Sinh viên nắm được (define – định nghĩa) những kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế như
đối tượng, phương pháp nghiên cứu, các lý thuyết quan hệ quốc tế chủ yếu, chủ thể quan
hệ quốc tế, các công cụ trong quan hệ quốc tế, những yếu tố tác động tới quan hệ quốc tế,
loại hình và tính chất của quan hệ quốc tế,
Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể hiểu được (identify – xác định, nhận dạng)
bản chất và cơ chế hoạt động của quan hệ quốc tế.
Sinh viên nắm được (distinguish – phân biệt, nhận biết) nội dung cơ bản các lý thuyết
chính trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Nhập môn quan hệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1. Thông tin chung về môn học:
- Tên môn học: Nhập Môn Quan Hệ Quốc Tế
- Tên tiếng Việt: Nhập Môn Quan Hệ Quốc Tế
- Tên tiếng Anh: Introduction to International Relations
- Môn học thuộc khối kiến thức:
Số tín chỉ: 2
Trình độ: 2
Phân bố thời gian: 45 tiết
Điều kiện tiên quyết:
- Môn học tiên quyết: Lịch sử Quan Hệ Quốc Tế
- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng: đọc và hiểu tài liệu, trình bày quan điểm cá
nhân, làm việc nhóm
2. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học giới thiệu khái quát quá trình hình thành
và phát triển của ngành quan hệ quốc tế, các lý thuyết quan hệ quốc tế chủ yếu. Qua đó,
môn học bước đầu trang bị lý luận và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, giúp sinh
viên có khả năng nhận thức các hiện tượng và vấn đề khác nhau trong thực tiễn quan hệ
quốc tế. Môn học mang tính nền tảng cho sinh viên trong việc học tập các môn chuyên
ngành.
3. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:
Mục tiêu
Đại cương □ Chuyên nghiệpX
Bắt buộc □ Tự chọn □
Cơ sở ngành X Chuyên ngành □
Bắt buộc X Tự chọn □ Bắt buộc □ Tự chọn □
2
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về quan hệ quốc tế như
đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các loại hình chủ thể quan hệ quốc tế và
động lực tham gia quan hệ quốc tế của chúng, các công cụ được sử dụng trong quan hệ
quốc tế.
Kết quả dự kiến
Nhận thức
Sinh viên nắm được (define – định nghĩa) những kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế như
đối tượng, phương pháp nghiên cứu, các lý thuyết quan hệ quốc tế chủ yếu, chủ thể quan
hệ quốc tế, các công cụ trong quan hệ quốc tế, những yếu tố tác động tới quan hệ quốc tế,
loại hình và tính chất của quan hệ quốc tế,
Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có thể hiểu được (identify – xác định, nhận dạng)
bản chất và cơ chế hoạt động của quan hệ quốc tế.
Sinh viên nắm được (distinguish – phân biệt, nhận biết) nội dung cơ bản các lý thuyết
chính trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Kỹ năng
Với hệ thống bài tập hàng tuần, sinh viên được trang bị các kỹ năng:
xử lý các nguồn tư liệu (select – chọn lựa)
kỹ năng phát hiện vấn đề (recognize – nhận ra)
tiếp tục rèn luyện khả năng làm việc nhóm và thuyết trình (cấp độ 2)
Thái độ
Khi kết thúc môn học, sinh viên được mong đợi sẽ:
Chú ý và quan tâm đến các vấn đề thời sự quốc tế (Pay attention – chú ý và quan tâm)
Chấp nhận sự khác biệt trong một thế giới đa dạng (Accept – chấp nhận)
Dung hòa với những mâu thuẫn và dễ dàng tiếp nhận những thay đổi mới (Tolerance –
dung hòa)
4. Tài liệu học tập
Tài liệu bắt buộc
Các bài đọc được tổng hợp và gửi vào hộp thư của sinh viên.
3
Tài liệu tham khảo
Webstie Nghiên cứu quốc tế tại địa chỉ www.nghiencuuquocte.net
Hoàng Khắc Nam, Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2011.
Paul R. Vioti & Mark V, Kauppi, Lý luận Quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế,
Hà Nội 2001.
Lý luận Quan hệ quốc tế. Học viện Quan hệ quốc tế, quyển 1. Hà Nội 2007.
An ninh và xung đột trong Quan hệ quốc tế. Tập tài liệu biên dịch của khoa QHQT.
Lý luận Quan hệ quốc tế. Học viện Quan hệ quốc tế, quyển 2. Hà Nội 2008.
Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Tập bài đọc khoá tập huấn Sapa
8/2011.
Nguyễn Quốc Hùng & Hoàng Khắc Nam, Quan hệ quốc tế: Những khía cạnh lý thuyết
và vấn đề, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006.
David A. Baldwin, Chủ nghĩa Tự do mới và Chủ nghĩa Hiện thực mới: Cuộc tranh luận
đương đại, Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội 2007.
Đoàn Văn Thắng, Quan hệ quốc tế - Các phương pháp tiếp cận, Nxb Thống kê, Hà
Nội 2003.
TIẾNG ANH
Joshua S. Goldstein, International Relations, Longman, New York 2005.
Walter Carlsnaes, Thomas Risse & Beth A. Simmons, Handbook of International
Relations, Sage Publications, London 2005.
Karen Mingst, Essentials of International Relations, w.w. Norton and Company, Inc.,
New York-London 2003.
Michael G. Roskin & Nicholas O. Berry. IR: The New World of International Relations
(sixth edition). Pearson, 2005.
Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International Relations: Perspectives and
Themes, Pearson 2005.
Michael C. Williams, The Realist Tradition and the Limits of International Relations,
Cambridge University Press 2005.
4
David A. Baldwin (editor), Neorealism and Neoliberalism: the contemporary debate,
Columbia University Press, New York 1993.
Scott Burchill & Andrew Linklater & Richard Devetak & Jack Donnelly & Matthew
Paterson & Christian Reus-Smit & Jacqui True, Theories of International Relations,
Palgrave Macmillan 2005.
Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts: An Introduction to Theory and
History (fifth edition), Pearson Education 2005.
Trang web:
https://www.csis.org/
https://www.straitstimes.com/global
https://thediplomat.com/
https://edition.cnn.com/
https://www.pbs.org/
5. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Thời điểm đánh
giá
Tiêu chí đánh giá/
Hình thức đánh giá
Phần trăm Loại điểm
% kết quả sau
cùng
Giữa kỳ Bài luận cá nhân
Bài làm nhóm
70 %
30%
Điểm giữa kỳ
30%
Cuối kỳ Bài làm nhóm
Kiểm tra cuối kì
20 %
80 %
Điểm cuối kỳ
70%
Hướng dẫn làm bài tập nhóm:
5
Sinh viên chia nhóm (từ 3-5 sv – tùy theo sỉ số lớp và do giáo viên quy định).
Nhóm sinh viên đọc bài cho mỗi buổi học và trả lời tất cả các câu hỏi (được cung cấp
dưới mỗi bài đọc) của tất cả các bài đọc của tuần.
Nhóm sinh viên đánh máy, trình bày bài đọc theo hình thức trích dẫn kiểu APA:
https://owl.purdue.edu/owl/research_and_citation/apa_style/apa_formatting_and_style_guide
/general_format.html
Sinh viên in bài trên giấy trắng, in hai mặt và bấm ghim, không đóng cuốn, đóng bìa.
Sinh viên nộp bài nhóm vào đầu giờ mỗi buổi học như sau:
Buổi 1 & 2: Nộp bài vào buổi học 2
Buổi 3: Nộp bài vào buổi học 3
Buổi 4 & 5: Nộp bài vào buổi học 4
Buổi 6: Thi giữa kì
Buổi 7: Nộp bài vào buổi học 7
Buổi 8: Nộp bài vào buổi học 8
Buổi 9: Không làm bài nhóm
Thang điểm 10, điểm đạt tối thiểu: 5/10
5 – 6 điểm: sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản nhất của nội dung môn học.
6 -7 điểm: sinh viên nhận dạng được những lý thuyết cơ bản trong quan hệ quốc tế
7-8 điểm: sinh viên phân biệt được sự khác biệt về nhận thức trong các lý thuyết, các khái
niệm, và trong th`ực tiễn trong quan hệ quốc tế.
9-10 điểm: sinh viên có khả năng tổng hợp kiến thức để bước đầu xây dựng quan điểm
riêng của mình.
6. Yêu cầu/Quy định đối với sinh viên
Nhiệm vụ của sinh viên
Giảng viên đã cung cấp các tài liệu tham khảo, bài đọc bắt buộc trong đề cương chi tiết –
và sinh viên có nghĩa vụ hoàn tất các bài đọc trước khi đến lớp, tham dự đầy đủ các buổi
học cũng như hoàn thành các bài tập được giao.
6
Sinh viên trao đổi chuyên môn với giảng viên. Mọi thắc mắc về học vụ (điều kiện thi,
phúc khảo) sinh viên liên hệ với giáo vụ để được giải đáp.
Quy định về thi cử, học vụ
Không có kiểm tra bù giữa kỳ và cuối kỳ
Sinh viên có mặt sau giờ điểm danh coi như vắng mặt không phép. Sinh viên vắng mặt
quá 02 buổi học sẽ không đủ điều kiện thi cuối kì.
Các bài tập tích lũy, bài luận,... được nộp vào trước khi điểm danh. Sẽ không có ngoại lệ
nào cho các bài nộp trễ hạn.
Sinh viên cần có ý thức giữ gìn không gian công cộng của lớp học: không ăn uống, sử
dụng điện thoại di động, laptop và các thiết bị điện tử khác trong giờ học (trừ các giờ bài
tập theo yêu cầu của giảng viên).
Sinh viên cần tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà trường, quy định về đeo thẻ sinh
viên, trang phục.
Giảng viên bảo lưu quyền từ chối sinh viên vào lớp học.
Quy định về lịch tiếp SV ngoài giờ và liên hệ trợ giảng (nếu có)
Giảng viên sẽ tiếp SV tại Văn phòng Khoa QHQT, A 206, theo lịch hẹn trước với giáo
viên.
7. Kế hoạch giảng dạy
Buổi 1 & 2:
Quan hệ Quốc tế là gì?
Chapter 1: Charles W. Kegley. JR, Gregory A. Raymond. 2010. “Exploring Twenty-
First-Century World Politics” The Global Future – A brief introduction to World Politics.
Third Edition. WADSWORTH. Nguồn:
chinh-tri-the-gioi-tk21/
1. Theo tác giả, khi nào thì có thể xác định một hình mẫu quan hệ quốc tế thay
đổi hoàn toàn mới? Hãy cho một ví dụ trong lịch sử thế giới về sự thay đổi
của hệ thống quốc tế.
2. Trình bày ngắn gọn những ảnh hưởng của nhận thức cá nhân đến việc đánh
giá hiện tượng trong chính trị quốc tế.
7
Chủ thể: Quốc gia dân tộc – Chính sách đối ngoại và ngoại giao
Chapter 5: Andrew Heywood. 2011. “The State and Foreign Policy in a Global Age”
Global Politics. (Palgrave Macmilan)
Sinh viên trả lời 6 câu hỏi trong hộp trang 111
Jeffrey Herbst, “War and the States in Africa,” International Security, 14, No. 4 (Spring
1990), 117-139.
1. Theo Herbst, chiến tranh có tác động đến sự hình thành quốc gia ở châu Âu
cách đây 4 thế kỷ ra sao?
2. Tại sao các di sản chiến tranh đã giúp châu Âu thống nhất nhưng lại là rảo
cản cho sự phát triển ở châu Phi?
Chủ thể phi quốc gia
Chapter 6: “Nonstate actors and challenge of global governance” The Global Future – A
brief introduction to World Politics. Nguồn:
the-phi-quoc-gia/
Sinh viên trả lời câu hỏi trong hộp “Câu hỏi tư duy phản biện” ở cuối bài đọc.
Các cấp độ phân tích
Chapter 1: Charles W. Kegley. JR, Gregory A. Raymond. 2010. “Exploring Twenty-
First-Century World Politics” The Global Future – A brief introduction to World Politics.
Third Edition. WADSWORTH. Nguồn:
chinh-tri-the-gioi-tk21/
Trả lời câu hỏi trong hộp cuối bài về các nhân tố dẫn đến chiến tranh Iraq.
Buổi 3:
Lý thuyết quan hệ quốc tế
8
Chapter 2: “Theories of World Politics” The Global Future – A brief introduction to
World Politics. Nguồn:
gioi/
Sinh viên trả lời câu hỏi trong hộp “Câu hỏi tư duy phản biện” ở cuối bài đọc.
Buổi 4 & 5:
Quyền lực
Chapter 9: Andrew Heywood. 2011. “Power and Twenty-first Century World Order”
Global Politics. (Palgrave Macmilan)
Đâu là các thành tố tạo nên quyền lực? b) Thảo luận về quyền lực của một trong
những nước mà anh/chị yêu thích. c) So sánh quyền lực của TQ và VN.
Chiến tranh – hòa bình
Chapter 7: Kegley, Raymond. 2010. Nguồn:
xung-dot-vu-trang-trong-the-ky-21/
Rajagoplan, Rajeswari, and Arka Biswas, “India-China Relations under Xi Jinping,”
China: an International Journal, 15, no.1, February 2017, 120-139.
Ba, Alice D., “ASEAN’s Stakes: The South China Sea’s Challenge to Autonomy and
Agency,” Asia Policy, no.21, January 2016, 47-53.
Daniel Byman and Jennifer Lind, “Pyongyang’s Survival Strategy: Tools of Authoritarian
Control in North Korea,” International Security, 35, no. 1 (Summer 2010), pp. 44-74
1) Thành tố không hệ thống (non-systemic factors) nào (trong nước/chính trị/ý
thức hệ) dẫn đến xung đột Triều Tiên? Có/Không/50-50
2) Phần lớn chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời Mao có
thể được giải thích bằng bản chất tư tưởng ý thức hệ của chế độ: Có/Không
/50-50
3) Sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa đối với sự ổn định và hòa bình trong
quan hệ quốc tế: Có/Không/50-50
9
Buổi 6: Thi giữa kì
Buổi 7: Luật quốc tế và con đường hòa bình của chủ nghĩa Tự do và Kiến tạo
Luật QT - Các tổ chức QT - Quản trị toàn cầu
Chapter 10: Kegley, Raymond. 2010. Nguồn:
kien-tao/
Sinh viên trả lời câu hỏi trong hộp “Câu hỏi tư duy phản biện” ở cuối bài đọc.
Chủ nghĩa khu vực
Chapter 20: Andrew Heywood. 2011. “Regionalism and Global Politics” Global Politics.
(Palgrave Macmilan)
Sinh viên trả lời 5 câu hỏi trong hộp trang 480.
Buổi 8:
Kinh tế chính trị Quốc tế
Balaam, David N. & Michael Vaseth, “What is International Political Economy?” in
David N. Balaam & Michael Vaseth (eds), Introduction to International Political
Economy (New Jersey: Pearson Education, 2001). Nguồn:
Ferdinand, Peter, “Westward ho- The China Dream and One Belt, One Road,”
International Affairs, 92, 4, 2016, 941-957.
Kent Calder, “Japanese Foreign Economic Policy Formation: Explaining the Reactive
State,”
World Politics, 40, No. 4 (July 1988), 517-541.
1) Cách tiếp cận nào giải thích tốt nhất cho chính sách giấc mộng Trung Hoa
(China Dream) và dự án Một vành đai, Một con đường (One Belt, One Road)
- Chủ nghĩa Hiện thực, Tự do hoặc Kiến tạo?
2) Cách tiếp cận nào đưa ra hướng giải thích thuyết phục nhất cho Chính sách
kinh tế đối ngoại của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai và thời kỳ Mỹ chiếm
đóng? Đó có phải là chú nghĩa Kiến tạo, Tự do hay Hiện thực?
10
Buổi 9:
Bản sắc trong chính trị quốc tế
Huntington, Samuel, “The Clash of Civilization?” Foreign Affairs, No.72 (Summer), 22-
49.
Viễn cảnh tương lai:
National Intelligence Council, Global Trends 2030: Alternative Worlds, December 2012.
https://globaltrends2030.files.wordpress.com/2012/11/global-trends-2030-
november2012.pdf
Thi cuối kì
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2018
Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn Người biên soạn
* Ghi chú tổng quát: Đề cương và kế hoạch học tập nếu có thay đổi sẽ được thông báo
trước lớp.
Giảng viên phụ trách môn học
Họ và tên: Hoàng Cẩm Thanh Họ và tên: Đoàn Ngọc Anh Khoa
Địa chỉ cơ quan: ĐH KHXH&NV Địa chỉ cơ quan: ĐH KHXH&NV
Email: hoangthanhfir@hcmussh.edu.vn Email: williamdoan1311@gmail.com
Học hàm, học vị: Thạc Sĩ Học hàm, học vị: Thạc Sĩ
Điện thoại liên hệ: 0909 868686 Điện thoại: 090 7913919
11