Đề án Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở thành phố hà nội

Cổ phần hoá DN thương mại Nhà nước ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1992. Hơn 15 năm qua, trong bối cảnh kinh tế nước nhà chuyển mạnh sang KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hoá, đề ra các cơ chế, chính sách, chương trình hành động CPH những DN thương mại Nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, DN thương mại nhà nước triển khai đạt nhiều kết quả. Việc CPH đang được triển khai đúng định hướng, từng bước vững chắc và mang lại những kết quả to lớn cho công cuộc đổi mới đất nước. Cổ phần hoá là một giải pháp nằm trong kế hoạch tổng thể sắp xếp lại DN Nhà nước. CPH sẽ chuyển một phần sở hữu của Nhà nước trong DN cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, từ đó chúng ta sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư dồi dào trong nhân dân cũng như nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài đầu tư vào phát triển đất nước. Tiến hành CPH DNNN góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của các DN, từng bước đưa DN hoà nhập và thích nghi với các quy luật của thị trường. Quá trình CPH trên địa bàn cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã thu được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Mặc dù vậy, CPH ở nước ta cũng như ở Hà Nội còn gặp không ít khó khăn, nên lộ trình diễn ra còn chậm chạp. Chính vì hiểu được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề CPH trong quá trình phát triển của Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, em đã chọn đề tài: “Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội”.

docx56 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở thành phố hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Thương Mại ĐỀ ÁN MÔN HỌC THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Sinh viên thực hiện : Đỗ Năng Trọng Lớp : Thương Mại B Khoá : 47 GVHD : GS.TS Hoàng Đức Thân. Hà Nội 2008 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước CPH Cổ phần hoá CTCP Công ty cổ phần SXKD Sản xuất kinh doanh NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách Nhà nước KTTT Kinh tế thị trường TTCK Thị trường chứng khoán XHCN Xã hội chủ nghĩa TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán TCT Tổng công ty MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương 1: Lý luận chung về cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước 2 1.1. Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 2 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước 2 1.1.2. Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 2 1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 8 1.2.1. Khái niệm cổ phần hoá DNNN và CTCP 8 1.2.2. Mục tiêu của cổ phần hoá 9 1.2.3. Các hình thức và mức độ cổ phần hoá 10 1.2.4. Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá DNNN 11 1.3. Quy trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước 14 Chương 2: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội. 18 2.1. Thực trạng các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 18 2.1.1. Kết quả và hiệu quả SXKD của DNNN thấp 18 2.1.2. Nhà nước bảo hộ quá sâu đối với DNNN 19 2.1.3. Nhà nước can thiệp và làm thay DN trong chức năng quản lý SXKD 19 2.1.4. Thực trạng về tổ chức hoạt động của các DNNN trước CPH 20 2.2. Phân tích thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 20 2.3. Kết quả đạt được và vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần ở Thành phố Hà Nội 25 2.3.1. Những kết quả đạt được của các DN sau CPH 25 2.3.2. Vấn đề đặt ra 28 2.3.3. Nguyên nhân của những khó khắn vướng mắc 33 Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 36 3.1. Phương hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 36 3.1.1. CPH DN nhưng không được làm thất thoát tài sản của Nhà nước, không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh 36 3.1.2. Đảm bảo chính xác trong việc xác định giá trị còn lại của DNNN khi tiến hành CPH 37 3.1.3. Lựa chọn DN hoặc bộ phận DN và hình thức CPH phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu CPH 37 3.1.4. Lành mạnh hoá tình hình tài chính của DN trước khi tiến hành 37 3.1.5. Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện CPH 38 3.1.6. Xác lập cơ chế pháp lý hấp dẫn đối với người lao động 38 3.2. Giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá các DN thương mại nhà nước ở Thành phố Hà Nội 38 3.2.1. Quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới DNNN 38 3.2.2. Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công chương trình CPH DNNN 39 3.2.3. Tích cực giải quyết các khoản nợ của DNNN thực hiện CPH 40 3.2.4. Hoàn thành việc xác định giá trị DN khi tiến hành CPH 41 3.2.5. Đổi mới công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình CPH DNN 43 3.3. Khắc phục những hạn chế sau cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại Nhà nước 45 3.3.1. Tiếp tục cải thiện môi trường hoạt động của DN cổ phần 45 3.3.2. Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của DN cổ phần 45 3.3.3. Một số giải pháp đối với cổ đông trong DN cổ phần 46 3.3.4. Xoá bỏ ưu đãi bất hợp lý với DNNN 47 3.3.5. Tăng khả năng tạo vốn của CTCP 47 Kết luận 48 Tài liệu tham khảo 49 LỜI MỞ ĐẦU Cổ phần hoá DN thương mại Nhà nước ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1992. Hơn 15 năm qua, trong bối cảnh kinh tế nước nhà chuyển mạnh sang KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hoá, đề ra các cơ chế, chính sách, chương trình hành động CPH những DN thương mại Nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, DN thương mại nhà nước triển khai đạt nhiều kết quả. Việc CPH đang được triển khai đúng định hướng, từng bước vững chắc và mang lại những kết quả to lớn cho công cuộc đổi mới đất nước. Cổ phần hoá là một giải pháp nằm trong kế hoạch tổng thể sắp xếp lại DN Nhà nước. CPH sẽ chuyển một phần sở hữu của Nhà nước trong DN cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, từ đó chúng ta sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư dồi dào trong nhân dân cũng như nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài đầu tư vào phát triển đất nước. Tiến hành CPH DNNN góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của các DN, từng bước đưa DN hoà nhập và thích nghi với các quy luật của thị trường. Quá trình CPH trên địa bàn cả nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã thu được những thành công bước đầu đáng khích lệ. Mặc dù vậy, CPH ở nước ta cũng như ở Hà Nội còn gặp không ít khó khăn, nên lộ trình diễn ra còn chậm chạp. Chính vì hiểu được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề CPH trong quá trình phát triển của Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, em đã chọn đề tài: “Thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Thành phố Hà Nội”. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 1.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. 1.1.1/ Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước. DNNN là một thực thể kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, ra đời và hoạt động kinh doanh độc lập chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. DNNN là một tổ chức kinh tế khác với tổ chức hành chính và tổ chức sự nghiệp Nhà nước, không chỉ với hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích làm chủ yếu. Điều cơ bản là DNNN phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, các nguồn lực do Nhà nước là chủ sở hữu giao cho DN. 1.1.2/ Quá trình phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. 1.1.2.1/ Quá trình hình thành và phát triển của DNNN trước đổi mới. Trong thời kỳ đầu cải tạo và xây dựng CNXH ở Việt Nam, các DNNN được hình thành từ ba nguồn sau đây: + Nhà nước thực hiện chính sách quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất nằm trong tay đế quốc, tư sản mại bản. Từ nền tảng vật chất đó Nhà nước tổ chức lại thành các cơ sở kinh tế quốc doanh. + Nhà nước thực hiện cải tạo các xí nghiệp tư nhân của các nhà tư sản dân tộc, biến các xí nghiệp này thành các xí nghiệp công tư hợp doanh và cuối cùng thành các xí nghiệp quốc doanh. + Nhà nước đầu tư xây dựng thêm nhiều DNNN bằng các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài (Liên Xô cũ, Trung Quốc…) và bằng nguồn vốn NSNN. Đây là con đường ra đời quan trọng nhất của các DNNN Việt Nam. Trong khoảng thời gian trên 40 năm (1945 - 1986), hệ thống DNNN đã trải qua các giai đoạn lớn: * Giai đoạn 1945 - 1954: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp các cơ sở công nghiệp được thành lập theo quy mô nhỏ, phân tán bí mật. Công nghiệp quốc phòng phát triển với tốc độ nhanh. Nhà nước đã thành lập các xưởng sản xuất vũ khí, cơ sở quân khu, quân dược bảo đảm nhu cầu cơ bản cho quân đội. Đáng lưu ý là một số xưởng vũ khí như xưởng Phan Đình Phùng ở Bắc Bộ, xưởng Cao Thắng ở Thanh Hoá…đã được nhân dân góp vốn xây dựng. Những xưởng chế tạo vũ khí ấy cũng là công xưởng chế tạo cơ khí đầu tiên và đã đặt nền móng cho nền công nghiệp chế tạo cơ khí mới phôi thai ở Việt Nam. Song song với công nghiệp quốc phòng, Nhà nước cũng đã xây dựng và phát triển công nghiệp dân dụng trong những ngành như than, khai khoáng, cơ khí, hoá chất, dệt, thuốc lá…. Nói chung các DNNN hoạt động theo chế độ cung cấp. DN sản xuất theo kế hoạch cụ thể của Nhà nước, được Nhà nước cung cấp vốn, trả lương, lãi lỗ Nhà nước chịu. Cơ sở pháp lý đầu tiên quy định về tổ chức DNNN là sắc lệnh số 104-SL về “ấn định nguyên tắc căn bản của DN quốc gia” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, ban hành ngày 1/1/1948 và năm sau bổ sung bằng sắc lệnh số 09/SL ngày 25/2/1949 về phân cấp thành lập các DN. Hoạt động của các DNNN được thực hiện theo điều lệ tạm thời số 214-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/12/1952. Vai trò của DNNN trong giai đoạn này là trực tiếp phục vụ kháng chiến và dân sinh, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế kháng chiến. * Giai đoạn 1955 - 1975: Hệ thống DNNN thời kỳ này phát triển qua hai giai đoạn với mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau. Giai đoạn 1955 - 1965 và sau năm 1965 (tức là trước và sau chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ vào miền Bắc). Trong 10 năm đầu (1955 - 1965), nhiệm vụ chính của DNNN là khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN. Hội nghị TW khoá III lần thứ 14 tháng 11-1958 đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc (1958 - 1960) với nhiệm vụ cải tạo XHCN thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư doanh, phát triển kinh tế quốc doanh. Trong giai đoạn này, kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh là đối tượng của cải tạo XHCN, nhằm biến nền kinh tế quốc dân thành nền kinh tế XHCN với hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đối với các xí nghiệp tư bản lớn, Nhà nước cải tạo thành công tư hợp doanh. Nhà nước trực tiếp đứng ra quản lý các xí nghiệp, nhà tư sản được hưởng lãi theo cổ phần. Đến cuối năm 1960, thành phần kinh tế tư bản tư doanh ở miền Bắc về căn bản bị xoá bỏ. Các xí nghiệp công tư hợp doanh dần dần bị thu hẹp và hoà nhập vào kinh tế quốc doanh. Trong giai đoạn này, DNNN giữ vai trò chủ yếu như là một công cụ thực hiện đường lối cải tạo XHCN. Ở nhiều nơi DNNN được xây dựng một cách tập trung. Hội nghị TW lần thứ 7 (khoá III) tháng 6 - 1962 đã đề ra phương hướng công nghiệp hoá đất nước là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và đã hình thành một số khu công nghiệp ở Hà Nội, Việt Trì, Vinh…DNNN phát triển mạnh trong các ngành điện lực, cơ khí, hoá chất, khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng gia sức phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ. Ở giai đoạn này DNNN vẫn hoạt động trong chế độ Nhà nước cấp phát toàn bộ vốn. Tuy nhiên, khác với trước là chuyển từ sản xuất phục vụ quốc phòng sang sản xuất phục vụ đời sống nhân dân và xây dựng kinh tế. Trong 10 năm tiếp theo, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, hệ thống DNNN ngoài nhiệm vụ sản xuất hàng hoá phục vụ hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng còn phải sản xuất hàng hoá quốc phòng phục vụ sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. DNNN hình thành và phát triển chủ yếu trong các ngành công nghiệp, tiếp đến là thương mại, giao thông vận tải và dịch vụ bưu chính viễn thông. Công nghiệp luôn được coi là lĩnh vực có vai trò quyết định nhất trong kinh tế quốc doanh. Trong 12 ngành công nghiệp chủ yếu thuộc nhóm A và B, vai trò của DNNN gần như chi phối tuyệt đối về số lượng DN, lực lượng lao động cũng như giá trị tổng sản lượng. Những DNNN hình thành ngay từ đầu của giai đoạn này và đồng thời là lực lượng kinh tế lớn mạnh nhất của nền kinh tế là: điện lực, khai thác và chế biến nhiên liệu, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến gỗ, thuỷ tinh, sành sứ, dệt, da, may, nhuộm, thực phẩm, in và văn hoá phẩm. Trong những lĩnh vực này, hệ thống DNNN giữ vai trò độc quyền. * Giai đoạn 1976 - 1985: Đây là giai đoạn tiếp quản, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng mới các DNNN trên địa bàn phía Nam của đất nước. Trong giai đoạn này, tư tưởng chỉ đạo của các chính sách và giải pháp phát triển hệ thống DNNN chưa có thay đổi so với giai đoạn trước. Việc thực hiện các chính sách và giải pháp này có thuận lợi mới là: Đội ngũ cán bộ quản lý DNNN, đã được đào tạo. Ở miền Nam sau ngày giải phóng, các xí nghiệp của tư bản mại bản và tư sản bỏ chạy ra nước ngoài đều bị quốc hữu hoá và chuyển thành DNNN. Trong thời kỳ này, sự phát triển về số lượng DNNN trong các ngành công nghiệp theo nhóm A và công nghiệp địa phương vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Việc phân bố theo vùng, tỉnh không đều. Cuối năm 1976 trong số 1912 DNNN trong công nghiệp, ở miền Bắc có 1269 DN chiếm 66,4% và miền Nam có 643 DN chiếm 33,6%. Trong 10 năm này số lượng DNNN tăng lên 1.68 lần trong đó nhóm B tăng hơn nhóm A, công nghiệp địa phương tiếp tục tăng hơn công nghiệp TW. Sự chuyển đổi cơ cấu hệ thống DNNN theo hướng trên phù hợp với thực tế là: Sau giải phóng miền Nam, nhu cầu của nhân dân về nhu yếu phẩm tăng lên trong khi việc cung cấp đủ các mặt hàng này luôn gặp khó khăn. Xét về đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội của hệ thống DNNN thời kỳ này đã có xu hướng giảm sút: Năm 1960 = 33,4% Năm 1980 = 35,5% Năm 1984 = 35,2% Năm 1965 = 45,5% Năm 1981 = 35,2% Năm 1985 = 35,7% Năm 1970 = 44,4% Năm 1982 = 33,1% Năm 1986 = 37,3% Năm 1975 = 51,7% Năm 1983 = 33,2% Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong giai đoạn 1976 - 1986 DNNN chỉ tập trung chủ yếu trong 2 ngành lớn là công nghiệp và thương mại, rất ít phát triển trong nông, lâm ngư nghiệp. Trong thời kì này hệ thống DNNN đã trở thành lực lượng kinh tế chiếm ưu thế tuyệt đối trong các ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, trước hết là trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại và dịch vụ. 1.1.2.2/ Quá trình hình thành và phát triển của DNNN sau đổi mới. * Giai đoạn 1994 - 1997: Mục tiêu phát triển DNNN giai đoạn này là hình thành hệ thống DNNN và nâng cao khả năng tích tụ, tập trung tiềm lực kinh tế cho các TCT và tiếp tục tiến trình bước đầu thực hiện CPH. Đồng thời trong giai đoạn này, Nhà nước thực hiện chủ trương CPH DNNN theo nghị định 28/CPH, ngày 7-5-1996 về chuyển một số DNNN thành CTCP nhằm huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng và tài sản ở các DN này. Việc ban hành luật DNNN được Quốc hội thông qua ngày 20-4-1995 đã quy định rõ khái niệm về DNNN, phân định rõ DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích, nghĩa vụ của DNNN với Nhà nước, định hướng phát triển khu vực DNNN, phân định quyền của DNNN. Chuyển biến lớn nhất trong giai đoạn này là dựa trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm CPH trong giai đoạn trước thì đã có 25 DNNN chuyển thành CTCP. * Giai đoạn 1998 -2000: Mục tiêu phát triển các DNNN trong giai đoạn này là: “sắp xếp DNNN theo phương án tổng thể từng vùng, tổ chức lại TCT theo hướng thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi các hình thức sở hữu của DNNN như đẩy mạnh CPH DNNN kết hợp phương án tổng thể sắp xếp DNNN, thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê DNNN”. Trong giai đoạn này các DNNN không được cấp vốn mà được giao vốn, chuyển từ hình thức định mức vốn sang hình thức xác định vốn điều lệ. Theo đó DNNN được quyền sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu vốn nhằm đạt hiệu quả kinh doanh, được quyền huy động vốn như phát hành trái phiếu, vay vốn, nhận vốn góp…; được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của DN để phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên trong mọi trường hợp nếu kinh doanh lỗ đều không được Nhà nước bù lỗ nữa mà phải lấy lợi nhuận của các kỳ tiếp theo bù vào và để đảm bảo tính minh bạch DN phải công khai báo cáo tài chính hàng năm. Với mục tiêu thúc đẩy tiến trình CPH, ở giai đoạn này các điều kiện tiến hành CPH thông thoáng hơn rất nhiều đã đạt kết quả: số lượng DNNN đã giảm trên một nửa từ 12.000 DN xuống còn 5.280 DN trong đó 48% là sáp nhập để thành lập các DN có quy mô lớn mạnh, 52% giải thể do không đủ khả năng cạnh tranh. Mặc dù số lượng DN giảm lớn nhưng tỉ trọng đóng góp vào GDP vẫn tăng từ 36.5%(1991) đến 42% (2000). *Giai đoạn từ 2001 - nay: Mục tiêu của Chính phủ trong giai đoạn này là phát triển các DNNN thành DNNN có nhiều chủ sở hữu chủ yếu là CTCP) để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho DN. Vi vậy, CPH đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để DNNN có cơ cấu sản xuất, kinh doanh hợp lý hơn; tạo cơ hội để DNNN lành mạnh hóa tài chính và cơ cấu lại lao động; mang lại cho DN cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, thích nghi và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường và hầu hết các DNNN sau khi CPH đều kinh doanh có hiệu quả hơn. Kết quả của việc thực hiện CPH trong giai đoạn này là rất to lớn. Riêng giai đoạn 2001-2005, cả nước sắp xếp được 3.590 DNNN trong tổng số 5.655 DNNN có vào đầu năm 2001, trong đó CPH 2.347 DNNN, chiếm hơn 80% toàn bộ số DN đã CPH trong cả 15 năm. Đã huy động được thêm 20.704 tỉ đồng để đầu tư đổ mới công nghệ, mở rộng SXKD, NSNN thu về 14.971tỉ dồng, 85% số DN cổ phần hoạt động có lãi, có cổ tức cao. 1.2 Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 1.2.1/ Khái niệm CPH DNNN và CTCP. 1.2.1.1/ Khái niệm CPH DNNN. CPH là việc chuyển hình thức sở hữu Nhà nước thành hình thức sở hữu của các cổ đông, tạo ra sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả SXKD của từng DN cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. CPH thực chất là một giải pháp nhằm khắc phục tình trạng làm ăn kém hiệu quả ở các DN quốc doanh, trong đó chuyển các DN quốc doanh thành CTCP nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể. 1.2.1.2/ Khái niệm CTCP. Công ty cổ phần là loại hình DN góp vốn, trong đó số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Ưu thế của CTCP so với các loại hình tổ chức kinh doanh khác , chủ yếu là DN tư nhân, công ty TNHH thể hiện ở hai điểm chủ yếu sau: + Khả năng huy động các nguồn vốn khác nhau trong và ngoài nước vào phát triển SXKD, từ những nguồn vốn nhỏ lẻ đến những nguồn vốn lớn. + Sự gắn kết chặt chẽ giữa quyền sở hữu, quản lý, và quyền sử dụng tài sản và vốn của DN. Vì quyền lợi thiết thực của mình, các cổ đông đều quan tâm đến quá trình SXKD của công ty, đóng góp trí tuệ và công sức của mình vào sự phát triển của công ty giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn. 1.2.2/ Mục tiêu của cổ phần hoá. Về cơ bản, các mục tiêu hướng tới của tiến trình CPH ở hầu hết các nước trên thế giới có thể được khái quát như sau: + Mục tiêu quan trọng nhất của CPH là xoá bỏ sự bao cấp của Nhà nước đối với các DN, phát huy quyền tự chủ về SXKD và tài chính nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, củng cố và phát triển nền tảng cơ bản của KTTT. + Huy động tiềm năng về vốn trong xã hội để đầu tư phát triển nền kinh tế. CPH được thực hiện nhằm khơi dậy và huy động tất cả các nguồn lực từ các tầng lớp cư dân và mọi thành phần kinh tế khác nhau mới có thể hình thành nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư và phát triển. + Đổi mới phương thức quản trị và điều hành DN, bố trí và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, vật lực và khai thác tối đa tiềm năng của DN để nâng cao thu nhập cho người lao động và đời sống xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế DN. + Điều chỉnh vai trò, vị trí và phương thức quản lý của Nhà nước từ trực tiếp vận hành kinh doanh và quản lý hành chính sang lập kế hoạch vĩ mô và quản lý thông qua pháp luật nhằm đảm bảo tính khách quan khoa học và hiệu quả của vấn đề quản lý Nhà nước về kinh tế và khắc phục những hiện tượng tiêu cực như hành chính, tham nhũng, quan liêu của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hạn chế những tác động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường. + Khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ. Vốn đầu tư và đổi mới công nghệ là “chìa khoá” để tăng NSLĐ và phát triển bền vững trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển bao giờ cũng được coi là những “cú huých” từ bên ngoài bổ sung cho sự thiếu hụt của các nguồn lực trong nước và tạo ra những bước “nhảy vọt”. Kết hợp với việc theo đuổi chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, tiến trình CPH DNNN chính là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ tiên tiến, hiện đại đi kèm sẽ góp phần thúc đẩy CNH - HĐH và giảm bớt khoảng cách với các nền kinh tế phát triển. 1.2.3/ Các hình thức và mức độ CPH. Một số hình thức CPH DNNN thường được lựa chọn: + Giữ nguyên giá trị vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại DN và phát hành cổ phiếu để thu hút vốn từ các chủ thể khác. Ở hình thức này mức độ CPH được xác định ở quy mô của phần huy động thêm so với vốn hiện có thuộc sở hữu Nhà nước hay so với tổng giá trị vốn của DN. Ưu thế của hình thức này là vốn thuộc sở hữu Nhà nước như là phần vốn đối ứng, do vậy mà quy mô của công ty có thể mở rộng và k
Tài liệu liên quan