Báo chí hiện đại với những đặc trưng và thế mạnh của nó mới ra đời cách đây chưa đầy năm thế kỷ. Nhưng từ khi nó ra đời, báo chí hiện đại đã ngay lập tức phát huy vai trò và sức mạnh của nó trong việc nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách con người. Ngành báo phát thanh Việt Nam đã có lịch sử phát triển 57 năm, đã hình thành hệ thống phát thanh quốc gia từ trung ương đến cơ sở, đã và đang đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên Thế Giới.
Chương trình toạ đàm có nghĩa là ngồi để trò chuyện. Một cuộc toạ đàm phát thanh trực tiếp hay phát thanh phát lại đều phải có ít nhất ba người tham gia, trong đó có một vai trò không bao giờ thay đổi đó là người dẫn chương trình ( phóng viên, biên tập viên ), đây là người có vai trò tổ chức, đồng thời là người trực tiếp tham gia và gợi ý cho những tranh luận, bàn bạc. Các nhân chứng là những người có uy tín, có kinh nghiệm hoặc có những vị trí xã hội nhất định. Những ý kiến của họ nêu ra trong các cuộc toạ đàm thường mang tính chất cá nhân nhưng có độ tin cậy cao.
Các chương trình phát thanh trực tiếp đã tận dụng tối đa ưu thế của phát thanh hiện đại, tạo nên sự hấp dẫn công chúng. Sở dĩ, các chương trình phát thanh trực tiếp hấp dẫn người nghe đến như vậy là vì phát thanh trực tiếp đồng hành với những gì đang diễn ra. Thính giả có thể tham gia trong chương trình. Nội dung của các chương trình phát thanh trực tiếp đều mang hơi thở của cuộc sống, bao gồm hầu hết các lĩnh vực. Các nhà báo phát thanh đều hết sức sáng tạo, dám đi vào những đề tài hiện nay được nhiều người quan tâm. Các khán thính giả theo dõi chương trình phát thanh trực tiếp theo dõi rất kỹ chương trình, nên vai trò của người biên tập, chỉ đạo hay dẫn chương trình sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó, họ phải chỉ thật rõ ràng vì họ chỉ có một cơ hội duy nhất. Độc giả báo in có thể dành nhiều thời gian để đọc tờ báo - họ có thể đọc lại tới lần thứ hai, thứ ba. Nhưng khán thính giả của đài phát thanh trực tiếp hay truyền hình thì không làm được như vậy. Họ chỉ có một lần để nghe câu chuyện (trừ phi theo dõi chương trình phát lại hoặc theo dõi qua Internet). Hầu hết các bản tin của đài đều ngắn nhưng lại vô cùng rõ ràng. Khi người ta cầm tờ báo lên, họ biết là đang đọc tin của ngày hôm qua. Nhưng khi người ta mở đài hay tivi thì muốn tìm hiểu về thông tin mới nhất, cái gì xảy ra ngày hôm đó, thậm chí vào giờ đó. Chính vì thế nên họ dùng ngôn ngữ bình thường và theo một phong cách thoải mái, tốt nhất là như hội thoại, nói chuyện với nhau bình thường. Họ sử dụng những câu đơn giản và trực tiếp, câu nọ nối với câu kia như là mình đang nói chuyện với ai đó để người nghe hiểu được đầy đủ câu chuyện ngay từ lần nghe đầu tiên. Người dẫn chương trình chỉ chọn những thông tin quan trọng nhất từ tài liệu, một cuộc họp báo hoặc lấy chủ đề chính từ nhiều sự kiện phức tạp, trình bày thông tin chính hay chủ đề chính này trong một hoặc hai câu của bài. Làm như vậy thì thính giả sẽ hiểu ngay lý do vì sao câu chuyện lại quan trọng hoặc thú vị và họ sẽ tiếp tục nghe, không cần phải tập trung quá nhiều vào bối cảnh và các chi tiết, ví dụ như tuổi tác, địa chỉ, con số như vẫn thường thấy ở tin, bài trên báo in. Những thông tin đó sẽ chỉ làm cho tin phát sóng quá dài và phức tạp. Trong tin phát sóng, các biên tập viên làm cho người nghe quan tâm tới phần mào đầu, đó là câu nói rõ ràng, ngắn gọn, phản ánh sự việc chính. Người chủ toạ - đồng thời là người dẫn chương trình có nhiệm vụ xác định chủ đề.
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài: Phân tích những đặc điểm khác biệt của việc thiết kế chương trình tọa đàm phát thanh trực tiếp so với phát thanh phát lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích những đặc điểm khác biệt của việc thiết kế chương trình tọa đàm phát thanh trực tiếp so với phát thanh phát lại.
Báo chí hiện đại với những đặc trưng và thế mạnh của nó mới ra đời cách đây chưa đầy năm thế kỷ. Nhưng từ khi nó ra đời, báo chí hiện đại đã ngay lập tức phát huy vai trò và sức mạnh của nó trong việc nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách con người. Ngành báo phát thanh Việt Nam đã có lịch sử phát triển 57 năm, đã hình thành hệ thống phát thanh quốc gia từ trung ương đến cơ sở, đã và đang đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên Thế Giới.
Chương trình toạ đàm có nghĩa là ngồi để trò chuyện. Một cuộc toạ đàm phát thanh trực tiếp hay phát thanh phát lại đều phải có ít nhất ba người tham gia, trong đó có một vai trò không bao giờ thay đổi đó là người dẫn chương trình ( phóng viên, biên tập viên…), đây là người có vai trò tổ chức, đồng thời là người trực tiếp tham gia và gợi ý cho những tranh luận, bàn bạc. Các nhân chứng là những người có uy tín, có kinh nghiệm hoặc có những vị trí xã hội nhất định. Những ý kiến của họ nêu ra trong các cuộc toạ đàm thường mang tính chất cá nhân nhưng có độ tin cậy cao.
Các chương trình phát thanh trực tiếp đã tận dụng tối đa ưu thế của phát thanh hiện đại, tạo nên sự hấp dẫn công chúng. Sở dĩ, các chương trình phát thanh trực tiếp hấp dẫn người nghe đến như vậy là vì phát thanh trực tiếp đồng hành với những gì đang diễn ra. Thính giả có thể tham gia trong chương trình. Nội dung của các chương trình phát thanh trực tiếp đều mang hơi thở của cuộc sống, bao gồm hầu hết các lĩnh vực. Các nhà báo phát thanh đều hết sức sáng tạo, dám đi vào những đề tài hiện nay được nhiều người quan tâm. Các khán thính giả theo dõi chương trình phát thanh trực tiếp theo dõi rất kỹ chương trình, nên vai trò của người biên tập, chỉ đạo hay dẫn chương trình sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó, họ phải chỉ thật rõ ràng vì họ chỉ có một cơ hội duy nhất. Độc giả báo in có thể dành nhiều thời gian để đọc tờ báo - họ có thể đọc lại tới lần thứ hai, thứ ba. Nhưng khán thính giả của đài phát thanh trực tiếp hay truyền hình thì không làm được như vậy. Họ chỉ có một lần để nghe câu chuyện (trừ phi theo dõi chương trình phát lại hoặc theo dõi qua Internet). Hầu hết các bản tin của đài đều ngắn nhưng lại vô cùng rõ ràng. Khi người ta cầm tờ báo lên, họ biết là đang đọc tin của ngày hôm qua. Nhưng khi người ta mở đài hay tivi thì muốn tìm hiểu về thông tin mới nhất, cái gì xảy ra ngày hôm đó, thậm chí vào giờ đó. Chính vì thế nên họ dùng ngôn ngữ bình thường và theo một phong cách thoải mái, tốt nhất là như hội thoại, nói chuyện với nhau bình thường. Họ sử dụng những câu đơn giản và trực tiếp, câu nọ nối với câu kia như là mình đang nói chuyện với ai đó để người nghe hiểu được đầy đủ câu chuyện ngay từ lần nghe đầu tiên. Người dẫn chương trình chỉ chọn những thông tin quan trọng nhất từ tài liệu, một cuộc họp báo hoặc lấy chủ đề chính từ nhiều sự kiện phức tạp, trình bày thông tin chính hay chủ đề chính này trong một hoặc hai câu của bài. Làm như vậy thì thính giả sẽ hiểu ngay lý do vì sao câu chuyện lại quan trọng hoặc thú vị và họ sẽ tiếp tục nghe, không cần phải tập trung quá nhiều vào bối cảnh và các chi tiết, ví dụ như tuổi tác, địa chỉ, con số như vẫn thường thấy ở tin, bài trên báo in. Những thông tin đó sẽ chỉ làm cho tin phát sóng quá dài và phức tạp. Trong tin phát sóng, các biên tập viên làm cho người nghe quan tâm tới phần mào đầu, đó là câu nói rõ ràng, ngắn gọn, phản ánh sự việc chính. Người chủ toạ - đồng thời là người dẫn chương trình có nhiệm vụ xác định chủ đề. Khi thiết kế một chương trình phát thanh trực tiếp phải trải qua các bước sau:
Chủ toạ nêu lý do, chủ đề của cuộc toạ đàm và những yêu cầu cụ thể được đặt ra trong cuộc toạ đàm.
Chủ toạ giới thiệu những người tham gia toạ đàm.
Chủ toạ nêu vấn đề và lần lượt mời những người tham gia phát biểu.
Trước khi tiến hành một cuộc toạ đàm, người tổ chức phải chuẩn bị chu đáo, nhất là chương trình toạ đàm trực tiếp. Trước hết là việc nghiên cứu xác định chủ đề, đề tài, thu hập và ghi chép những thông tin cần thiết. Trước hết phải chọn lựa chủ đề, đề tài cho một cuộc toạ đàm, dự đoán trước những khả năng có thể xảy ra trong khi toạ đàm. Chủ đề phải mang tính bức xúc, nóng hổi, được nhiều người quan tâm. Người tổ chức toạ đàm thu thanh phải tìm kiếm, chọn lựa những thành viên tham gia tọa đàm. Người nghe chú ý đến cuộc tọa đàm và còn bị lôi cuốn vào việc theo dõi lời lẽ văn chương và giọng nói của các thành viên. Việc phối hợp giữa người dẫn chương trình tọa đàm với những người phụ trách phần kỹ thuật là một trong những yêu cầu quan trọng góp phần trực tiếp vào thành công của chương trình. Những người phụ trách kỹ thuật âm thanh cũng phải hiểu được những yêu cầu đặt ra đối với chương trình như tất cả các thành viên khác tham gia tja đàm. Đặc biệt là đối với những cuộc toạ đàm phát trực tiếp. Sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa người dẫn chương trình với các cán bộ kỹ thuật sẽ tạo ra một sự chuyển động chung nhằm hướng tới một mục đích. Để có một cuộc tọa đàm phát thanh đạt kết quả tốt cần phải có bản tóm tắt nội dung chủ đề, đề tài phân phát cho từng thành viên tham gia để họ có thời gian suy nghĩ nghiên cứu, chuẩn bị cho những tư liệu, sự kiện, con số, những điều cần thiết nêu ra trong toạ đàm. Người tổ chức toạ đàm thu thanh phải chuẩn bị các câu hỏi cần thiết để nêu vấn đề, những câu hỏi để cuộc toạ đàm đi đúng hướng. Nếu trước khi ghi âm cuộc toạ đàm người tổ chức cuộc tọa đàm ấy không có điều kiệngặnp gỡ trao đổi với các thành viên thì cũng nên cung cấp cho họ bản viết tay hoặc đánh máy những câu hỏi chính vê những vấn đề được nêu ra. Các câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự logic và mạch lạc, có khả năng chỉ ra tính chất, pham vi, chủ đề mà cuộc toạ đàm sẽ đạt tới.
Những câu hỏi phải ngắn gọn cởi mở, có định hướng rõ ràng, khôn định kiến, ap đặt hay chạy theo ý kiến của ngườ khác. Phải rõ ràng xác định không mơ hồ và có khả năng kích thích sự tranhluận. Người chủ toạ sử dụng những câu hỏi như những “tia lửa”, khích lệ làm cháy bùng lên cuộc tranh luận, điều quan trọng là mọi người phải biết chế ngự những người lắmlời để cuộc toạ đàm đi đúng hướng. Chủ toạ tim cách cho mọi người phải lắng nghe khi người khác nói. Luôn lưu ý các thành viên bám sát micro cua họ bằng cách không xa rời vị trí đã định. Trong thời điếm thích hợp có thể dừng lại tóm tắt nhấn mạnh những điểm quan trọng của cuộc toạ đàm, không nên nêu những quan diểm có tính chất cá nhân. Nhưng người nhanh nhẹn hăng hái nên đượ bố trí ngồi gần chủ toạ, mọi người tham ra đều phải ngồi ơ những vị trí sao cho luôn luôn nhìn rõ mặt nhau để tiện phát biểu ý kiến. Những người tham ra phải có đầy đủ giấy bút để ghi chép những ý kiến nảy sinh trong quá trình tao đổi tranh luận.
Đặc trưng cơ bản của toạ đàm phát thanh là năng lực truyền tải thông tin dưới hình thức của một cuộc bàn bạc tranh luận xung quanh một chủ đề nhất định thông qua âm thanh sinh động- trong đó chủ yếu là lời nói và tiếng động. Toạ dàm thu thanh phát trực tiếp hiện nay còn có thê thực hiện với sự tham ra trực tiếp của công chúng thính giả. Họ có thể nêu ra những câu hỏi cho các thành viên tham gia toạ đàm. Đây là một trong những thể loại có khả năng tạo ra mối giao lưu giữa chủ thể tryền thông với công chúng. Đây cũng được coi như là phương pháp tốt nhất để công chúng có thể tiếp nhận các nguồn thông tin một cách sinh động trực tiếp, đồng thời có thể bày tỏ thái độ hành động của minh trước nhũng vấn đề mà cuộc tọa đàm đưa ra.
Để thực hiện thành công những chương trình toạ đàm trên sóng phát thanh, ngoài việc nắm vững những đặc trưng báo phat thanh và những kiến thức cần thiết…những người tham gia chương trình phải có sự nhạy bén lnh hoạt luôn chủ động sáng tạo và xuất phát từ quyền lợi của thính giả.