Đề cương Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên Đại học Mở trong thời kì hội nhập quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Vì thế, nhu cầu giao tiếp bằng Tiếng Anh tại nơi làm việc tăng lên một cách đáng kể. Một chương trình môn học Tiếng Anh chuyên ngành phù hợp nhằm giúp cho sinh viên giao tiếp hiệu quả, phục vụ cho công việc tương lai của họ là vấn đề cấp bách mà mỗi trường cần phải quan tâm. Theo một điều tra của một tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trong một công việc hàng ngày ở các công ty Việt Nam, các tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình tới nhiều chiếm 69%. Tiếng Anh , ngoại ngữ đang được sử dụng chính, còn được xem là cơ sở để xét đề bạc hay tăng lương, chứng chỉ A, B, C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng đại học chuyên ngữ 26%, chứng chỉ khác như : TOEFL hay IELTS là 9%. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Vì vậy, việc học Tiếng Anh là rất quan trọng và phù hợp với thời đại. Trong môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và quan trọng nhất rõ ràng là tiếng Anh. Thêm nữa, công việc chất lượng cao đòi hỏi phải có khả năng hiểu và giao tiếp được tiếng Anh. Do đó, các công ty có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ra các nước khác và những công ty này thường sử dụng những sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh cùng với kết quả học tập cơ bản theo yêu cầu. Thực tế rõ ràng rằng, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh tốt sẽ tìm được những công việc tốt hơn so với những người mà trình độ tiếng Anh còn hạn chế. Nói cách khác, sinh viên biết được tiếng Anh sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu nước ngoài và trên các trang web. Từ thực trạng trên, cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ toàn cầu đối với cá nhân sinh viên nói riêng và toàn thể xã hội nói chung.

docx28 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 5928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên Đại học Mở trong thời kì hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Khoa: Kinh tế và quản lý công Các thành viên: Nguyễn Huỳnh Mai Trâm, Đỗ Thị Diễm Quỳnh, Trần Thị Thùy Dung, Cao Quế Anh, Đoàn Thị Bảo Ngọc, Thiều Mỹ Nhật GV hướng dẫn:   TS. Nguyễn Văn Dư TPHCM, 07/2018 Chương 1: TỔNG QUAN 1. 2 Lý do chọn đề tài: Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Vì thế, nhu cầu giao tiếp bằng Tiếng Anh tại nơi làm việc tăng lên một cách đáng kể. Một chương trình môn học Tiếng Anh chuyên ngành phù hợp nhằm giúp cho sinh viên giao tiếp hiệu quả, phục vụ cho công việc tương lai của họ là vấn đề cấp bách mà mỗi trường cần phải quan tâm. Theo một điều tra của một tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trong một công việc hàng ngày ở các công ty Việt Nam, các tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình tới nhiều chiếm 69%. Tiếng Anh , ngoại ngữ đang được sử dụng chính, còn được xem là cơ sở để xét đề bạc hay tăng lương, chứng chỉ A, B, C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng đại học chuyên ngữ 26%, chứng chỉ khác như : TOEFL hay IELTS là 9%. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Vì vậy, việc học Tiếng Anh là rất quan trọng và phù hợp với thời đại. Trong môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và quan trọng nhất rõ ràng là tiếng Anh. Thêm nữa, công việc chất lượng cao đòi hỏi phải có khả năng hiểu và giao tiếp được tiếng Anh. Do đó, các công ty có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ra các nước khác và những công ty này thường sử dụng những sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh cùng với kết quả học tập cơ bản theo yêu cầu. Thực tế rõ ràng rằng, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh tốt sẽ tìm được những công việc tốt hơn so với những người mà trình độ tiếng Anh còn hạn chế. Nói cách khác, sinh viên biết được tiếng Anh sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu nước ngoài và trên các trang web. Từ thực trạng trên, cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ toàn cầu đối với cá nhân sinh viên nói riêng và toàn thể xã hội nói chung. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời kì hội nhập hóa. Từ đó, chỉ ra các yếu tố tác động đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên ĐH Mở TPHCM. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Khảo sát nhu cầu học tiếng Anh hiện nay của sinh viên trường ĐH Mở TPHCM. Mục tiêu 2: Phân loại các yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên trường ĐH Mở TPHCM. 3. Phạm vi thực hiện Trường ĐH Mở TPHCM 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những yếu tố tác động đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên trường ĐH Mở TPHCM. Các yếu tố được chia làm 3 nhóm chính: động cơ, chi phí và môi trường học. 5. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát trên những sinh viên của Đại học Mở TPHCM, trải đều từ sinh viên năm 1 đến năm 4 và sinh viên của nhiều ngành như kinh tế, kế toán, xây dựng 6. Thời gian thực hiện Phạm vi về thời gian nghiên cứu nằm trong khoảng thời gian từ tháng 6/2018 cho đến 8/2018 7. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Mở? Câu hỏi 2: Việc học Tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đối với công việc và cuộc sống tương lai? Câu hỏi 3: Trình độ tiếng anh của sinh viên đại học Mở TPHCM như thế nào? 8. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài: Phương pháp thống kê mô tả Nhóm nghiên cứu sử dụng để trả lời cho những câu hỏi mang tính định tính. Từ những dữ liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, mô tả thực trạng việc học Tiếng Anh của sinh viên hiện nay. Phương pháp định lượng Nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn bảng câu hỏi đến đối tượng nghiên cứu. Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa và xử lý để đưa ra kết quả nghiên cứu thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eviews. 9. Kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương này giới thiệu về lí do nghiên cứu đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Về nhu cầu học Tiếng Anh của sinh viện hiện nay, đó là lí do chính mà nhóm hướng đến. Bên cạnh đó nghiên cứu khoa học đưa ra những mục tiêu về đánh giá tác động đến vấn đề học Tiếng Anh của sinh viên từ đó đưa ra sự ảnh hưởng đến sinh viên giúp sinh viên tìm ra những giải pháp học tập tốt hơn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu đi trước Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trình bày các khái niệm sơ bộ về đề tài những yếu tố ảnh hưởng vấn đề học Tiếng Anh của sinh viên. Đồng thời, nêu ra các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài: Phần này nhóm tập trung phân tích các khái niệm liên quan đến vấn đề học Tiếng Anh để làm rõ các hiện trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng đến sinh viên. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu:Nhóm sẽ chọn phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả, định lượng và định tính. Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu dự kiến qua phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, định tính và định lượng. Chương 5: Kết luận và kiến nghị những biện pháp giúp sinh viên học tập tốt, nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh trong xã hội hiện nay. 10. Kế hoạch nghiên cứu Từ 25/6 đến 30/6: Xác định tên đề tài Từ 2/7 đến 8/7: Xác định lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu Từ 9/7 đến 12/7: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát Từ 16/7 đến 22/7: + Khảo sát thử trước 30 sinh viên tại trường Đại học Mở TP.HCM vào giờ ra chơi của các bạn sinh viên: . Sáng: 8h40 đến 9h30 . Chiều: 14h40 đến 15h + Chỉnh sửa bảng câu hỏi Từ 23/7 đến 31/7: Chạy mô hình và hoàn thành bài nghiên cứu. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 2.1 Khái niệm Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo mức độ nhận thức và môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lí tùy mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế...trên vi mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vị kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các hoạt động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay tự do thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa. Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới khi mà có gần 60 quốc gia sử dụng là ngôn ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ gần 100 quốc gia sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng trong thời kì hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Mối quan hệ của con người cũng như sự hợp tác, đầu tư trong bất kì lĩnh vực nào từ kinh doanh, thương mại, giao thông, công nghệ, truyền thông, du lịch,.... đến những cơ hội trong học tập, làm việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác đều không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà còn mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Tiếng anh chính là một trong những công cụ hữu hiệu, đóng vai trò to lớn trong việc giúp bạn bè năm châu hiểu được tiếng nói của Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế. Động cơ học tập là một khái niệm tổng thể bao gồm rất nhiều nhân tố khác nhau. Theo Gardner (1985: 50) động cơ học tập bao gồm bốn nhân tố chính: mục đích đề ra, nỗ lực học tập của bản thân, mong muốn đạt được mục tiêu đã đề ra và thái độ đúng đắn với hành vi của con người. Như vậy theo Gardner thì động cơ học NN của SV chính là kết hợp của sự kiên trì cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra, mong muốn học NN và thái độ đúng đắn đối với việc học NN đó. Chính vì vậy, động cơ học NN chính là chìa khóa của sự thành công trong việc dạy và học NN. 2.2 Cơ sở lý thuyết 2.2.1 Các thuyết ảnh hưởng đến động lực học của sinh viên Nhu cầu Maslow Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được nghỉ ngơi... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v. Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn. Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn, uống, ngủ nghỉ để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn. Ngược lại, theo chủ thuyết cách mạng vô sản, của cải, sở hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầu bậc cao khác. Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ. 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng. Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. Lý thuyết mô hình ERG của Alderfer (1969) Thuyết ERG nhận ra 3 kiểu nhu cầu chính của con người: Nhu cầu tồn tại (Existence needs): Ước muốn khỏe mạnh về thân xác và tinh thần, được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu căn bản để sinh tồn như các nhu cầu sinh lý, ăn, mặc, ở, đi lại, học hành... và nhu cầu an toàn. Nhu cầu giao tiếp (Relatedness needs): Ước muốn thỏa mãn trong quan hệ với mọi người. Mỗi người đều có những ham muốn thiết lập và duy trì các mối quan hệ cá nhân khác nhau. Ước tính một người thường bỏ ra khoảng phân nửa quỹ thời gian để giao tiếp với các quan hệ mà họ hướng tới. Nhu cầu phát triển (Growth needs): Ước muốn tăng trưởng và phát triển cá nhân trong cả cuộc sống và công việc. Các công việc, chuyên môn và cao hơn nữa là sự nghiệp riêng sẽ đảm bảo đáp ứng đáng kể sự thoả mãn của nhu cầu phát triển.nhầm lẫn đấng yêu Thuyết ERG cho rằng: tại cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu ảnh hưởng đến sự động viên - khi một nhu cầu cao hơn không thể được thỏa mãn (frustration) thì một nhu cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng để phục hồi (regression) Lý thuyết Mc.Cleland Lý thuyết này tập trung vào 3 nhu cầu: thành công, quyền lực và liên minh. Nhu cầu thành tích: một người có nhu cầu thành tích thường mong muốn hoàn thành những mục tiêu có tính thách thức bằng nỗ lực của mình, thích thành công khi cạnh tranh và cần nhận được phản hồi về kết quả công việc của mình một cách rõ ràng. Nhu cầu quyền lực: những người có nhu cầu quyền lực mong muốn tác động, ảnh hưởng và kiểm soát tài nguyên, kiểm soát con người nếu có lợi cho họ.  Nhu cầu liên minh: mong muốn có mối quan hệ gần gũi và thân thiện với mọi người xung quanh. Nhu cầu liên minh làm cho con người cố gắng vì tình bạn, thích hợp tác thay vì cạnh tranh, mong muốn xây dựng các mối quan hệ dựa trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau. Ứng dụng vào thực tế, ta có thể nhận ra rằng cá nhân có nhu cầu về thành tích cao sẽ thành công trong các hoạt động doanh nghiệp. Nhưng có nhu cầu thành tích cao không nhất thiết sẽ trở thành một nhà quản lý tốt, đặc biệt trong các tổ chức lớn. Vì họ chỉ quan tâm để cá nhân mình làm cho tốt mà không có ảnh hưởng đến những người khác để họ cũng làm việc tốt. Trong khi đó, nhu cầu về quyền lực và liên minh có liên quan chặt chẽ đến thành công trong quản lý. Người quản lý làm việc tốt nhất khi có nhu cầu về quyền lực cao và nhu cầu liên minh thấp. Một kết luận khác rút ra từ lý thuyết này là nhu cầu thành tích có thể được khuyến khích phát triển thông qua đào tạo. Do đó, tổ chức có thể tổ chức các chương trình đào tạo để phát huy thế mạnh của các nhu cầu này. Ví dụ, nhân viên có thể được đào tạo những cách suy nghĩ để đạt kết quả cao trong công việc, biết cách giành chiến thắng, biết cách phản ứng theo tình huống... Chương trình đào tạo theo dạng này thường dành cho những nhân viên đang làm những công việc đòi hỏi phát huy nhu cầu thành tích cao như bán hàng. Trên thực tế, các lý thuyết X, Y; học thuyết hai nhân tố, lý thuyết của McCellland về nhu cầu còn được các nhà quản lý vận dụng trong các chương trình khuyến khích sự tham gia của nhân viên. Chương trình này nhằm tận dụng tối đa khả năng của nhân viên và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với tổ chức. Cụ thể là cho họ tham gia vào quá trình quản lý của tổ chức, cử đại diện của mình tham gia vào nhóm ra quyết định trong công ty hay tham gia vào quá trình quản lý chất lượng, chia cổ phiếu cho nhân viên. Đối với lý thuyết X, Y, chương trình này nhấn mạnh đến việc nhân viên là người thích làm việc, có trách nhiệm và có thể tự định hướng làm việc, do đó cần cho họ tham gia vào quá trình quản lý. Đối với lý thuyết hai nhân tố, thì việc tham gia của nhân viên vào các hoạt động quản trị và ra quyết định là một nhân tố động viên bên trong giúp họ được phát triển, cảm thấy có trách nhiệm. Đồng thời, chương trình này cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân viên như nhu cầu thành tích, được tôn trọng, được nhận biết, phát triển...  Thuyết cung cầu Cung cầu là một khái niệm phổ biến trong kinh tế, xã hội học và được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong công trình nghiên cứu của mình. Khái niệm cung - cầu được sử dụng để giải thích thực trạng của cơ chế thị trường. Lý thuyết cung - cầu chỉ ra rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến lượng cung, cầu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các yếu tố thuộc về khách hàng, thuộc về nhà cung cấp và cả cơ chế thị trường. David Begg (1991), S.Pindkyck và L.Rubinfied (2000) cũng như nhiều nhà kinh tế học khác chỉ ra rằng lượng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi giá cả, giá của hàng thay thế, hàng bổ trợ, thu nhập, thương hiệu, sở thích, nhận thích của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, Ngoài ra, nhu cầu hàng hóa còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống phân phối và thông tin bất cân xứng (Jansen, 2002). Trong kinh tế thị trường, điểm cân bằng được xác lập dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng cung cấp của nhà sản xuất. Đối với hầu hết các hàng hóa, dịch vụ, thị trường sẽ xác lập mức giá mà ở đó tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu. Điểm được gọi là cân bằng không phải là điểm bất biến mà nó thay đổi dưới tác động của các yếu tố từ phía khách hàng hay từ phía nhà cung cấp. Bàn về mức độ nhạy của sự thay đổi lượng cung, cầu của hàng hóa dịch vụ, các nhà kinh tế sử dụng khái niệm độ co giãn. Độ co giãn để chỉ sự thay đổi của lượng cung, cầu khi một yếu tố nào đó thay đổi. Có nhiều khái niệm về độ co giãn như độ co giãn theo giá, theo thu nhập, độ co giãn chéo. Ngoài ra, độ co giãn còn phụ thuộc vào hình dáng của đường cung, cầu. Như vậy, lý thuyết về cung cầu đã chỉ ra các yếu tố giá cả, thu nhập, thương hiệu, chất lượng hàng hóa dịch vụ, trình độ nhận thức, hệ thống phân phối, thông tin bất cân xứng, có ảnh hưởng tơi thị trường và cũng dựa vào những khái niệm nêu trên, các nhà kinh tế học đã giải thích về cơ chế thị trường và đưa ra dự báo nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. 2.2.2 Sự phổ biến của tiếng Anh Ngôn ngữ nào cũng được sử dụng để giao tiếp. Tuy nhiên, ngày nay người ta coi tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế; vì thế, tiếng Anh thướng được gọi là “the language of communication” (ngôn ngữ giao tiếp). Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, có vẻ mọi người đều đồng ý sử dụng tiếng Anh để trò chuyện với nhau. Tiếng Anh được nói ở hơn 100 nước (theo ODSI). Theo Hội đồng Anh, hiện có khoảng 1.500.000.000 người trên thế giới nói tiếng Anh và 1.000.000.000 người khác đang học ngôn ngữ này. Ngoài ra, có 75% thư từ và bưu thiếp trên thế giới đước viết bằng tiếng Anh. Hầu hết các hội nghị cũng như các trận thi đấu quốc tế đều được tiến hành bằng tiếng Anh, ví dụ như thế vận hội Olympics và cuộc thi hoa hậu thế giới. Cũng vậy, các nhà ngoại giao và chính trị đến từ các nước khác nhau đều sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong các tổ chức như: Liên Hợp Quốc, NATO, Hiệp hội Tự do Thương mại Châu Âu. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại không thay thế các ngôn ngữ khác, thay vào đó nó hỗ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau: Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh. Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến trong việc học. Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh. Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh. Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh trước khi tốt nghiệp. Trong các phương tiện truyền thông và giao thông Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng không quốc tế, tiếng Anh đóng vai trò chính. Phi công, tiếp viên và kể cả các nhân viên kiểm soát đều nói tiếng Anh tại các phi trường quốc tế. Năm trong số các đài phát thanh nổi tiếng là CBS, NBC, ABC, BBC và CBC được 300 triệu người chọn ra là các đài phát thanh tiếng Anh phổ biến nhất. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trên các chương trình TV thuộc truyền tải vệ tinh. Trong thời đại thông tin Ngôn ngữ của thời đại thông tin là tiếng Anh. Hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của hơn 100 triệu máy tính khắp thế giới là tiếng Anh. 85% các cuộc trao đổi qua điện thoại quốc tế được sử dụng bằng tiếng Anh, cũng như vậy số lượng mail, các cuộc điện báo và truyền tín hiệu qua dây cáp. Chương trình chỉ dẫn trên máy tính và các chương trình phần mềm thường được dùng bằng tiếng Anh. Tiếng Đức đã là một ngôn ngữ của khoa học. Nhưng ngày nay, hơn 80%
Tài liệu liên quan