Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống Ngân hàng Việt Nam là một vấn đề mang tính chiến lược và là xu thế phát triển tất yếu trong nền kinh tế hiện đại. Trong quá trình này lãi suất là biến số kinh tế quan trọng, biến động không ngừng và cần được “tự do hoá” trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc theo dõi và nghiên cứu về tự do hoá lãi suất là cần thiết trong thời điểm hiện nay khi nền kinh tế nước nhà đang đứng trước cánh cửa hội nhập. Thông qua đề tài “Tự do hoá lãi suất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” xin được phản ánh một cái nhìn tổng quan về tiến trình này ở nước ta, những thành tựu cũng như thiếu sót. Đề tài mong đóng góp một phần nào đó kiến thức về tiến trình tự do hoá lãi suất cũng như những biện pháp để xây dựng một nền tảng lãi suất hoàn thiện hơn trong tương lai.
Bố cục của đề tài được chia làm 3 phần lớn :
_ Phần 1 đề cập tới cơ sở lý luận và những khái niệm cần biết về tự do hoá lãi suất
_ Phần 2 phản ánh thực trạng tiến trình tự do hoá lãi suất đã và đang được diễn ra ở nước ta
_ Phần 3 là giải pháp và đề xuất trong thời gian tới
Đề án được viết dựa trên kiến thức bản thân cùng với tham khảo các loại tài liệu nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý để đề án được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn cô giáo Lê Phong Châu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
59 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tự do hoá lãi suất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống Ngân hàng Việt Nam là một vấn đề mang tính chiến lược và là xu thế phát triển tất yếu trong nền kinh tế hiện đại. Trong quá trình này lãi suất là biến số kinh tế quan trọng, biến động không ngừng và cần được “tự do hoá” trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc theo dõi và nghiên cứu về tự do hoá lãi suất là cần thiết trong thời điểm hiện nay khi nền kinh tế nước nhà đang đứng trước cánh cửa hội nhập. Thông qua đề tài “Tự do hoá lãi suất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” xin được phản ánh một cái nhìn tổng quan về tiến trình này ở nước ta, những thành tựu cũng như thiếu sót. Đề tài mong đóng góp một phần nào đó kiến thức về tiến trình tự do hoá lãi suất cũng như những biện pháp để xây dựng một nền tảng lãi suất hoàn thiện hơn trong tương lai.
Bố cục của đề tài được chia làm 3 phần lớn :
_ Phần 1 đề cập tới cơ sở lý luận và những khái niệm cần biết về tự do hoá lãi suất
_ Phần 2 phản ánh thực trạng tiến trình tự do hoá lãi suất đã và đang được diễn ra ở nước ta
_ Phần 3 là giải pháp và đề xuất trong thời gian tới
Đề án được viết dựa trên kiến thức bản thân cùng với tham khảo các loại tài liệu nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý để đề án được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn cô giáo Lê Phong Châu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT
Lãi suất là một trong những biến số kinh tế được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của lãi suất có tác động rất lớn tới sức khoẻ của nền kinh tế. Nó ảnh hưởng tới quyết định tài chính của các cá nhân trong xã hội, các quyết định đầu tư….Lãi suất cũng được đánh giá là một trong những công cụ hữu hiệu trong chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia. Trong thời đại mới đòi hỏi các nền kinh tế phải mở cửa hội nhập trong đó tự do hoá tài chính là tất yếu trong đó tự do hoá lãi suất chính là một trong những nội dung quan trọng. Để tìm hiểu rõ về vấn đề này và cụ thể là thực trạng tự do hoá lãi suất đã và đang diễn ra ở nước ta, chúng ta hãy bắt đầu từ những vấn đề cơ bản về lãi suất.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT
KHÁI NIỆM
Trong hoạt động ngân hàng tài chính, chúng ta sẽ thấy một khái niệm được gọi là “lãi suất hoàn vốn”, đây chính là thước đo chính xác nhất của “lãi suất ”. Khi dùng đến thuật ngữ lãi suất có nghĩa là chúng ta ám chỉ do là lãi suất hoàn vốn.
Có nhiều phương pháp chung để tính toán lãi suất nhưng quan trọng nhất là lãi suất hoàn vốn, một lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó. Vì khái niệm tiềm ẩn trong việc tính lãi suất hoàn vốn có một ý nghĩa tốt về mặt kinh tế, các nhà kinh tế coi nó là phép đo lãi suất chính xác nhất. Ở phạm vi đề tài này chúng ta tạm thời không bàn đến các phương pháp đo lãi suất mà xin được làm rõ các khía cạnh về phân loại lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tự do hoá lãi suất.
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT
Có rất nhiều cách phân loại lãi suất, dưới đây xin được đi vào một số cách phân loại chủ yếu:
2.1 Phân loại theo nguồn sử dụng :
Theo tiêu thức này lãi suất được chia làm 2 loại
_ Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỉ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng. Để đảm bảo sự công bằng, trong nền kinh tế thị trường, về mặt kinh tế, việc xác định các loại lãi suất huy động khác nhau chỉ căn cứ vào đối tượng huy động (tiền hay vật đảm bảo có giá trị) và thời hạn huy động.
_ Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay.
Về lý thuyết, các mức lãi suất cho vay khác nhau được căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của đối tượng đầu tư và thời hạn cho vay. Tuy nhiên, với ý nghĩa là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều đó không phải bao giờ cũng đúng, vì nó còn tuỳ thuộc vào mục tiêu chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.
Công thức lý thuyết:
Lãi suất cho vay
Lợi nhuận
Rủi ro tối thiểu
Chi phí
Lãi suất huy động
+
+
+
=
2.2 Phân loại theo giá trị thực:
Theo tiêu thức này lãi suất chia làm 2 loại:
_ Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho một kỳ hạn gửi hoặc vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ thoả thuận trước.
Theo Frederic S.Miskin, trong điều kiện có lạm phát, lãi suất danh nghĩa không phản ánh giá trị thật của số lãi nhận được hoặc trả. Trong điều kiện có lạm phát cao, thời gian càng dài thì sức mua của các khoản lãi càng giảm đi một cách vô hình.
_ Lãi suất thực: là loại lãi suất xác định giá trị thực của khoản lãi được trả hoặc thu được.
Theo Irving Fisher, một chuyên gia kinh tế lớn của thế kỷ XX cho rằng:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự đoán
Các nhà kinh tế học thường sử dụng 2 phương pháp để dự đoán về lạm phát.
+ Phương pháp 1: Lạm phát được dự đoán trên cơ sở xem xét tỷ lệ lạm phát trong quá khứ
+ Phương pháp 2: Lạm phát được dự đoán trên cơ sở phân tích và vận dụng thực tế.
Sự phân biệt giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, đối với người có tiền, nhờ đoán biết được lãi suất thực mà họ quyết định nên gửi tiền vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp. Còn đối với người cần vốn, nếu dự đoán được tương lai có lạm phát và trong suốt thời gian đó lãi suất cho vay không đổi hoặc có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng lạm phát thì họ có thể yên tâm vay để kinh doanh mà không sợ lỗ vì trượt giá khi trả nợ.
Chính sách lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, đến việc tái phân phối thu nhập giữa con nợ và chủ nợ, sự lưu thông về vốn ngắn hạn giữa các nước khác nhau.
Ngân hàng chỉ thực sự thúc đẩy tích luỹ khi đưa ra được chính sách lãi suất thực dương. Lãi suất như vậy mới có thể khuyến khích người ta tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng hiện tại, mặt khác làm cho tài sản ít sinh lợi trở nên kém hấp dẫn và ít được ưa thích hơn. Nhờ đó nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội dễ được huy động và biến thành khoản đầu tư thực sự thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, đẩy lùi lạm phát.
_
_
=
Tỷ lệ lạm phát được dự đoán
Thuế thu nhập biên tế
Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực sau khi đóng thuế
2.3 Phân loại theo độ dài thời gian:
Cơ sở của cơ chế lãi suất này là ở chỗ thời gian thuê vốn (cả huy động và cho vay) càng dài thì lợi nhuận làm ra càng nhiều, đồng thời tính rủi ro mất vốn cũng càng cao. Vì vậy, mối quan hệ giữa các loại lãi suất này như sau:
_ Lãi suất huy động dài hạn cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn.
_ Lãi suất cho vay trung hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay dài hạn cao hơn lãi suất cho vay trung hạn.
Tuy nhiên trên thực tế, chính phủ cũng dùng công cụ lãi suất để góp phần điều chỉnh cơ cấu nền sản xuất xã hội trong những giai đoạn nhất định Chẳng hạn, đối với những nước mới thoát khỏi chiến tranh, kinh tế khủng hoảng, Chính phủ ban hành một chính sách lãi suất trong đó lãi suất cho vay dài hạn lãi thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm khuyến khích việc xây dựng cơ sở hạ tần, kiến thiết nền sản xuất xã hội nhanh hơn.
2.4 Phân loại theo loại tiền:
Đó là lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ. Mối quan hệ giữa lãi suất ngoại tệ có ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu.
Để khuyến khích xuất khẩu, người ta thường áp dụng cơ chế lãi suất ngoại tệ trong cho vay thấp hơn, trong huy động cao hơn so với lãi suất nội tệ và ngược lại.
Tuy nhiên, vấn đề xuất khẩu mạnh hay nhập khẩu mạnh còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có chính sách tỷ giá chi phối.
2.5 Phân loại theo phương pháp tính lãi:
Theo cách phân loại này lãi suất được chia làm 2 loại
Lãi đơn (Simple interest rate)
Là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay ban đầu không gộp lãi vào tiền vay ban đầu để tính lãi thời hạn kế tiếp.
F = P (1 + n.i)
P : Số tiền vay ban đầu
F : Số tiền vốn và lãi thu về trong tương lai
n : Thời hạn tín dụng
i : Lãi suất đơn (trên đơn vị thời hạn tín dụng)
Lãi suất kép (Compuond Interest)
Là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay, số tiền vay này tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay (lãi mẹ đẻ lãi con)
Fn = P . (1 + i) n
P : Số tiền vay ban đầu
Fn : Số tiền vốn và lãi thu về trong tương lai
n : Thời hạn tín dụng
i : Lãi suất đơn
I : Lãi suất kép
Tính I : Lãi suất kép
Fn – P
I =
P.n
(1 + i)n - 1
I =
n
Hay :
Ngoài ra chúng ta còn quan tâm tới lãi suất hoà vốn bình quân
LÃI SUẤT HOÀ VỐN BÌNH QUÂN
Lãi suất hoà vốn bình quân là mức lãi suất cho vay chung mà tại đó tổng số lãi thu được từ việc cho vay nhiều nguồn khác nhau theo các mức lãi suất hoà vốn tương ứng khác nhau sẽ vừa đủ để trả tổng số lãi phải trả từ các nguồn huy động.
Trong những điều kiện bình thường, người ta thường áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính lãi suất hoà vốn bình quân.
å Ai . ri
Rbq =
å Ai
Li
ri =
Ai
Với :
Ai : Các loại vốn huy động từ 1 đến i
ri : Lãi suất hoà vốn của loại i
Rbq : Lãi suất hoà vốn bình quân
Li : Lãi huy động nguồn i
(i =1®n)
Trong thực tế, lãi suất hoà vốn bình quân (Rbq) thường cao hơn theo công thức trên vì lý do số vốn huy động được (các Ai) không phải được cho vay hoàn toàn do 2 nguyên nhân:
_ Thứ nhất, phải nộp một tỷ lệ nhất định trên toàn bộ số vốn huy động vào NHTW theo quy định về nộp dự trữ bắt buộc, đồng thời còn phải để lại tại quỹ một tỷ lệ nhất định phòng bất ổn trong cán cân thanh toán của TCTD đó.
_ Thứ hai, không phải ngân hàng nào và không phải lúc nào toàn bộ số vốn khả dụng đều được cho vay hết, do việc cho vay còn lệ thuộc vào nhu cầu vay vốn của xã hội.
Lãi suất hoà vốn bình quân chịu ảnh hưởng của 4 nhân tố:
+ Mức lãi suất huy động từng nguồn
+ Cơ cấu nguồn vốn huy động
+ Tỷ lệ số vốn khả dụng
+ Nhu cầu vay thực tế của nền kinh tế
Trong phân tích tài chính của các TCTD, việc nghiên cứu xác định lãi suất hoà vốn bình quân có ý nghĩa thực tiễn về nhiều mặt: làm cơ sở tính toán mức lãi suất cho vay tối thiểu, giảm bớt lãi suất cho vay bằng cách giảm lãi suất huy động từ nguồn huy động hoặc chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động để giảm bớt số lãi phải trả, mở rộng phạm vi tín dụng, tận dụng cho vay hết số vốn khả dụng…
PHÂN LOẠI LÃI SUẤT TÍN DỤNG
Lãi suất tín dụng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các công cụ chính sách và vì vây phân loại lãi suất tín dụng có ý nghĩa về mặt thực tế. Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau có thể phân chia lãi suất tín dụng thành các nhóm sau:
_ Căn cứ vào nghiệp vụ Huy động vốn:
+ Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
+ Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
+ Lãi suất tiết kiệm
+ Lãi suất các loại giấy tờ có giá
_ Căn cứ vào nghiệp vụ Sử dụng vốn:
+ Lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá
+ Lãi suất cầm cố
+ Lãi suất cho vay bằng tiền
+ Lãi suất cho vay ưu đãi
_ Căn cứ Quan hệ điều tiết vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
+ Lãi suất cơ bản: là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Dựa trên lãi suất cơ bản và biên độ do NHTW ấn định, các TCTD xác định mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh và giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia, vừa bảo đảm ngân hàng kiểm soát được lãi suất thị trường.
+ Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn mà NHTW áp dụng với NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá.
+ Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất cho vay giữa các NHTM trên thị trường tiền tệ.
_ Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất thì có hai loại là lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa như đã nêu ở trên
5.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Mức cung cầu tiền tệ
Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Các nhà kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: M1 là tổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu thông bên ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn M2 bao gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc.
Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành riêng cho Chính phủ, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị.
Nhân dân và các doanh nghiệp cần tiền để làm phương tiện giao dịch, trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ…Các nhân tố này hợp thành mức cầu về tiền tệ để giao dịch.
Cung cầu tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất nào điều này được minh hoạ ở đồ thị dưới đây (H1)
Đường thẳng đứng SS biểu thị NHTW giữ cung cấp tiền tệ ở một lượng nhất định trước gọi là M. Đường cong về mức cung tiền tệ được vẽ thẳng đứng vì việc cung cấp tiền tệ được định ra ở M cho mọi lãi suất.
Công chúng muốn giữ lượng tiền M1 khác nhau ở mức lãi suất khác nhau, lãi suất thấp thì số tiền dôi ra lớn hơn.
Giao điểm giữa cung và cầu trên đồ thị xác định lãi suất cân bằng. Đây là mức lãi suất ở điểm số lượng tiền do NHTW đề ra làm mục tiêu phù hợp với số tiền mà công chúng muốn nắm giữ.
Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng tới lãi suất .
(H1): Đồ thị biểu diễn mối quan hệ cung cầu tiền tệ và lãi suất
D
S
P
Lãi suất
(%năm)
M
Tiền tệ (M1)
Khi NHTW muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua các công cụ của nó (thay đổi tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, giảm hạn mức tín dụng). Mức cung tiền tệ sẽ giảm đi, đường SS dịch chuyển sang trái S’S’, lãi suất tăng. Trên đồ thị lãi suất từ (i) chuyển sang (iA).
Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các gia đình sẽ cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ, đường DD sẽ dịch chuyển về bên trái tạo thành D’D’. Điểm giao nhau giữa S’S’ với D’D’ tại điểm A’’ với mức lãi suất cân bằng mới (iA’).
A
A’
S’
M’
M
A’’
(iA)
(i)
(iA’)
Tiền
Lãi suất
(%năm)
(H2): Ảnh hưởng cung cầu tiền tệ đến lãi suất
Ngược lại, khi NHTW lo sắp có suy thoái, sẽ tăng mức cung cầu tiền tệ bằng việc bơm tiền ra lưu thông qua các công cụ chính sách tiền tệ. Lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên dồi dào hơn, lãi suất trên đồ thị chuyển từ (i) sang (iB). Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trở nên có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hơn, chính quyền địa phương tăng ngân sách xây dựng trường học, đường xá. Vốn đầu tư tăng tổng mức cầu tăng lên, dịch đường DD sang phải tạo ra thăng bằng trên thị trường mới (H3).
Ngoài ra những thay đổi dự định trong tổng cầu tiền tệ (không phải do sự thay đổi trong mức giá cả, tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây nên), cũng ảnh hưởng dến lãi suất cân bằng. Ví dụ một cuộc sụp đổ tài chính hàng loạt xảy ra làm cho nhiều công ty phá sản, trái khoán trở thành một tài sản bị nhiều rủi ro nhiều hơn, dân chúng muốn chuyển từ việc giữ trái khoán sang giữ tiền, họ sẽ giữ nhiều tiền hơn với mọi lãi suất và mọi sản phẩm. Kết quả cầu tiền tệ tăng lên, đường DD dịch chuyển sang phải trên đồ thị, lãi suất tăng lên và ngược lại
(iB)
(i)
(i’B)
Lãi suất
(%năm)
Tiền
M”
M
S”
S
A
B”
D
D”
B’
S”
S
D
D”
(H3): Ảnh hưởng cung cầu tiền tệ đến lãi suất
Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Khi nào thì NHTW bơm tiền ra lưu thông về để điều chỉnh lãi suất thị thị trường một cách hợp lý, trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng cuẩ nền kinh tế, giảm lạm phát.
Lạm phát
Chúng ta hãy sử dụng đồ thị để giải thích sự biến động của lạm phát ảnh hưởng tới lãi suất như thế nào.
Trước tiên hãy giả định, mức giá cả ổn định và dự tính về lạm phát trong tương lai là không đáng kể, cung quỹ cho vay được biểu hiện bằng Do và io.
Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã hao mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy những người có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hoá dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, đường So chuyển về bên trái tạo thành S1, lãi suất tăng.
Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay. Bởi vậy lãi suất danh nghĩa cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc đi vay tiền giảm xuống, kích thích người ta di vay hơn là cho vay.
Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hoá được mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên, đường Do dịch chuyển sang phải tạo thành D1. Do cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng.
Một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất tăng từ io đến i1.
Theo Friedman, ông cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng của cung ứng tiền tệ là cực cao.
Lãi suất
S1
So
i1
D1
io
Do
Tiền vay
(H4): Mối quan hệ giữa lạm phát ảnh hưởng đến quỹ cho vay và lãi suất
Tóm lại: khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, Nhà nước cần phải nâng lãi suất dang nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc Nhà nước tung vàng và ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát.
Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến chống lạm phát nhất định sẽ thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất.
Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam vào những năm 1985 – 1988 khi lạm phát đã ở mức ba con số song lãi suất danh nghĩa vẫn còn rất thấp, đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và càng đẩy lạm phát tăng nhanh.
Sự ổn định của nền kinh tế
_Ảnh hưởng đến cung tiền vay: khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải tăng lên, công chúng chỉ muốn giữ một số tiền giao dịch đủ cho nhu cầu sử dụng, họ muốn đầu tư vào những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao, như việc đầu tư vào trái khoán công ty. Bởi vì nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro trái khoán giảm, trái khoán trở thành một tài khoản hấp hẫn hơn, vì vậy cung tiền vay tăng lên, đường cung dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng giảm.
_ Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhất là trong giai đoạn phát đạt của một chu kì kinh doan, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư được trông đợi là sinh lợi. Cầu tiền vay tăng lên, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng tăng lên.
_ Khi đường cung và đường cầu tiền vay dịch về bên phải, sẽ đạt một điểm cân bằng mới trên sơ đồ về phía bên phải (H5). Tuy nhiên, nếu đường cung dịch chuyển nhiều hơn đường cầu thì lãi suất cân bằng mới có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, nếu đường cầu dịch nhiều hơn đường cung thì lãi suất cân bằng mới tăng lên.
Lãi suất
So
S1
i1
io
D1
Do
Quỹ cho vay
(H5): Mối quan hệ giữa ổn định kinh tế với lãi suất
Ý nghĩa khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố trên:
Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, Nhà nước nên sử dụng các công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường trái khoán.
Các chính sách của Nhà nước
Mục tiêu của một nền kinh tế phát triển là:
_ Tạo ra sản lượng cao, tăng nhanh chóng tổng sản phẩm quốc dân.
_ Đạt tỷ lệ người có công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp.
_ Đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do hoạt động.
_ Cân bằng xuất nhập khẩu.
Để đạt được mục tiêu trên, Nhà nước phải sử dụng các công cụ bằng các chính sách có thể điều chỉnh tốc độ và phương hướng của hoạt dộng kinh tế
Quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước, đều tác động lãi suất cân bằng trên thị thị trường.
Chính sách tài