Đề án Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với hệ thống chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam
Từ những phương hướng chủ yếu của công cuộc đổi mới đã được Đại hội VI của Đảng đề ra đến chủ trương “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” được Đại hội VII xác định và được Đại hội IX phát tiển thành chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng, đổi mới tư duy kinh tế, vượt qua những quan điểm xơ cứng về mô hình phát triển kinh tế xã hội va con đường đi lên chũ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo cơ chế mới này, các thành phần kinh tế được tự do phát triển, tự do cạnh tranh va bình đẳng trước pháp luật. Thị trường trong nước được mở cửa, các công ty nước ngoài ồ ạt đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy cơ chế mới này một mặt thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, mặt khác nó đặt các doanh nghiệp vào những cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các doanh nghiệp bị buộc phải đứng trước hai khả năng: một là, thất bại trong cạnh tranh và bị phá sả. Hai là đứng vững trước cuộc cạnh tranh và ngày càng phát triển. Bất cứ doanh nghiệp nào, cũng muốn doanh nghiệp mình đạt khả năng thứ hai. Để đạt được điều này, bên cạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức tốt bộ máy quản lý hành chính thì các doanh nghiệp phải tìm mọi cách theo dõi quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất (tức hạch toán chặt chẽ quá trình sản xuất), để từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm không nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.