Đề cương bài giảng đề cương văn hóa năm 1943

Phần I: Cách đặt vấn đề • Phần II: Lịch sử và tính chất văn hoá Việt Nam • Phần III: Nguy cơ của văn hoá Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp • Phần IV: Vấn đề cách mạng văn hoá Việt Nam • Phần V: Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hoá mácxít Đông Dươngvà nhất là những nhà văn hoá mácxít ở Việt Nam

pdf6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương bài giảng đề cương văn hóa năm 1943, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA NĂM 1943 T.S. Phan Quốc Anh Lớp ĐHTC Bình Dương Nếu như trong Luận cương chính trị 1930, Đảng ta mới chỉ đặt ra vấn đề giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí và tự do báo chí thì Đề cương văn hoá năm 1943 chính thức đặt vấn đề văn hoá một cách rộng hơn. Đề cương văn hoá Việt Nam bao gồm 5 nội dung chính: • Phần I: Cách đặt vấn đề • Phần II: Lịch sử và tính chất văn hoá Việt Nam • Phần III: Nguy cơ của văn hoá Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp • Phần IV: Vấn đề cách mạng văn hoá Việt Nam • Phần V: Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hoá mácxít Đông Dươngvà nhất là những nhà văn hoá mácxít ở Việt Nam Đề cương văn hoá năm 1943 của Đảng ta do đồng chí Trường Chinh chấp bút thực sự là văn kiện lớn có giá trị lịch sử, đánh dấu quan điểm của Đảng ta về văn hoá văn nghệ. Xác định "phạm vi vấn đề văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật", bản Đề cương văn hoá khẳng định: "Thái độ cộng sản Đông Dương đối với vấn đề văn hoá: a. Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá), ở đó người cộng sản phải hoạt động. b. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hoá. c. Có lãnh đạo được phong trào văn hoá Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả". Trên cơ sở ấy, bản Đề cương văn hoá năm 1943 khẳng định: nền văn hoá mà cuộc cách mạng văn hoá Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hoá xã hội chủ nghĩa và chỉ ra ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hoá: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá. • Đến nay, nhiều quan điểm văn hoá, nhiều phạm trù khoa học, nhiều phương châm hành động được nêu lên trong bản Đề cương năm 1943 đã đi vào cuộc sống và trở nên quá quen thuộc với mọi người. Nhưng nếu đặt bản Đề cương vào thời điểm 50 năm trước thì đó lại chính là đỉnh cao của trí tuệ đương thời, là nhận thức sắc bén về tình hình, là dự báo khoa học về tương lai, là sức mạnh tinh thần to lớn mà đất nước đang cần"1.. Nói cách khác, ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy vai trò quan trọng của văn hoá, định hướng xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
Tài liệu liên quan