế bộ nguồn cho tải mạ điện, thì sau khi tìm hiểu về công nghệ mạ,
ta biết rằng loại nguồn cơ bản cho mạ điện là điện một chiều.
Các loại nguồn một chiều có thể cấp điện cho bể mạ bao gồm pin, ắc quy,
máy phát điện một chiều, các bộ biến đổi... Máy phát điện một chiều với nhược
điểm: cổ ghóp mau hỏng; thiết bị cồng kềnh; làm việc có tiếng ồn lớn.....hiện
nay không được dùng trong thực tế. Bộ biến đổi (BBĐ) có các ưu điểm: thiết bị
gọn nhẹ, tác động nhanh, dễ tự động hoá, dễ điều khiển và ổn định dòng và áp...
được dùng nhiều để làm nguồn cấp cho tải mạ điện. Điện áp ra của BBĐ thấp:
3V, 6V, 12V, 24V,… Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật mà ta chọn BBĐ với điện áp ra
phù hợp.
I.2.2. Anot
Anot là điện cực nối với cực dương của nguồn một chiều. Trong quá trình
điện phân thì anot tan dần vào dung dịch điện phân theo phản ứng ôxi hoá ở điện
cực: M - ne = Mn+
Các cation kim loại (Mn+) tan vào dung dịch điện phân vàđi đến catot (chi tiết
cần mạ) và bám chặt lên trên bề mặt catot
*Yêu cầu kỹ thuật: để đảm bảo chất lượng mạ thì trước khi điện phân thì
anot cần phải được đánh sạch dầu mỡ, bụi, lớp rỉ,…
I.2.3. Catôt (chi tiết cần mạ)
Catôt là điện cực được nối với cực âm của nguồn một chiều.
Trên bề mặt catôt luôn diễn ra phản ứng khử các ion kim loại mạ:
Mn+ + ne = M ↓
Các nguyên tử kim loại mạ được sinh ra tạo thành lớp kim loại bám lên trên bề
mặt catôt gọi là lớp mạ.
*Yêu cầu kỹ thuật:
Để đảm bảo chất lượng của lớp mạ thì trước khi thực hiện quá trình mạ
điện cần phải quan tâm tới độ sạch và độ bóng của bề mặt chi tiết cần mạ.
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 7
-Độ sạch của bề mặt chi tiết cần mạ càng cao thì các nguyên tử kim loại
mạ càng có khả năng liên kết trực tiếp với mạng tinh thể kim loại của chi tiết để
đạt được độ gắn bám cao nhất giữa lớp mạ và chi tiết cần mạ.
-Độ nhẵn của bề mặt chi tiết cần mạ ảnh hưởng rất lớn đến độ nhẵn bóng
và vẻ đẹp của lớp mạ. Nếu bề mặt nền nhám, xước quá thì phân bố điện thế và
mật độ dòng điện sẽ không đều. Bề mặt chi tiết sau mạ có thể có chỗ lõm, chỗ
lồi, hoặc xuất hiện rãnh sâu...
Vậy để lớp mạ bám chặt vào bề mặt chi tiết và lớp mạ đều hơn, bóng hơn,
chất lượng lớp mạ cao,…thì catôt cần phải được gia công bề mặt nhẵn bóng,
sạch lớp bụi, lớp rỉ…trước khi đưa vào mạ.
Catôt sau khi được đánh bóng, sạch cần phải nhúng gập trong dung dịch
điện phân, không sát đáy bể điện phân.
Chỗ nối catốt với nguồn một chiều phải đảm bảo tiếp xúc tốt, không gây
hiện tượng phóng điện trong quá trình điện phân. Tuyệt đối không được để chạm
trực tiếp giữa catôt và anot khi đã nối mạch điện.
I.2.4. Dung dịch điện phân:
Dung dịch mạ giữ vai trò quyết định về năng lực mạ (tốc độ mạ, chiều dày
tối đa, mặt hàng mạ…) và chất lượng mạ. Dung dịch mạ thường là một hỗn hợp
khá phức tạp gồm ion kim loại mạ, chất điện ly (dẫn điện) và các chất phụ gia
nhằm đảm bảo thu được lớp mạ có chất lượng và tính chất như mong muốn.
+ Dung dịch muối đơn: Còn gọi là dung dịch axit, cấu tạo chính là các
muối của các axit vô cơ hoà tan nhiều trong nước phân ly hoàn toàn thành các
ion tự do. Dung dịch đơn thường dùng để mạ với tốc độ mạ cao cho các vật có
hình thù đơn giản.
+ Dung dịch muối phức: Ion phức tạo thành ngay khi pha chế dung dịch.
Ion kim loại mạ là ion trung tâm trong nội cầu phức. Dung dịch phức thường
dùng trong trường hợp cần có khả năng phân bố cao để mạ cho vật có hình dáng
phức tạp
+ Các phụ gia:
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 8
- Chất dẫn điện : Đóng vai trò dẫn dòng điện trong dung dịch .
- Chất bóng: Chất bóng thường được dùng làm cho lớp mạ nhẵn mịn
và bóng hơn.
- Chất san bằng: Các chất này cho lớp mạ nhẵn, phẳng.
- Chất thấm ướt: Trên Catot thường có phản ứng phụ sinh khí Hydro.
Chất này thúc đẩy bọt khí mau tách khỏi bể mạ, làm cho quá trình mạ nhanh
hơn.
*Yêu cầu kỹ thuật:
-Dung dich mạ phải có độ dẫn điện cao để giảm tổn thất điện trong quá
trình mạ đồng thời làm cho lớp mạ đòng đều hơn.
-Trong dung dịch mạ thì mật độ dòng điện là đại lượng gây ra sự phân cực
điện cực. Trong quá trình mạ, mật độ dòng điện là yếu tố quan trọng nhất có ảnh
hưởng đến chất lượng của lớp mạ. Mật độ dòng điện cao làm cho quá trình phân
cực nhanh làm cho lớp mạ mịn, sít chặt và đồng đều vì khi đó các nguyên tử kim
loại mạ được sinh ra rất nhanh.
Nhưng nếu mật độ dòng điện quá cao thì có thể lớp mạ sẽ bị cháy. Ngược
lại nếu mật độ dòng điện quá thấp thì tốc độ mạ sẽ chậm và kết tủa thô, không
đều làm lớp mạ kém chất lượng.
Vì vậy mỗi dung dịch mạ chỉ cho lớp mạ có chất lượng mạ cao trong một
khoảng mật độ dòng điện nhất định. Tuỳ theo yêu cầu và đặc thù của các chi tiết
cần mạ mà chọn dung dịch mạ có mật độ dòng điện phù hợp.
-Mỗi dung dịch mạ sẽ cho chất lượng lớp mạ tốt trong một khoảng nhiệt
độ và độ pH và nhất định.
I.2.5. Bể điện phân
Bể điện phân làm bằng vật liệu cách điện, bền về hoá học, nhiệt độ, và
không thấm nước.
I.3.Mạ có đảo chiều dòng mạ.
Thông thường để thực hiện mạ ta dùng dòng điện không đảo chiều cấp vào
anôt và catôt. Nhưng trong một số trường hợp mạ đặc biệt, mạ đồ trang sức bằng
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 9
các kim loại quí như: vàng, bạch kim…hay các sản phẩm yêu cầu chất lượng
cao, nền mạ khó bám…thì người ta dùng dòng mạ có đảo chiều.
Nguyên tắc mạ đảo chiều như sau:
Trong thời gian tc vật mạ chịu phân cực catôt nên được mạ vào với cường
độ dòng thuận Ic, sau đó dòng điện đổi chiều và trong thời gian ta vật mạ chịu
phân cực anôt nên sẽ tan ra một phần.Sau đó lại bắt đầu một chu kì mới .Thời
gian mỗi chu kỳ bằng T= tc + ta .Nếu Ic .tc > Ia .ta thì vật vẫn được mạ. Khi lớp
mạ bị hòa tan bởi điện lượng Ia . ta , thì chính những đỉnh nhọn, gai, khuyết tật ...
là những chỗ hoạt động anôt mạnh nhất nên tan nhanh nhất, kết quả là thu được
lớp mạ nhẵn, hoàn hảo hơn. Tuỳ từng dung dịch mà chọn tỷ lệ tc: ta cho hợp lý
(5:1 đến10:1)và T thường từ 5:10s. Với yêu cầu cụ thể trong đồ án này thì tỷ lệ
tc: ta luôn không đổi là 10:1.
Phương pháp này có thể dùng được mật độ dòng điện lớn hơn khi dùng
dòng điện một chiều thông thường. Mạ đảo chiều làm tăng cường quá trình mạ
mà vẫn thu được lớp mạ tốt.
I.4.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lớp mạ
Chất lượng mạ một chiều được qui định bởi các yếu tố sau: độ bám chặt, độ
bóng, độ dày lớp mạ... Chế độ dòng điện cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
lớp mạ.
tc
0
Ia
t
I
Ic
ta
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 10
Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm như: cần độ bền cơ học cao hay thấp, mức
độ chống ôxi hoá mà độ dày lớp mạ có thể dày hay mỏng. Để dạt độ dày cần
thiết cần phải có thời gian mạ hợp lý.
I.4.1.Độ bám của lớp mạ
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó quyết định độ bền của sản phẩm, nếu
lớp mạ sau khi mạ lại có độ bám kém thì nó rất dễ bị bung ra khi đó bề mặt vật
cần mạ bị lộ ra rất xấu, dễ bị ôxi hoá có thể dẫn đến hỏng… không đáp ứng
được yêu cầu chất lượng của lớp mạ.
I.4.2.Độ bóng của bề mặt lớp mạ
Độ bóng của bề mặt lớp mạ cũng là một thông số quan trọng, nó tăng tính
thẩm mỹ cho sản phẩm đặc biệt là đồ trang sức. Đồng thời độ bóng lớp mạ cao
sẽ tăng độ bền cơ học cho chi tiết mạ. Để tăng độ bóng thì ta dùng mạ đảo chiều
vì khi mạ thì lớp mạ phủ trên bề mặt không đều có chỗ dày có chỗ mỏng nên cần
phải có đảo chiều để san đều lớp mạ.
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 11
Chương II:
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÙ HỢP CHO NGUỒN MẠ MỘT CHIỀU
II.1. Tổng quan chung
Trong công nghệ mạ điện thì nguồn mạ một chiều là yếu tố hết sức quan
trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trình mạ và chất lượng lớp mạ thu
được.
Công nghệ chế tạo các linh kiện bán dẫn ngày càng chính xác, hoàn thiện,
độ tin cậy cao, kích thước nhỏ cùng với các ưu điểm vượt trội của các bộ biến
đổi (BBĐ): thiết bị gọn nhẹ, tác động nhanh, dễ điều khiển và ổn định
dòng…Do vậy nên các BBĐ được sử dụng làm nguồn mạ một chiều.
Để chọn BBĐ phù hợp với yêu cầu công nghệ đề ra ta xét một số đặc
điểm của các phương án sau:
1.1.Chỉnh lưu cầu một pha: được ứng dụng trong các mạch có công suất nhỏ
nhưng không phù hợp với điện áp tải nhỏ.
1.2.Chỉnh lưu hình tia hai pha: được sử dụng trong mạch có công suất nhỏ và
điện áp tải thấp, dòng điện tải lớn. Bởi vì, trong sơ đồ này tổn hao trên van bán
dẫn ít hơn, nên công suất tổn hao trên van so với công suất tải nhỏ hơn, hiệu suất
thiết bị cao hơn.
1.3.Chỉnh lưu hình tia ba pha: được ứng dụng trong mạch có công suất trung
bình và điện áp tải thấp.
1.4.Chỉnh lưu cầu ba pha: có bộ tham số tốt nhất, được ứng rộng rãi nhất trong
toàn bộ dải công suất từ nhỏ đến lớn nhưng không phù hợp với điện áp tải thấp.
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 12
II.2. Chọn phương án
Theo yêu cầu công nghệ:
Nguồn mạ một chiều cần thiết kế là nguồn có:
Điện áp ra : Ud = 6÷12 (V)
Dòng tải max : Id =100(A)
Thời gian thuận : 50÷200 (s)
Thời gian ngược : 5÷20 (s)
Tức điện áp tải thấp, công suất trung bình và dòng lớn. Qua phân tích trên thì
nên chọn chỉnh lưu hình tia hai pha làm nguồn mạ một chiều.
Sơ đồ nguyên lý của chỉnh lưu tia hai pha có dạng như hình II.1:
Trong sơ đồ chỉnh lưu hình tia hai pha có:
+ Một máy biến áp hạ áp một pha hai cuộn thứ cấp có điểm trung tính.
-Sơ cấp biến áp có điện áp U1 là điện áp lưới xoay chiều 220V, với số vòng
dây là W1.
-Thứ cấp biến áp có điện áp U2: 12V- 0V- 12V, với số vòng dây W21 và
W22. Hai cuộn thứ cấp này phải có thông số giống hệt nhau.
+Hai Thyristor T1, T2 để chỉnh lưu dòng xoay chiều từ điện áp lưới thành
điện áp một chiều ra tải.
Nguyên lý làm việc:
T1
T2
Tải
Hình II.1. Sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu tia hai pha
U1
U21
U22
u21 u22 ud
θ
id
0
0 θ
Id
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 13
Nửa chu kỳ đầu giả sử điện áp u21 dương hơn u22 thì Thyristor T1 có khả
năng dẫn nhưng chưa dẫn ngay cho tới thời điểmθ = α thì đưa xung vào mở T1,
T1 bắt đầu dẫn. Khi đó điện áp của chỉnh lưu có dạng điện áp u21 như hình II.2.
Nhưng do tải có tính cảm lớn nên khi u21 =0 thì T1 vẫn dẫn cho tới khi T2 được
mở.
Nửa chu kỳ sau điện áp u22 dương hơn u21 thì Thyristor T2 có khả năng dẫn
nhưng chưa dẫn ngay cho tới thời điểmθ = γπ + +α thì đưa xung vào mở T2, T2
bắt đầu dẫn. Khi đó điện áp của chỉnh lưu có dạng điện áp u22 như hình II.2. Khi
u22 = 0 thì T2 vẫn dẫn cho tới khi T1 được mở trở lại.
Như vậy điện áp ra tải sau chỉnh lưu hình tia hai pha có dạng như hình II.2.
Điện áp tải có tần số đập mạch bằng hai lần tần số điện áp xoay chiều (fđm = 2f1).
Khi dòng điện, điện áp tải liên tục: Ud = Udo.cosα
Trong đó:
Udo- Điện áp chỉnh lưu khi không điều khiển và bằng Udo = 0,9.U2
α - Góc mở của các Thyristor.
Điện áp ngược cực đại qua van: ~nv U.2.2U =
Dòng điện trung bình qua van: Itb = 2
Id
Trị hiệu dụng của dòng điện chạy qua van: Ihd =
2
Id
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 14
ChươngIII
THIẾT KẾ MẠCH LỰC
III.1. Tính chọn van lực
III.1.1. Đặc điểm chung
Việc tính chọn van cho mạch lực dựa vào các thông số: điện áp làm việc,
dòng điện tải, dòng trung bình qua van hay dòng điện làm việc cực đại của van
trong sơ đồ đã chọn, điều kiện tản nhiệt.
• Loại van nào có sụt áp ΔU nhỏ hơn sẽ có tổn hao nhiệt ít hơn.
• Dòng điện rò của loại van nào nhỏ hơn thì chất lượng tốt hơn.
• Nhiệt độ cho phép của loại van nào cao hơn thì khả năng chịu nhiệt tốt
hơn.
• Điện áp và dòng điện điều khiển của loại van nào nhỏ hơn, công suất
điều khiển thấp hơn.
• Loại van nào có thời gian chuyển mạch bé hơn sẽ nhạy hơn. Tuy nhiên,
trong đa số các van bán dẫn thời gian chuyển mạch thường tỷ lệ nghịch với tổn
hao công suất.
III.1.2. Các thông số của Thyristor
-Điện áp ngược đặt lên van: Ung =knv .U2 = knv.
u
d
k
U = π.12= 37,67(V)
(knv, ku – là hệ số điện áp ngược và điện áp tải: knv = 22 ; ku = π
22 )
Chọn hệ số dự trữ điện áp: kdt =1,6
Tống Thị Hiếu - TĐH2- K48 Đồ án môn: Điện tử công suất
Thiết kế nguồn mạ một chiều có đảo chiều dòng điện mạ 15
Điện áp ngược của van cần chọn: Unmax = kdt . Ung = 1,6 . 37,67 = 60,3(V)
-Dòng trung bình qua Thyristor: Itb = )A(502
100
2
Id ==
-Dòng làm việccủa Thyristor: Ilv = )A(71,70
2
100
2
Id ==
Chọn điều kiện làm việc của van là có cánh toả nhiệt và đầy đủ đi