Trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự, thương mại được xem như một công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình. Một nền kinh tế năng động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết chúng, khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch được kí kết là một cách làm khôn ngoan và chủ động mà các nhà làm luật đã dự phòng thông qua việc thiết kế qui định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Và một trong những hoạt động tích cực và hiệu quả nhất của con người nhằm hướng tới mục đích đó là việc tham gia vào các loại giao dịch khác nhau, trong đó có giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ một số vấn đề về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người trong xã hội hiện nay.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề bài 06 Một số vấn đề về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự, thương mại được xem như một công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể tìm kiếm được lợi ích của mình. Một nền kinh tế năng động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết chúng, khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch được kí kết là một cách làm khôn ngoan và chủ động mà các nhà làm luật đã dự phòng thông qua việc thiết kế qui định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Và một trong những hoạt động tích cực và hiệu quả nhất của con người nhằm hướng tới mục đích đó là việc tham gia vào các loại giao dịch khác nhau, trong đó có giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ một số vấn đề về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người trong xã hội hiện nay.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể:
1, Giao dịch dân sự:
Theo Điều 121 BLDS 2005 :“Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dưt quyền và nghĩa vụ dân sự”
Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hằng ngày. Thông thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua bán, cho thuê…) nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia (hợp đồng hợp tác – Điều 111 BLDS 2005). Mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng. Do vậy, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương. Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế). Có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). Hành vi pháp lý đơn phương là một giao dịch cho nên nội dung và hình thức phải phù hợp với các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 122 BLDS).
Ý chí tự nguyện của chủ thể trong giao dịch dân sự:
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một quan hệ dân sự (hợp đồng) là một trong các nguyên tắc được quy định tại điều 4 BLDS năm 2005: Tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận. Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm pháp luật. Vì vậy, giao dịch thiếu sự tự nguyện không làm phát sinh hậu quả pháp lý. Bộ luật dân sự quy định một số trường hợp giao dịch xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, bị đe dọa, do xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản trong giao dịch dân sự. Điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 quy định: Chủ thể của giao dịch dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình nhưng trực tiếp tham gia giao dịch bao giờ cũng là con người cụ thể. Dù với tư cách cá nhân hay với tư cách đại diện cho pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình thì người tham gia giao dịch dân sự cũng phải hoàn toàn tự nguyện.
Tự nguyện được hiểu là sự phù hợp, thống nhất giữa mong muốn bên trong với sự bày tỏ mong muốn đó ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Ý chí của chủ thể phải là ý chí đích thực, tức là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của chủ thể không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan hay chủ quan nào khác dẫn tới việc chủ thể đó không nhận thức hoặc kiểm soát được ý chí của mình. Giữa ý chí đích thực của chủ thể (bên trong) với sự biểu hiện ý chí (sự biểu hiện ra bên ngoài) phải có sự thống nhất. Nếu không có sự thống nhất ý chí thì chủ thể không có sự tự nguyện.
Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể:
Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là giao dịch vi phạm sự thống nhất giữa mong muốn bên trong với sự bày tỏ, thể hiện mong muốn đó ra bên ngoài. Vi phạm sự tự nguyện trong giao dịch dân sự có thể là hành vi vô ý hoặc cố ý thực hiện hoặc không thực hiện đúng những cam kết, thỏa thuận, điều kiện mà một bên đưa ra và được bên kia chấp nhận.
Trong những trường hợp một người không muốn tham gia một giao dịch nhưng họ buộc phải tham gia giao dịch đó hoặc muốn tham gia giao dịch này nhưng buộc phải chấp nhận một nội dung khác vì những lý do nhất định làm cho họ không xử sự khác được thì giao dịch đó sẽ bị coi là vi phạm sự tự nguyện của chủ thể.
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể:
Vô hiệu theo nghĩa thông thường là “không có hiệu lực, không có hiệu quả”. Như vậy, có thể suy ra là giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý.
Thông thường giao dịch hợp pháp sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau mà giao dịch có thể có sự vi phạm vào một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều 127 BLDS 2005 quy định giao dịch dân sự vô hiệu là “Giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này”.
Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là giao dịch dân sự vô hiệu do không có một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện” (Điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005).
Các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể:
Để đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 4 BLDS 2005, pháp luật dân sự cũng đã quy định một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực đó là: “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện” (Điều 122 BLDS 2005).
Các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể bao gồm:
Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo:
- Khái niệm giả tạo trong giao dịch dân sự:
Giả tạo được hiểu là không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên. Như vậy, giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch dân sự được tạo ra một cách không tự nhiên.
Đối với giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo, chủ thể hoàn toàn mong muốn sự thể hiện một ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định mặc dù ý chí đó không phải là ý chí đích thực. Do đó, có thể hiểu giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập để nhằm che dấu một giao dịch khác hoặc để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
+) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật:
Điều 129 BLDS 2005 quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dich bị che dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”
Trên cơ sở xác định mục đích của việc xác lập giao dịch giả tạo, Điều 129 BLDS 2005 đã phân chia giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo thành hai trường hợp:
+) Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao dịch khác:
Như vậy, ít nhất trong trường hợp này có hai giao dịch song song tồn tại đó là giao dịch đích thực (bên trong) và giao dịch giả tạo (giao dịch che dấu, thể hiện ra bên ngoài).
Giao dịch giả tạo để nhằm che giấu giao dịch khác luôn luôn vô hiệu, còn giao dich đích thực (giao dịch bên trong) vẫn có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, nếu giao dịch đích thực cũng vi phạm vào các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì có thể vô hiệu.
Vụ án cụ thể: A là thành viên của 1 Công ty TNHH có 3 thành viên A,B,C. Năm 2002 vì cần vay tiền Ngân hàng nên A đồng ý cho công ty mượn tài sản là 1.1992m2 đất để thế chấp vay. A,B,C đã lập 1 biên bản giả có nội dung: công ty uỷ quyền cho A mua đất chứ không phải đất của A. Nhưng biên bản này không được Ngân hàng chấp nhận vì thế họ đã phải làm thủ tục bảo lãnh cho công ty vay tiền Ngân hàng bằng quyền sử dụng đất của A. Tháng 4/2005 A xin rút khỏi Công ty và Công ty chỉ còn 2 thành viên B và C. Đến tháng 6/2005 Công ty trả hết nợ, lấy các giấy tờ bảo lãnh tại ngân hàng, nhưng không trả lại giấy tờ đất cho A mà lại tiến hành khởi kiện đòi A phải giao đất cho công ty. Căn cứ kiện là biên bản giả lập ban đầu mà A sơ suất không huỷ sau khi Ngân hàng không chấp nhận. Vậy, A có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình đối với mảnh đất?
Như vậy, biên bản có nội dung "diện tích 1.992m2 là tài sản của công ty, ông A chỉ là người đứng tên" chỉ là biên bản giả được các thành viên công ty thoả thuận lập ra nhằm mục đích để Ngân hàng cho vay tiền (vì theo quy định người vay phải có tài sản thế chấp cho Ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay). Tuy nhiên Ngân hàng đã không chấp nhận biên bản này mà yêu cầu ông A đứng ra bảo lãnh cho khoản vay của Công ty (vì ông A là người đứng tên quyền sử dụng đất). Yêu cầu của Ngân hàng là phù hợp với quy định của điều 366 Bộ luật dân sự cụ thể: "1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình" .
Việc Ngân hàng đã chấp nhận sự bảo lãnh của ông A (bằng tài sản 1.992m2 đất do ông đứng tên) và cho Công ty của ông vay tiền là căn cứ để chứng minh: biên bản do 3 thành viên của công ty lập chỉ là giao dịch dân sự giả tạo còn giấy tờ đất đứng tên ông mới là giao dịch thật. Căn cứ điều 138 Bộ luật dân sự quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau: "Khi các bên xác lập giao dịch dân sự 1 cách giả tạo nhằm che giấu 1 giao dịch khác, thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực".
Vì ông A đã sơ suất không huỷ biên bản giả này nên Công ty (cụ thể là 2 thành viên B và C còn lại sau khi ông A đã rút khỏi Công ty) đã sử dụng để làm căn cứ kiện đòi ông phải giao đất. Căn cứ khoản 2 điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự quyền của bị đơn khi tham gia tố tụng như sau: "a). Có quyền cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.b) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho toà án". Do đó ông có thể yêu cầu Ngân hàng cung cấp các tài liệu gồm: hồ sơ vay vốn ban đầu (có sử dụng biên bản giả) và hồ sơ vay vốn lần thứ hai (có giấy tờ của ông cam kết bảo lãnh cho công ty vay tiền bằng tài sản của ông là quyền sử dụng 1.992m2 đất). Các chứng cứ này sẽ giúp ông chứng minh quyền sở hữu của ông đối với diện tích 1.992m2.(căn cứ theo phần tư vấn pháp luật của báo Kinh tế và đô thị )
- Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba:
Trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện khi thể hiện ý chí, tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ thể khác. Thông thường, việc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thường thể hiện ở hai trường hợp:
+ Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ với một chủ thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này, chủ thể đã xác giao dịch giả tạo.
+ Khi tham gia giao dịch, chủ thể có thể phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước nhưng chủ thể đã xác lập giao dịch với sự giả tạo.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối (đương nhiên vô hiệu), hay nói cách khác, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là giao dịch dân sự không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (Khoản 2 Điều 136 BLDS 2005).
Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn:
- Khái niệm nhầm lẫn trong giao dịch dân sự:
Theo nghĩa thông thường, nhầm lẫn được hiểu là hành vi thực hiện hoặc nhận thức không đúng với ý định của người thực hiện hành vi hay nhận thức. Trong khoa học pháp lý, nhầm lẫn được hiểu là sự thể hiện không chính xác ý muốn đích thực của một bên hoặc các bên trong giao dịch dân sự. Hay nói theo cách khác, ở đó không có sự thống nhất giữa ý muốn thật và ý chí bày tỏ ra bên ngoài của chủ thể. Bên cạnh đó, cũng có cách hiểu cho rằng nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Dù cách thể hiện ngôn từ có khác nhau, nhưng về cơ bản, nhầm lẫn chính là sự không phù hợp giữa việc thể hiện ý chí của chủ thể với thực tế của sự việc.
+) Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn theo quy định của pháp luật:
Điều 131 BLDS 2005 quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dich dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”.
Nhầm lẫn là việc mà các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch dân sự mà tham gia xác lập giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện ra rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch đó bị tuyên bố vô hiệu.
Theo Điều 131 BLDS 2005, pháp luật dân sự Việt Nam coi các nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch dân sự là yếu tố đưa đến sự vô hiệu của giao dịch dân sự. Như vậy, các nhầm lẫn về nội dung không chủ yếu, cũng như những nhầm lẫn về chủ thể, nhầm lẫn về luật không được thừa nhận là yếu tố đưa đến sự vô hiệu của giao dịch.
Nếu một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì sẽ thuộc trường hợp vô hiệu do lừa dối.
Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn là giao dịch bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (khoản 1 Điều 136 BLDS 2005). Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Vụ án cụ thể: Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (bên mua) đã kiện Công ty TNHH Connell Bros (bên bán) để đòi bồi thường thiệt hại do việc hàng hóa do Công ty TNHH Connell Bros cung cấp không đạt yêu cầu về chất lượng. Cụ thể như sau: Ngày 7/7/2003, Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (Công ty Việt Á Châu) ký hợp đồng số 241/03-VU mua của Công ty TNHH Connell Bros (Công ty Connell Bros) sản phẩm Myflame 84527E, số lượng 16.080 kg (67 thùng ống), đơn giá 2,9 USD/kg CIF HCMC, trị giá hợp đồng 46.632 USD, xuất xứ hàng hóa: Vương quốc Anh. Sau đó, ngày 11/7/2003 các bên lại ký tiếp hợp đồng số 243/03-VU mua 10.080 kg sản phẩm trên, trị giá 29.232 USD và 5.987,472 kg sản phẩm Performax TF 1133, trị giá 20.357,40 USD. Điều khoản chất lượng của hai hợp đồng này chỉ ghi “theo Bản đặc điểm kỹ thuật” (same as Specifications).
Sau khi ký hợp đồng mua hàng với Công ty Connell Bros, bên mua đã ký hợp đồng số 086/07-2003-VG-GCDI ngày 18/7/2003 gia công cán phủ chất chống cháy lên vải Poly-oxford cho Xí nghiệp may Bình Thạnh thuộc Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh – GILIMEX. Ngày 19/8/2003, bên mua đã giao lô hàng thành phẩm cho Xí nghiệp may Bình Thạnh. Đến giữa tháng 9/2003, Xí nghiệp Bình Thạnh phát hiện ra số hàng gia công không đạt yêu cầu do loại chất Myfame 84527E nói trên: vải được gia công ra không khô, dẻo dính, bong tróc. Vì thế, Xí nghiệp Bình Thạnh đã từ chối thanh toán tiền gia công cho bên mua.
Vụ kiện được xử sơ thẩm lần đầu tiên vào ngày 28/9/2004 và đã trải qua bốn phiên xét xử với những kết luận khác nhau qua mỗi lần xét xử. Lần xét xử sơ thẩm thứ nhất vào ngày 28/9/2004, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Công ty Việt Á Châu) đòi bị đơn bồi thường thiệt hại do hàng hóa cung cấp không đúng chất lượng và chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn (Công ty Connell Bros) về yêu cầu thanh toán tiền hàng còn thiếu của nguyên đơn đối với bị đơn1. Bản án sơ thẩm đã bị kháng cáo và bị Tòa phúc thẩm hủy án để giao cho Tòa sơ thẩm giải quyết lại2. Vụ kiện sau đó đã được Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm và phúc thẩm lại vào các ngày 1/8/2006 và 12/7/2007. Cả hai Tòa này đều tuyên hai hợp đồng mua bán trên vô hiệu do nhầm lẫn và tranh chấp của các bên được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế về xử lý hợp đồng vô hiệu: “Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thể trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền… Thiệt hại phát sinh, các bên tự gánh chịu”3.
(1) Xem Bản án số 245/KTST ngày 28/9/2004 của Tòa án nhân dân TP.HCM.
(2) Xem Bản án số 37/KTPT ngày 20/10/2004 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM.
(3) Xem Bản án số 380/2006/KDTM-ST ngày 01/8/2006 Tòa án nhân dân TP.HCM và Bản án phúc thẩm số 68/2007/KDTM-PT ngày 12/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM.
Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối:
- Khái niệm lừa dối trong giao dịch dân sự:
Theo cách nói thông thường thì lừa dối là bằng thủ đoạn nói dối để gian lận, để làm người khác lầm tưởng mà tin rằng đó là sự thật nên xác lập giao dịch. Hay nói cách khác, lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin sai lệch để người khác tin đó là sự thật mà xác lập giao dịch.
Theo ngôn ngữ pháp luật, lừa dối trong giao dịch dân sự là một xảo thuật dùng để lừa gạt người khác. Từ những lời lẽ gian dối đến mánh khóe xảo trá dùng để khiến người khác xác lập giao dịch mà lẽ ra bình thường họ không làm như vậy đều là lừa dối. Điều 132 BLDS 2005 quy định: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.
Lừa dối có điểm giống nhầm lẫn ở chỗ là cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Lừa dối khác nhầm lẫn ở chỗ là sự nhầm lẫn vốn do một bên tự mình không tìm hiểu hoặc hiểu sai sự việc do lỗi vô ý của bên kia gây ra, còn sự lừa dối lại là sự hiểu sai do một bên hoặc do người thứ ba cố ý gây ra.
+) Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo quy định của pháp luật:
Theo Điều 132 BLDS 2005 thì khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Lừa dối ở đây