Đề án Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu đóng góp một vai trò không nhỏ. Xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ tạo cơ sở nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó xuất khẩu còn góp phần giải quyết các vấn đề còn nhiều bất cập ở Việt Nam như việc giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề vùng kinh tế cũng như góp phần mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Trong đó xuất khẩu thủy sản luôn là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta bởi lẽ nước ta được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thếa mà không phải nước nào cũng cóđược nhưđường bờ biển dài hàng ngàn kilomet, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam thì thị trường châu âu đóng một vai trò quan trọng. Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng thị trường Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng xét cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đều chưa thể hiện hết được nhu cầu của thị trường đầy tiềm năng này. Do đó tôi quyết định chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu” để có thể hiểu rõ hơn những lý do khiến thủy sản của nước ta trong nhiều năm qua luôn gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường này dù tiềm lực thủy sản của thủy sản là rất lớn. Đề tài này gồm cho 3 phần chính: +) Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu +) Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu +) Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân và thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp tôi hoàn thành đềán này. Xin chân thành cảm ơn.

doc90 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜIMỞĐẦU Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu đóng góp một vai trò không nhỏ. Xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ tạo cơ sở nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó xuất khẩu còn góp phần giải quyết các vấn đề còn nhiều bất cập ở Việt Nam như việc giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề vùng kinh tế cũng như góp phần mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Trong đó xuất khẩu thủy sản luôn là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta bởi lẽ nước ta được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thếa mà không phải nước nào cũng cóđược nhưđường bờ biển dài hàng ngàn kilomet, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam thì thị trường châu âu đóng một vai trò quan trọng. Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng thị trường Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng xét cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đều chưa thể hiện hết được nhu cầu của thị trường đầy tiềm năng này. Do đó tôi quyết định chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu” để có thể hiểu rõ hơn những lý do khiến thủy sản của nước ta trong nhiều năm qua luôn gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường này dù tiềm lực thủy sản của thủy sản là rất lớn. Đề tài này gồm cho 3 phần chính: +) Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu +) Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu +) Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân và thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp tôi hoàn thành đềán này. Xin chân thành cảm ơn. Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu 1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Trước hết xuất khẩu thủy sản giúp cho nước ta tăng thu ngoại tệ, từđó có thể nhập khẩu những công nghệ cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoáđất nước Trong những năm gần đây, thủy sản đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽđể trở thành một trong những ngành xuất khẩu có vai trò vàđóng góp lớn nhất cho nền kinh tế nước ta. Ngành thủy sản đã có nhưng bước tiến vượt bậc trong thời gian qua và kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong những năm gần đây. Cụ thể là nếu như năm 1981 kim ngạch xuất khẩu xủa ngành thủy sản chỉđạt 19,9 triệu USD thìđến năm 2007 con số này là 3,8 tỷ USD ( tăng 191 lần so với năm 1981 vàđứng thứ tư trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam). Đây là một cơ sở, một tiền đề quan trọng đối với các nước, đặc biệt là với một đất nước còn nghèo đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá như nước ta hiện nay.Việc tăng thu ngoại tệ sẽ giúp cho đất nước có thêm điều kiện để nhập khẩu thêm máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta diễn ra nhanh hơn vàđạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản còn góp phần vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, vùng kinh tế, kích thích sản xuất phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều đóđược thể hiện rõ trong các điều +) Tạo điều kiện cho các ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thủy sản như nuôi trồng thủy sản, khai thác và chế biến thủy sản có cơ hội phát triển. +) Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành thủy sản mà không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước, điều đó sẽ góp phần ổn định sản xuất các mặt hàng thủy sản ở trong nước, cũng như mở ra các cơ hội mới cho ngành thủy sản có thể mở rộng về quy mô sản xuất. +) Góp phần thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đó làđiều kiện thuận lợi để thực hiện hiện đại hoá nền kinh tế trong nước và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng của các sản phẩm chế biến từ thủy sản. Ngoài ra xuất khẩu thủy sản còn góp phần giải quyết vấn đề cấp bách đối với một đất nước đang tiến hành thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđó là vấn đề việc làm cho người dân.Việc tiến hành hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho người dân bởi lẽ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu thủy sản như nuôi trồng thủy sản, khai thác chế biến thủy sản đồi hỏi một lượng lao động tương đối lớn. Bên cạnh đó các hoạt động khác như dịch vụ hậu cần trong ngành thủy sản cũng thu hút được một lượng lao động khá lớn. Chính vì vậy xuất khẩu thủy sản đã góp phần ổn định đời sống người lao động của nước ta thông qua đó góp phần ổn định kinh tế chính trị tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Cuối cùng, xuất khẩu là cơ sởđể mở rộng giao lưu, quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới. Thông qua xuất khẩu nói chgung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, chúng ta đã ký kết nhiều hoạt động quan hệ quốc tế, cũng như phần nào giới thiệu được những nét văn hoáđặc trưng cũng như con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Từđó tạo điều kiện cho việc các quốc gia tiến đến ký kết các hoạt động giao lưu văn hoá, cũng như thu hút các du khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu về con người Việt Nam. 1.2 Đặc điểm của thị trường châu âu 1.2.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế, xã hội các nước châu âu *) Đối với khu vực EU, kinh tế trong thời gian qua vẫn duy trì với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1996 là 1,6%, năm 1997 là 2,5%, năm 1999 là 2%. Năm 2000, GDP của EU tăng 2,6% đạt 9785 tỷ USD, lớn hơn Mỹ 13%, Nhật 38% (trong đó các thị trường chính như Anh, Pháp, Đức, Italia chiếm tới 72% GDP của EU). Đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 1,8%, năm 2007 đạt 2,6%. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở EU đang có xu hướng đi lên. Năm 1998, tỷ lệ lạm phát là 1,5%, đến năm 1999 con số này giảm xuống còn 1,3% nhưng đến năm 2000 lại tăng lên 1,8% vàđến năm 2007 tình hình lạm phát đã khá cao (lên đến 3,1%) tuy nhiên vẫn ở trong tầm kiểm soát. Nguyên nhân là do tác động của giá dầu thế giới tăng cao. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng và lạm phát ở EU (Tính đến tháng 10/2007) Nước GDP Chỉ số giá tiêu dùng Mức thay đổi (%) Mức thay đổi (%) 2005 2006 2007* 2008* 2005 2006 2007* 2008* EU 1,8 3,0 2,6 2,4 2,3 2,3 2,3 2,0 Đức 0,8 2,9 2,7 2,2 2,0 1,7 2,0 2,0 Pháp 1,8 2,2 2,0 2,3 1,9 1,9 1,5 1,8 Italia 0,2 1,9 2,0 1,8 2,2 2,2 2,0 2,0 Tây Ban Nha 3,6 3,9 4,0 3,0 3,4 3,6 2,7 2,8 Hà Lan 1,5 2,9 2,5 2,3 1,5 1,7 1,5 1,5 Bỉ 1.4 3,0 2,8 2,3 2,5 2,3 1,8 2,3 Áo 2,0 3,1 3,0 2,5 2,1 1,7 1,8 1,8 Hy Lạp 3,7 4,3 3,3 3,3 3,5 3,3 2,8 2,8 BồĐào Nha 0,5 1,3 2,0 2,0 2,1 3,0 2,3 2,0 Phần Lan 2,9 4,9 4,3 2,5 0,8 1,3 1,7 1,8 Ireland 5,9 5,7 5,0 4,0 2,2 2,7 3,0 2,8 Anh 1,8 2,8 2,9 2,4 2,0 2,3 2,3 1,8 Đan Mạch 3,2 3,3 2,3 2,2 0,5 1,4 2,0 2,2 Thụy Điển 2,9 4,5 3,3 2,8 2,0 2,3 1,9 2,2 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu châu âu Ghi chú: (*) mức dự báo Bên cạnh đó các vấn đề xã hội của khu vực EU đãđược giải quyết tốt. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống trên toàn châu âu nhờ những thành tựu kinh tế mà khu vực này đạt được: từ 11% dân số thất nghiệp năm 1995 đến năm 1998 tỷ lệ này giảm còn 10,2%, đến năm 2000 xuống còn 9%.Và thời gian gần đây, nhờ các tác động của sự phát triển kinh tế dự kiến số việc làm mới được tạo trong giai đoạn 2007-2009 sẽ là 8 triệu việc làm, điều này sẽ giúp cho tỷ lệ thất nghiệp của năm 2009 giảm còn 6,6%. Bên cạnh đó EU còn quan tâm hơn đến sức khoẻ của người dân thông qua việc phát triển các nguồn thực phẩm phục vụ hàng ngày cũng như tăng cường chất lượng và tiện ích của các dịch vụ trong đời sống như tiến hành hạ cước phíđiện thoại di động khi thực hiện các cuộc gọi giữa các nước là thành viên EU, cũng nhưđược quyền lựa chọn nhà cung cấp điện và khíđốt cho mình. Cũng trong thời gian này Eu cũng rất chúýđến các dịch vụđi lại tiện ích cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng như sự kiện Microsoft bị thua kiện do sử dụng vị thếđộc quyền của mình để giới hạn việc chuyển dữ liệu với các hệđiều hành qua đó giới hạn khả năng lựa chọn của người dân. *) Đối với khu vực SNG Trong những năm đầu thập niên 90, kinh tế của khu vực này liên tục rơi vào suy thoái giảm sút. So với những năm trước đó, GDP năm 1992 giảm khoảng 14%, năm 1995 GDP giảm 5,3% trong đó ngay cả những nước được coi là phát triển nhất của khu vực mhư Nga, Ukraine cũng liên tục sụt giảm kinh tế. Năm 1992, GDP của Nga giảm 14,5%, của Ukraine giảm 9,9% đến năm 1995 con số này của Nga là giảm 4,1%, của Ukraine là giảm 12,9%. Cũng trong giai đoạn này mức lạm phát của khu vực luôn ở mức hai con số. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây, kinh tế của khu vực này đã có nhiều khởi sắc. Mức tăng trưởng kinh tế của khu vực luôn ở mức khá cao như năm 2000 GDP của khu vực tăng 8,3%, năm 2003 con số này là 7,8% và năm 2005 con số này là 6,8%. Tuy nhiên mức độ lạm phát của dùđã giảm nhưng vẫn ở mức cao trên hai con số. Về vấn đề xã hội thì khu vực này vẫn còn nhiều bất ổn về chính trị, xã hội vẫn còn nhiều biến động, tiêu cực. Đời sống của người dân vẫn còn ở mức thấp, tỷ lệ người thất nghiệp vẫn còn ở mức cao. Việc thực thi pháp luật còn lỏng lẻo, tuỳ tiện thiếu nghiêm túc. Điều đóảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội khu vực này. Bảng 2: Nhịp độ tăng trưởng của một số nước khu vực SNG trong những năm gần đây Tên nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Belarut 5,8 4,7 4,7 7 11,4 9,2 Nga 9 5 4,3 7,3 7,2 6,4 Ukraine 5,9 9,1 4,1 9,6 12,1 2,6 Grudia 1,9 4,5 5,4 11,1 5,9 9,3 Acmenia 5,9 9,6 12,9 11,2 10,2 26,4 Mondova 2,1 6,1 7,2 6,6 7,4 7,1 Cadacxtan 11,1 9,9 10,6 9,3 9,6 9,5 Nguồn: Tạp chí kinh tế Nga+ www.cisstat.com 1.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản châu âu *) Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường châu âu Với thị trường EU do mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng nên có thị trường châu âu có nhu cầu vô cùng phong phú vàđa dạng về các mặt hàng.Tuy nhiên do có trình độ phát triển kinh tế, xã hội văn hoá khá tương đồng nên người dân châu âu cũng có các đặc điểm chung khi tiêu dùng. Đối với hàng thủy sản, người tiêu dùng châu âu ngày nay có xu hướng sử dụng nhiều đồ thủy sản hơn so với các loại thịt. Ngoài ra họ cũng sẽ không sử dụng các mặt hàng bị nhiễm độc do các tác động của môi trường hoặc do sử dụng các chất không được phép theo quy định.Với các sản phẩm thủy sản đãđược chế biến thì họ chỉ sử dụng các sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện bảo quản. Hiện nay mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu âu đang bị hàng rào kỹthuật khống chế rất khắt khe. Đặc biệt người tiêu dùng châu âu thích tiêu dùng các nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lượng dù giá cóđắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại nhưng không có thương hiệu, không đảm bảo chất lượng. Với thị trường SNG, nhìn chung thị hiếu người tiêu dùng được chia làm hai loại. Loại một là những người có thu nhập cao thì họ có xu hướng giống với người tiêu dùng ở thị trường EU là hàng phải có uy tín chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng dù giá có cao cũng được. Loại hai là những người có thu nhập thấp thì họ chỉ mua hàng rẻ tiền, chất lượng chấp nhận được. Do đó hành thủy sản của Việt Nam khi xâm nhập thị trường này cần xác định rõđối tượng khách hàng của mình là ai để có thểđáp ứng nhu cầu của họ. *) Về kênh phân phối của thị trường châu âu Hiện nay, hệ thống các kênh phân phối của châu âu được xem là một trong những hệ thống phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Chúng bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong đó nổi bật là các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này tổ chức mạng lưới tiêu thụ từ khâu mua hàng cho đến khâu phân phối hàng cho các mạng lưới bán lẻ do đó họ luôn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài. Với các công ty xuyên quốc gia này, hệ thống phân phối của EU hình thành một mạng lưới rất chặt chẽ. Hai hình thức phổ biến nhất của các kênh phân phối bao gồm theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Theo hình thức phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất của tập đoàn chỉ cung cấp hàng cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp cho các nhà bán lẻ bên ngoài. Còn hình thức không theo tập đoàn thì nhà sản xuất hay nhập khẩu có thể cung cấp hàng cùng lúc cho nhiều hệ thống bán lẻ trên thị trường Bên cạnh các công ty bán lẻ và các siêu thịở thị trường châu âu thường không mua hàng trực tiếp từ các đầu mối nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn ở châu âu. Nhờđó màđảm bảo cho việc cung cấp nguồn hàng luôn ổn định vàđảm bảo về mặt chất lượng. Hình thức phân phối của thị trường châu âu tạo ra một chuỗi liên kết rất chặt chẽ thông qua các hợp đồng kinh tế, vìvậy đây sẽ làđiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường châu âu (trong đó có Việt Nam ). Chính vì vậy hang thủy sản Việt Nam muốn xâm nhập thị trường châu âu cần tìm các nhà nhập khẩu để xuất khẩu trực tiếp (có thể tìm thông qua các đại sứ quán các nước hoặc các thương vụ Việt Nam ở châu âu) hoặc liên doanh với các công ty xuyên quốc gia ở châu âu để trở thành công ty con Bảng 3: Các trung tâm thu mua lớn tại châu âu STT Trung tâm Nước Doanh số (tỷ Franc) 1 Bigr Đức 280 2 Eurogroup Đức 240 3 Cem Bỉ 240 4 Deurobuying Thụy Sĩ 310 5 Naf Đan Mạch 240 Nguồn: eurostar *) Về chính sách ngoại thương của châu âu Đối với liên minh châu âu EU thì tất cả các nước thành viên đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung với các nước ngoài khối. Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự do và chính sách thương mại chung đảm bảo các nguyên tắc không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng: +) Biểu thuế quan chung của EU. Khi xem xem xét về vấn đề này thì cần chúýđến quy định biểu thuế quan liên quan đến xuất xứ của hàng hoá. Đối với sản phẩm được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan GSP thìđược xem như có xuất xứ vàđược hưởng GSP. Với các sản phẩm sản xuất tại các nước hưởng GSP phải đạt 60% tổng giá trị hàng hoá liên quan, tuy nhiên đối với một nsố mặt hàng thì con số này có thể thấp hơn. Đây là những đặc điểm mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần hết sức lưu ý khi xuất khẩu hàng sang EU. +) Để giúp cho hàng hoá của các nước đang phát triển có thể xâm nhập vào thị trường EU thì liên minh châu âu đãđề ra chương trình hỗ trợ thuế quan GSP để giúp đỡ cho hàng hoá các nước này. Chương trình này được xây dựng trên các nguyên tắc tự nguyện, không đòi hỏi cóđi có lại vàđơn phương quyết định. EU chia sản phẩm dược hưởng GSP thành 4 nhóm chính trong đó các sản phẩm bán nhạy cảm bao gồm các mặt hàng như thủy sản đông lạnh, hàng công nghiệp dân dụng được hưởng mức thuế GSP bằng 35% mước thuế suất thông thường. Đây là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu. Trong tương lai thì hàng nhập khẩu của các nước đang phát triển sẽ không được hưởng GSP nữa khi đó sẽ tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với các nước này. +) Ngoài ra EU còn áp dụng chính sách chống bán phá giá với các hàng hoá vào thị trường EU. Từ khi gia nhập WTO thì EU chỉđược áp dụng chính sách chống bán phá giá trong trường hợp các ngành của EU bịảnh hưởng do các hàng nhạp khẩu bán phá giá. Đến năm 1996 thì quy chếáp dụng chính sách chống bán phá giá chỉđược áp dụng trong các trường hợp: -) giá xuất khẩu của sản phẩm bán trên thị trường EU thấp hơn giá bán các sản phẩm đóở thị trường nước xuất khẩu. -) hàng xuất khẩu của nước xuất khẩu có thể gây ra tổn thất cho các ngành kinh doanh ở EU. -) chi phí mà EU bỏ ra thực hiện các biện pháp không được tỷ lệ nghịch với lợi ích thu được. +) Quyền lợi của người tiêu dùng EU phải luôn được bảo vệ do đó EU đãđề ra các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng của mình. Khác với trước đây, ngày nay EU đã tiến hành kiểm tra các sản phẩm buônlưu thông trên thị trường ngay từ nơi sản xuất và các nước thuộc EU đã có sự liên kết với nhau đểđảm bảo an toàn ngày càng cao cho người tiêu dùng. Ngoài ra các tổ chức nghiên cứu đại diện cho quyền lợi người tiêu dùng cũng đưa ra các quy chế chuẩn theo từng quốc gia hay dùng chung cho toàn EU. Hiện nay ở EU tồn tại song song cùng lúc các cơ quan định chuẩn làủy ban châu âu vềđịnh chuẩn, ủy ban châu âu vềđịnh chuẩn điện tử, viện định chuẩn viễn thông châu âu. Dưới đây là một số quy chế bảo đảm an toàn mà EU áp dụng với những loại sản phẩm tiêu dùng trong đó với sản phẩm thủy đóng hộp (như thủy sản đóng hộp) phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, nhãn mác, trọng lượng tịnh, thời gian bảo quản, cách sử dụng, nơi sản xuất, điêù kiện bảo quản. Còn với sản phẩm thủy sản tươi sống thì cần phải vượt qua được sự kiểm tra sát sao của các cơ quan kiểm tra chất lượng của EU và phải đăng ký . Nếu được các cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được lưu thông trên thị trường EU. +) Bên cạnh đó EU còn áp dụng các hàng rào phi thuế quan như: -) Hạn ngạch: là công cụđể hạn chế số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào EU và nó cũng ảnh hưởng tới việc phân bổ hạn ngạch cho các nước đang phát triển theo chương trình GSP. Hiện một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang phải chịu sự quản lý này. -) Hàng rào kỹ thuật: là quy chế nhập khẩu chung và là biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng EU thông qua 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm gồm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Trong đó các mặt hàng như thủy sản phải thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn này. Nếu thiếu bất kỳ một tiêu chuẩn nào thì các mặt hàng (trong đó có thủy sản) sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn xâm nhập và phát triển trên thị trường này. -) Các công cụ hành chính khác để quản lý nhập khẩu. Ngoài các biện pháp đãáp dụng như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu thì EU còn áp dụng một số các biện pháp khác như không nhập khẩu các mặt hàng ăn cắp bản quyền. Bên cạnh đó thì trong một thời gian dài EU coi Việt Nam là một nước không có nền kinh tế thị trường do đó hàng hoá của Việt Nam luôn bịđối xử phân biệt gây bất lợi cho các mặt hàng của Việt Nam. Mãi cho tới 14/05/2000 thì EU mới chính thức coi Việt Nam là một nước áp dụng kinh tế thị trường thì hàng hoá của Việt Nam mới được đối xử công bằng như các nước khác. Với thị trường SNG, trong những năm gần đây các nước của khu vực này đã thông qua nhiều văn bản luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh , thương mại thuế tạo điều kiện cho hàng hoá các nước xâm nhập thị trường này. Và với Việt Nam, dùđã có nhiều động thái tích cực song lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này vẫn rất hạn chế (bao gồm cả thủy sản). 1.3 Các nhân tốảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản 1.3.1 Các nhân tố bên trong +) Nguồn lực con người Từ xưa đến nay con người luôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống. Ngày nay khi máy móc, thiết bị hiện đại phát triển thì vai trò của con người ngày càng quan trọng hơn. Máy móc phải có con người diều khiển mới có thể vận hành tốt, làm ra những sản phẩm, hàng hoá cóích. Một doanh nghiệp muốn phát triển phải có người lãnh đạo, đề ra các mục tiêu chiến lược, các định hướng đểđạt được các mục tiêu đó. Cũng cần có con người, đặc biệt là những người có trình độ cao để tiếp nhận các thông tin, từđó tiến đến xử lý các thông tin rồi ra các quyết định cho phù hợp. Bởi vậy nguồn lực con người có tính quyết định tới sự thành công hay thất bại của một dựán, công trình. Trong ngành xuất khẩu thuỷ sản cũng vậy, nếu những người lãnh đạo không có năng lực không đề ra được các chiến lược phương hướng đúng đắn, công nhân không có tay nghề cao thì sản l
Tài liệu liên quan