- Theo quan điểm y học: người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
- Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kì,... quy định người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì thường tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.
- Theo quan điểm của CTXH: với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lí, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của CTXH.
- Theo WHO: người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
- Theo pháp luật Việt Nam: Luật Người cao tuổi Việt Nam 2010 quy định: người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
19 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Công tác xã hội với người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1. Định nghĩa về người cao tuổi
Theo quan điểm y học: người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kì,... quy định người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì thường tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.
Theo quan điểm của CTXH: với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lí, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của CTXH.
Theo WHO: người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Theo pháp luật Việt Nam: Luật Người cao tuổi Việt Nam 2010 quy định: người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
2. Những quan niệm sai lầm về người cao tuổi
Phần lớn người cao tuổi sống ở các nước phát triền:
Người cao tuổi sống ở tất cả các nước trên thế giới, không hẳn những nước phát triển.
Những nước có tỉ lệ người cao tuổi già nhất thế giới không phải là những nước phát triển nhất thế giới, mà là những nước có đời sống kinh tế, xã hội phát triển mức khá trung bình hoặc đang phát triển. 10 nước có tỉ lệ dân số già nhất thế giới: Latvia, Slovenia, Thụy Điển, Áo, Bulgaria, Hy Lạp, Italia, Đức, Nhật Bản, Monaco.
Những người cao tuổi đều giống nhau
Mỗi người cao tuổi là một cá thể duy nhất
Họ chỉ giống nhau về sự lão hóa, một số bệnh, sinh lí,...
Họ khác nhau về nhu cầu, mong muốn, năng lực cũng như hoàn cảnh.
Họ khác nhau về những mong chờ ở con cháu, về sức khỏe,...
Lão hóa ở nam và ở nữ giống nhau
Sức khỏe giữa nam và nữ khác nhau. Do phụ nữ sinh con và đến giai đoạn mãn kinh nên sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, đàn ông tới độ tuổi trung niên gần như vẫn hoạt động tốt.
Độ linh hoạt chân tay, hầu như cả phụ nữ và đàn ông đều có sự linh hoạt tương đương nhau.
Tình dục: tphụ nữ sau sinnh hoặc tới giai đoạn tiền mãn kinh hầu như số nhiều giảm ham muốn và hóc môn sinh dục đáng kể, trong khi đó đàn ông vẫn rất sung mãn.
Da của phụ nữ sạm đen và chảy, trong khi đó da của đàn ông vẫn có sự đàn hồi tốt, ít khi bị sạm bởi đàn ông có mật độ collagen cao hơn so với phụ nữ.
Sức khỏe tinh thần: phụ nữ do rơi vào giai đạon mãn kinh nên hay bốc hỏa, khó chịu, thậm chí trầm cảm, trong khi đó đàn ông có sức khỏe tinh thần tốt hơn.
Răng và tóc, có sự lão hóa được cho là tương đương nhau.
Người cao tuổi được cho là những người “yếu đuối”
Có nhiều quan điểm cho rằng người cao tuổi là người yếu đuối. Tuy nhiên, họ không hoàn toàn yếu đuối mà do đặc điểm tâm lí tuổi già có phần giống trẻ con, thích được quan tâm, chăm sóc, thích nhõng nhẽo.
Người cao tuổi có bản lĩnh vững chắc trước các tình huống
Người cao tuổi thích thể hiện bản thân trước con cháu
Người cao tuổi thích được hỏi ý kiến, được tôn trọng
Người cao tuổi không còn có ích nữa
Trong giáo dục: người cao tuổi có công đầu tiên trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cháu
Trong văn hóa – xã hội: người cao tuổi truyền những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong giao tiếp cho con cháu, giúp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa cho dòng họ và đất nước.
Trong kinh tế: người cao tuổi truyền lại những kinh nghiệm sảm xuất cho con cháu, dòng họ, tham gia tư vấn về phương thức canh tác cũng như sản xuất.
Trong phòng chống bạo lực gia đình, ngăn ngừa tệ nạn xã hội: người cao tuổi có bản lĩnh đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội, thấy rõ những hiểm họa khôn lường do các tệ bạn xã hội có thể gây ra cho gia đình, dòng họ và cộng đồng xã hội, từ đó, giáo dục con cháu cách phòng ngừa.
Người cao tuổi là chỗ dựa cho con cháu, dòng họ
Người cao tuổi tham gia vận động, thuyết phục các gia đình có những hành vi sai trái để tuân thủ luật pháp và có lối sống văn hóa
Người cao tuổi là tấm gương về đạo đức, ý trí phấn đấu cho con cháu noi theo,...
Người cao tuổi là gánh nặng cho xã hội
Có nhiều quan điểm cho rằng người cao tuổi là gánh nặng cho xã hội, do xã hội phải dành khoản tài chính lớn mang lại an sinh cho người cao tuổi.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy người cao tuổi không phải là gánh nặng cho xã hội bởi:
+ Số nhiều họ đã cống hiến cho xã hội và họ có lương hưu, tự nuôi sống bản thân
+ Họ là người có nhiều kinh nghiệm về ứng xử, sản xuất kinh tế, giúp ích cho con cháu và xã hội
+ Có nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục lao động và cống hiến
3. Vị thế và vai trò của người cao tuổi trong xã hội
Chiếm tới gần 10% dân số, người cao tuổi là một lực lượng xã hội đông đảo và có vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động, cống hiến; với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, người cao tuổi được coi là một nguồn lực quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước.
Theo Luật người cao tuổi Việt Nam năm 2009, người cao tuổi Việt Nam có những vai trò sau:
Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên cho con cháu.
Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng.
Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.
Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật.
Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng.
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.
Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật.
4. Vị thê và vai trò của người cao tuổi trong gia đình
NCT có vai trò quan trọng trong kiến tạo gia đình thành đạt
Người cao tuổi với vị trí, vai trò là những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, kinh nghiệm, công lao trong xây dựng tổ ấm hạnh phúc gia đình.
Tích lũy và truyền lại kinh nghiệm sống, lao động, sản xuất và xóa đói giảm nghèo cho con cháu
Người cao tuổi với sự trải nghiệm dày dạn về cuộc đời đã trở thành trụ cột tinh thần vững chai trong gia đình, trong hoàn cảnh hiệ tại, với việc nêu gương sáng về đạo đức, lối sống để giáo dục cho con cháu những giá trị gia đình truyền thống từ những sinh hoạt và việc làm nhỏ nhất hang ngày trong gia đình.
Người cao tuổi còn có ưu thế về kĩ năng thuyết phục con cháu mà không phải áp đặt trong việc chọn lọc và tạo sức đề kháng đối với những tác động từ bên ngoài để hình thành nhân cách cho con cháu theo hướng tích cực.
Trong phòng chống bạo lực gia đình, người cao tuổi là tấm gương dạy bảo con cháu trong gia đình sống phải yêu thương, chan hòa với nhau, thể hiện trong nếp sống “gia đình văn hóa”, “toàn dân đàon kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”
5. Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cái
Khi xét về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình thì đặc trưng nổi bật nhất chính là tình yêu thương một cách tự nhiên và tự nguyện. Mỗi con người từ khi nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành luôn được sự chăm sóc, tình yêu thương, lo lắng của các bậc sinh thành.
Tuy nhiên, mối quan hệ cha mẹ - con cái không chỉ là mối quan hệ một chiều hướng về con mà còn thể hiện qua tình yêu thương, thái độ kính trọng trong cách cư xử của con cái đối với cha mẹ. Bởi vậy, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ lúc tuổi già là bài học đạo đức đầu tiên trong suốt quá tình hình thành nhân cách con người.
Ở xã hội phương Đông nói chung, người cao tuổi cơ bản đều nương tựa vào gia đình trong giai đoạn cuối của cuộc đời.
Bản thân các cụ cao tuổi có ưu điểm mà người trẻ không thể có được là tình thương vô bờ bến, luôn dành cho con cháu điều tốt đẹp nhất. Họ cũng là một kho tang kinh ngiệm, là cầu nối giữ gìn truyền thống của gia tộc và có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cuộc sống gia đình.
6. Mối quan hệ giữa người cao tuổi với con cháu
Ông bà là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là những người giữ gìn những di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối. họ là những người truyền thụ, bổ sung cho thế hệ trẻ nền văn hóa gia đình, dòng tộc.
Có những lúc ông bà và con cháu có những lúc khó hòa hợp với nhau và có thể trở nên căng thẳng bởi khoảng cách tuổi tác, lối sống và cách nghĩ khác nhau giữa đôi bên. Khi những đứa con cháu còn nhỏ, quan hệ giữa ông bà và con cháu “xuôi chèo mát mái”. Nhưng khi bọn trẻ lớn lên, có thể chúng sẽ coi sự quan tâm của ông bà như một sự trở ngại cho sự độc lập của chúng. Khi đó, bất cứ lời khuyên hạy gợi ý nào của ông bà cũng được coi như sự can thiệp.
7. Những thay đổi về khả năng nhận thức, tư duy ở người cao tuổi
Hoạt động nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và nhận thức lí tính (tư duy, tưởng tượng) ở người già có một số thay đổi nghiêm trọng:
Do độ nhạy cảm của các giác quan giảm và sự lão hóa của tế bào thần kinh nên chất lượng, hiệu quả nhận thức cảm tính ở người già có sự giảm sút rõ rệt, cảm giác, tri giác kém nhạy cảm, kém chính xác và trọn vẹn.
Về nhận thức lí tính: Đa số người cao tuổi đều có sự giảm sút ở mức độ khác nhau về khả năng hoạt động tư duy. Các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa,... thường giảm tính lih hoạt và kém hiệu quả. Người già gặp khó khăn khi tiếp thu những khái niệm mới, trừu tượng.
Về trí nhớ: có thể nói, đặc điểm thường thấy ở người cao tuổi là giảm sút trí nhớ. Các ghi nhớ khá lâu ở họ là những kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, chuyên môn. Ở họ, trí nhớ dài hạn tốt hơn trí nhớ ngắn hạn: những kỉ niệm cụ họ thường nhớ rất lâu, cụ thể, chi tiết trong khi đó những thông tin mới tiếp thu thì họ lại hay quên. Sự giảm sút trí nhớ người già cũng có sự phân hóa theo loại trí nhớ: trí nhớ ngôn ngữ giảm sút chậm hơn so với trí nhớ hình ảnh và phi ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định giảm sút chậm hơn so với trí nhớ không chủ định...
8. Những thay đổi về tâm lí ở người cao tuổi
Cùng với quá trình lão hóa, quá trình thay đổi về sinh lí, tâm lí con người trong giai đoạn cao tuổi cũng có rất nhiều vấn đề nổi bật. Người cao tuổi có thể cảm thấy cô độc, hướng về quá khứ, hay giận dỗi, chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực những vấn đề đó làm cho tâm lí người cao tuổi có nhiều thay đổi.
Vấn đề tâm lí có ảnh hưởng đến cuộc sống người cao tuổi. khi tâm lí ổn định, vui vẻ, người cao tuổi sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, sẽ hoạt động nhiều hơn.
Do sự thay đổi vai trò của bản thân, nhiều người cao tuổi cảm thấy mình không còn có ích, không còn được sự tôn trọng của mọi người, ảnh hưởng của “hội chứng về hưu”, nhiều người cao tuổi do những sai lầm trong quá khứ thường than trách bản thân trong khi đó họ rất khó chi sẻ với con cháu hay người thân.
Hướng về quá khứ: Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật....
Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháu thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường.
Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết.
Với những thay đổi chung về tâm lý của người cao tuổi đã trình bày ở trên dẫn đến việc một bộ phận người cao tuổi thường thay đổi tính nết. Con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp.
Cách thức phát hiện:
Trò chuyện, lắng nghe người cao tuổi
Quan sát hành vi của người cao tuổi với mọi người xung quanh
Các hoạt động trợ giúp:
Lắng nghe và trò chuyện với người cao tuổi. Khi họ được lắng nghe, được chí sẻ họ sẽ kể được hết những tâm tư của mình, từ đó có thể thoát khỏi sự cô dơn, khép mình.
Tham vấn tâm lí cho người cao tuổi: nhân viên xã hội cùng người cao tuổi phân tích các vấn đề mà người cao tuổi gặp phải, hỗ trợ người cao tuổi giải quyết các vấn đề tâm lí đó.
Kết nối người cao tuối với các câu lạc bộ phù hợp với nhu cầu có thể tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội để cởi mở bản thân hơn, thấy mình có ích hơn.
Nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng về vai trò cũng như các đặc điểm tâm sinh lí thời kì cao tuổi.
9. Biểu hiện lão hóa ở các chức năng cụ thể
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay muộn tùy thuộc vao cơ thể của từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kếm nhanh nhậy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, kéo theo đó là sức khỏe về thể chất và tinh thần giảm sút. Về thể xác, trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống.
Diện mạo thay đổi: tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô và thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện nhiều mụn cơm hơn. ở tuổi già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không còn tính đàn hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da.
Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai, dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn thức ăn mềm, dễ ăn.
Các cơ quan cảm giác: cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
Các cơ quan nội tạng:
+ Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hóa cao cùng với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác trên cơ thể. Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh liên quan đến vấn đề lão hóa.
+ Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng oxy giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác giảm sút. Người già thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Người già dễ bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp gây rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Họ phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trường hợp phải tiếp cận cới nhiệt độ cao.
+ Khả năng tình dục giảm: do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người coa tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già, xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo, các cơ yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạm, vụng về. Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn.
10. Lão hóa thứ phát và lão hóa nguyên phát
Lão hóa nguyên phát:
Nguyên phát là những phát sinh ra tại chỗ ngay từ giai đoạn đầu, phân biệt với thứ phát (từ điển tiếng việt, 2009).
Lão hóa nguyên phát là do những yếu tố như gen, tế bào... tới độ tuổi 60 con người sẽ bị lão hóa.
Nguyên phát là lão hóa nảy sinh trong chính bản thân người cao tuổi theo quy luật: “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”.
Lão hóa thứ phát:
Thứ phát là những phát sinh ra ở sau một giai đoạn, phân biệt với nguyên phát.
Lão hóa thứ phát chính là quá trình lão hóa nhưng có thể chưa tới độ tuổi 60 và bị chi phối, tác động bởi những yếu tố môi trường... ví dụ: những người lao công, công nhân xây dựng có thể bị lão hóa da sớm hơn những người khác do ảnh hưởng của yếu tố môi trường.
Lão hóa nguyên phát là quá trình do những biến đổi gen hay yếu tố môi trường.
11. các biện pháp chống lão hóa
Về thể chất:
Tích cực vận động, tập thể dục và tham gia các hoạt động bổ ích
Tập Yoga
Không nên ngồi hoặc nằm quá lâu một tư thế
Khám sức khỏe định kì
Về sinh hoạt hàng ngày và ăn uống:
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Hạn chế ăn thịt màu đỏ, mỡ
Ăn nhiều các ngũ cốc nguyên hạt
Uống đủ nước (khaorng 2l/ngày)
Ăn điều độ, không nên ăn quá no
Hạn chế ăn các đồ hộp chế biến sẵn, chứ nhiều chất béo, chất bảo quản
Ăn dầu thực vật
Chắm sóc da tốt...
Về tinh thần:
Luôn lạc quan, yêu đời
Sắp xếp công việc hợp lí
Không để bản thân thường xuyên bị mệt mỏi, stress...
12. Những nhu cầu quan hệ của người cao tuổi
13. chăm sóc người cao tuổi bị ốm ở gia đình:
Không vận động quá sớm: khi chăm sóc người ốm tại nhà chúng ta thường hay có thói quen là khuyến khích người bệnh vận động để có thể giảm bớt thời gian nằm tại giường. Tuy nhiên, cần đề bệnh nhân vận động từ từ. Không nên cố gắng để bệnh nhân vận động quá nhiều cho đến khi mọi triệu chứng đã có dấu hiệu thuyên giảm. Tạo ra không gian yên tĩnh, trong lành để cho người ốm có thể có giấc ngủ tốt,...
Cung cấp nước cho bệnh nhân bằng nhiêu cách: mỗi ngày nên cho họ uống khoảng 1 – 2 lít nước.
Xoa dịu các vùng bị đau nhức, mệt mỏi: các biện pháp làm dịu vùng nhức mỏi: Massage, xoa bóp; chườm nóng; vận động nhẹ trên giường,
Giúp cơ thể người già sạch sẽ:
Khi bị ốm người bệnh không thể tự mình chăm sóc cá nhân được. Để cơ thể trong tình trạng thiếu sạch sẽ vừa làm gia tang nguy cơ mắc các bệnh khác, đồng thời gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng khi chăm sóc người ốm.
Giữ cơ thể người bệnh sạch sẽ bao gồm những công việc sau: giữ vệ sinh răng miệng, gội đầu và tắm cho người bệnh,
Giữ không gian xung quanh người bệnh: không gian xung quanh bệnh nhân phải thoáng mát nhằm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và thư giãn về tinh thần , đồng thời làm giảm các nguy cơ bị bệnh từ sinh vật do lúc này sự đề kháng của cơ thể bệnh nhân là rất kém.
Một số điều cần làm:
Thường xuyên giặt chăn, chiếu, ga trải giườ