Đề cương bài giảng văn hóa học những phương pháp tiếp cận cơ bản

Những nội dung chính 1. Phương pháp tiếp cận từ dân tộc chí, dân tộc học, nhân học 2. Tiếp cận từ Tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa 3. Phân tâm học trong nghiên cứu văn hóa 4. Tiếp cận từ Xã hội học văn hóa 5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học

pdf20 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương bài giảng văn hóa học những phương pháp tiếp cận cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG VĂN HÓA HỌC NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CƠ BẢN T.S. Phan Quốc Anh Những nội dung chính 1. Phương pháp tiếp cận từ dân tộc chí, dân tộc học, nhân học 2. Tiếp cận từ Tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa 3. Phân tâm học trong nghiên cứu văn hóa 4. Tiếp cận từ Xã hội học văn hóa 5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học 1. Phương pháp tiếp cận từ dân tộc chí, dân tộc học, nhân học 1.1. Phương pháp tiếp cận dân tộc chí (Ethnoraphy) - Phương pháp tiếp cận dân tộc chí là phương pháp miêu tả xã hội và các nền văn hóa riêng biệt. - Đây là phương pháp khảo cứu những biểu thị vật chất trong các hoạt động của con người như sự ăn, ở, mặc, trang sức, phương tiện đi lại, vũ khí, dụng cụ, công cụ lao động,sự trao đổi, lễ hội, tôn giáo, nghệ thuật v.vtất thảy những gì trong sự sinh tồn vật chất của cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó tìm ra những nét đặc biệt - Hạn chế của phương pháp này là chỉ dừng lại ở sự miêu tả, chưa đi đến sự phân tích, tổng hợp, giải mã để đi đến những kết luận có tính khái quát cao 1.2. Phương pháp tiếp cận dân tộc học (Ethnology) Là phương pháp khoa học nghiên cứu văn hóa và xã hội các tộc người. Đây là sự phát triển của phương pháp dân tộc chí. Tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy” của Edward Burnett Tylor là một tác phẩm mẫu mực của phương pháp dân tộc học gắn với tiến hóa luận. • Các nhà nghiên cứu dân tộc học thường nghiêng về xu hướng nghiên cứu loài người theo những tiêu chí chủng tộc mà đối tượng của nó là những dân tộc sơ khai, thường phải sử dụng đến thành tựu của khảo cổ học. Nhưng phương pháp này có hạn chế là nghiên cứu về chủng tộc không phải là vô hạn. Đến lúc không còn những giống người khác lạ để nghiên cứu nữa. Chính vì vậy, nhân học ra đời A.A. Belik Dân tộc học (khoa học về sự phát tán của loài người trên trái đất, hành vi và các phong tục của họ); Xã hội học (khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với nhau); Nhân khẩu học (đưa ra số liệu thống kê về thành phần và sự phân bố các cộng đồng dân số). Địa lý học xã hội (nghiên cứu tác động của khí hậu và môi trường tự nhiên đến con người); • 1.3. Tiếp cận từ chuyên ngành Nhân học (Anthropology): • Là ngành khoa học của sự giao thoa giữa hai ngành dân tộc học và xã hội học, là giai đoạn phát triển cao nhất của dân tộc chí và dân tộc học, thể hiện ở phương pháp nghiên cứu tổng hợp và khái quát cao. Nhân học sử dụng những thành tựu của dân tộc chí và dân tộc học để phân tích, tổng hợp, khái quát và kết luận theo chiều không gian, thời gian và hệ thống • Phương pháp luận nghiên cứu của nhân học là xem xét các sự kiện xã hội và văn hóa trong mối tương quan với chủ thể của chúng, sử dụng phương pháp tham dự và tái dựng mô hình. Nhân học có thể được định nghĩa là một ngành học về bản chất con người, xã hội con người, và quá khứ con người (xem Greenwood và Stini 1977). Đây là một ngành học có mục đích miêu tả thế nào là con người theo một nghĩa rộng nhất có thể có được. • Về cơ bản nhân học bao gồm: khảo cổ học, dân tộc chí, dân tộc học, văn học dân gian, ngôn ngữ học, nhân học hình thể và nhân học xã hội. • Nhân học văn hóa là lĩnh vực nghiên cứu khoa học đặc biệt, tập trung chú ý đến quá trình tác động qua lại giữa con người và văn hóa. 2. Tiếp cận từ Tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa Là xu hướng nghiên cứu văn hóa dựa vào thành tựu của tâm lý học, là phương pháp nghiên cứu tâm lý của một tộc người trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện lịch sử, văn hóa của họ chứ không phải chỉ nghiên cứu chủng tộc, sinh lý tộc người. • Phương pháp tiếp cận tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa đi tìm bản chất tâm lý của tinh thần dân tộc để khám phá những qui luật chi phối hoạt động tinh thần dân tộc, để tìm những cơ sở xuất hiện, phát triển và biến mất những đặc điểm tiêu biểu của dân tộc. 3. Phân tâm học trong nghiên cứu văn hóa • Đây là một bộ môn khoa học mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, gắn với tên tuổi của bác sĩ, nhà khoa học vĩ đại người Áo, Sigmund Freud (1856 – 1939). • Xuất phát từ việc điều trị bệnh nhiễu tâm và ixteria – ectasy, Freud đã phát hiện ra vai trò của cái vô thức, sau này trở thành một khái niệm căn bản của phân tâm học. • Phân tâm học đã đươc Freud xây dựng thành lý thuyết tâm lý học dựa trên hệ khái niệm vô thức, nêu lên những khái niệm có liên quan đến giả thuyết của ông về “năng lượng của đời sống tâm thần” và “Cấu trúc của đời sống tâm thần”, những khái niệm libido và những lực siêu hình tâm lý khác. • Nhà khoa học thứ hai gắn tên tuổi mình với phân tâm học là Carl Gustav Jung (1875- 1961). Ông đã giải quyết mối quan hệ giữa cái xã hội và cái cá nhân, giữa cái ý thức và cái vô thức một cách biện chứng 3.1. Những hướng nghiên của phân tâm học: Nghiên cứu các hình thái tôn giáo: - Freud trong tác phẩm “vật tổ và cấm kỵ” đã dùng phân tâm học đê diễn giải hiện tượng totem ở các xã hội nguyên thủy: sự hình thành tâm lý các tộc người, luân lý tôn giáo, sự cấm đoán, kiêng kỵ, sự hối hận. - Tác phẩm “Tâm lý học tôn giáo” của Jung phân tích sự hình thành những hiện tượng thần thoại và biểu tượng trong tiềm thức như biểu tượng giấc mơ, biểu tượng tôn giáo v.v • Nghiên cứu các giấc mơ Giấc mơ luôn là một dấu hỏi đối với khả năng nhận thức của con người - Có phải là sự gặp gỡ, đối thoại với thế giới bên kia không (thuyết hồn linh) - Freud tìm ra khái niệm vô thức để diễn giải một cách khoa học, phân loại giấc mơ thành hai loại: mộng thường và mộng lớn, tìm hiểu hệ thống hóa ngôn ngữ biểu tượng của các giấc mơ và thực hành lý giải chúng • Nghiên cứu nghệ thuật Những nghiên cứu nghệ thuật dưới góc độ phân tâm học đã mang lại nhiều thành tựu, tìm ra những cái sâu xa, kín đáo nhất của cái vô thức thường bị cái ý thức che đậy, lấn át. • Những xung đột nội tâm Đó là xung đột giữa ý thức và vô thức. Ví dụ, con người thường có khuynh hướng muốn được thỏa mãn những bản năng thầm kín có khuynh hướng tiêu cực bằng cách ôn hòa. Vai trò của nghệ thuật ở đây như là những phương tiện giải thoát. Có nghĩa là nghệ thuật là lối giải thoát theo kiểu mơ mộng trong lúc tỉnh. • Đồng nhất hóa và sự thăng hoa Freud cho rằng chính nghệ thuật khi sáng tạo hay thưởng thức nghệ thuật như muốn nhập mình vào với những sự vật trong tác phẩm nghệ thuật, nhờ đó mà con người ta giải tỏa được những gì dồn nén bởi cuộc sống thường ngày. Nhờ có trạng thái estasy, libido, ức chế hay thăng hoa mà các nghệ sĩ sáng tác và thể hiện được những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác. • Mặc cảm tội lỗi: Thông qua phân tích một số tác phẩm nghệ thuật, các nhà phân tâm học cho rằng các nhân vật đều có những mặc cảm tội lỗi 4. Tiếp cận từ Xã hội học văn hóa Xã hội học văn hóa có nguồn gốc từ triết học xã hội, xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XIX. Giai đoạn này khoa học tự nhiên phát triển mạnh, vì vậy, các nhà khoa học xã hội cho rằng nghiên cứu xã hội cũng phải bằng những phương pháp như khoa học tự nhiên (thực chứng, thực nghiệm, định lượng) Xã hội học là khoa học nghiên cứu về đời sống của các xã hội, về những sự kiện cấu trúc và những sự kiện chung sống Những vấn đề đã giải quyết 1. Phương pháp tiếp cận từ dân tộc chí, dân tộc học, nhân học 2. Tiếp cận từ Tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa 3. Phân tâm học trong nghiên cứu văn hóa 4. Tiếp cận từ Xã hội học văn hóa