Đề án Tổ chức hoạt động quảng cáo ở một doanh nghiệp (lấy ví dụ tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel Mobile)

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần được “trao đổi chất”với môi trường sống bên ngoài-thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh. Ngựợc lại sự trao đổi chất diễn ra yếu ớt thì cơ thể đó có thể quặt queọ và chết yểu. Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải có các họat động cơ bản như: sản xuất, quản lý tài chính, quản lýnhân lực. Bên cạnh đó muốn phát triển, thành đạt cần phải biết kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường hay biết lấy thị trường_nhu cầu và ước muốn cuả khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Với tương quan như vậy quảng cáo là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động quảng cáo là khâu quan trọng kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Đặc biệt là với doanh nghiệp viễn thông hay cụ thể là Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel Mobile). Chúng ta ngiên cứu các chiến dịch quảng cáo để thấy được từng bước phát triển của họ trong việc củng cố lòng tin với khách hàng cũng như khả năng giới thiệu dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng. Được thành lập vào năm 2004 cho đến thời điểm hiện nay Viettel mobile đã lập kỉ lục với 6 triệu khách hàng. Đó là một bước nhảy vọt mà không phải nào cũng có được. Và một phần quan trọng trong thành công đó là có sự góp mặt của các hoạt động quảng cáo trong suốt thời gian qua. Do vậy nghiên cứu đề tài: Tổ chức hoạt động quảng cáo ở một doanh nghiệp (lấy ví dụ tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel Mobile) nhằm tìm hiểu về quảng cáo và những ứng dụng thực tế của nó đã đem lại cho các doanh nghiệp hiện nay và cả trong tương lai. Đề án của em gồm 2 chương: • Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động quảng cáo trong doanh nghiệp. • Chương II: Tổ chức hoạt động quảng cáo tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel Mobie.

doc20 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Tổ chức hoạt động quảng cáo ở một doanh nghiệp (lấy ví dụ tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel Mobile), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần được “trao đổi chất”với môi trường sống bên ngoài-thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh. Ngựợc lại sự trao đổi chất diễn ra yếu ớt thì cơ thể đó có thể quặt queọ và chết yểu. Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải có các họat động cơ bản như: sản xuất, quản lý tài chính, quản lýnhân lực. Bên cạnh đó muốn phát triển, thành đạt cần phải biết kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường hay biết lấy thị trường_nhu cầu và ước muốn cuả khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Với tương quan như vậy quảng cáo là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động quảng cáo là khâu quan trọng kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Đặc biệt là với doanh nghiệp viễn thông hay cụ thể là Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel Mobile). Chúng ta ngiên cứu các chiến dịch quảng cáo để thấy được từng bước phát triển của họ trong việc củng cố lòng tin với khách hàng cũng như khả năng giới thiệu dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng. Được thành lập vào năm 2004 cho đến thời điểm hiện nay Viettel mobile đã lập kỉ lục với 6 triệu khách hàng. Đó là một bước nhảy vọt mà không phải nào cũng có được. Và một phần quan trọng trong thành công đó là có sự góp mặt của các hoạt động quảng cáo trong suốt thời gian qua. Do vậy nghiên cứu đề tài: Tổ chức hoạt động quảng cáo ở một doanh nghiệp (lấy ví dụ tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel Mobile) nhằm tìm hiểu về quảng cáo và những ứng dụng thực tế của nó đã đem lại cho các doanh nghiệp hiện nay và cả trong tương lai. Đề án của em gồm 2 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động quảng cáo trong doanh nghiệp. Chương II: Tổ chức hoạt động quảng cáo tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel Mobie. Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động quảng cáo trong doanh nghiệp Quảng cáo và các hình thức quảng cáo Khái niệm quảng cáo (sách giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại) Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp đầu tư cho quảng cáo là một sự đầu tư dài hạn Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Quảng cáo trước hết là một hình thức truyền tin thương mại. Quảng cáo là một thông điệp về sản phẩm hàng hóa dịch vụ hay là tư tưởng hành động đén ngưòi nhận tin. Đó là hình thức truyền tin một chiều và phải trả tiền đồng thời cũng là sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa. Đối tượng mà quảng cáo nhằm vào là một nhóm khách hàng nào đó hoặc đại đa số công chúng. Thứ hai, thông điệp quảng cáo được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải như đài phát thanh, ti vi, báo tạp chí…cho đến các phương tiện hiện đại như điện thoại di động, Internet là để truyền tin đến khách hàng tiềm năng . Thứ ba, mục đích của quảng cáo là nhằm lôi cuốn khách hàng, quảng cáo là hình thức truyền thông marketing. Nó vừa là công cụ giúp cho doanh nghiệp bán được nhanh và nhiều hàng. Nó vừa là phương tiện dẫn dắt khách hàng mới đến với doanh nghiệp. Vì vậy quảng cáo là động lực của buôn bán. Vai trò của quảng cáo thể hiện ở nhiều góc độ. Nó được dự tính để hướng một người vào mua một sản phẩm, để hỗ trợ cho một mục tiêu hoặc thậm chí để khuyến khích tiêu dùng ít đi, để tăng khoản thu cho việc thiện, hoặc công khai hóa công đoàn hay các quan điểm chủ đạo của việc kinh doanh.Quảng cáo là sự trình bày để giới thiệu về hàng hóa cho mọi người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng. Trong kinh doanh thương mại, quảng cáo không còn là “cái đuôi” của buôn bán mà là một hệ thống phức tạp, một cơ cấu hỗn hợp lồng khít vào cơ cấu tổng quát của cơ chế kinh doanh của doanh nghiêjp thương mại. Quảng cáo vừa là sự cần thiết khách quan vừa là sự nỗ lực chủ quan của bản thân doanh nghiệp. Nhờ có quảng cáo, khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp và doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa trong tương lai. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm được chi phí cho một đơn vị hàng hóa bán ra, tăng doanh nghiệp và lợi nhuận. Đồng thời tạo ra khác biệt cho sản phẩm nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Qua quảng cáo doanh nghiệp phải lựa chọn ra cái hay cái tốt của hàng hóa của mình để quảng cáo, cũng từ đó có thể so sánh với sản phẩm cùng loại. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp cải tiến và lựa chọn sản phẩm trong kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế mở, với tiến bộ khoa học công nghệ như vũ bão, nhiều sản phẩm mới được cải tiến với chất lượng cao ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dung ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạp với nhiều nguồn cung ứng, nên quảng cáo ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Sự phát triển của quảng cáo phụ thuộc vào sự phát triển của văn hoá, xã hội, sự phát triển của nghệ thuật, sự phát triển của trình độ dân trí, của các phương tiện thông tin và cơ chế quản lí nền kinh tế quốc dân Các hình thức quảng cáo 2.1 Quảng cáo hướng tới người tiêu dùng 2.1.1 Quảng cáo quốc gia Quảng cáo quốc gia là việc quảng cáo cuả chủ sở hữu một sản phẩm hoặc dịch vụ đã nhãn hiệu thương mại được bán thông qua các nhà phân phối hoặc cửa hàng khác nhau ở bất cứ nơi nào. Quảng cáo quốc gia không có nghĩa là sản phẩm cần thiết phải bán ra trong phạm vi quốc gia. Mục tiêu của quảng cáo quốc gia là làm cho người tiêu dùng biết tên của sản phẩm hay dịch vụ, công dụng, lợi ích và những tiện lợi của nó để người tiêu dùng sẽ nảy ra ý muốn mua hoặc đặt mua nó vào khi nào và ở đâu tiện lợi nhất. Quảng cáo quốc gia là hình thức chung nhất, hiếm khi thấy nó đăng tin về giá cá biệt, về những chỉ dẫn mua sản phẩm hoặc các dịch vụ bán đặc biệt kết hợp với việc mua sản phẩm. Quảng cáo quốc gia hướng tới sự hình thành nhu cầu về một sản phẩm, nhất là về sản phẩm bán qua các cửa hàng tự phục vụ. Khi mọi người nói tới quảng cáo thì họ thường nghĩ về quảng cáo quốc gia. 2.1.2 Quảng cáo bán lẻ Quảng cáo bán lẻ không chỉ được hướng vào việc bán ra một sản phẩm mà còn hướng vào việc khuyến khích người mua nó ở một cửa hàng đặc biệt. Người làm công việc quảng cáo quốc gia vui mừng bán những sản phẩm của họ ở bất kỵ địa điểm nào. Quảng cáo bán lẻ phải nêu lên cho người tiêu dùng biết lí do mua hàngở cửa hàng đơn nhất ấy. Vì thế quảng cáo bán lẻ có tính đạc thù cao xét theo khía cạnh có lợi cho người tiêu dùng. Về mặt truyền thống, quảng cáo bán lẻ nhấn mạnh tới giá cả, nhất là các mục bán. Nó cũng cho biết giờ mở cửa hàng, các chính sách tín dụng và tin tức bất kì nào khác để phân biệt được giữa một cửa hàng này với các cửa hàng khác cũng bán ra loại hàng hóa như nhau. Giá cả và tiện lợi của sản phẩm là những chủ đề trước hết của loại quảng cáo này. Các kích cỡ hiện có để bán, các kiểu cơ bản có thể chọn và các cửa hàng chi nhánh có bán loại hàng này cho phép người tiêu dùng nhận biết dược thông tin cơ bản nhanh. Vì những người bán lẻ căn cứ vào sự mua sắm tùy hứng để có một tỷ lệ phần trăm cao trong doanh số bán ra của họ nên các thông tin quảng cáo thường được thiết kế để đề cao hàng có bán, điều này sẽ tạo ra sự buôn bán tích trữ hàng với hy vọng rằng khách hàng sẽ mua các khoản mục được định giá đầy đủ khác một khi họ đã vào trong cửa hàng. 2.1.3 Quảng cáo sản phẩm cuối cùng Quảng cáo sản phẩm cuối cùng kích thích sự hình thành nhu cầu tiêu dùng về các bộ phận cấu thành mà chúng được kết hợp lại với nhau trong khi chế tạo ra các sản phẩm khác. Nhà quảng cáo sản phẩm cuối cùng lớn nhất là E.I.Dupont de Nemours & Co. Quảng cáo của hang Dupont nhằm thay mặt người sản xuất kể lại trực tiếp câu chuyện cho người tiêu dùng thành phẩm cuối cùng. Trong việc tạo dựng nhu cầu tiêu dùng Dupont hy vọng rằng nhhững người sản xuất sẽ có thiên hướng về sử dụng các bộ phận cấu thành nhu cầu vào việc chế tạo ra các sản phẩm của họ. Kiểu quảng cáo trực tiếp này được gọi là quảng cáo sản phẩm cuối cùng. Bí mật của một dự án bẩt kỳ như vậy đề là sự nỗ lực bán hàng để lôi kéo những người sản xuất mua sản phẩm đã được quảng cáo đưa vàio sản phẩm riêng của họ, để sử dụng cái tên nhãn hiệu hàng của họ. Quảng cáo sản phẩm cuối cùng là một phương án của quảng cáo quốc gia thông thường, nó đề nghị người tuêu dùng mua sản phẩm qua tên hàng. 2.1.4 Quảng cáo đáp ứng trực tiếp Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế chúng ta là marketing trực tiếp, đó là việc bán một sản phẩm từ người tham gia thị trường tới người tiêu dùng không qua kênh bán lẻ. Quảng cáo dùng trong marketing trựv tiếp là quảng cáo đáp ứng trực tiếp. Ngày nay, chúng ta không chỉ thấy các ví dụ về quảng cáo đáp ứng trực tiếp trên mọi phương tiện mà cả Telemarketing - phiếu bán hàng và nhập hàng được thực hiện qua điện thoại – cũng trở nên rất phổ biến. 2.2 Quảng cáo hướng nghiệp và kinh doanh Có một thế giới quảng cáo mà hầu hết người tiêu dùng ít thấy, trong đó một hãng kinh doanh tìm cách bán một cái gì đó cho một hãng khác kể cả việc quảng cáo hướng tới những người chuyên môn như các nhà vật lí và các nhà kiến trúc là những người chuyên nghiên cứu sản phẩm của nhà quảng cáo để những người khác mua. Hình thức quảng cáo này được thực hiện để hỗ trợ cho việc quảng cáo sản phẩm hướng tới người tiêu dùng vì lợi ích cá nhân của họ.Quảng cáo hướng tới kinh doanh bao gồm các hình thức cụ thể sau: 2.2.1 Quảng cáo thương mại Tất cả các mặt hàng trong một cửa hàng phải được ai đó mua trước khi chúng được phân phát tới cửa hàng khác. Quảng cáo thương mại thường được đăng trên các tạp chí thương mại thông tin về sản phẩm bao gồm: giá cả, sự vận hành đặc thù và về bao gói. Quảng cáo có thể kể về lợi ích mà sản phẩm đang mang lại cho khách hàng và những người bán lẻ khác. mục tiêu của mọi công việc quảng cáo là mang lại khoản lợi nhuận mà cửa hàng có thể thu về qua dự trữ chính sản phẩm đó. Hoạt động quảng cáo thương mại là một sự hỗ trợ quan trọng cho bất kỳ một chiến dịch quảng cáo quốc gia nào. 2.2.2 Quảng cáo công nghiệp Người sản xuất là người mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và các yếu tố dầu vào để chế tạo ra các sản phẩm hàng hóa mà anh ta bán ra. Những ai có máy móc, thiết bị hoặc vật tư để bán cho người sản xuất khác cần phả gửi tin quảng cáo của họ trên tạp chí công nghiệp để người mua được biết. Bản tin quảng cáo về động cơ điện tầu biển là một điển hình về quảng cáo công nghiệp. Nội dung mang tính chất kỹ thuật với sự nhấn mạnh hoàn toàn vào sản phẩm và các chủ đề như tiết kiệm nhiên liệu, các bộ phận thay thế lẫn nhau và không đòi hỏi phải bảo quản phức tạp là những kiểu chủ đề chung cho quảng cáo công nghiệp. Quảng cáo công nghiệp ít khi bán ra sản phẩm. Việc mua sắm các thiêt bị công nghiệp thường là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của một số nhà sản xuất quyết định. Công việc của quảng cáo công nghiệp là thiết lập nên một sự tưởng tượng về chất và tạo dựng nên sự nhận biết về tên của sản phẩm; thông tin về lợi thế chủ yếu mà sản phẩm đem lại. 2.2.3 Quảng cáo có tính chất nghiệp vụ Người quan trọng nhất trong quá trình bán ra sản phẩm là người cố vấn về chuyên môn cho người mua như nhà vật lý hay nhà kiến trúc.Lời giới thiệu của thầy thuốc là lý do tác động tốt nhất để người bệnh mua sản phẩm đó. Quảng cáo có tính chất nghiệp vụ cũng có thể được dùng theo một cách gián tiếp hơn. Trong một vài trường hợp công ty có thể tạo dựng uy tín nhờ những khách hàng chuyên môn của mình qua việc chỉ ra tầm quan trọng của khách hàng cho công chúng biết. Những quảng cáo dịch vụ công cộng này có tác dụng hướng dẫn, giáo dục công chúng và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa công ty và khách hàng chuyên môn của họ 2.2.4 Quảng cáo có tổ chức Quảng cáo có tổ chức hay quảng cáo phường hội có một số mục đích riêng và được thể hiện dưới nhiều hình thức. Ở mặt hàng tiêu dùng nó có thể tạo ra một hình tượng như một công dân có tính tập thể tốt. Nó cũng có thể tìm cách chỉ ra việc nghiên cứu sản phẩm diễn ra như thế nào, không chỉ nhằm tìm ra các sản phẩm tốt hơn mà còn giải quyết cả vấn đề xã hội và môi trường nào đó. Khi công tác quảng cáo này hướng trực tiếp tới những ủy viên điều hành hiệp hội thì nó thường nhấn mạnh tới chất lượng sản phẩm của công ty. Thông thường quảng cáo có tổ chức sẽ vạch ra vai trò của công ty trong lĩnh vực kỹ thuật cao. Mục tiêu là đẻ chứng minh rằng công ty có thể chế tạo ra một thiết bị đặc biệt và cũng có kỹ năng, kỹ sảo để làm việc trong lĩnh vực khác. Quảng cáo có tổ chức thường phân biệt với các quảng cáo kinh doanh ở chỗ nó xuất hiện trên phạm vi rộng lớn và được viết cho đông đảo khán giả hơn so với các quảng cáo kinh doanh khác. 2.3 Quảng cáo dịch vụ Một số dịch vụ quảng cáo quốc gia như dịch vụ hàng không, ô tô cho thuê, hệ thống hotel và motel, các địa danh du lịch…Hưởng ứng quảng cáo dịch vụ có nghĩa là đi trực tiếp từ triển vọng hoặc qua nhiều nhất là một khâu trung gian. Bên cạnh đó quảng cáo dịch vụ sẽ tạo ra sự độc quyền bởi lẽ không một dịch vụ có thể quảng cáo theo nhiều cách khác nhau để tạo ấn tượng cho khách hàng, thu hút khách hàng đến với sản phẩm của công ty. Quảng cáo có tính mềm dẻo và linh hoạt nên điều quan trọng nhất đối với người làm công tác quảng cáo là phải xác định một cách chính xác xem quảng cáo đóng vai trò gì trong toàn bộ chương trình marketing. Để làm được điều đó cần thiết phải định rõ các điều kiện làm cho quảng cáo thành công. Một danh mục giới hạn các điều kiện ấy bao gồm cả một sản phẩm có chất lượng đã được dán nhãn cùng với sự phân biệt về lợi ích so với đối thủ cạnh tranh của nó và được bán theo giá hợp lí. Những giai đoạn của quảng cáo 1. Giai đoạn mở đường Đặc điểm nổi bật là quảng cáo sản phẩm trong giai đoạn mở đường phải chỉ ra cho người tiêu dùng thấy rằng các nhu cầu của họ có thể được thỏa mãn theo cách mới hơn, có hiệu quả hơn. Quảng cáo ở giai đoạn này thể hiện sự cải thiện giúp cho người tiêu dùng tiến tới thực hiện được điều gì đó hiệu quả hơn, an toàn hơn, hinh tế hơn hoặc thoải mái vui vẻ hơn. Giai đoạn mở đường của một sản phẩm thường rất bất lợi cho người sản xuất. Người bán phải mở rộng công việc phân phối sản phẩm, phải tạo ra những đợt thử ngiệm tiêu dùng và mở rộng các thị trường về mặt địa lý. Cùng lúc này, hầu hết các vật phẩm tiêu dùng đòi hỏi chi phí quảng cáo và xúc tiến lớn trong suốt giai đoạn mở đường. Thời gian sản phẩm dùng trong giai đoạn mở đường càng ít thì lợi về tài chính đối với người sản xuất càng lớn. Do vậy quảng cáo mở đường sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm khi cản phẩm đó mới xuất hiện trên thị trường. Lợi thế chắc chắn của người quảng cáo mở đường đó là về thời gian, cơ hội để trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực này. Tên của người khởi đầu là điều đầu tiên để nhắc nhở về loại sản phẩm và nó tạo nên sự lôi cuốn khách hàng trước khi đối thủ cạnh tranh tiến vào. Người ta quen với nhãn hiệu của người khởi xướng hơn là nhãn hiệu thương mại của người kế tiếp. Họ tin tưởng vào sản phẩm của người đi đầu hơn vì họ cảm thấy nó tốt hơn, có lợi hơn, do có kinh nghiệm hơn. 2. Giai đoạn cạnh tranh Hiếm có một sản phẩm thành công nàomà không qua các cuộc chạy đua gay gắt giữa các đối thủ cùng kinh doanh một loại hàng hóa. Người mở đường giới thiệu một sản phẩm mới chịu một tỷ lệ chi phí cao cho việc phát triển và xúc tiến sản phẩm, cũng như phải chịu rủi ro gắn liền với sự thất bạicó thể có của sản phẩm. Tuy nhiên, một khi người mở đường đã thu hẹp lại những sự bất trắc của một sản phẩm mới bằng việc giới thiệu thành công thì thị trường cũng mở ra cho những người kế tiếp tiềm năng bước vào. Khi người tiêu dùng không còn phân vân “sản phẩm ấy để làm gì?” mà là “mình sẽ mua kiểu nào?” thì khi ấy sản phẩm đã bước vàop giai đoạn cạnh tranh. Chúng ta nói về quảng cáo cho một sản phẩm ở giai đoạn cạnh tranh là quảng cáo cạnh tranh. Mục đích của quảng cáo trong giai đoạn cạnh tranh là để chỉ ra được các nét thống nhất hay những sự hoàn thiện của một loại hàng hóa làm cho nó tốt hơn những hàng hóa khác. 3. Giai đoạn duy trì Khi một sản phẩm đã đạt đến độ chín muồi và dã có được sự chấp nhận rộng rãi thì nó bước vào giai đoạn duy trì. Những nhà quảngcáo có kinh nghiệm biết rằng có những sản phẩm bước vững chắc vào giai đoạn mở đường và giai đoạn cạnh tranh sẵn sang thách thức với “kẻ đứng đầu”. Trong thực tế, nếu sản phẩm của bạn thực sự duy nhất trong giai đoạn duy trì thì đó có thể trở thành nguyên nhân gây lo lắng. Điều này vó thể chỉ ra rằng loại sản phẩm của bạn dang suy giảm và các nhà sản xuất khác nhận ra tiềm năng bán ra nhỏ bé trong thị trường của nó. Giai đoạn duy trì luôn là giai đoạn chuyển tiếp. Sản phẩm của bạn cuối cùng hoặc sẽ suy giảm trước đối thủ cạnh tranh mới hoặc nó sẽ thích nghi thông qua việc ứng dụng công nghệ mới, tiến hành marketing hay xúc tiến bán để lại tiếp thêm sức mạnh cho chính nó. Mục tiêu của quảng cáo duy trì là đảm bảo giữ thị phần và ngăn ngừa việc thí điểm sử dụng những sản phẩm khác của người tiêu dùng. Sản phẩm trong giai đoạn này không nhất thiết phải cắt giảm bớt việc quảng cáo mà chúng cần sử dụng những chiến lược marketing và xúc tiến bán khác so với những chiến lược đã sử dụng trong các giai đoạn mở đường và cạnh tranh. Giai đoạn duy trì cũng được đặc trưng là giai đoạn có lợi nhất. Các chi phí phát triển sản phẩm đã được trừ dần, các kênh phân phối dã hình thành, các quan hệ bán hàng cũng đã được thành lập. Các công ty luôn có gắng gữ cho sản phẩm của mình ở giai đoạn duy trì càng lâu càng tốt. Như vậy sản phẩm cũng giống như con người. Chúng cũng được sinh ra, trưởng thành và mất đi. Quảng cáo có vai trò khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển của sản phẩm. Quảng cáo được dẫn ra trong giai đoạn giới thiệu hoặc mở đường khác về cách tiếp cận so với việc quảng cáo cho sản phẩm đã có uy tín trong cuộc cạnh tranh với những đối thủ khác hoặc so với người đứng đầu lĩnh vực đang tìm cách duy trì vih trí của mình. Vì sản phẩm chuyển dịch từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, sự chấp nhận của người tiêu dùng cũng thay đổi nên điều này cần phải được phản ánh trong quảng cáo. Những quyết định cơ bản trong hoạt động quảng cáo 1. Xác định mục tiêu quảng cáo Bước đầu tiên phải thực hiện là xác định mục tiêu quảng cáo. Mục tiêu sẽ chi phối toàn bộ quá trình hoạt động quảng cáo. Những mục tiêu này xuất phát từ những quyết định về thị trường mục tiêu, về việc định vị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị truờng và về Marketing- Mix. Tùy theo những điều kiện cụ thể đó mà doanh nghiệp có mục tiêu quảng cáo khác nhau. Mục tiêu quảng cáo còn phụ thuộc vào yêu cầu của hỗn hợp truyền thông của doanh nghiệp. Thông thường mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp thường hướng vào những vấn đề sau: - Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống. - Mở ra thị trường mới. - Giới thiệu sản phẩm mới. - Xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hóa đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Các mục tiêu quảng cáo có thể được xếp loại tùy theo ý muốn là thông tin, thuyết phục, hay nhắc nhở. Quảng cáo thông tin được dùng nhiều trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của sản phẩm với mục tiêu tạo nhu cầu ban đàu. Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh khi mục tiêu của doanh nghiệp là làm tăng nhu cầu. Quảng cáo nhắc nhở rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành nhằm duy trì khách hàng. 2. Xác định ngân sách quảng cáo Cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp để xác định ngân sách quảng cáo. Do vậy có bốn phương pháp xác định ngân sách như sau: 2.1 Phương pháp xác định theo tỷ lệ (%) trên doanh số Phương pháp này yêu cầu doanh nghiệp ấn định ngân sách cho quảng cáo bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó so với doanh số dự kiến. Ưu điểm của phương pháp này là: Thứ nhất, ngân sách có thể thay đổi theo chừng mực mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được, làm cho các nhà quản lý
Tài liệu liên quan