Sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan do nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú mà các Doanh nghiệp lớn không đáp ứng được. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc điểm linh hoạt, thích ứng nhanh, dễ dàng thâm nhập mọi ngõ ngách của thị trường, có vai trò đáng kể trong việc làm cho nền kinh tế năng động hơn, thu hút vốn và tạo thêm nhiều việc làm với chi phí thấp.
Ở Việt Nam hiện nay, riêng trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, số lượng Doanh nghiệp và nhỏ chiếm trên 94%. Năm 1998, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp, vận tải, thương mại dịch vụ đã thu hút trên 8,5 triệu lao động, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư của các lĩnh vực này, tạo ra 26% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp & 54% giá trị công nghiệp địa phương, chiếm 78% tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế cũng như đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước theo đường lối mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Khó khăn lớn nhất đối với DNVVN hiện nay là thiếu vốn. Tuy tỉ trọng vốn vay cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng vốn tín dụng ngân hàng đã tăng lên ( năm 1995: 50%; năm 1996: 55%; năm 1998: 65% ) nhưng nhìn chung, các Doanh nghiệp này vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Do thị trường vốn trung và dài hạn mới ở giai đoạn sơ khai, hệ thống ngân hàng còn yếu kém, chưa phát huy hết khả năng của mình cộng thêm sự kém mạnh dạn của các DNVVN nên nhiều nơi chỉ có khoảng 60% số Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với tín dụng ngân hàng (có nơi chỉ 30 - 35%), đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn đầu tư khi thành lập Doanh nghiệp. Phần lớn lượng vốn còn lại được trang trải bằng vốn tự có và bằng các hình thức huy động phi chính thức. Các nguồn vốn này hiện chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ. Do đó chưa có giải pháp hữu hiệu để huy động và sử dụng một cách an toàn , có hiệu quả.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ” làm đề án môn học.
38 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan do nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú mà các Doanh nghiệp lớn không đáp ứng được. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc điểm linh hoạt, thích ứng nhanh, dễ dàng thâm nhập mọi ngõ ngách của thị trường, có vai trò đáng kể trong việc làm cho nền kinh tế năng động hơn, thu hút vốn và tạo thêm nhiều việc làm với chi phí thấp.
ở Việt Nam hiện nay, riêng trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, số lượng Doanh nghiệp và nhỏ chiếm trên 94%. Năm 1998, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp, vận tải, thương mại dịch vụ đã thu hút trên 8,5 triệu lao động, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư của các lĩnh vực này, tạo ra 26% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp & 54% giá trị công nghiệp địa phương, chiếm 78% tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế cũng như đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước theo đường lối mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Khó khăn lớn nhất đối với DNVVN hiện nay là thiếu vốn. Tuy tỉ trọng vốn vay cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng vốn tín dụng ngân hàng đã tăng lên ( năm 1995: 50%; năm 1996: 55%; năm 1998: 65% ) nhưng nhìn chung, các Doanh nghiệp này vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Do thị trường vốn trung và dài hạn mới ở giai đoạn sơ khai, hệ thống ngân hàng còn yếu kém, chưa phát huy hết khả năng của mình cộng thêm sự kém mạnh dạn của các DNVVN nên nhiều nơi chỉ có khoảng 60% số Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với tín dụng ngân hàng (có nơi chỉ 30 - 35%), đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn đầu tư khi thành lập Doanh nghiệp. Phần lớn lượng vốn còn lại được trang trải bằng vốn tự có và bằng các hình thức huy động phi chính thức. Các nguồn vốn này hiện chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ. Do đó chưa có giải pháp hữu hiệu để huy động và sử dụng một cách an toàn , có hiệu quả.
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp huy động vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ” làm đề án môn học.
Chương 1
Vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
I. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường
Khái niệm.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường để tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó để tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp.
Các tiêu thức xác định Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp: Phân theo tính chất hoạt động kinh doanh, theo ngành như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp v.v...phân theo trình độ sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ…). Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải xác định và phân loại theo những tiêu thức riêng mới xác định đúng bản chất, vị trí và những vấn đề có liên quan đến nó. Hiện nay, trên thế giới và ở Việt nam còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá , phân loại qui mô doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng thường tập trung vào các tiêu thức chủ yếu như: Vốn, doanh thu, lao động, thị phần và lơị nhuận. Như vậy, tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp không tính đến phạm vi quan hệ của doanh nghiệp, trình độ công nghệ, trình độ quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là điều đáng chú ý.
Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp là không cố định và chẳng những khác nhau giữa các nước mà còn thay đổi trong một nước. Cũng cần nói thêm rằng ở hầu hết các nước, người ta hay nói gộp chung doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp vừa thành DNNVV, vì các nhà nước thường có chính sách chung cho cả hai loại doanh nghiệp đó.
ở Việt Nam, theo công văn số 681/CP-KTN ngày 20-6-1998 của Văn phòng Chính phủ, DNVVN là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (tương đương 387.600 USD vào thời điểm ban hành công văn số 681) và có số lao động dưới 200 người.
Dựa trên định nghĩa này, một số nhà nghiên cứu đã cụ thể hoá thêm :doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động ít hơn 50 người hoặc có tổng giá trị vốn dưới 1 tỷ đồng; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 51-200 người hoặc có tổng giá trị vốn (hoặc doanh thu) từ 1tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.
1.3 Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo đánh giá của các chuyên viên kinh tế ở các nước Nics, Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 81 - 98% khối lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế, thu hút số lượng lao động từ 40 - 70%, xuất khẩu trực tiếp chiếm từ 15 - 66% kim ngạch xuất khẩu ở mỗi nước, tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ chiếm từ 22 - 55% tổng lượng hàng hoá của nền kinh tế.
ở Việt Nam, trong những năm qua hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các Doanh nghiệp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước… làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế:
Mỗi năm, DNVVN đóng góp khoảng 25-26% GDP của cả nước. Năm 1996, giá trị sản lượng công nghiệp do Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra là 8.315 tỷ đồng, chiếm 35% giá trị tổng sản lượng toàn ngành và 54% giá trị công nghiệp địa phương. Tổng giá trị bán lẻ hàng hoá dịch vụ đạt 49000 tỷ đồng, bằng 78% tổng mức bán lẻ. Trong vận tải, Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá. Trong một số ngành nghề như thủ công mỹ nghệ, may mặc, giầy dép...thì các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là người chiếm lĩnh hầu hết thị trường.
-Thu hút việc làm:
Đây là một thế mạnh rõ rệt của DNVVN; khu vực DNVVN thuộc các thành phần kinh tế hiện đang thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước, nhưng triển vọng thu hút thêm lao động là rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ lao động ở đây thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn rải rác trong dân. Theo tài liệu “Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam” của tổng cục thống kê năm 1997, lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và trong công ty TNHH là 45 triệu đồng, trong khi lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước là 87,5 triệu đồng. Các DNVVN đang là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động nhất là ở nông thôn tăng thêm mỗi năm, đồng thời còn tiếp nhận số lao động trong doanh nghiệp nhà nước dôi ra qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản doanh nghiệp hiện đang được triển khai. Như vậy, DNVVN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho xã hội
. - Thu hút vốn:
Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ do nhu cầu về vốn không cao so với các doanh nghiệp lớn và do sự linh hoạt trong kinh doanh mà họ dễ dàng tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn, những người cho vay và những chủ đầu tư, tạo dựng được niềm tin và uy tín để có thể huy động được vốn và nhận được nhiều các hình thức hỗ trợ về vốn khác như lãi suất ưu đãi, thời hạn hoàn trả vốn…Hiện nay, đa số các nguồn đầu tư trực tiếp từ trong nước hay các nguồn kiều hối từ nước ngoài vào Việt Nam đều chú trọng đến việc đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn này xuất phát từ vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của kiều bào ở nước ngoài nên xét trên phương diện nền kinh tế chi phí về vốn sẽ thấp hơn, bớt rủi ro hơn so với các nguồn vốn từ bên ngoài (vay nợ hoặc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ). Hơn nữa, khi nguồn vốn này được phát huy nó cũng tự làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn vì khi đó mỗi công dân sẽ trở thành một cổ đông của nền kinh tế, và họ sẽ quan tâm tích cực hơn tới sự vận động của chính “công ty” mà họ đang có cổ phần, điều này sẽ cho phép khai thác tối đa nguồn nhân lực mà chúng ta đang có và hiệu quả đem lại sẽ là vô cùng lớn. Theo dự kiến kế hoạch 5 năm 2001-2005, để đạt tốc độ tăng GDP bình quân năm là 7.5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phải đạt từ 830-850 nghìn tỷ đồng(tương đương với 59-61 tỷ USD) tăng bình quân từ 11-12%, trong đó, vốn trong nước phải chiếm 2/3. Trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn ngân sách chiếm 20-21%; tín dụng nhà nước chiếm 17-18%; vốn của doanh nghiệp nhà nước 19-20%; vốn nước ngoài 16-17%; vốn của kinh tế dân doanh chiếm 24-25%. Như vậy, đây là một yêu cầu lớn cũng như triển vọng lớn đối với các DNVVN của nước ta.
- Làm nền kinh tế năng động có hiệu quả hơn:
Do số lượng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên một cách nhanh chóng trong những năm vừa qua và do nhu cầu vốn ít, quy mô nhỏ vì vậy họ có khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ, chuyển hướng kinh doanh một cách nhanh chóng. Nói cánh khác, với đặc điểm linh hoạt, gọn nhẹ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể luồn lách qua các kẽ hở của thị trường, tìm cách thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của thị trường; đối với doanh nghiệp lớn, DNVVN cũng có thể làm đại lý, vệ tinh, tiêu thụ hàng hoá hoặc cunh cấp vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn. Như vậy, DNVVN đã đóng vai trò điều tiết thị trường làm cho thị trường chở nên linh hoạt, năng động, hiệu quả hơn.
Phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh:
Trong thực tế, có những DNVVN vẫn tiếp tục giữ tổ chức của mình là nhỏ hoặc vừa vì quy mô này là phù hợp với khả năng kinh doanh, ngành, nghề đang theo đuổi, nhưng cũng có các doanh nghiệp phát triển lên thành những doanh nghiệp có quy mô lớn. Dù ở quy mô nào, DNVVN cũng vẫn là những vườn ươm nhân tài cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh kinh doanh cho một đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế.
II. Nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khả năng huy động vốn là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc lựa chọn loại hình cũng như quy mô doanh nghiệp. Có nhiều nguồn hình thành vốn và việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau được lựa chọn và áp dụng tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường kinh doanh nói chung trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Nói một cách khái quát hơn, mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, doanh nghiệp sẽ chọn hình thức huy động vốn khác nhau.
Để tìm hiều vấn đề này, trước hết ta hãy tìm hiểu khái niệm về vốn trong doanh nghiệp.
2.1 Khái niệm về vốn
Vốn nói chung được hiểu là một khoản tiền ban đầu hay số tài sản tích lũy thuộc sở hữu cá nhân hay một đơn vị, nó khác với khoản lợi nhuận và thu nhập phát sinh từ đó. Như vậy, theo nghĩa rộng thì vốn là những tài sản tích luỹ được đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Theo quan niệm đó thì cả tài nguyên, đất đai, lao động, tri thức, trình độ tay nghề, ... cũng được coi là vốn.
Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất (bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, lao động, tư bản, công nghệ, quản lý) theo nghĩa đó, vốn như là khoản tiền ứng trước để mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đất đai, thuê quản lý, mua nguyên vật liệu, thuê công nhân... phục vụ quá trình sản xuất.
2.2 Các nguồn cung ứng vốn của doanh nghiệp
Dựa vào hình thức huy động, ta có thể phân chia nguồn vốn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành ba loại, đó là: Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chính thức và nguồn vốn phi chính thức.
2.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
Khi mới thành lập, DNVVN cần một số vốn nhất định để khởi nghiệp; số vốn ban đầu này dùng cho việc thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị, thuê nhân công, thanh toán cho các nhà cung cấp, mua nguyên vật liệu cho sản xuất, tiền quảng cáo và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ban đầu. Số vốn này sẽ được chủ doanh nghiệp huy động từ các nguồn cá nhân như bạn bè, người thân và của chính người chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, trong trường hợp các nguồn vốn này vẫn chưa đủ cho công việc kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp thì các chủ doanh nghiệp có thể kêu gọi góp vốn từ các chủ đầu tư đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới thông qua các trung gian tài chính. Nguồn vốn này có chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp nhưng qui mô vốn chỉ có giới hạn và nó thường không đổi trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, chủ doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận lượng vốn cần thiết cho giai đoạn đầu phát triển, khi mà doanh nghiệp chưa tạo được niềm tin đối với các nhà cung ứng, với khách hàng và đặc biệt là với các ngân hàng.
2.2.2 Nguồn vốn chính thức
2.2.2.1 Khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều quá trình sản xuất. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần và chuyển dần giá trị của nó vào giá thành sản phẩm. Hao mòn tài sản cố đinh là một quá trình mang tính khách quan, phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chất lượng của bản thân tài sản cố định, các yếu tố tự nhiên, cường độ sử dụng tài sản cố định... Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp phải xác định mức độ hao mòn của chúng để chuyển dần giá trị hao mòn vào sản phẩm được sản xuất ra từ các tài sản cố định đó. Việc xác định mức khầu hao cụ thể phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của con người. Đối với các doanh nghiệp nhà nước trong một chừng mực nhất định, quá trình xác định khấu hao chịu ảnh hưởng ý đồ của Nhà nước thông qua các quy định, chính sách cụ thể của cơ quan tài chính trong từng thời kỳ. Các doanh nghiệp khác có thể tự lựa chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khầu hao cụ thể, thích hợp. Trong chính sách tài chính cụ thể ở từng thời kỳ, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và coi đây như một công cụ điều chỉnh nguồn cung ứng vốn bên trong của mình. Doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng: điều chỉnh tăng khấu hao tài sản cố định sẽ dẫn đến tăng chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định trong giá thành sản phẩm, vì vậy, phương pháp này luôn bị khống chế bởi giá bán sản phẩm.
Tích luỹ tái đầu tư
Tích luỹ tái đầu tư luôn được các doanh nghiệp coi là nguồn tự cung ứng tài chính quan trọng vì nó có các ưu điểm cơ bản sau:
Doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động
Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng
Giúp doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm tỷ lệ nợ/vốn
Tăng thêm niềm tin với doanh nghiệp từ phía các nhà cung ứng tài chính
Qui mô tự cung ứng vốn từ tích luỹ tái đầu tư tuỳ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu là tổng số lợi nhuận thu được trong thời kỳ kinh doanh cụ thể và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tổng số lợi nhuận cụ thể thu được trong từng thời kỳ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, chất lượng hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Chính sách phân phối lợi nhuận cũng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Điều chỉnh cơ cấu tài sản
Điều chỉnh cơ cấu tài sản không làm tăng tổng số vốn sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết. Do môi trường kinh doanh biến động, nhiệm vụ kinh doanh thay đổi nên trong kinh doanh luôn diễn ra hiện tượng thừa loại tài sản này nhưng lại thiều tài sản khác. Điều chỉnh cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời có giải pháp bán các tài sản cố định dư thừa, không (chưa) sử dụng đến; mặt khác, phải trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, tính toán và xác định lại mức dự trữ tài sản lưu động trên cơ sở ứng dụng mô hình dự trữ tối ưu nhằm giảm lượng lưu kho tài sản lưu động không cần thiết, đảm bảo lượng lưu kho mỗi loại tài sản hợp lý.
2.2.2.4 Vay vốn của các ngân hàng thương mại
Vay vốn từ ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng thương mại với các kỳ hạn khác nhau như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên cho vay và một bên đi vay.
Với hình thức vay vốn từ ngân hàng thương mại doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm đinh dự án nếu có cầu đầu tư lớn. Bên cạnh đó để thực hiện được hình thức vay vốn từ các ngân hàng thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo. Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiến độ kế hoạch. Mặt khác, khi doanh nghiệp vay vốn ở các ngân hàng thương mại có thể bị ngân hàng thương mại đòi hỏi quyền kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian cho vay, chẳng hạn:
Ngân hàng cho vay có thể khống chế giá trị tài sản cố định để tránh “ngâm”, vốn tránh rủi ro.
Doanh nghiệp sẽ không được vay thêm dài hạn nếu không có sự đồng ý của ngân hàng cho vay.
Doanh nghiệp không được đem thế chấp tài sản nếu không có sự đồng ý của ngân hàng cho vay.
Ngân hàng cho vay có thể áp đặt cơ chế kiểm soát chi phối hoạt động đầu tư để phòng ngừa doanh nghiệp sử dụng vốn bừa bãi.
Ngân hàng cho vay có thể đòi hỏi can thiệp vào sự thay đổi ban lãnh đạo của doanh nghiệp....
2.2.2.5 Tín dụng thuê mua
Trong cơ chế kinh tế thị trường, phương thức tín dụng thuê mua được thực hiện giữa một doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến. Sở dĩ hình thức thuê mua diễn ra khá phổ biến vì nó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của bên có cầu (doanh nghiệp muốn thuê mua thiết bị) và bên đáp ứng cầu (doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua).
Hình thức tín dụng thuê mua có ưu điểm rất cơ bản là giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, khi nào doanh nghiệp cớ câù về sử dụng máy móc, thiết bị cụ thể mới đặt vấn đề thuê mua và chỉ ký hợp đồng thuê mua trong khoảng thời gian sử dụng thích hợp. Doanh nghiệp không chỉ nhận được máy móc, thiết bị mà còn nhận được tư vấn đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết từ doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua. Doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị có thể tránh được những tổn thất do mua máy móc, thiết bị không đúng yêu cầu hoặc do mua nhầm. Doanh nghiệp sử dụng có được máy móc, thiết bị cần thiết mà không phải đầu tư một lần với vốn lớn. Mặt khác, doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị có thể giảm được tỷ lệ nợ/vốn vì tránh phải vay ngân hàng thương mại. Trong qua trình sử dụng máy móc, thiết bị doanh nghiệp sử dụng có thể thởa thuận tái thuê với doanh nghiệp có chức năng thuê mua; tức là doanh nghiệp sử dụng bán một phần tài sản thiết bị cho doanh nghiệp thuê mua rồi lại thuê lại để tiếp tục sử dụng tài sản thiết bị đó. Với phương thức thuê mua, doanh nghiệp sử dụng có thể nhanh chóng đổi mới tài sản cố định, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Hạn chế cơ bản của phương thức tín dụng thuê mua đối với doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc thiết bị là chi phí kinh doanh sử dụng vốn cao và hợp đồng tương đối phức tạp.
2.2.2.6 Cung ứng vốn từ ngân sách Nhà nước
Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn xác định từ ngân sách Nhà nước cấp. Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo đối với doanh nghiệp được cấp vốn như các hình thức huy động vốn khác.
Tuy nhiên, càng ngày hình thức cung ứng vốn từ ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp càng bị thu hẹp cả về qui mô của vốn và phạm vi được cấp vốn. Hiện nay, đối tượng được cung ứng vốn theo hình thức này thường phải là các doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước xác định duy trì để đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế; các dự án đầu tư ở các lĩnh vực sản xuất hàng hoá công cộng, hoạt động công ích mà tư nhân không muốn hoặc không có khă năng đầu tư; các dự án lớn có tầm quan trọng đặc biệt do Nhà nước trực tiếp làm chủ dự án. Vì vậy, với hầu hết các DNVVN, đây là nguồn vốn đặt quá xa tầm với của