Trong xu thế toàn cầu hoá, thị trường quốc tế đang mở rộng trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, điều đó vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trước hoàn cảnh này các doanh nghiệp phải tự phát huy vai trò của mình, phải tự vận động để tìm hướng đi đúng để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Do đó việc nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp quản trị doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp, bước đi phù hợp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy các nhà quản lý nói chung và các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng đều phải nắm rõ sâu sắc những biến động, những thay đổi của quy luật thị trường cũng như nhất thiết phải nắm rõ được tình hình hoạt động riêng của công ty mình – phải thấy được những biến động hoạt động của công ty trên thị trường, tìm ra những mặt hạn chế của công ty để đưa ra những phương hướng, biện pháp bước đi cho phù hợp. Có thể nói một trong những công cụ mà các nhà quản lý có thể vận dụng để việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trên thị trường có hiệu quả, đó là vận dụng công cụ thống kê. Dựa vào các phương pháp phân tích trong thống kê như phương pháp chỉ số, dãy số thời gian, dự báo, phân tổ, điều tra chọn mẫu v.v. để từ đó tìm ra quy luật vận động, tình hình hoạt động kinh doanh trên thị trường giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Trong đề án môn học “Lý thuyết thống kê” này dù chỉ là khía cạnh nhỏ em đề cập đến, xong qua đây em có thể minh chứng một điều sử dụng công cụ thống kê là một trong những công cụ cần thiết mà các nhà quản lý cần sử dụng để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực khác.
Đề án môn học “ Lý thuyết thống kê ” của em có tên đề tài: “Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường”. Thông qua phương pháp chỉ số em có thể thấy được sự biến động về doanh thu của các mặt hàng, biến động về tiền lương trung bình do ảnh hưởng của nhân tố nào, để từ đó thấy được sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động hoạt động kinh doanh của công ty. Rồi đưa ra những biện pháp, phương hướng bước đi có hiệu quả trong kinh doanh trên thị trường của công ty.
Đề án môn học này, em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa, đặc biệt thầy Trần Ngọc Phác đã hướng dẫn cho em; nhờ đó em đã hoàn thành xong được đề án với nội dung đề án môn học của em sẽ được trình bày như sau:
Phần I. Những lý luận cơ bản về chỉ số
I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác dụng
II. Phương pháp chỉ số
III. Hệ thống chỉ số
Phần II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường
II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần III. Kết luận
31 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề áN Lý THUYếT THốNG KÊ
đề tàI: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường
LờI NóI ĐầU
Trong xu thế toàn cầu hoá, thị trường quốc tế đang mở rộng trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, điều đó vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trước hoàn cảnh này các doanh nghiệp phải tự phát huy vai trò của mình, phải tự vận động để tìm hướng đi đúng để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Do đó việc nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp quản trị doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp, bước đi phù hợp trong điều kiện hiện nay là một tất yếu giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy các nhà quản lý nói chung và các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng đều phải nắm rõ sâu sắc những biến động, những thay đổi của quy luật thị trường cũng như nhất thiết phải nắm rõ được tình hình hoạt động riêng của công ty mình – phải thấy được những biến động hoạt động của công ty trên thị trường, tìm ra những mặt hạn chế của công ty để đưa ra những phương hướng, biện pháp bước đi cho phù hợp. Có thể nói một trong những công cụ mà các nhà quản lý có thể vận dụng để việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trên thị trường có hiệu quả, đó là vận dụng công cụ thống kê. Dựa vào các phương pháp phân tích trong thống kê như phương pháp chỉ số, dãy số thời gian, dự báo, phân tổ, điều tra chọn mẫu v.v... để từ đó tìm ra quy luật vận động, tình hình hoạt động kinh doanh trên thị trường giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Trong đề án môn học “Lý thuyết thống kê” này dù chỉ là khía cạnh nhỏ em đề cập đến, xong qua đây em có thể minh chứng một điều sử dụng công cụ thống kê là một trong những công cụ cần thiết mà các nhà quản lý cần sử dụng để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực khác.
Đề án môn học “ Lý thuyết thống kê ” của em có tên đề tài: “Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường”. Thông qua phương pháp chỉ số em có thể thấy được sự biến động về doanh thu của các mặt hàng, biến động về tiền lương trung bình do ảnh hưởng của nhân tố nào, để từ đó thấy được sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động hoạt động kinh doanh của công ty. Rồi đưa ra những biện pháp, phương hướng bước đi có hiệu quả trong kinh doanh trên thị trường của công ty.
Đề án môn học này, em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa, đặc biệt thầy Trần Ngọc Phác đã hướng dẫn cho em; nhờ đó em đã hoàn thành xong được đề án với nội dung đề án môn học của em sẽ được trình bày như sau:
Phần I. Những lý luận cơ bản về chỉ số
I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác dụng
II. Phương pháp chỉ số
III. Hệ thống chỉ số
Phần II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
I. Thực trạng hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường
II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần III. Kết luận
Phần I. Những Lý luận cơ bản về chỉ số
I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tác dụng
1. Khái niệm
Theo nghĩa chung
Chỉ số là một tương đối (lần, %) tính được bằng cách đem so sánh hai mức độ của hiện tượng đó với nhau.
Ví dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp của điạ phương A năm 2002 so với năm 2001 là 114,5% = 1,145 lần gọi là chỉ số.
Theo nghĩa hẹp: Trong thực tế, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Đó là hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt tạo thành.
Ví dụ: Khối lượng sản phẩm công nghiệp, lượng hàng tiêu thụ đ những sản phẩm khác nhau, đơn vị, tính chất khác nhau.
Hiện tượng phức tạp bao gồm các nhân tố cấu thành.
Ví dụ: Khối lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động.
2. Đặc điểm
- Chuyển các hiện tượng, các đơn vị cá biệt có đặc điểm, tính chất khác nhau về dạng giống nhau để có thể cộng chung lại với nhau.
Ví dụ: Khối lượng sản phẩm ´ giá thành đơn vị = chi phí sản xuất
- Để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải giả định rằng các nhân tố khác không biến đổi.
3. Phân loại
3.1. Phân loại theo nội dung của chỉ số: Bao gồm 3 loại
Loại 1: Chỉ số phát triển: phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
Loại 2: Chỉ số không gian: phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian, địa điểm.
Loại 3: Chỉ số kế hoạch: Được dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Trong chỉ số kế hoạch có 2 loại chỉ số: một là chỉ số nhiệm vụ kế hoạch, hai là chỉ số kiểm tra kế hoạch.
3.2. Phân loại theo tính chất về chỉ tiêu, về chỉ số phản ánh: bao gồm 2 loại
Loại 1: chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu chất lượng nào đó.
Loại 2: chỉ số chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của một khối lượng nào đó
3.3. Phân loại theo phạm vi tính toán: bao gồm 2 loại
Loại 1: Chỉ số đơn là chỉ số mà phản ánh sự biến động của từng đơn vị, của từng hiện tượng cá biệt.
Loại 2: Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung): phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị.
4. Tác dụng
- Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian
- Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian
- Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoạch
- Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng
II. Phương pháp chỉ số
1. Chỉ số phát triển
1.1. Chỉ số đơn
Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
1.1.1. Chỉ số đơn về giá cả: phản ánh sự thay đổi về giá của từng mặt hàng.
iP: chỉ số đơn về giá cả
p1: giá của năm nghiên cứu
q0: giá của năm gốc
1.1.2. Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ: Phản ánh sự biến động lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng.
iq: Chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ
q1: Lượng hàng hoá hoá tiêu thụ của kỳ nghiên cứu
q0: Lượng hàng hoá hoá tiêu thụ của kỳ gốc
1.1.3. Đặc tính chỉ số đơn
Tính nghịch đảo: Nếu ta hoán vị kỳ gốc và kỳ nghiên cứu, kết quả thu được sẽ là giá trị nghịch đảo của chỉ số cũ.
Tức là: (giả sử bằng a%)
đ
Tính liên hoàn. Tích của chỉ số liên hoàn (năm nay so với năm kề trước) hoặc tích của chỉ số định gốc liên tiếp, bằng chỉ số định gốc tương ứng.
Ví dụ: i3/0 = i3/2.i2/1.i1/0
i10/0 = i10/5.i5/0
Tính thay đổi gốc
Ví dụ:
1.1.4. Công dụng
Các chỉ số đơn có công dụng lớn trong việc phản ánh sự thay đổi các hiện tượng đơn giản, đồng chất. Ngoài ra chúng còn quan trọng do tác dụng hỗ trợ cho việc tính các chỉ số tổng hợp. Khi các chỉ số này không thể tính trực tiếp.
1.2. Chỉ số tổng hợp
Phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị.
1.2.1. Chỉ số tổng hợp về giá cả
Phản ánh sự biến động chung của các mặt hàng.
Cách tính: Chỉ số doanh thu
(1)
Do cách tính chỉ số đơn đều không tính đến các lượng hàng hoá tiêu thu khác nhau, mà các lượng mặt hàng đó có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến mức độ chung về giá cả.
Ví dụ: Doanh thu = giá bán đơn vị ´ lượng hàng hoá tiêu thụ:
D = p.q
Vì vậy để nghiên cứu sự biến động chung về giá cả thì ta phải cố định lượng hàng hoá tiêu thụ ở một kỳ nhất định. Việc tiêu thụ lượng hàng hoá cố định gọi là quyền số của chỉ số biến động chung về giá cả.
Tuỳ theo việc cố định lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc hay kỳ nghiên cứu mà ta có chỉ số tổng hợp về giá của Laspleyres, của Paasche, của Fisher.
* Chỉ số tổng hợp về giá cả của Laspleyres
Quyền số là q0 (2)
* Chỉ số tổng hợp về giá cả của Paasche:
Quyền số là q1 (3)
* Chỉ số tổng hợp về giá cả của Fisher:
(4)
Chú ý: Dùng (4) khi (2) và (3) có sự khác nhau rõ rệt: (2) 1
Có thể dựa vào các chỉ số đơn về giá cả để tính chỉ số tổng hợp vè giá cả bằng cách biến đổi đơn giản công thức (2), (3) như sau:
Ta có: (1);
(2) đ đ với
d0, D0 tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của các mặt hàng
với
d0, D0 là tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu của các mặt hàng
Thực chất chỉ số tổng hợp về giá cả nó chính là trung bình cộng gia quyền hoặc trung bình điều hoà gia quyền của các chỉ số đơn về giá cả, mà trong đó quyền số có thể là doanh thu kỳ gốc, tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của từng mặt hàng và cũng có thể là doanh thu kỳ nghiên cứu, tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu của từng mặt hàng và ta có: ipmin < I < ipmax
1.2.2. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ
Để nghiên cứu sự biến động chung về lượng hàng hoá tiêu thụ ta phải cố định giá cả về một lượng hàng hoá nhất định gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ.
* Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ của Laspleyres:
Quyền số là p0. (5)
* Chỉ số tổng hợp về hàng hoá tiêu thụ của paasche:
Quyền số là p1. (6)
* Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ của Fisher
(7)
* Chú ý
- Dùng 7 khi (5), (6) có sự khác nhau rõ rệt
- Có thể dựa vào các chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ để tính chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ bằng công thức (5) và (6) biến đổi như sau:
Ta có: (5) đ
Chia cả tử và mẫu cho
với
d0, D0 là tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của các mặt hàng
đ
Chia cả tử và mẫu cho
với
d1, D1 là tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu cuả các mặt hàng.
Thực chất chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ nó chính là trung bình cộng gia quyền hoặc trung bình điều hoà gia quyền của các chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ, mà trong đó quyền số có thể là doanh thu kỳ gốc, tỷ trọng doanh thu kỳ gốc của từng mặt hàng và cũng có thể là doanh thu kỳ nghiên cứu, tỷ trọng doanh thu kỳ nghiên cứu của từng mặt hàng.
1.2.3. Quyền số của chỉ số tổng hợp
1.2.3.1. Khái niệm quyền số
Quyền số là đại lượng được dùng trong chỉ số tổng hợp và được cố định giống nhau ở tử số và mẫu số.
1.2.3.2. Chức năng quyền số
Quyền số làm nhân tố thông ước chung: Tức là quyền số chuyển các đơn vị khác nhau trở thành dạng giống nhau để tổng hợp tài liệu.
Ví dụ: Chỉ số số lượng hàng hoá tiêu thụ: quyến số là giá đóng vai trò thông ước chung tức là chuyển các hàng hoá có giá trị khác nhau về dạng giống nhau là giá trị.
Quyền số nói lên tầm quan trọng của từng đơn vị, hiện tượng cá biệt.
Ví dụ: Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ, rõ ràng mặt hàng có giá cao nói lên tầm quan trọng của mặt hàng đó tác động đến lượng nhiều hơn đối với mặt hàng thấp.
Trong chỉ số tổng hợp về giá: Quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ thì chỉ thể hiện chức năng thứ hai.
Trong chỉ số tổng hợp về lượng: quyền số là giá cả thì nó động thời thể hiện cả hai chức năng trên.
1.2.3.3. Chọn thời kỳ của quyền số
Đối với chỉ số tổng hợp về giá:
(1) (2)
Công thức (1): quyền số là q0
Ưu điểm: Loại bỏ được ảnh hưởng biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ để mà nghiên cứu sự biến động về giá cả.
Nhược điểm: Không phản ánh đúng một cách thực tế số tiền tiết kiệm hoặc vượt chi của người mua hàng do sự giảm hoặc tăng của giá.
Công thức (2): quyền số là q1
Ưu điểm: Phản ánh thực tế số tiền tiết kiệm hoặc vượt chi của người mua hàng do giá cả thay đổi.
Nhược điểm: Chưa loại bỏ một cách triệt để ảnh hưởng biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ trong chỉ số tổng hợp về giá.
Cho nên trong thực tế hiện nay họ dùng công thức (2) theo cách phân chia chỉ số chi tiêu số lượng, chất lượng. Chỉ số chỉ tiêu chất lượng còn có như giá thành, năng suất. .. thì quyền số còn là chỉ tiêu khối lượng có liên quan (khối lượng sản phẩm, số lượng công nhân...) thường được cố định ở kỳ nghiên cứu.
Đối với chỉ số tổng hợp về lượng
(3) (4)
Công thức (3): Quyền số là p0
Trong chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ nó triệt để loại trừ ảnh hưởng biến động của giá cả để nghiên cứu sự biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ.
Công thức (4): Quyền số là p1
Do quyền số là giá cả kỳ nghiên cứu mà giá cả kỳ nghiên cứu luôn biến động, vì vậy nó chưa triệt để xoá bỏ biến động về giá trong chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ.
Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ là một chỉ số chỉ tiêu khối lượng cho nên việc lựa chọn quyền số cho chỉ tiêu khác và quyền số thường là chỉ tiêu chất lượng có liên quan mà được cố định ở kỳ gốc.
2. Chỉ số không gian
Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian.
2.1. Chỉ số đơn.
2.1.1. Chỉ số đơn về giá cả phản ánh sự biến động giá của từng mặt hàng thị trường A so với thị trường B.
2.1.2. Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ
2.2. Chỉ số tổng hợp
2.2.1. Chỉ số tổng hợp về giá cả
Quyền số thường dùng là lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng tính chung cho hai thị trường.
Quyền số: Q = QA + QB
2.2.2. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ
Quyền số là p, có hai khả năng:
* Dùng giá cố định pn
Nhược điểm: Không tính được mặt hàng mới xuất hiện sau này
* Dùng giá trung bình của từng mặt hàng tính chung cho hai thị trường:
3. Chỉ số kế hoạch giá thành, khối lượng sản phẩm
3.1. Chỉ số kế hoạch giá thành
3.1.1 Chỉ số đơn
* Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch về giá thành
* Chỉ số hoàn thành kế hoạch về giá thành
3.1.2. Chỉ số tổng hợp
* Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch về giá thành:
Quyền số là qKH
* Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành:
Với quyền số là qKH
Với quyền số là qtt (q1)
3.2. Chỉ số kế hoạch về khối lượng sản phẩm
3.2.1. Chỉ số đơn
* Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch
* Chỉ số về hoàn thành kế hoạch
3.2.2. Chỉ sổ tổng hợp
* Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch
* Chỉ số về hoàn thành kế hoạch
III. Hệ thống chỉ số
1. Khái niệm
Hệ thống chỉ số là một đẳng thức mà phản ánh các mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau.
2. Các loại hệ thống chỉ số
2.1. Hệ thống chỉ số phát triển
2.1.1. Căn cứ xây dựng
Dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau
Ví dụ: Doanh thu = giá đơn vị ´ lượng hàng hoá tiêu thụ
đ Chỉ số về doanh thu = chỉ số giá cả ´ chỉ số lượng hàng hoá tiêu thụ
Chi phi sản xuất = giá thành đơn vị sản phẩm ´ khối lượng sản phẩm
đ Chỉ số chi phí sản xuất = chỉ số giá thành ´ chỉ số khối lượng sản phẩm
Khối lượng sản phẩm = năng suất lao động ´ số lượng lao động
đ chỉ số khối lượng sản phẩm = chỉ năng suất lao động ´ chỉ số số lượng lao động
Sản lượng (lúa thóc) = năng suất ´ diện tích
đ chỉ số sản lượng (lúa thóc) = chỉ số năng suất ´ chỉ số diện tích
( Chỉ số toàn bộ) (Chỉ số nhân tố)
2.1.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số: 2 phương pháp
2.1.2.1. Phương pháp liên hoàn
Phương pháp này cho rằng sự biến động của toàn bộ hiện tượng ảnh hưởng biến động, tác động lẫn nhau của các nhân tố. Do đó thời kỳ quyền số của các chỉ số nhân tố này là lấy ở những thời kỳ khác nhau.
ị (1)
ị (2)
Trong thực tế, do những ưu điểm của chỉ số tổng hợp về giá của Paasche và những ưu điểm chỉ số tổng hợp của Laspeyres. Cho nên trong thực tế, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ số (1).
2.1.2.2. Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt
Cho rằng sự biến động của toàn bộ hiện tượng do ảnh hưởng biến động riêng biệt của từng nhân tố và sự tác động lẫn nhau giữa các nhân tố. Do đó quyền số của các chỉ số nhân tố đều lấy ở kỳ gốc và hệ thống chỉ số là duy nhất.
IK: Chỉ số liên hệ đ
Ta có hệ thống chỉ số của Fisher
2.1.3. Tác dụng của hệ thống chỉ số phát triển
Hệ thống chỉ số phát triển được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với môt hiện tượng phức tạp. Cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Vì vậy hệ thống này được dùng cho nhiều quan hệ khác, như:
Số sản phẩm sản xuất = năng suất lao động của 1 công nhân ´ số công nhân.
Giá thành toàn bộ sản phẩm = giá thành bình quân 1 sản phẩm ´ số sản phẩm sản xuất.
Hệ thống này cũng có các biến đổi dùng trong phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, của một vùng lãnh thổ.
(với K: mức kế hoạch)
Tức là:
Chỉ số phát triển = chỉ số hoàn thành ´ chỉ số kế hoạch
2.2. Hệ thống chỉ số của số trung bình
với
phụ thuộc vào hai nhân tố:
lượng biến tiêu thức
: kết cấu các bộ phận của các đơn vị trong tiêu thức
phụ thuộc vào sự biến động của hai nhân tố trên và dùng phương pháp chỉ số để phân tích.
2.2.1. Chỉ số cấu thành cố định
Tính chỉ số này để nói lên ảnh hưởng biến động của tiêu thức bình quân.
Để tính chỉ số này người ta thường cố định ở kỳ nghiên cứu.
2.2.2. Chỉ số ảnh hưởng kết cấu
Tính chỉ số này phản ánh sự thay đổi kết cấu đối với sự thay đổi của số trung bình.
Để tính chỉ số này, người ta thường cố định tiêu thức trung bình ở kỳ gốc.
ị ba chỉ số ở trên lập thành hệ thống chỉ số sau đây gọi là hệ thống chỉ số trung bình.
Û
2.2.3. Tác dụng
Hệ thống chỉ số trung bình có tác dụng rất rõ rệt trong phân tích kinh tế xã hội. Bất kỳ một sự thay đổi cơ cấu nào trong tổng thể hiện tượng cũng đều tác động (có hại hoặc có lợi tuỳ theo chiều chuyển dịch của cơ cấu) đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hiện tượng. Vì vậy cần có hệ thống chỉ số này để hiểu rõ cơ chế của ảnh hưởng đó và có các cách xử lý cần thiết.
Phần II. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của công ty TNHH Cơ khí Phú Cường
I. Khái quát tình hình hoạt động của công ty TNHH cơ khí Phú Cường
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH cơ khí Phú Cường.
Trụ sở chính: 633A Trương Định, phường Giáp Bát
Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Là công ty TNHH hai thành viên.
Vốn điều lệ: 1,5 tỷ đồng.
Tiền thân của công ty là xưởng cơ khí Phú Cường, địa chỉ tại Cầu Tiền - Đuôi Cá. Lĩnh vực hoạt động của công ty lúc đó là: chuyên sửa chữa, nâng cấp máy công cụ, máy cơ khí, mua bán phế liệu công nghiệp. Công ty luôn xác định chất lượng, giá cả và sự đa dạng, phong phú của máy móc là mục tiêu của sự phát triển. Bắt nguồn từ định hướng đúng đắn này, công ty đã đứng vững và phát triển trên thị trường khi nền kinh tế của đất nước chuyển từ nền kinh tế Kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Sau một thời gian hoạt động và mở rộng quy mô, công ty thành lập doanh nghiệp tư nhân năm 1999, đến tháng 6/2000 thì giải thể và tiến lên thành lập công ty TNHH hai thành viên, lấy tên là công ty TNHH cơ khí Phú Cường.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Giám đốc
Phó Giám đốc điều hành
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phòng kế toán
Phòng kinh doanhtổng hợp
Phòng kỹ thuật
Phòng nhân sự
Bộ phậnXNK
Bộ phậnMar-keting
Bộ phậnbánhàng
Tổ cơ
Tổ điện
Tổ nguội
2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Ban giám đốc: gồm Giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Hoạch định chính sách và xác định mục tiêu của công ty.
- Xác định và phê duyệt cơ cấu tổ chức, các quá trình và các tài liệu của các phòng ban.
- Cung cấp các nguồn lực cần thiết để xây dựng, duy trì và cải tiến công ty.
- Điều hành các cuộc họp, xác định nhiệm vụ và quyền hạn cho các bộ phận của công ty, xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích nhân viên.
* Phòng kinh doanh tổng hợp:
- Bộ phận xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lập chiến lược và kế hoạch xuất nhập khẩu mà chủ yếu là làm nhiệm vụ tìm nguồn cung cấp, nhập khẩu máy móc công nghệ.
- Bộ phận marketing: nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, lập kế hoạch phân phối sản phẩm, xúc tiến, quảng cáo, khuếch trương.
- Bộ phận bán hàng: giao tiếp với khách hàng, thực hiện việc phân phối.
* Phòng kế toán: đảm bảo các hoạt động tài chính cho công ty, cân đối và bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện thanh quyết toán các hoạt động thu chi.
* Phòng kỹ thuật:
- Vận hành, kiểm tra máy móc thiết bị nhập.
- Tư vấn kỹ thuật, công nghệ lắp đặt máy móc theo hợp đồng.
- Kiểm tra máy móc trước khi xuất xưởng.
- Thiết kế các chi tiết phục vụ cho việc sửa chữa, lắp ráp máy công cụ.
* Phòng nhân sự:
- Điều hành nhân sự và tuyển chọn nhân sự.
- Lập kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ lao động.
3. Một số đặc điểm của công ty TNHH cơ khí Phú Cường
3.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Công ty chủ yếu là kinh doanh máy móc công cụ như máy tiện, máy phay, máy bào, máy mài, máy doa, máy khoan... các dây chuyền thiết bị. Đây là những hàng hoá dùng làm tư liệu sản xuất, máy móc trang thiết bị cung cấp cho các ngành cơ khí dùng để làm ra các sản phẩm cơ