Đề án Xuất khẩu lao động Việt Nam, một biện pháp tạo việ làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sâu rộng và mạnh mẽ trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình đó. Quá trình đó đã đem lại cho Việt Nam những cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi chúng ta cần có những bước đi chiến lược và đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.Với tinh thần đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:”Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ,xây dựng và thực hiện đồng bộ ,chặt chẽ cơ chế chính sách về đào tạo lao động,đưa lao động ra nước ngoài ,bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”.Và hoạt động xuất khẩu lao động đã trở thành một chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kỳ mới.Vì thế em đã chọn đề tài:“Xuất khẩu lao động Việt Nam, một biện pháp tạo việ làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu làm đề án môn học. Đây là một đề tài hay và thiết thực mà đối tượng nghiên cứu là xuất khẩu lao động , một hướng tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.Với mục đích: hệ thống hóa, nêu ra cơ sở lý luận của việc xuất khẩu lao động; đánh giá công tác xuất khẩu lao động,hướng tạo việc làm trong những năm qua đồng thời đưa ra kiến nghị , giải pháp thúc đẩy tạo việc làm đầy đủ hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế em đã sử dung các phương pháp nghiên cứu như : So sánh ;Thống kê ; Tổng hợp tài liệu thứ cấp trên các báo,tạp chí,internet.Số liệu được sử dụng trong đề án là số liệu của toàn quốc trong giai đoạn 2000-2005. Đề án gồm 3 chương chính, đó là: Chương1:Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động ,giải quyết tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Chương2: Đánh giá việc xuất khẩu lao động, hướng tạo việc làm; Chương 3: Quan điểm, phuơng hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động có hiệu quả. Nội dung của đề án là một vấn đề thuộc tầm vĩ mô, để nghiên cứu được vấn đề này em đã được các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và đặc biệt là TS Nguyễn Vĩnh Giang nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Em kính mong các thầy cô giáo , đặc biệt là TS Nguyễn Vĩnh Giang cùng các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để đề án đuợc hoàn chỉnh hơn.