Phát thanh là một loại hình báo chí khá đặc biệt vì vậy ngôn ngữ của phát thanh cũng có nhiều điểm khác biệt so với ngôn ngữ của các loại hình báo chí khác. Thậm chí ngôn ngữ phát thanh còn có những chuẩn mực khác cho riêng mình: các nhà ngôn ngữ học cho rằng chuẩn mực của ngôn ngữ phát thanh một mặt vẫn phải đảm bảo tính chuẩn rmực của ngôn ngữ nói chung (tiếng Việt) mặt khác phải thỏa mãn chuẩn mực phù hợp với những đặc trưng của bản thân loại hình phát thanh.
Ngôn ngữ cái vai trò rất quan trọng trong đời sống, đối với báo chí thì nó càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì báo chí muốn truyền tải nội dung tới cho công chúng thì nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ. Đối với báo chí, ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ, là vũ khí với các loại kí tự như là: chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các loại kí tự khác truyền tải thông điệp tới mọi người.
Trước khi phân tích ngôn ngữ của phát thanh chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một kịch bản cho một chương trình phát thanh.
Kịch bản này là kịch bản của chương trình:
DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NHÂN,
Ban KINH TẾ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,
Phát trên VOV1
Vào lúc 19h05 ngày 19/10/2007.
18 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài: Nghe đài và phân tích ngôn ngữ phát thanh., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP PHÁT THANH
Đề bài: Nghe đài và phân tích ngôn ngữ phát thanh.
Bài làm
Phát thanh là một loại hình báo chí khá đặc biệt vì vậy ngôn ngữ của phát thanh cũng có nhiều điểm khác biệt so với ngôn ngữ của các loại hình báo chí khác. Thậm chí ngôn ngữ phát thanh còn có những chuẩn mực khác cho riêng mình: các nhà ngôn ngữ học cho rằng chuẩn mực của ngôn ngữ phát thanh một mặt vẫn phải đảm bảo tính chuẩn rmực của ngôn ngữ nói chung (tiếng Việt) mặt khác phải thỏa mãn chuẩn mực phù hợp với những đặc trưng của bản thân loại hình phát thanh.
Ngôn ngữ cái vai trò rất quan trọng trong đời sống, đối với báo chí thì nó càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì báo chí muốn truyền tải nội dung tới cho công chúng thì nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ. Đối với báo chí, ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ, là vũ khí… với các loại kí tự như là: chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các loại kí tự khác truyền tải thông điệp tới mọi người.
Trước khi phân tích ngôn ngữ của phát thanh chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một kịch bản cho một chương trình phát thanh.
Kịch bản này là kịch bản của chương trình:
DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NHÂN,
Ban KINH TẾ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,
Phát trên VOV1
Vào lúc 19h05 ngày 19/10/2007.
STT
Tên tác phẩm và nội dung
Tác giả
Thể loại
Nguồn
Địa phương
1
Vấn đề: Quảng cáo – cách thức phát triển và định vị thương hiệu.
Nguyên Long
PVấn
PV
TQ
2
P/ánh: “Thiếu đồng bộ trong thực thi chính sách: làm yếu doang nghiệp
CTV
P/ánh
CTV
TQ
3
Kinh doanh&pháp luật:phát biểu của ông Trần hữu Linh: Phó vụ trưởng vụ thương mại điện tử Bộ Công – Thương về hệ thống hành lang pháp lý trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Nguyên Long
Phát biểu
PV
TQ
BTV thực hiện
Nguyên Long
Ban Biên tập
Kịch bản chương trình
DOANH NGHIỆP &DOANH NHÂN
Giờ phát sóng: 10h05 ngày 19/10/2007
BTV thực hiện : Nguyên Long
ĐT liên hệ: 04.9363732
STT
Lời dẫn
Thời lượng
1
Thưa quý vị và các bạn! Thương hiệu là giá trị vô hình của một doanh nghiệp được đánh giá bởi khách hàng, nhân viên và các nhà đầu tư, là tài sản của doanh nghiệp, của quốc gia. Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất hang hóa, rất nhiều mặt hang mới của doanh nghiệp ra đời cùng sự tôn ftại và phát triển tạo ra vô số những thương hiệu. Song, không phải cứ ra đời thi thương hiệu mặc nhiên tồn tại và phát triển mà chỉ có thương hiệu nào được doanh nghiệp dày công “chăm sóc” thì mới có sức sống lâu bền, vững chắc trước sự cạnh tranh khốc liệt. Làm thế nào để gìn giữ, phát triển và định vị được thương hiệu trên thị trườngđang là bài toán lớn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bài viết: “ Quảng cáo – cách thức phát triển & định vị thương hiệu của Nguyên Long phản ánh
1 phút 10s
Bài phản ánh của Nguyên Long:
Ngay từ thời xưa, ông cha ta đã biết rao bán các sản phẩm làm ra. Với cách thức rao bán ấy, người ta tìm được người mua một cách nhanh nhất. Từ điển tiếng Việt cũng chỉ rõ: quảng cáo là cách trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng. Ngày này, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hình thức rao bán ấy được phát triển thành một thuật ngữ mới, đó là “quảng cáo”. Nhưng cách thức quảng cáo ra sao để có thể bán được hành mới là vấn đề tối quan trọng. Với một nền kinh tế hội nhập toàn cầu thì việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tiếp xúc công chúng và định vị thương hiệu trước khi quyết định quảng cáo hay rao bán sẽ mang đến thành công cho bất cứ một thương hiệu nào trước khi được tung ra thị trường. Cũng chính vì thế chúng ta cần khẳng định lại rằng quảng cáo là để bán sản phẩm, để duy trì thương hiệu, nhãn hiệu của sản phẩm hang hóa, chứ quảng cóa hoàn toàn không phải là phương tiện để các nhà doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Nói cách khác xây dựng và bảo vệ thương hiệu là hai chức năng chủ yếu của một chương trình tiếp thị sản phẩm hang hóa tới khách hang. Ở thế kỉ 21 này, bạn chỉ có thể tung ra được nhưng thương hiệu mới bằng cách “quan hệ công chúng” (hay còn gọi là PR). PR giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, còn quảng cáo giúp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ai cũng biết “Thưuơng hiệu” là tài sản doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp nào cũng cũng biết cách xây dựng và bảo vệ thứ tài sản vô hình đó. Ông Mai Xuân Hùng – Chủ tịch HĐQT tổng công tty thương mại Hà Nội – Hapro, cho biết:
Ông Hùng: .....
Quan tâm đến thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải biết yếu tố đầu tiên quyết định vị trí của thương hiệu chính là cái tên của thương hiệu đó. Hai giáo sự người Mỹ Al-ries và Laura – Ries, tác giả cuốn sách “quảng cáo thoái vị - PR lên ngôi” đã khẳng định: “ Không có gì trong tiếp thị có thể mang lại thành công nếu không có một cái tên thích hợp. Một công ty tốt nhất, một sản phẩm tốt nhất, bao bì bắt mắt nhất và cách tiếp thị hoàn hảo nhất cũng sẽ là con số 0 nếu có một cái tên tòi”. Đối với tên sản phẩm không thể chỉ được cân nhắc một cách riêng biệt. Chúng phải được nhìn trong mối liên hệ với sản phẩm đó. Một thương hiệu sinh ra vốn có khả năng tạo tin tức... Và lời khuyên của họ là “nếu bạn có một cái tên tồi, hãy đổi nó đi”
Thương hiệu có thể tạo ra bởi chính tên gọi của các nhà doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, hang hóa đặt tên cho nó.
Một thương hiệu được cho là quảng cáo khá thành công và định vị đúng khách hang cũng như giá trị của thương hiệu sản phẩm trên thị trường đồ uống hiện nay, đó là sản phẩm sữa “Zin zin”: Một cái tên khá ngộ nghĩnh đối với trẻ thơ, một cách thức quảng cáo phối trộn âm thanh, hình ảnh hết sức độc đáo, Zin zin được trẻ em tiếp nhận một cách say mê, và duờng như ca từ chất liệu của quảng cáo đã làm ngon thêm hấp dẫn hơn chất lượng sữa uống này.
Hay với mong muốn mỗi gia đình Việt nam đều dùng sảm phẩm dầu ăn của doanh nghiệp mình mà Công ty CP Dầu thực vật VN đã đặt tên cho sản phẩm là dầu ăn “Gia đình”. Ông Đỗ Thành Tâm – GĐ công ty bộc bạch:
Ông Tâm:....
Ông Nguyễn Mọng lân – TGĐ công ty bột giặt hóa mãy phẩm VICO cho biết, từ nhãn hiệu ban đầu là bột giặt Vì dân tham gia thị trường với mục đích “phục vụ nhân dan là chính” dòng sản phẩm chất lượng cao, giá thành chir bằng 60% sản phẩm cùng loại, đến nay thương hiệu VICO đã chiếm lĩnh được thị trường và trở thành một trong những thương hiệu bột giặt hang đầu VN. Về cách tiếp cận thị trường và quảng cáo thương hiệu, ông Nguyễn Mọng Lân cho biết:
Ông Lân:....
Có thể nhận thấy ngay rằng, hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đều được mang tên chủ sử hữu của nó: Nói tới SAMSUNG là người ta liên tưởng đến những chiếc điện thoại mang tính năng thẩm mĩ cao. Nói tới TOSIBA là người ta nghĩ tới các sản phẩm đồ dùng điện tử, điện lạnh. Hay nói tới HONDA thì hầu như ai cũng biết đến ông chủ HONDA huyền thoại và hang xe máy nổi tiếng.
Ở nước ta, điều này thực sự còn khá xa lạ. Chủ yếu, các nhà doanh nghiệp VN mới coi trọng đến tính năng, tác dụng cảu sản phẩm, hang hóa mình tạo ra ngay cả khi đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu cũng như quảng cáo chúng. Nhiều người biết đến Euro Window là thương hiệu sản phẩm cửa nhựa cao cấp, hay “Ca-fê Trung Nguyên” là thương hiệu cà phê có mặt ở rất nhiều nước nướcphát triển nhờ vào việc nhượng quyền thương hiệu.... nhưng chẳng mấy ai biết chủ sở hữu thương hiệu ấy là ai. Điều đó còn thể hiện khả năng, cách thứuc quảng cáo cũng như vị thế của thương hiệu VN còn đang ở thời kỳ bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, cùng với những cách thức tiếp cận thị trường theo hướng “PR – quan hệ công chúng” cùng với những sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng cao, chắc chắn những tên tuổi doanh nhân cùng thương hiệu Việt trong tương lai sẽ được bạn bè thế giới biết đến ở một nền kinh tế VN năng động và phát triển.
15 phút
Thưa quý vị và các bạn! Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ từ khâu ban hành đến thực thi đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi câu chuyện về VN tụt hạng cạnh tranh do thuế chưa dứt thì việc mất đồng bộ trong thực thi chính sách đang đe dọa sự lớn mạnh của các doanh nghiệp. Bài viết “Thiếu đồng bộ trong thực thi chính sách: làm yếu doanh nghiệp” của tác giả Đặng Hòa, phản ánh:
30s
Bài phản ánh của Đặng Hào:
Ông Nguyễn Cương – Chủ tích HĐQT, tổng giám đốc công ty cơ diện hà Giang cho biết, việc áp dụng thuế không thống nhất của các cửa khẩu cũng gây rất nhiều khó kahưn cho DN. Theo ông Cương để chuẩn bị về mặt thị trường trướ khi Vn cắt toàn bộ thuế nhập khẩu ô tô theo lộ trình gia nhập WTO, các DN trong ngành sản xuất lắp ráp ô tô nói chung đều lên một kế hoạc dài hạn. Riêng đối với công ty cơ điện Hà Giang, ngoìa việc lắp ráp và bán ra thị trường khoảng 2000 ô tô tải mang thương hiệu Giải phóng, công ty cũng lên kế hoạch nhập khẩu loại xe tải loại trọng tải 20 tấn để thăm dò và làm thị trường truớc khi bắt tay sản xuất. Tuy vậy khi xe về qua cửa khẩu Lạng Sơn, hỉa quan Lạng Sơn nhất định áp mức thuế 18% thay vì 10% như tất cả các cửa khẩu khác đang làm. Hải quan Lạng Sơn cho rằng cứ thu thừa hơn thiếu nếu thừa cuối năm sẽ hoàn lại cho DN. Nói thì như vậy nhưng có giờ hoàn lại, và được hoàn bao nhiêu là vấn đề không ai có thể nói trước.
Một số DN trong ngành lắp ráp ô tô còn cho biết quy định về tiêu chuẩn lắp ráp ô tô cũng gây nhiều bất bình đối với các DN lắp xe. Hiện nay DN nào thực hiện nghiêm chỉnh quy định, đầu tư bài bản thì phải chịu thiệt thòi. Các DN bỏ ra hang chục thậm chí hàng trăm tỉ đồng đang chịu thêm rất nhiều chi phí tốn kém trong khi các DN đầu tư hời hợt khác vẫn tiếp tục được sản xuất, xe sản xuất ra vẫn được đăng kiểm... Trong khi nếu chiểu theo đúng quy định thì họ phải đóng cửa từ lâu rồi.
Đối với việc hạch toán chi phí, nhiều DN cũng cho rằng triển khai thực hiện các quy định về chi phí hợp lý, hợp lệ cũng rất thiếu đồng bộ từ văn bản đến thực tiễn. Bà Đinh Minh Hằng – GĐ công ty sơn ROMA cho biết hiện nay bà bỏ vốn thành lập và điều hành 2 DN. Tuy nhiên khi dùng xe vận tải của DN này vận chuyển hàng cho DN kia thì cơ quan thuế lại không cho tính vào chi phí. Bà Hằng còn liệt kê hàng loạt các chi phí khác mà rõ ràng DN phải chi nhưng không được tính. Điều này đãn tới lợi nhuận DN sẽ phình lên một cách thiếu chính xác con DN phải đóng thuế cao hơn.
Thuế TNDN hiện nay là 28% song theo báo cáo của công ty tài hcính quốc tế(IFC) và ngân hàng thế giới (WB) cho thấy tổng số thuế thựuc đóng mà các DN phải chi có khi lên tới trên 40%. Phần chênh lên này chính là các khỏan chi phí mà các DN đã chi những không được tài chính công nhận là những chi phí hợp lệ để tính thuế. Chưa kể số thời gian mà DNbỏ ra cho việc đóng thuế lên tới trên 1000giờ ( tương đương với 130 ngày làm của một công nhân) cho khoảng 32 lần đóng thuế.
Ngân hàng phát triển Châu Á(ADP) dự báo đầu tư ở VN sẽ tăng khoảng 15%, chiếm 38% GDP trong năm 2007. Xuất khẩu sẽ tăng ở mức 18%. Việc thực hiện cam kết liên quan đến khu vực mậu dịch tư do ĐNA hay việc gia nhập WTO đang tạo điều kiện cho DN song rõ ràng sự thiếu đồng bộ trong thực thi các cơ chế chính sách hiện nay đang làm yếu DN.
5 phút
Thưa quý vị và các bạn! Tiến trình hội nhập đặt ra thách thứ lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh. Việc ứng dụng các tiện ích từ công nghệ thông tin là một nhu cầu bức thiết của mọi doanh nghiệp trong điều kiện mới. Đã có hang trăm nghìn website được xây dựng để quảng bá hình ảnh và thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, và bán hang... của doanh nghiệp mình. Người ta sử dụng thương mại điện tử để có thể tìm kiếm những cơ hội khách hành nhanh nhất, có thể mua sắm ở bất kì đâu trên thế giới, vơi sphong cách kinh doanh mới... Vì vậy mà một trong những yếu tố đòi hỏi của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử chính là bảo mật thông tin. Về hệ thống hành lang pháp lý đối với lĩnh vực này, ông Trần Hữu Linh – Phó cụ trưởng vụ thương mại điện tử - Bộ Công Thương cho biết:
1 phút
Ông Trần Hữu Linh phát biểu:
7 phút
Qua kịch bản trên ta có thể thấy rõ, đặc điểm đầu tiên của phát thanh là nó có ngôn ngữ riêng và nhất là thông tin nhanh chóng, kịp thời. Phóng viên báo in dùng câu chữ để vẽ nên một bức tranh về hiện trường xảy ra sự kiện. Phóng viên phát thanh-truyền hình thì nói với khán thính giả. Họ sử dụng băng âm thanh hoặc hình ảnh về những sự kiện tin để khán thính giả có thể nghe hoặc nhìn trực tiếp sự kiện, và phóng viên báo nói, báo hình giỏi thì không bao giờ miêu tả đoạn băng ghi âm, bức ảnh hay đoạn video đó. Họ chỉ giúp khán giả hiểu rõ chúng. Độc giả báo in có thể dành nhiều thời gian để đọc tờ báo - họ có thể đọc lại tới lần thứ hai, thứ ba. Nhưng khán thính giả của đài phát thanh hay truyền hình thì không làm được như vậy. Họ chỉ có một lần để nghe câu chuyện (trừ phi theo dõi chương trình phát lại hoặc theo dõi qua Internet). Hầu hết các bản tin của đài đều ngắn. Phóng viên phát thanh - truyền hình ít có thời gian để kể câu chuyện của mình. Khi người ta cầm tờ báo lên, họ biết là đang đọc tin của ngày hôm qua. Nhưng khi người ta mở đài hay tivi thì muốn tìm hiểu về thông tin mới nhất, cái gì xảy ra ngày hôm đó, thậm chí vào giờ đó.
Phong cách chức năng của ngôn ngữ cũng rất đa dạng và mỗi một lĩnh vực nó đều tạo ra những phong cách riêng:
+ Phong cách hành chính
+ Phong cách chính luận
+ Phong cách khoa học
+ Phong cách báo chí, tuyên truyền
+ Phong cách nghệ thuật
Tùy theo lĩnh vực mà nó tham gia, ngôn ngữ sẽ được điều chỉnh sao cho thích hợp nhất. Cũng như vậy ngôn ngữ dành cho báo chí nói chung và dành cho báo phát thanh nói riêng cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với công chúng tiếp nhận thông tin.
Ngôn ngữ có nhiều đặc điểm như là:
+ Tính chính xác
+ Tính cụ thể
+ Tính thời sự
+ Tính ngắn gọn
+ Tính đại chúng
+ Tính hình tượng
+ Tính bình giá
+ Tính khuân mẫu
Báo phát thanh với đặc điểm là truyền thông tin tới độc giả thông qua sóng radio, tác động tới tai người nghe để cho họ tiếp nhận. Với đặc điểm như vậy nên báo ngôn ngữ dành cho phát thanh cũng phải phù hợp. Các câu văn dành cần phải dễ nghe và dễ hiểu… không gây hiểu nhầm, hiểu sai.
Các bài viết của phát thanh có nguồn rất đa dạng:
+ Các bài viết do chính các phóng viên phát thanh tạo lập
+ Có thể lấy từ các sản phẩm của báo giấy: có rất nhiều nguồn và đã qua một lần xuất bản nên các lỗi ít, thông tin đã được kiểm định do vậy có thể tin tưởng.
+ Sử dụng các nguồn bài do cộng tác viên gửi tới: nguồn thông tin này cũng rất đa dạng và các bài viết của họ có thể phản ánh sâu sát với tình hình thực tế của địa phương họ mà đài Quốc gia không thể vươn tới. Tuy nhiên tính chuyên nghiệp của họ chưa cao, nguồn tin có độ tin cậy thấp.
+ Lấy từ internet: nhanh, cập nhật nhưng văn phong lại không phù hợp
+ Dịch từ các nguồn tin của nước ngoài: cũng đa dạng nhưng cần phải cẩn trọng với các nguồn tin đó
+ Sử dụng các văn bản thông tấn: được chuyển từ Thông tấn xã Việt Nam xuống do đó có độ tin cậy lớn, mang tính chính thống.
+ Những văn bản hành chính như là : văn bản luật, nghị định, chỉ thị… Điều quan trọng nhất là phải đọc nguyên văn, chính xác. Văn phong mang phong cách hành chính và hay lặp từ.
Như vậy có thể thấy rằng tư liệu cho phát thanh là rất nhiều, cái quan trọng là phải chuyển đổi ngôn ngữ sao cho phù hợp với phát thanh. Đặc điểm của phát thanh là đọc lại văn bản bằng giấy, chuyển chữ viết thành lời nói. Do đó khi viết văn bản cho phát thanh cũng khác so với cho các loại báo khác: cần phải chuyển các con số sang dạng chữ để cho phát thanh viên dễ dàng đọc, cần chú ý tới các dấu phẩy, bình dân hóa các thuật ngữ chuyên môn để cho người nghe dễ hiểu.
Ngôn ngữ cho phát thanh có các đặc điểm sau:
1. Đó là ngôn ngữ nói
Là một loại hình báo chí đặc thù chỉ sử dụng âm thanh để đưa thông tin tới cho công chúng. Khác với báo in sử dụng chữ viết và cả tranh ảnh mình họa để đưa nội dung tin tức cho người đọc. Báo hình thì sử dụng hình ảnh và cả tiếng động để truyền tải nội dung. Riêng báo phát thanh chỉ có công cụ duy nhất là âm thanh truyển tải qua sóng radio tới tai thính giả.
Ngôn ngữ nói ở đây không có nghĩa giống như các cuộc bàn bạc trao đổi thường ngày, mà đó là sự truyền tải thông tin từ phía cơ quan phát thanh tới người nghe. Do ngôn ngữ trên báo phát thanh triệt tiêu toàn bộ các yếu tố phi ngôn ngữ. Đối với phát thanh, người nghe hoàn toàn không có một hình ảnh nào của người nói vì vậy chỉ có thể trông cậy vào hiệu quả của ngôn ngữ. Nên ngôn ngữ được sử dụng một cách thích hợp để truyền tải thông tin cho thính giả. Ví dụ như một chương trình dành cho thiếu nhi, điều quan trọng là giọng đọc của phát thanh viên phải nhẹ nhàng, êm dịu và gần gũi với trẻ nhỏ. Có như vậy mới thu hút sự chú ý của các em. Nội dung cũng phải dễ nghe và dễ hiểu, không sử dụng các từ chuyên môn khó nắm bắt. Một điều nữa là các chương trình dành cho thiếu nhi phải vui nhộn và có tính giáo dục cao. Còn đối với các chương trình thời sự, chính luận thì ngôn ngữ phải nghiêm túc, chính xác và không được nhầm lẫn; đặc biệt là trong các văn bản luật và hành chính…
Các nhà ngôn ngữ học xác định ngôn ngữ của phát thanh có phong cách khẩu ngữ. Tuy nhiên không thể lấy chuẩn mực của ngôn ngữ hội thoại làm hcuẩn hco ngôn ngữ phát thanh Bởi lẽ ngôn ngữ hội thoại là ngôn ngữ giao tiếp trực tiếp giữa người này với ngươi fkhác hoặc một nhóm người khác có sự hiểu biết chung trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Khác với ngôn ngữ nói bình dân trong đời sống hằng ngày thường là do phản xạ và không có kịch bản sẵn. Ngôn ngữ nói trong phát thanh thường được chuẩn bị thông qua các kịch bản. Người phát thanh viên sẽ dựa vào các văn bản đã chuẩn bị đó để đọc lên sóng phát thanh. Do đó tính ngẫu hứng hoặc bộc phát sẽ không còn (trừ các chương trình phát thanh trực tiếp). Điều đó giúp cho các thông tin cung cấp cho độc giả chính xác và đáng tin cậy.
Một điều tất yếu đối với việc tuyển các phát thanh viên cho đài truyền thanh đó là giọng đọc của các phát thanh viên phải chuẩn và chính xác. Chúng ta không thể chấp nhận một chương trình phát thanh mà người phát thanh viên nói ngọng, nói lắp… Điều đó sẽ gây phản cảm trong lòng thính giả. Giọng phát thanh viên thường phải nói giọng chuẩn của quốc gia. Ví dụ như đối với Việt Nam chúng ta thì quy ước giọng chuẩn là giọng Hà Nội gốc. Tuy nhiên để đa dạng cho các chương trình phát thanh, giọng đọc của các miền vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên không được sử dụng từ ngữ địa phương và tránh nói ngọng, lắp…
Với đặc điểm chỉ sử dụng lời nói làm phương tiện truyền tải như vậy, báo phát thanh có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu như biết cách khắc phục thì báo phát thanh vẫn có được vị trí quan trọng trong các loại hình báo chí đang tồn tại. Như vậy ngôn ngữ phát thanh là một thứ ngôn ngữ kết hợp phức tạp các chuẩn của cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Trong văn bản trên, ta thấy đây chính là một văn bản dành cho phát thanh, phong cách khẩu ngữ khá rõ, ngôn ngữ độc thoại được sử dụng khá tinh tế, ở đây không có nhiều số liệu, mà nếu có thì cũng đã được xử lý cho thuận tiện với tai nghê.
Các cấu trúc viết văn trong văn bản trên đáp ứng đủ các tiêu chí:
- Viết câu ngắn và sử dụng cấu trúc câu chủ ngữ-động từ-tân ngữ.
- Chỉ dùng một ý cho một câu.
- Sử dụng động từ mạnh, chỉ sử dụng tính từ, phó từ khi cần thiết.
- Cố gắng sử dụng thì hiện tại để tạo ra tác động và tính kịp thời của câu chuyện.
- Tránh dùng những từ phức tạp mà người bình thường không hiểu. Tránh dùng những từ ngữ chính thống mà các quan chức chính phủ và các chuyên gia kỹ thuật ưa dùng. Nên sử dụng những từ ngữ thông dụng và cách diễn đạt thoải mái mà mình và bạn bè thường dùng hằng ngày.
- Nói chung nên bắt đầu câu với nguồn tin. (Tin-bài trên báo in bằng tiếng nước ngoài thường để nguồn ở cuối câu lead, còn trong tin-bài tiếng Việt lại thường để ở đầu câu thứ hai để tránh bị loãng thông tin ở lead).
- Đưa những từ quan tr