Đề án Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Năm 2007, Việt Nam kỷ niệm tròn một năm gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Một năm trôi qua đã tạo nên những cơ hội rất lớn cho ngành dệt may phát triển, bên cạnh đó cũng là nhiều khó khăn thách thức mà ngành dệt may đã phải đương đầu. Với tư cách là một trong các ngành hướng ra xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp hàng may mặc tiềm năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập WTO, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp tác phát triển tốt và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của họ, mà còn cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa. Trong khuôn khổ đàm phán về thương mại, dệt may và nông nghiệp được đề cập nhiều nhất và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và thu nhập cho người nghèo. Riêng ở Việt Nam số lao động trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng hơn 2 triệu lao động và dự kiến sẽ tăng lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. Theo đó trong đàm phán, một số đối tác quan tâm đến xuất khẩu hàng dệt may đã gây sức ép đòi Việt Nam phải giảm thuế đối với hàng dệt may thành phẩm (hiện nay Việt Nam duy trì cách thức đánh thuế leo thang tức là áp dụng mức thuế càng cao đối với hàng có mức độ chế biến càng lớn). Nhiều khả năng mức thuế đối với hàng dệt may khi gia nhập WTO sẽ phải giảm để đáp ứng yêu cầu của các đối tác này. Trước khi đi vào phân tích tác động của ngành dệt may khi gia nhập WTO chúng ta cần tìm hiểu một chút về ngành này. Ngành dệt may Việt Nam là một khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị của ngành này được chia làm 6 công đoạn cơ bản: + Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo + Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận. + Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm. + Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận. + Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận. + Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối. Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua chi phối (global value chain driven by marketer). Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với các đặc tính rõ ràng. Các công ty có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu và tác động đến lợi nhuận trong mỗi khâu của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị đó khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính. Trong hệ thống này các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam đóng vai trò sản xuất sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù đây là khâu được đánh giá có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng nó lại là khâu quan trọng và mang lại nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Việt Nam, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệt may có nhiều cơ hội để phát triển sau khi trở thành thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11.1.2007 và thực hiện lộ trình cam kết của WTO đối với dệt may

doc44 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam MỤC LỤC Phần Mở Đầu Năm 2007, Việt Nam kỷ niệm tròn một năm gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Một năm trôi qua đã tạo nên những cơ hội rất lớn cho ngành dệt may phát triển, bên cạnh đó cũng là nhiều khó khăn thách thức mà ngành dệt may đã phải đương đầu. Với tư cách là một trong các ngành hướng ra xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp hàng may mặc tiềm năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập WTO, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp tác phát triển tốt và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của họ, mà còn cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa. Trong khuôn khổ đàm phán về thương mại, dệt may và nông nghiệp được đề cập nhiều nhất và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và thu nhập cho người nghèo. Riêng ở Việt Nam số lao động trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng hơn 2 triệu lao động và dự kiến sẽ tăng lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. Theo đó trong đàm phán, một số đối tác quan tâm đến xuất khẩu hàng dệt may đã gây sức ép đòi Việt Nam phải giảm thuế đối với hàng dệt may thành phẩm (hiện nay Việt Nam duy trì cách thức đánh thuế leo thang tức là áp dụng mức thuế càng cao đối với hàng có mức độ chế biến càng lớn). Nhiều khả năng mức thuế đối với hàng dệt may khi gia nhập WTO sẽ phải giảm để đáp ứng yêu cầu của các đối tác này. Trước khi đi vào phân tích tác động của ngành dệt may khi gia nhập WTO chúng ta cần tìm hiểu một chút về ngành này. Ngành dệt may Việt Nam là một khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị của ngành này được chia làm 6 công đoạn cơ bản: + Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo… + Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận. + Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm. + Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận. + Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận. + Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối. Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua chi phối (global value chain driven by marketer). Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với các đặc tính rõ ràng. Các công ty có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu và tác động đến lợi nhuận trong mỗi khâu của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị đó khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính. Trong hệ thống này các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam đóng vai trò sản xuất sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù đây là khâu được đánh giá có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng nó lại là khâu quan trọng và mang lại nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Việt Nam, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệt may có nhiều cơ hội để phát triển sau khi trở thành thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11.1.2007 và thực hiện lộ trình cam kết của WTO đối với dệt may. Chương I. Tổng Quan Về Những Cam Kết Của Việt Nam Trong Lĩnh Vực Dệt May Khi Gia Nhập WTO. 1. Mức và lộ trình giảm thuế. Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. Tính trên cả biểu thuế việc cắt giảm trên diện rộng sẽ được thực hiện trong vòng 2-3 năm đầu, các năm sau có phạm vi ít hơn và đồng đều hơn. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. Đối với ngành dệt may, toàn bộ thuế nhập khẩu trước khi gia nhập (sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải giảm xuống mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thành viên WTO. Cụ thể là nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ 50% xuống 20%. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng dành mức thuế MFN cho hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các thành viên WTO khác và thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo đúng cam kết trong WTO. Trước khi gia nhập, Việt Nam chỉ phải dành mức thuế MFN cho các nước hoặc lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định song phương hoặc các thỏa thuận tương tự. Tuy nhiên, kể từ thời điểm gia nhập WTO, theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ phải dành mức thuế MFN cho tất cả các thành viên WTO khác. Điều này có nghĩa là Việt Nam cũng phải dành những mức thuế ưu đãi đãi cho một số đối tác theo các thoả thuận đã ký kết như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) hay thoả thuận dệt may Việt Nam – EU. Nhìn chung việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO sẽ thu hẹp bảo hộ quá mức đối với các ngành đang có mức thuế MFN cao. Cùng với giảm thuế suất các mặt hàng thành phẩm (thường có thuế suất MFN cao) và giảm ở mức độ nhất định đối với nhiều loại sản phẩm trung gian/nguyên vật liệu, kết quả sẽ thu hẹp bảo hộ quá mức ở một số ngành. Mức bảo hộ chung sẽ giảm và các ngành sẽ có mức bảo hộ hợp lý hơn, giảm chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành. Giảm bảo hộ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện cam kết WTO, trong thời gian tới tiến trình AFTA sẽ được đẩy nhanh, việc đi vào thực hiện các thỏa thuận về cắt giảm thuế đối với một số khu vực mậu dịch tự do khác với các đối tác thương mại chính của Việt Nam (ASEAN-Trung Quốc từ năm 2006, ASEAN-Hàn Quốc từ năm 2008, các khu vực mậu dịch tự do khác vào năm 2008-2009) sẽ đồng thời tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Cần khẩn trương có điều chỉnh thích hợp trong các ngành đang được bảo hộ cao và sẽ có cắt giảm thuế nhiều như: dệt may, điện-điện tử, thực phẩm chế biến, thép, ô tô, xe máy, giấy, hàng chế tạo khác... Một số ngành bị ảnh hưởng bất lợi có thể sẽ phải thu hẹp hoặc chuyển hướng sản xuất, có thể dẫn đến một số biến động cục bộ về sản xuất, lao động-làm việc. Bảng cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mặt hàng dệt may: Ngành hàng / Mức thuế Thuế suất MFN (%) Cam kết với WTO Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời gian thực hiện Dệt May (thuế suất bình quân) 37.3 13.7 13.7 Ngay khi gia nhập ( thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may với Mỹ và EU ) 2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm quy định của WTO. Ngành dệt may được hưởng các hình thức trợ cấp: Ưu đãi về tín dụng; Ưu đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư; Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại. Trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp theo doanh số xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại thuộc loại trợ cấp bị cấm và Việt Nam sẽ phải cam kết bỏ hình thức này ngay từ thời điểm gia nhập. Các hình thức trợ cấp còn lại thuộc dạng trợ cấp đèn vàng, tức là các hình thức trợ cấp có thể bị khiếu kiện trong WTO. 3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành: Ta cam kết đầy đủ cả ba Hiệp định là ITA, dệt may, thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. - Về tham gia Hiệp định ITA: Đa số các mặt hàng ITA của ta hiện có thuế suất 0% hoặc ở mức thấp 5-10%. Việc cắt giảm thuế xuống 0% thực tế chỉ thực hiện với khoảng một nửa số dòng thuế thuộc diện ITA. Các mặt hàng hiện có thuế suất cao, sẽ phải cắt giảm xuống 0% gồm: + Thủy tinh để sản xuất chất bán dẫn, + Băng, đĩa, bộ nhớ, ổ lưu dữ liệu các loại, + Máy tính, linh kiện và các thiết bị phụ trợ máy tính, màn hình, máy chiếu, + Điện thoại các loại, máy FAX, thiết bị viễn thông, cáp viễn thông, + Thiết bị âm thanh dùng trong viễn thông: micro, loa + Ca-me-ra số ghi hình ảnh nền. Trong các Hiệp định trên, thì việc tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. - Về tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%. - Về thiết bị y tế: Cũng như trường hợp ITA, đa số các mặt hàng thuộc nhóm này đã có thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp. Riêng chỉ có các thiết bị, dụng cụ (ghế, tủ...) dùng trong y khoa là sẽ phải cắt giảm từ mức 20-30% hiện nay xuống 0%. Bảng các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành: Hiệp định tự do hóa theo ngành Số dòng thuế Thuế suất MFN Thuế suất cam kết cuối cùng 1. Hiệp định công nghệ thông tin ITA- tham gia 100 % 330 5.2% 0% 2. Hiệp định hài hòa hóa chất CH- tham gia 81% 1300/1600 6.8% 4.4% 3. Hiệp định thiết bị máy bay dân dụng- tham gia hầu hết 89 4.2% 2.6% 4. Hiệp định dệt may TXT- tham gia 100% 1170 37.2% 13.2% 5. Hiệp định thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2.6% 0% Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số Hiệp định khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng… 4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007. Gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế; mức cắt giảm bình quân 44% so hiện hành. Đây là các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ yếu là hàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi. Riêng ngành dệt may có mức cắt giảm thuế tương đối lớn, sẽ có tác động quan trọng tới sản xuất và giá cả của nhóm dệt may. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế từ đầu năm 2007 STT Mặt hàng Mức độ cắt giảm so hiện hành 1 Hoa, cây cảnh Giảm 25% 2 Một số rau (cà tím, nấm, ớt...) Giảm 40% 3 Chè Giảm 20% 4 Ngô, loại đã rang nở Giảm 40% 5 Một số dầu thực vật Giảm 20-40% 6 Thịt chế biến (hộp Giảm 20% 7 Bánh, kẹo các loại Giảm 20-30% 8 Bia Giảm 20% 9 Mỹ phẩm các loại, xà phòng Giảm 20-40% 10 Sản phẩm nhựa dùng trong gia đình Giảm 20% 11 Giấy in báo Giảm 12% 12 Một số loại giấy khác, các-tông Giảm 10-20% 13 Hàng dệt may Giảm 63% 14 Giày dép, mũ các loại Giảm 20% 15 Gạch ốp Giảm 17% 16 Đồ sứ Giảm 17-20% 17 Thủy tinh, kính Giảm 10% 18 Phích nước Giảm 17% 19 Đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý, ngọctrai Giảm 25% 20 Một số sản phẩm kim loại (xích xe, ống kimloại, dụng cụ cầm tay...) Giảm 15-40% 21 Quạt điện Giảm 20% 22 Thiết bị lọc nước Giảm 20% 23 Một số loại ắc quy Giảm 20% 24 Một số linh kiện chính của xe ô tô Giảm 10-17% 25 Đồng hồ các loại Giảm 25% 26 Một số hàng tạp hóa khác Giảm 20-25% Hiện nay, bình quân các ngành có mức bảo hộ thực tế ở mức khoảng 30%, việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO sẽ giảm mức độ bảo hộ chung này xuống chỉ còn khoảng 15%, giảm đi 50%. Mức độ chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành sẽ thu hẹp đáng kể - những ngành hiện đang được bảo hộ cao sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này sẽ thúc đẩy các ngành nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển, tổng thể nền kinh tế sẽ hoạt động có hiệu quả hơn. 5. Về vấn đề hạn ngạch: Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của ta. 6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt may. Theo đó, Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 sẽ được bãi bỏ. Trong phiên đàm phán cuối cùng với Mỹ về việc gia nhập WTO hồi đầu tháng 5/2006. Dệt may là vấn đề căng thẳng nhất và đây là điểm cuối cùng được thảo thuận trong quá trình đàm phán của hai bên. Phía Mỹ đã bày tỏ lo lắng về khả năng tăng trưởng xuất khẩu quá mức của dệt may Việt Nam sau khi vào WTO sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này của Mỹ. Trong đó, Mỹ đã đưa ra dẫn chứng là Quyết định 55 và cho rằng Việt Nam hỗ trợ cho phát triển dệt may và yêu cầu bãi bỏ điều này. Đây là một sự hiểu lầm về tác động của Quyết định 55, nhưng để đạt được mục tiêu sớm kết thúc đàm phán gia nhập WTO nên Việt Nam chấp nhận bỏ quyết định này. Vì vậy, việc chấm dứt hiệu lực của QĐ 55 chính là bước thực hiện cam kết của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 126/2006/QĐ - TTg chấm dứt hiệu lực Quyết định 55/2001/QĐ-TTg ngày 23-4-2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ chế hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam. Theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại quyết định này, Chính phủ quy định một số biện pháp hỗ trợ ngành dệt may phát triển như hỗ trợ vốn cho các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp dệt, ưu đãi tín dụng cho các dự án ở một số lĩnh vực nhất định. Việc bãi bỏ Quyết định 55/2001/QĐ-TTg nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ngành, các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện mới, nhất là việc gia nhập WTO. Nhưng bên cạnh đó, việc xóa bỏ các khoản trợ cấp của Chính phủ sẽ gây ra những khó khăn cho toàn ngành dệt may, nhất là những doanh nghiệp được cấp tín dụng ưu đãi và nó có thể làm thay đổi hiệu quả đầu tư của một số dự án do các doanh nghiệp này đầu tư. Tuy nhiên, dù là những khó khăn rất lớn nhưng cũng là những cơ hội không nhỏ để ngành dệt may tự vươn lên. Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam. 1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Ngành Dệt May Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô và được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút số lượng lớn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp và tăng không ngừng hàng năm. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT, xác định phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Theo quyết định này thì chỉ tiêu đặt ra đối với ngành là đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỷ USD. Từ số liệu của Tổng cục Thống kê về doanh thu, lợi nhuận, thuế và tỷ lệ tăng trưởng so với các năm trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận toàn ngành luôn ở mức cao nhưng đã báo hiệu có khuynh hướng giảm sút. Năm 2005, sau khi bãi bỏ hiệp định ACT, Dệt May Việt Nam đã có một năm khó khăn. Xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt khoảng 4,85 tỷ USD ( theo Cục Kinh tế ), mức tăng trưởng 10,4% so với năm 2004, không đạt được kế hoạch đã đề ra là 5,2 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 2,6 tỷ USD chiếm 3,2% thị phần dệt may Mỹ tăng 5,2% so với năm 2004, sang EU tăng 17,33%, sang Canađa tăng 65,71%. Thực trạng ngành dệt may của Việt Nam có thể lý giải theo ảnh hưởng dây chuyền. Muốn có đơn hàng trước tiên phải được phân quota xuất khẩu, kế tiếp là phải chào giá gia công hạ để đủ sức cạnh tranh, và muốn thế thì buộc các doanh nghiệp dệt may phải trả lương công nhân thấp. Tiền lương thấp thì công nhân lành nghề lại không muốn làm, và công ty xí nghiệp không thể tuyển được người thợ may công nghiệp có tay nghề cao. Mặc dù Nhà nước đặt chỉ tiêu năm 2005 toàn ngành dệt may phải đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ 200 triệu đô la, nhưng các chuyên gia và doanh nghiệp làm hàng may mặc tỏ ý nghi ngờ về mục tiêu to lớn đó. Mặc dù có những khó khăn về vấn đề nguyên phụ liệu phải nhập khẩu hầu như toàn bộ khiến cho các công ty dệt may thiếu sự chủ động, nhưng vấn đề Việt Nam chưa là thành viên WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sự cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam. Những nước thành viên WTO như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Cambodia không bị chi phối về hạn ngạch quota dệt may xuất đi các nước, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ rộng lớn. Nhưng một điểm đáng chú ý là xuất khẩu dệt may trong những tháng cuối năm sang thị trường Mỹ và EU lại tăng mạnh trở lại. Nhưng tình hình cũng không mấy sáng sủa, do người khổng lồ Trung Quốc đã tháo gỡ được những khúc mắc với Hoa Kỳ, sau khi Bắc Kinh điều chỉnh tỷ giá hối đoái và áp thuế xuất khẩu một số mã hàng dệt may đi Hoa Kỳ và EU. Các doanh nghiệp Việt Nam hồi mấy tháng trước còn hy vọng Hoa Kỳ dùng biện pháp nghiệp vụ để hạn chế hàng dệt may Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc không còn chịu chế độ hạn ngạch do đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hay kim ngạch xuất khẩu dệt may là điều đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng GDP của Việt Nam, hoặc hiểu theo mức đơn giản nhất là các doanh nghiệp bị trì trệ, giảm lợi nhuận, công nhân không có việc làm. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng kim ngạch kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may cũng được coi là khá ấn tượng trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt khi mà Việt Nam vẫn còn bị áp đặt hạn ngạch của thị trường Mỹ trong khi các nước thành viên WTO đã được bãi bỏ hạn ngạch từ ngày 1/1/2005. Khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn bộ hạn ngạch đối với hàng dệt may phải được loại bỏ, hàng dệt may sẽ được giao thương như các loại hàng hoá thông thường khác trong khuôn khổ quy định của WTO. Khi đó dệt may Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt vấn đề đặt ra là đến năm 2008 khi sự hạn chế đối với hàng dệt may của Trung Quốc hết hiệu lực, liệu các doanh nghiệp Việt Nam có tiếp tục đứng vững và phát triển, đạt được mục tiêu đã đặt ra không? Theo số liệu được tổng hợp cuối năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn ngành dệt may đạt một con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% với năm 2005, đóng góp 17% GDP của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt 3,044 tỷ USD, tăng 16,97% so với năm 2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ được thuận lợi, hạn ngạch ở các Ca
Tài liệu liên quan