Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà thuế GTGT là một trong các loại thuế có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Trong hầu như tất cả các loại hàng hóa,dịch vụ của mọi lĩnh vực,ngành nghề của nền kinh tế quốc dân,thuế GTGT đều chiếm một phần trong tồng giá trị của nó. Thuế GTGT giúp hệ thống chính sách thuế,sắc thuế tương đồng với Luật thuế Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó giúp các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác,phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ,thực hiện bảo hộ hợp lý,có chọn lọc,có thời hạn,có điều kiện,tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo lợi ích Quốc gia.
Thuế GTGT đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong tất cả mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội;khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh,xuất khẩu đầu tư,thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tìm hiểu về thuế và thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần I: Tổng quan về thuế và thuế giá trị gia tăng
1.1 Tổng quan về thuế:
1.1.1Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1.1.Nguồn gốc ra đời của thuế
1.1.1.2.Khái niệm thuế
1.1.1.3.Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
1.1.2. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế
1.2. Tổng quan về thuế giá trị gia tăng
1.2.1. Khái niêm,vai trò của thuế giá trị gia tăng
1.2.1.1. Khái niệm
1.2.1.2. Đặc điểm
1.2.1.3. Vai trò của thuế giá trị gia tăng
2.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng
2.2.1. Đối tượng chịu thuế,đối tượng không chịu thuế,đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
2.2.2. Căn cứ tính thuế
2.2.3. Phương pháp tính thuế
2.2.4. Đăng ký,kê khai,nộp thuế và quyết toán thuế
2.2.5. Chế độ hoàn thuế
Phần II: Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần vận tải Sơn Dương
2.1. Đặc điểm chung về công ty cổ phần vận tải Sơn Dương
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán
2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần vận tải Sơn Dương
2.2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT
2.2.2. Phương pháp tính thuế GTGT
2.2.2.1. Phương pháp tính thuế GTGT đầu vào
2.2.2.2. Phương pháp tính thuế GTGT đầu ra
2.2.2.3. Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp
2.3. Kê khai thuế GTGT
2.4. Hoàn thuế GTGT
Phần III: Kết luận và kiến nghị
LỜI NÓI ĐẦU
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà thuế GTGT là một trong các loại thuế có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Trong hầu như tất cả các loại hàng hóa,dịch vụ của mọi lĩnh vực,ngành nghề của nền kinh tế quốc dân,thuế GTGT đều chiếm một phần trong tồng giá trị của nó. Thuế GTGT giúp hệ thống chính sách thuế,sắc thuế tương đồng với Luật thuế Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó giúp các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác,phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ,thực hiện bảo hộ hợp lý,có chọn lọc,có thời hạn,có điều kiện,tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo lợi ích Quốc gia.
Thuế GTGT đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong tất cả mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội;khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh,xuất khẩu đầu tư,thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hiện nay,để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội thì Luật thuế GTGT,quyết định,thông tư,các chính sách về thuế liên tục được thay thế,sử đổi,bổ sung và dần ổn định. Chính vì liên tục thay đổi nên việc thi hành chính sách thuế GTGT và công tác hạch toán thuế GTGT luôn cần điều chỉnh và không tránh khỏi sai sót. Luật thuế GTGT được ban hành đầu tiên vào tháng 5 năm 1997; sửa đổi,bổ sung năm 2003; và đến năm 2008 đã ban hành luật 13/2008/QH12 Luật thuế GTGT,thông qua ngày 3 tháng 6 năm 2008. Vỉ tầm quan trọng của thuế GTGT và những gì nó đã và đang đạt được cùng với những khó khăn do xu hướng hội nhập của các chính sách,quy định,Luật thuế trong giai đoạn hiện nay nên em muốn nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thuế GTGT.
Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Anh Hoa và cán bộ công ty cổ phần vận tải Sơn Dương nói chung,cũng như các cô trong phòng kế toán nói riêng đã giúp em hoàn thành đề án này.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ THUẾ GTGT
1.1.Tổng quan về thuế
1.1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời của thuế:
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan,gắn liền với sự ra đời,tồn tại và phát triển của nhà nước.
Thuế luôn gắn liền với sự hình thành và tồn tại của hệ thống Nhà nước,đồng thời thuế cũng phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường,tùy theo mức độ thị trường hóa các quan hệ kinh tế đặc thù của mỗi quốc gia,mà các chính phủ vận dụng các lý thuyết vào hệ thống chính sách thuế của mình một cách thích hợp. Việc suy tôn học thuyết này hay học thuyết khác chỉ mang tính lịch sử,không mang tính đối kháng và điều quan trong nhất cho các nhà hoạch định chính sách thuế các quốc gia là tìm ra những ứng dụng hiệu quả nhất,để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của thuế trong cơ chế thị trường mà không quá chú trọng quá vào trường phái lý thuyết nhất định.
1.1.1.2. Khái niệm thuế:
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; không mang tính chất đối khoản,không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.
1.1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước.
- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập,thực hiện công bằng xã hội.
- Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra,kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế:
1, Tên gọi của sắc thuế:
Tên luật thuế thường được xác định trên cơ sở tên gọi loại thuế được quy định trong nội dung luật thuế. Tên gọi của một loại thuế được xác định theo đối tượng nộp thuế như thuế công ty; hoặc đối tượng tính thuế như thuế thu nhập,thuế nhà đất,thuế GTGT;hoặc kết hợp cả đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế thu nhập cá nhân; hoặc nội dung và tính chất của các hoạt động làm phát sinh các điều kiện pháp lý để áp dụng thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu,thuế môi trường…
2, Đối tượng nộp thuế:
Chủ thể chịu sự điều chỉnh của một loại thuế thường được gọi là đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế thể hiện phạm vi áp dụng của một luật thuế cụ thể. Là đối tượng nộp thuế của một loại thuế nghĩa là người đó,tổ chức đó có nghĩa vụ phải kê khai loại thuế đó để xác định nghĩa vụ nộp thuế của mình,cho dù đối tượng đó sẽ được miễn toàn bộ hoặc cơ sở tính thuế bằng không. Không là đối tượng nộp thuế của một loại thuế,người đó,tổ chức đó không có nghĩa vụ phải kê khai thuế. Do hệ thống chính sách thuế là tập hợp nhiều loại thuế khác nhau đánh trên các cơ sở thuế khác nhau vì vậy việc một người là đối tượng nộp thuế của loại thuế này cũng có thể là đối tượng nộp thuế của loại thuế khác song cơ sở thuế không thể trùng nhau.
3, Đối tượng chịu thuế:
Theo các luật thuế hiện hành ở Việt Nam,đối tượng chịu thuế là đối tượng được đưa ra để tính thuế. Đối tượng chịu thuế thường được xác định là thu nhập,hàng hóa hay tài sản. Mỗi một sắc thuế lại có đối tượng chịu thuế riêng,thông thường tên gọi của một sắc thuế bắt nguồn từ đối tượng chịu thuế của sắc thuế đó. Đối tượng chịu thuế thường được tính trên một đơn vị giá trị hoặc một đơn vị vật lý. Theo nghĩa này,các nước cho rằng đây là đối tượng tính thuế. Đối tượng chịu thuế theo quan điểm của nhiều nước là những người phải lấy từ thu nhập của mình ra để trả thuế cho Nhà nước thông qua hành vi tiêu dùng hoặc hành vi tìm kiếm thu nhập.
4, Cơ sở tính thuế:
Đối tượng tính thuế: Là loại hàng hóa,dịch vụ hoặc một yếu tố khác có thể đo lường được như độ ồn,độ ô nhiễm… Mỗi loại thuế lại có một đối tượng tính thuế riêng.
Giá tính thuế: Trong nền kinh tế thị trường,hầu hết các khoản thuế đều được thu bằng tiền. Vì vậy để xác định được số thuế phải nộp,hàng hóa,dịch vụ chịu thuế phải được tính thành tiền. Giá tính thuế được quy định để xác định giá trị tính thuế của hàng hóa,dịch vụ. Thông thường giá tính thuế được quy định là giá chưa có loại thuế đó của hàng hóa,dịch vụ. Tuy nhiên tùy theo chất lượng của từng loại thuế mà trong giá tính thuế của loại này có thuế của loại kia,hoặc giá tính thuế là giá bán ra hay giá mua vào hoặc có kèm theo các khoản phụ thu được hưởng hay không.
5, Mức thuế:
Thuế suất hay định suất thuế là linh hồn của một loại thuế vì nó thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước và biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước,dồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Tùy theo quy định của từng loại thuế mà người ta áp dụng các loại thuế suất khác nhau. Trong thực tế có nhiều loại thuế suất nhưng nhìn chung có các loại sau:
Thuế suất thống nhất: Là loại thuế suất quy định mức nộp thuế như nhau cho tất cả các đối tượng tính thuế. Loại thuế suất này thường được gặp ở thuế thân,nhưng hiện nay loại thuế này ít được áp dụng.
Thuế suất phân biệt: Là loại thuế suất quy định các mức khác nhau cho từng đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế tùy theo định hướng phát triển kinh tế của mỗi nước.
- Thuế suất đơn vị(hay còn gọi là định suất): Là một loại thuế suất được quy định theo đơn vị vật lý của đối tượng tính thuế. Loại thuế này không phụ thuộc vào giá trị của đối tượng chịu thuế.
- Thuế suất theo giá trị là loại thuế suất quy định tỷ lệ phần trăm huy động trên một đơn vị giá trị đối tượng tính thuế. Thuế suất theo giá trị các dạng cụ thể sau:
+ Thuế suất theo tỷ lệ là loại thuế suất áp dụng một tỷ lệ (%) cố định không thay đổi trong mọi trường hợp tăng giảm của cơ sở tính thuế.
+ Thuế suất lũy tiến là loại thuế mà mức thuế tăng theo mức tăng của cơ sở tính thuế. Thuế suất lũy tiến bao gồm thuế suất lũy tiến toàn phần và thuế suất lũy tiến từng phần.
Thuế suất lũy tiến toàn phần: Biểu thuế suất cũng chia làm nhiều bậc với mỗi mức tăng lên của thuế suất nhưng toàn bộ cơ sở đánh thuế được áp dụng một mức thuế suất chung tương ứng. Thuế suất lũy tiến toàn phần cho phép xác định số thuế phải nộp khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy vậy nó cũng có nhược điểm là gây ra sự thay đổi có tính chất đột biến về tổng số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế ở những mức thu nhập cận biên giữa hai bậc thuế. Mặc dù giá trị của cơ sở đánh thuế thay đổi không đáng kể nhưng sự thay đổi về số thuế phải nộp rất đáng kể do phải áp dụng các mức thuế khác nhau trên toàn bộ cơ sở đánh thuế. Chính ví vậy,áp dụng thuế suất lũy tiến toàn phần dễ dẫn đến sự phản ứng từ phía các đối tượng nộp thuế và như vậy tất yếu làm giảm vai trò của thuế. Hiện nay thuế suất lũy tiến toàn phần rất ít được áp dụng trên thế giới.
+ Thuế suất lũy thoái: Là loại thuế suất có tính chất ngược lại với thuế suất lũy tiến,tức là mức thuế suất giảm dần trong khi cơ sở đánh thuế lại tăng dần. Ở một số nước trên thế giới,để khuyến khích các công ty nhỏ và vừa phát triển thành những công ty có quy mô lớn,người ta đã áp dụng thuế suất lũy thoái. Đây là loại thuế suất không được áp dụng phổ biến.
6, Chế độ miễn giảm thuế:
Một số loại thuế quy định cho phép người nộp thuế không phải thực hiện nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thuế,mà không phải nộp cho Nhà nước,gọi là miễn thuế hoặc chỉ phải nộp một phần số tiền thuế đó gọi là giảm thuế.
Thông thường,những lý do để người nộp thuế được Nhà nước cho phép miễn thuế,giảm thuế được quy định trong các luật thuế là:
Do nguyên nhân khách quan mà người nộp thuế gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị giảm sút thu nhập.
Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế của Nhà nước như: khuyến khích xuất khẩu,khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề trọng điểm,địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Tuy nhiên thực hiện việc miễn giảm thuế cũng có tính hai mặt,nó chứa đựng những yếu tố tích cực,tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước nhưng cũng chứa đựng các yếu tố tiêu cực,có thể làm méo mó những ý tưởng ban đầu khi thiết lập các loại thuế,không phù hợp với những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế,việc giảm miễn thuế là phương tiện quan trọng để ưu đãi,khuyến khích phát triển sản xuất trong nước khi các rào cản thuế quan bị bãi bỏ. Tuy nhiên việc miễn giảm thuế nếu không đúng thông lệ quốc tế,được các tổ chức kinh tế quốc tế chấp thuận sẽ được xem là một khoản trợ cấp và sẽ bị áp dụng các biện pháp đối kháng hoặc trả đũa.
7, Chế độ trách nhiệm:
Chế độ kê khai thuế quy định trong luật thuế thể hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành sổ sách kế toán,hóa đơn chứng từ và cung cấp tài liệu,sổ sách kế toán,chứng từ hóa đơn liên quan đến việc tính và thu thuế. Tùy thuộc vào yêu cầu của việc tính thuế đối với từng loại thuế mà luật thuế và các văn bản pháp luật thuế có liên quan quy định nội dung pháp lý về nghĩa vụ kê khai của đối tượng nộp thuế.
Chế độ nộp thuế bao gồm các quy định về quyền,nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế thực hiện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hành vi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế được thể hiện ở việc nộp đủ và đúng thời hạn số thuế phải nộp. Thời hạn nộp thuế quy định trong các luật thuế và các văn bản pháp luật thuế được xác định phù hợp với nội dung,tính chất của từng loại thuế.
Chế độ thu thuế là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong luật thuế có các quy định về trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện hoạt động thu thuế như cơ quan thuế,cơ quan hải quan,kho bạc Nhà nước. Ngoài ra,trong các luật thuế còn quy định trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp,cơ quan Nhà nước có liên quan trong quá trình thực hiện việc thu thuế hoặc trách nhiệm,quyền hạn của các tổ chức và cá nhân thực hiện ủy nhiệm việc thu thuế.
8, Thời gian thu,thủ tục nộp thuế và các chế tài liên quan:
Để đảm bảo cho pháp luật thuế được thực hiện một cách triệt để,tập trung đúng,đủ,kịp thời nguồn thu thuế vào ngân sách Nhà nước,các Luật thuế đều có quy định các biện pháp chế tài của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân vi phạm luật thuế,khen thưởng đối với thể nhân,pháp nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế.
Các biện pháp chế tài được áp dụng để đảm bảo sự tuân thủ luật thuế bao gồm các biện pháp cưỡng chế hành chính và cưỡng chế tư pháp.
Mỗi luật thuế sẽ quy định cụ thể cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính,giải quyết các khiếu nại,tố cáo trong quá trình áp dụng luật thuế.
1.2.Tổng quan về thuế GTGT:
1.2.1. Khái niệm,đặc điểm và vai trò của thuế GTGT:
1.2.1.1. Khái niệm:
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ. Được gọi là thuế GTGT vì thực chất thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa,dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng. Tổng số thuế thu được ở mỗi khâu chính bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu,cơ sở sản xuất kinh doanh,nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ là người nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa,dịch vụ.
1.2.1.2. Đặc điểm:
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trực tiếp vào đối tượng tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT,là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ,là khoản thu được công thêm vào giá bán của người cung cấp,hay nói cách khác giá cả hàng hóa,dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.
- Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa,dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh:
+ Thứ nhất,thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế,do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào ngân sách nhà nước. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ dơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa,dịch vụ.
+ Thứ hai,thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh,bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
- Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ,không đánh vào phạm vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hóa,dịch vụ nhập khẩu.
1.2.1.3. Vai trò của thuế GTGT:
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:
- Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức,cá nhân tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Ở Việt Nam,thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20-23% trong tổng thu từ thuế,phí và lệ phí.
- Khuyến khích các tổ chức,cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,khuyến khích chuyên môn hóa,hợp tac hóa sản xuất,nâng cao hiệu quả kinh tế,phù hợp với phát triển kinh tế thị trường.
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa,dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%,doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa,dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí,hạ giá thành sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh về hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán;sử dụng hoá đơn,chứng từ và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra,khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định rõ phải căn cứ trên hoá đơn mua vào,bán ra;hàng hoá xuất khẩu mua bán phải thanh toán qua ngân hàng.
1.2.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT:
1.2.2.1. Đối tượng chịu thuế,đối tượng không chịu thuế,đối tượng nộp thuế GTGT:
a, Đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế GTGT là đối tượng tiêu dùng hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT,được viết tắt là hàng hoá,dịch vụ chịu thuế. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá,dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam(bao gồm cả hàng hoá,dịch vụ mua cho tổ chức,cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định hiện hành.
b, Đối tượng không chịu thuế GTGT:
Theo nguyên tắc thuế GTGT thì mọi hàng hóa,dịch vụ tiêu dùng ở Vệt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Tuy nhiên,trong quy định của Luật thuế GTGT ở nước ta cũng như các nước đều có quy định các đối tượng không chịu thuế GTGT. Đối tượng cụ thể các nước quy định có khác nhau,ở nước ta hiện hành quy định có các nhóm hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT như sau:
* Hàng hóa,dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng,không mang tính chất kinh doanh:
- Dịch vụ y tế.
- Văn hóa, giáo dục, đào tạo; dạy học,dạy nghề.
- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
- Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản suất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim video tài liệu.
- Phát sóng phát thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên,cây xanh thành phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ…
* Hàng hóa,dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội,nhân đạo:
- Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trơn nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan Nhà nước,tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,đơn vị vũ trang nhân dân…
- Hàng hóa bán cho tổ chức quốc tế,người nước ngoài để viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
* Hàng hóa,dịch vụ của một số ngành sản xuất còn gặp nhiều khó khăn cần khuyến khích phát triển:
- Sản xuất nông nghiệp: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra; sản phẩm là giống vật nuôi,giống cây trồng.
- Sản phẩm muối.
Các sản phẩm này thực tế hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất theo quy mô nhỏ, hộ gia đình,chưa thực h