“Công tác xã hội trường học là một trong những chuyên nghành quan trọng của công tác xã hội. Với kiến thức và kĩ năng chuyên môn của mình, các nhân viên công tác xã hội trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. Nhân viên công tác xã hội trườngn học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân viên công tác xã hội trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng”.
25 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Công tác xã hội trong trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC
1. Khái niệm công tác xã hội trường học
Hiệp hội CTXH trường học Mỹ định nghĩa: “công tác xã hội trường học là một trong những chuyên nghành quan trọng của công tác xã hội. Với kiến thức và kĩ năng chuyên môn của mình, các nhân viên công tác xã hội trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. Nhân viên công tác xã hội trườngn học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân viên công tác xã hội trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng”.
Như vậy, có thể nói công tác xã hội trường học là nền tảng thiết yếu của việc giảng dạy và giáo dục trong trường học, nó còn là một dịch vụ đặc biệt trong trường học hỗ trợ tất cả những ai tham gia vào cuộc sống trường học: học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ nhà trường và tất những nhà quản lí giáo dục ở tất cả các cấp học.
Mặt khác, công tác xã hội trường học giúp học sinh giải quyết những khó khăn về tâm lí, khai thác những điểm mạnh của các em để các em có thể tham gia một cách hiệu quả vào quá trình học tập, giúp các em phát triển tốt tiềm năng và kĩ năng sống.
Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường, giúp các em có điều kiện phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. họ cũng là người hỗ trợ, kết nối trường học và cộng đồng thông qua việc đánh giá, giới thiệu và điều phối các dịch vụ giữa trường học và cộng đồng.
Để thực hiện được những công việc trên những nhân viên công tác xã hội làm việ trong trường học trước hết phải là người được đào tạo về công tác xã hội, có kiến thức và kĩ năng chuyên môn về công tác xã hội trường học, có kinh nghiệm làm việc trong trường học hoặc với trẻ em, có kiến thức về hệ thống giáo dục, luật pháp, sức khỏe tâm thần, tâm lí trẻ em và các dịch vụ bảo vệ trẻ em
2. Vai trò (chức năng) của công tác xã hội trường học
Trong quá trình phát triển của CTXHTH trên thế giới và đặc biệt là trong các đại hội quốc tế lần thứ nhất vào năm 1999 và lần thứ hai vào năm 2003, vai trò của công tác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng định, cụ thể là sự tác động vào 4 đối tượng ở học đường là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và các cán bộ quản lý giáo dục.
Với học sinh:
Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh
Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí
Giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập
Có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; chán học; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử.
Với các bậc phụ huynh:
Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái
Hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ
Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng
Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt
Tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.
Với các thầy cô giáo:
Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả
Tìm hiểu những nguồn lực mới
Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt
Hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ
Với các nhà quản lý giáo dục:
Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa
Đảm bảo thực hiện đúng một số luật
Trên đây là các vai trò chung của CTXHTH, nhấn mạnh đến đối tượng làm việc của nhân viên CTXHTH, dưới đây là một số vai trò cụ thể hay nói cách khác là nhiệm vụ mà người nhân viên CTXH hoạt động trong trường học thực hiện Phòng ngừa và can thiệp các vấn đề sau:
Căng thẳng.
Vấn đề gia đình: Ly hôn, bạo hành, tài chính, cách nuôi dạy con
Đau đớn và mất mát.
Vấn đề y tế.
Sức khỏe tâm thần.
Sao nhãng.
Lạm dụng thể xác, tinh thần và tình dục.
Mang thai vị thành niên.
Quan hệ xã hội, cá nhân.
Vấn đề tình dục.
Lạm dụng chất kích thích.
Các vấn đề liên quan đến học tập: Trốn học, thành tích học tập, bắt nạt, sợ đến trường, giáo dục đặc biệt, quấy rối, hành vi lệch chuẩn.
Trực tiếp: Trực tiếp can thiệp để giải quyết những vấn đề của học sinh:
Đánh giá vấn đề tâm lý-xã hội và hành vi-cảm xúc.
Can thiệp khủng hoảng.
Tư vấn gia đình.
Hòa giải mâu thuẫn.
Tham vấn/trị liệu cá nhân/nhóm..
Giáo dục đặc biệt: Đánh giá sinh học - tâm lý xã hội; Đánh giá hành vi chức năng; Kế hoạch can thiệp hành vi; Huy động các các nguồn lực giúp cho trẻ em học một cách hiệu quả nhất trong chương trình giáo dục.
Gián tiếp: Làm việc với nhân viên, giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường, cộng đồng và các cơ quan để giải quyết những vấn đề của học sinh:
Xây dựng nhóm hỗ trợ học sinh.
Giới thiệu, kết nối dịch vụ.
Phối hợp giữa cộng đồng, gia đình, nhà trường.
Quản lý trường hợp.
Xây dựng các chương trình phòng chống và can thiệp.
Làm việc với các cơ quan, tổ chức cộng đồng về các vấn đề sau:
Sự hợp tác trong cộng đồng.
Nhóm giải quyết vấn đề liên ngành.
Chính sách và chương trình phát triển.
Quan hệ công chúng.
Nghiên cứu và xuất bản.
Kế hoạch cải thiện trường học.
Phát triển NVCTXHTH chuyên nghiệp.
Tư vấn giáo viên và nhân viên trường học.
Như vậy, người NVCTXHTH có rất nhiều vai trò khác nhau trong việc trợ giúp các vấn đề trong trường học, tựu chung lại, có thể khái quát mấy điểm về vai trò của NVCTXHTH như sau:
Xây dựng các kỹ năng xã hội mới hoặc năng lực cho giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Xác định các nguồn tài nguyên mới và các cơ sở dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ em và gia đình cũng như triển khai các chương trình mới tại trường và tại cộng đồng.
Thay đổi quan điểm người lớn ( như các giáo viên thường có các quan điểm tiêu cực về học sinh ).
Nâng cao kiến thức và sự thông hiểu ( như tập huấn tại chức cho giáo viên về trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi).
Tái cấu trúc các hoạt động ( như phụ đạo cho các học sinh gặp khó khăn trong học tập ) - Phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng ( cơ sở dịch vụ cho trẻ và sức khỏe tâm thần ) - Phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh ( nguồn tài nguyên hỗ trợ ).
Triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu ( như chương trình sau giờ học cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất).
Biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của nhà trường.
3. Thuyết nhu cầu của Maslow
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ảnh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và giá trị của họ.
Theo thuyết động cơ của Maslow, con người là một thực thể sinh – tâm lý xã hội. Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao.
+ Nhu cầu sống còn;
+ Nhu cầu an toàn;
+ Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó;
+ Nhu cầu được tôn trọng;
+ Nhu cầu hoàn thiện.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn luôn tồn tại những người thường thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó, có những người đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến việc chữa bệnh và học hành và có nguy cơ bị đe dọa sự an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
4. Trình bày vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học với nhiệm vụ
Ngăn ngừa tự tử:
NVXH làm việc và nhận diện những học sinh bị trầm cảm, hoặc có nguy cơ tự tử.
Những dấu hiệu cho thấy các em có khuynh hướng tự tử như đe dọa bằng lời hoặc viết thư, mất ngủ, không còn quan tâm đến tương lai, thay đổi hoàn toàn về tính tình (lầm lỳ ít nói,), hay nói lên những lời tuyệt vọng, Khi đánh giá nguy cơ tự tử, NVXH tìm hiểu xem các em có nghĩ đến việc này hay không, xác định xem các em đã lên kế hoạch hay chưa, xác định mức độ khả thi của kế hoạch, NVXH nên liên lạc với gia đình và giúp gia đình tìm sự hỗ trợ chuyên môn từ những nhà trị liệu. Và sau đó, NHXV cần phải có kế hoạch theo dõi và hỗ trợ các em đến khi thực sự chắc chắn rằng mối nguy hiểm đã qua rồi.
Hỗ trợ phụ huynh:
Gia đình học sinh có nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Vì vậy, NVXH có thể sắp xếp những buổi gặp gỡ với phụ huynh - theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo từng trường hợp cụ thể - giúp họ trang bị kỹ năng làm cha mẹ, hoặc tham vấn cho họ khi cần.
Việc giúp cho phụ huynh hiểu được những hoạt động hỗ trợ học sinh ở trường học và kêu gọi được sự phối hợp của họ cũng là phần rất quan trọng đối với sự thành công của các chương trình ngăn ngừa hoặc can thiệp nhằm giúp trẻ phát triển.
Có những trường hợp, NVXH còn phải tìm kiếm và phối hợp với những dịch vụ hỗ trợ trong cộng đồng để giúp gia đình các em giải quyết khó khăn và đáp ứng được nhu cầu học tập của các em
Xây dựng trường học thân thiện:
NVXH cần ứng dụng những chương trình “hành vi tích cực” (positive behavioral interventions ans supports) thúc đẩy việc xây dựng và duy trì môi trường học đường thân thiện, tăng cường sự tôn trọng và tin cậy giữa các giáo viên, giữa học sinh, và giữa học sinh với giáo viên. Môi trường học đường thân thiện và an toàn sẽ giúp các em yêu thích trường học và yên tâm học tập.
NVXH giúp học sinh xây dựng giá trị bản thân và phát triển những kỹ năng như nhận diện và quản lý cảm xúc, biết quan tâm đến người khác, đi đến những quyết định có trách nhiệm, xây dựng được những mối quan hệ tích cực, và giải quyết một cách hiệu quả những thách thức của cuộc sống.
Tham vấn nhóm:
Làm việc nhóm là cách hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh, giúp các em trang bị kỹ năng xã hội, và hỗ trợ các em đúng lúc.
Khi tham gia nhóm, học sinh có cơ hội thực hành kỹ năng mới và xây dựng được cho mình những mối qua hệ lành mạnh.
Nhóm có thể cùng làm việc để giúp nhau giải quyết những vấn đề cá nhân như học yếu môn học, bất hạnh hoặc mất mát, gia đình bất hòa, ly dị,
Tham vấn cá nhân:
NVXH tham vấn riêng cho từng học sinh khi các em gặp phải khó khăn gây cản trở việc học tập của các em. Nhu cầu tham vấn của các em có thể là những vấn đề cá nhân, vấn đề thuộc gia đình hoặc trường học hoặc cả 3. Tùy theo đánh giá ban đầu mà NVXH xây dựng kế hoạch tham vấn cho các em, cùng với gia đình các em hoặc giáo viên nếu cần thiết.
Một số trường hợp cần can thiệp hành vi đặc biệt:
Hỗ trợ học sinh khuyết tật:
Xu hướng của thế giới hiện này là khích lệ và ủng hộ học sinh khuyết tật học hòa nhập. Điều đó cũng có nghĩa là ngày càng có nhiều học sinh khuyết tật theo học ở các trường. Các em sẽ có những khó khăn riêng cần sự hỗ trợ của NVXH và nhà trường để có thể theo kịp bạn cùng lớp và thoát khỏi mặc cảm bị cô lập ngay trong lớp học. NVXH có thể phối hợp với các chuyên gia về khuyết tật và các trung tâm, tổ chức hỗ trợ NKT để có kế hoạch giúp các em học hòa nhập tốt và học tốt.
Hỗ trợ học sinh cuối cấp:
Đối với học sinh cuối cấp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học, nhân viên xã hội học đường còn có nhiệm vụ phát triển những chương trình chuyển giai đoạn (transitional program) giúp các em chuẩn bị tốt cho việc bước vào một môi trường sống lớn hơn, với nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn như vào đại học, học nghề, hoặc đi làm kiếm sống.
5. Trình bày phương pháp tham vấn học đường
Có nhiều khái niệm khác nhau về tham vấn học đường, hiểu theo nghĩa chung nhất “Tham vấn học đường được hiểu là một quá trình tương tác giữa người làm công tác tham vấn và những học sinh đang có những khó khăn, thắc mắc về tâm lý, về đời sống, về học tập, giao tiếp xã hộicần được giúp đỡ nhằm khơi gợi tiềm năng của họ tự giải quyết những vấn đề của mình, ổn định cuộc sống, phát triển nhân cách đúng mức. Những NVXH học đường này có mặt trong trường học để nghe trẻ nói, trẻ giãi bày, trẻ tự chất vấn những khó khăn của mình theo một cách mà trẻ tự tìm ra cách thay đổi hoàn cảnh, thay đổi bản thân. Từ đó huy động năng lực học tập vào những hoạt động tích cực”.
5.1. Nhiệm vụ của tham vấn học đường
Tham vấn học đường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên khi cá nhân hoặc một nhóm gặp phải những khó khăn, bế tắc trong học tập cũng như trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội,... liên quan đến hoạt động học tập, tu dưỡng của bản thân.
Tham vấn viên sẽ đồng hành, lắng nghe và chia sẻ với mỗi cá nhân để qua đó giúp các bạn tự nhận thức và tìm kiếm được những giải pháp tốt nhất cho các vấn đề của mình.
5.2. Nguyên tắc hoạt động
Tôn trọng và lắng nghe thân chủ: khi học sinh, sinh viên tới phòng CTXH các em sẽ luôn được tạo điều kiện để chia sẻ những điều mình quan tâm, momg muốn mà không phải quan tâm về việc đúng sai hay những quy phạm đạo đức. Một con người thực với suy nghĩ, xúc cảm và hành động thực sẽ luôn được đón nhận, cảm thông và trân trọng.
Chấp nhận, không phán xét thân chủ:
Chấp nhận, không phán xét thân chủ có thể được xem xét với tư cách như một khía cạnh biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tôn trọng thân chủ.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình hành nghề, nhà tham vấn phải: chấp nhận con người, nhân cách thân chủ như chính bản thân họ, với những giá trị riêng; không được lên án, chỉ trích.
Thực hiện được điều này nhà tham vấn sẽ nhận được hai điểm thuận lợi trong quá trình tham vấn: 1. Giúp thân chủ cảm thấy an toàn, không cần giả dối với bản thân và người khác, từ ddosdasm bộc lộ những tâm sự thầm kín và đương đầu với nó. 2. Nhà tham vấn có thể giữ vị trí bình đẳng, độc lập về cảm xúc với thân chủ.
Dành quyền tự quyết cho thân chủ: nhà tham vấn không quyết định thay thân chủ, để thân chủ tự đưa ra cách giải quyết của mình. Nhà tham vấn cần tin vào khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ.
Nhà tham vấn cũng có thể ra quyết định thay thân chủ khi:
Các tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thân chủ hoặc những người có liên quan. Ví dụ: thân chủ có ý định tự tử, hoặc khăng khăng có ý định đánh nhau hay mưu sát người khác,...
Thân chủ còn quá nhỏ, chưa thể đưa ra giải pháp ngay lập tức cho những vấn đề nan giải
Những giải pháp giải quyết vấn đề thuần nhất mang tính chất cung cấp thông tin.
Luôn thấu cảm: học sinh, sinh viên khi tới phòng CTXH luôn nhận được sự chia sẻ, thấu cảm chứ không phải những câu hỏi mang tính tra vấn hay chê trách.
Bảo mật thông tin: phòng CTXH luôn đề cao việc bảo mật những thông tin cá nhân hay việc tôn trọng quyền riêng tư của mỗi cá nhân.
Những chia sẻ cá nhân về những suy tư, tình cảm và những hoạt động của riêng bạn sẽ luôn được lắng nghe, thấu hiểu và bảo mật.
Những thông tin mang tính trao đổi, báo cáo hay góp ý tới những cá nhân hay tổ chức khác sẽ được bàn bạc thống nhất giữa tham vấn viên và người được tham vấn về cách thwusc và mức độ chia sẻ nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên liên quan.
Trong tường hợp cá nhân có những biểu hiện tâm lí bất thường (thể hiện rõ sự rối loạn trong nhận thức, hành vi, xúc cảm) hay có ý định gây hại cho bản thân hoặc người khác chúng tôi sẽ xem xét mức độ để phối kết hợp với các cá nhân hay tổ chức có chuyên môn và trách nhiệm để giải quyết nhằm đảm bảo việc trợ giúp tốt nhất cho người đượ tham vấn.
Sẻ chia những quan tâm và giải pháp: trên cơ sở luôn lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ những vấn đề của bạn, NVCTXH sẽ gợi mở để bạn có thể nhìn ra vấn đề một cách rõ ràng, toàn diện và sâu sắc hơn nhằm giúp bạn có thể tự đưa ra những giải pháp phù hợp và hữu hiệu nhất.
6. Vai trò tham gia của cha mẹ trong việc xây dựng nhà trường
Phụ huynh thường xuyên liên lạc chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm bắt được mục đích giáo dục và những hoạt động của con em mình, cụ thể:
Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường
Quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng CSVC, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện năng cao chất lượng giáo dục.
Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp.
Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô trước mặt con cái.
Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường vừa phải không ngừng nang cao chất lượng giá dục toàn diện, vừa phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau:
+ Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như: Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh... nhằm thống nhất định hướng tác dộng đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
+ Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức KHKT, VHXH,...đặc biệt là những kiến thức, biện pháp giáo dục trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm đời sống tâm sinh lí của trẻ hiện nay.
+ Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số và kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,... nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Tóm lại, việc phối hợp giũa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ tránh sự tách rời, mâu thuẫn, bài xích lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân hữu ích cho đất nước.
7. Phương pháp vãng gia
Khái niệm: Vãng gia là những lần NVXH viếng thăm nơi thân chủ sinh sống nhằm mục đích tạo mối quan hệ với thân chủ, gia đình thân chủ và thu thập thông tin.
Mục đích của vãng gia nhằm:
Tìm hiểu hoàn cảnh sống của thân chủ, nơi có thể là nảy sinh ra những vấn đề hay rắc rối của thân chủ. Ví dụ có thể đơn cử một vài trường hợp sau khi vãng gia cho thấy: Hoàn cảnh gia đình khó khăn - trẻ bỏ học; Cha mẹ ly thân, ly dị - Trẻ sợ hãi, chán nản; Bị bạo hành trong gia đình - Trẻ tự ti, sống khép kín,...
Xây dựng lòng tin ở thân chủ và gia đình thân chủ
Tạo mối quan hệ gần gũi, cởi mở
Thu thập các thông tin khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau
Quan sát về môi trường sinh thái nơi thân chủ sinh sống
Tìm hiểu về sơ đồ phả hệ, các mối quan hệ của thân chủ trong gia đình
Tìm hiểu về các yếu tố văn hóa nơi thân chủ sinh sống...
Một số lưu ý khi vãng gia:
Không nên quá tò mò khi mới tới nhà thân chủ
Không nên tìm tòi các đồ vật nhà thân chủ
Không nên khám phá nhà thân chủ khi chưa được sự đồng ý của thân chủ và gia đình thân chủ
Không nên quay phim, chụp ảnh nơi thân chủ sinh sống khi chưa được sự đồng ý của họ
Không nên bình luận, chê bai nơi thân chủ sinh sống hay có hành vi khiếm nhã
Không nên tạo căng thẳng cho thân chủ hay gia đình thân chủ...
8. Các hình thức bạo lực học đường
Phân loại theo nội dung của bạo lực
Bạo lực thể xác: Đây là hình thức bao gồm các hành vi làm tổn thương tới thân thể người khác như: đánh, đấm, đá, đâm, chém., tát xảy ra trong phạm vi trường học, liên quan tới môi trường giáo dục, các vấn đề giáo dục. Nếu như nhẹ thì nạn nhân bị tổn thương thể chất nhưng có khi dẫn tới tử vong.
Bạo lực tinh thần: Việc sử dụng lời nói, hành vi dọa nạt, trấn át, đe d