Đề cương ôn tập Môn: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý – Đinh Huy

Câu 1: Phong cách lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo? (Bài 2) Câu 2: Đặc trưng và phương hướng rèn luyện phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở? (Nội dung như câu 9, nên lấy câu 9 để làm bài) (Bài 2) Câu 3: Quy trình và kỹ năng ra quyết định? (Bài 3) Câu 4: Quy trình và kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định? (Bài 3) Câu 5: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin? (Bài 5) Câu 6: Nguyên tắc và phương pháp đánh giá cán bộ. (Bài 7) (Liên hệ thực tế) Câu 7: Nguyên tắc và quy trình bổ nhiệm cán bộ? (Bài 7) (Liên hệ thực tế) Câu 8: Phân biệt luân chuyển với điều động cán bộ? Thực trạng công tác luân chuyển cán bộ hiện nay và kiến nghị? (Bài 7) Câu 9: Phân tích những đặc trưng và phương hướng để nâng cao phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở? (Bài 2) Câu 10: Các bước xử lý điểm nóng và ý nghĩa của từng bước? (Bài 6)

doc21 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Môn: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý – Đinh Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Phong cách lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo? (Bài 2) Câu 2: Đặc trưng và phương hướng rèn luyện phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở? (Nội dung như câu 9, nên lấy câu 9 để làm bài) (Bài 2) Câu 3: Quy trình và kỹ năng ra quyết định? (Bài 3) Câu 4: Quy trình và kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định? (Bài 3) Câu 5: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin? (Bài 5) Câu 6: Nguyên tắc và phương pháp đánh giá cán bộ. (Bài 7) (Liên hệ thực tế) Câu 7: Nguyên tắc và quy trình bổ nhiệm cán bộ? (Bài 7) (Liên hệ thực tế) Câu 8: Phân biệt luân chuyển với điều động cán bộ? Thực trạng công tác luân chuyển cán bộ hiện nay và kiến nghị? (Bài 7) Câu 9: Phân tích những đặc trưng và phương hướng để nâng cao phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở? (Bài 2) Câu 10: Các bước xử lý điểm nóng và ý nghĩa của từng bước? (Bài 6) Câu 1: Phong cách lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo? Phong cách lãnh đạo, quản lý không tự nhiên mà có, nhất là phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ. Nó được hình thành thông qua quá trình học tập, rèn luyện của người lãnh đạo, quản lý... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Theo Người, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thấm sâu vào "tâm lý quốc dân"và đi vào cuộc sống. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Trước khi tìm hiểu những đặc trưng của phong cách lãnh đạo, ta làm rõ các khái niệm: Khi đề cập đến phong cách lãnh đạo có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên có thể phân chia theo một số hướng tiếp cận sau: Phong cách lãnh đạo là tác phong lãnh đạo; là cách thức lãnh đạo; là biện pháp, phương pháp lãnh đạo; là mẫu hành vi lãnh đạo... Trên cơ sở kế thừa quan niệm của các nhà tâm lý học, các nhà tâm lý học Việt Nam đưa ra khái niệm phong cách như sau: - Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quán lý là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động mội cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra. - Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động và ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân tại cơ sở. Nó được biểu hiện qua các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, đi sâu đi sát quần chúng, tôn trọng và lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong. Phong cách lãnh đạo có các kiểu sau: 5 kiểu - Phong cách lãnh đạo độc đoán: Người lãnh đạo có phong cách này thường ứng xử lạnh nhạt, quan cách hay can thiệp vào công việc của người khác, không tận dụng được sức sáng tạo của những người dưới quyền. Là phương pháp lãnh đạo mà người lãnh đạo không cho phép hoặc rất hạn chế cấp dưới tham gia vào việc quyết định các chủ trương, biện pháp lănh đạo, quản lý; Lãnh đạo một máy móc cứng nhắc, máy móc, không nhân nhượng, cầm quyền bằng “bàn tay sắc”; sử dụng quy chế, điều lệ để điều hành công việc là chủ yếu; khi thay đổi thẩm quyền, chức trách của cấp dưới thường không cần trao đổi trước với cấp dưới; khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới thường quy định nhiệm vụ, cách thức làm việc của cấp dưới một cách chi tiết, ít dành cho cấp dưới khả năng sáng tạo. Ưu điểm của phong cách này là: giải quyết nhanh chóng vấn đề, với thái độ rõ ràng, dứt khoát (không mập mờ, hứa hẹn); Khi giải quyết những vấn đề cấp bách thì rất hiệu quả; Do không qua những khâu thủ tục rườm rà nên không lãng phí thời gian. Hạn chế của phong cách này là: thường gây áp lực mạnh mẽ đối với cấp dưới, cấp dưới tuân thủ mệnh lệnh với thái độ sợ sệt chứ chưa hẳn là thái độ khâm phục; Ít khi cân nhắc đầy đủ đối với tất cả các điều kiện liên quan đến việc ra quyết định; Khi gặp khó khăn sẽ không phát huy được ý chí của tập thể, người lãnh đạo trở nên “cô độc” nên dễ thất bại. Trường hợp áp dụng: Dùng trong lực lượng vũ trang; các tình huống xử lý thiên tai, dịch bệnh, các trường hợp thành lập mới một tổ chức để xây dựng kỷ luật, kỷ cương của đơn vị; trong tổ chức có những người ưa chống đối... - Phong cách lãnh đạo dân chủ: Người lãnh đạo có phong cách này thường là người sôi nổi; hoạt bát; có tình thân ái, yêu thích công việc, biết tôn trọng mọi người; Có trách nhiệm trách nhiệm trong công việc, có sự đồng cảm với những người xung quanh; Biết cách khai thác trí tuệ của những người xung quanh; Ít sử dụng, quyền lực để mệnh lệnh. Là phương pháp lãnh đạo mà người lãnh đạo thường tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới tham gia vào việc quyết định các chủ trương, biện pháp quản lý; Khi tổ chức thực hiện quyết định thường giải thích rõ cho cấp dưới hiểu ý đồ của mình; Thường thông báo cho cấp dưới biết các thay đổi liên quan đến họ và tranh thù sự đồng tình của họ trước khi thi hành chủ trương, biện pháp khác; Khi giao nhiệm vụ thường để cấp dưới có điều kiện phát huy tính độc lập, sáng tạo. Ưu điểm của phong cách này là: tận dụng được những đóng góp trí tuệ của cấp dưới nên các quyết định đưa ra thường là ý chí và nguyện vọng đông đảo của các thành viên trong tổ chức; Tạo được sự đồng tình về mặt tình cảm của cấp dưới cũng như những người đồng cấp; Quyết định của người lãnh đạo được nhiều người trong bộ máy lãnh đạo cùng chia sẻ trách nhiệm nên dễ dàng thực hiện. Hạn chế của phong cách này là: Vì phải lấy ý kiến của cấp dưới và đồng cấp nên thường rườm rà, mất thời gian; Khó ra quyết định khi ý kiến thiếu tập trung (ý kiến trái chiều nhau, có ý kiến ủng hộ, có ý kiến không ủng hộ,); dễ bỏ lỡ thời cơ khi cần quyết định nhanh. Trường hợp áp dụng: Nên áp dụng đối với tập thể phát triển cao về nhận thức và trách nhiệm; Trong làm việc với những người có nhiều kinh nghiệm. - Phong cách lãnh đạo tự do: Người lãnh đạo có phong cách này thường tin tưởng vào cấp dưới trong công việc tự chịu quyết định, tự chịu trách nhiệm; Muốn phát huy được khả năng của cấp dưới, sáng tạo; Thường buông lõng cho cấp dưới trong công việc; Thường hay làm việc một mình, không muốn giúp đỡ người khác; Có yêu cầu cao về công viêc đối với cấp dưới. Là phương pháp lãnh đạo mà người lãnh đạo buôn lỏng cho cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ được giao, để cho cấp dưới được tự do lựa chọn phương pháp tiến hành công việc; Cố gắng cung cấp thông tin và tạo các điều kiện cần thiết để cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao; Chỉ can thiệp vào công việc của cấp dưới khi cấp dưới mắc sai lầm hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Ưu điểm của phong cách này là: Phát huy tinh thần trách nhiệm cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hạn chế của phong cách này là: Dễ xảy ra thiếu ý thức trách nhiệm, dựa dẫm, ỷ vào cấp dưới ở người lãnh đạo; Phong cách này làm cho kỷ cương, kỷ luật của đơn vị lõng lẽo, năng suất lao đông thấp, dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức. Trường hợp áp dụng: Nên áp dụng đối với những người có trình độ cao, có ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công tác hoặc những người tuổi tác cao. - Phong cách lãnh đạo định hướng mục tiêu: Trong loại phong cách lãnh đạo này, có thể chia nhỏ thành 4 phong cách lãnh đạo như sau: + Phong cách chỉ đạo trực tiếp: người lãnh đạo quy định, hướng dẫn mục tiêu, kế hoạch cách thức thực hiện một cách cụ thể và kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của cấp dưới. Thường áp dụng, khi cấp dưới mới vào nghề hoặc đối với những người thực hiện công việc không tốt. + Phong cách hỗ trợ: chỉ dẫn thì ít, hỗ trợ thì nhiều, chia sẽ ý tưởng với cấp dưới. Hướng dẫn cấp dưới đến sự tự quyết định và tìm ra cách thực hiện hợp lý. Thường áp dụng, khi cấp dưới có khả năng thực hiện công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin (người lãnh đạo chỉ hỗ trợ mà không làm thay, tăng cường tính độc lập, sự tự tin và tinh thần hợp tác của cấp dưới). + Phong cách tham gia (tham vấn): người lãnh đạo đưa ra các định hướng buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn đề và tham gia vào quá trình ra quyết định. Thường áp dụng, thích hợp khi cấp dưới đã nắm được công việc, nhưng chưa đủ kỹ năng hoặc sự tự tin về khả năng thực hiện công việc của mình. + Phong cách lãnh đạo theo kết quả đạt được (ủy quyền): người lãnh đạo đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ và trao quyền, trách nhiệm thực hiên cho cấp dưới. Thường áp dụng, khi cấp dưới có khả năng làm việc độc lâp; Nhiệt tình và sẵng sàng thực hiện nhiệm vụ. - Phong cách lãnh đạo lêninnít: V.I.Lênin đã đề xuất một cách toàn diện những luận điểm quan trọng nhất về phong cách lãnh đạo xã hội chủ nghĩa và được gọi là phong cách lêninnít. Cơ sở của phong cách lãnh đạo này là phương pháp biện chứng mácxít, là quan điểm cách mạng phê phán. Theo V.I.Lênin, trong chủ nghĩa xã hội cần có những thủ thuật và phương pháp lãnh đạo mới, phù hợp với những nguyên tắc cùa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền được hình thành dưới ảnh hưởng cùa nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó theo V.I.Lênin, “đường lối chính trị đúng nguyên tắc là đường lối duy nhất, có hiệu lực” là những yếu tố có ảnh hướng sâu sắc nhất đến phong cách lãnh đạo của Đảng và cá nhân người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo lêninnít gắn 3 nhóm đặc điểm: + Nhóm những đặc điểm chính trị - tư tưởng: Có tính tư tưởng cộng sản chủ nghĩa (lập trường giai cấp); Tính nguyên tắc Đảng; ý thức trách nhiệm đối với công việc; Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; Tính liên hệ mật thiết với quần chúng; Phát huy tinh thần tự giác tham gia quản lý xã hội của quần chúng. + Nhóm những đặc điểm đạo đức - tâm lý: Có tính trung thực; Tính nhất quán; Tính kiên quyết, cương nghị, độc lập, quyết đoán, linh hoạt; Ý thức giản dị, ân cần, tế nhị trong giao tiếp. + Nhóm những đặc điểm nghiệp vụ: Có quan điểm lãnh đạo của người lãnh đạo (cá nhận hoặc tập thể); Phương pháp khoa học (có tầm nhìn sâu, rộng); có tính hệ thống; có tính nghiệp vụ; Tính tổ chức (ý thức tổ chức và chấp hành kỷ luật); Có văn hóa lãnh đạo; Tính hiệu quả; Tính kiểm tra, giám sát. Tóm lại, nắm vững khái niệm phong cách lãnh đạo, và các kiểu phong cách lãnh đạo, để chọn một phương pháp lãnh đạo phù hợp có hiệu quả, vấn đề quan trọng là người lãnh đạo phải tự biết mình đang đứng trước một điều kiện, một tình huống, một tổ chức cụ thể. Câu 3: Quy trình và kỹ năng ra quyết định? Trong quá trình thực hiện lãnh đạo, quản lý có những tình huống phát sinh cần phải giải quyết nhằm đạt hiệu quả trong việc thực hiện công việc. Người lãnh đạo cần chú ý tới việc xử lý các tình huống cản trở quá trình thực hiện công việc. Để giải quyết tốt các tình huống trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, người lãnh đạo cần có những quyết định lãnh đạo, quản lý để giải quyết kịp thời. Quy trình và kỹ năng để thực hiện ra một quyết định lãnh đạo, quản lý ra sao? Trước hết ta tìm hiểu một số khái niệm: - Lãnh đạo là những tác động có ý thức của chủ thể vào đối tượng lãnh đạo trên cơ sở phát huy một cách tối đa những năng lực của cấp dưới nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất những mục tiêu của tổ chức. - Quản lý là một quá trình hiện thực hóa những đường lối, chủ trương chiến lược thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý và phù hợp với yêu cầu điều kiện của cơ quan, địa phương cụ thể. - Quyết định là việc lựa chọn một phương án hành động có khả năng đạt mục tiêu tốt nhất; Là sự lựa chọn một phương án trong nhiều phương án bằng cách suy nghĩ cẩn thận về những khả năng khác nhau mà những khả năng đó có thể thực hiện được. - Quyết định lãnh đạo, quản lý là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định, nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định. Để ra được một quyết định đúng đắn lãnh đạo cần phải nắm vững các quy trình và kỹ năng ra quyết định của lãnh đạo. * Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, gồm các bước sau: - Sáng kiến ban hành quyết định: Chủ thể của bước này là lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn. Đây là giai đoạn đầu của việc ra quyết định. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở, chính quyền cấp xã, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định lãnh đạo, quản lý căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, yêu cầu quản lý nhà nước để ra quyết định. Tùy theo tổ chức, cơ quan ra quyết định các căn cứ đó là: + Thể chế hóa và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng cấp trên. + Thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, văn bản của cơ quan nhà nước cấp ưên. + Giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế để chi đạo hoặc trực tiếp xử lý các tình huống cụ thể theo đúng thẩm quyền pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định. + Ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở còn căn cứ vào sự tham gia, đóng góp ý kiến của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, của cừ tri. Trong bước này, sau khi có đủ căn cứ ra quyết định, tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định giao cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chủ trì soạn thảo quyết định. - Soạn thảo quyết định: Chủ thể của bước này là chuyên viên chuyên môn, văn phòng. Tùy loại quyết định lãnh đạo, quản lý, việc soạn thảo dự thảo quyết định được tiến hành theo các bước nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, bước soạn thảo dự thảo quyết định lãnh đạo, quản lý đề phải tiến hành các việc như sau: + Tổng kết, khảo sát, đánh giá tình hình liên quan đến nội dung dự thảo; + Xây dựng dự thảo (bao gồm cả việc nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo); + Tổ chức lấy ý kiến tổ chức, cơ quan, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định. Đây là một công việc hết sức cần thiết để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. + Đối với những quyết định lãnh đạo, quản lý quan trọng còn phải thực hiện việc thẩm định dự thảo quyết định trước khi xem xét, thông qua. - Xem xét, thông qua dự thảo quyết định: Chủ thể của bước này là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, chuyên gia. Dự thảo quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải được xem xét, thông qua theo đúng thủ tục, trình tự pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định. Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở chủ yếu được xem xét thông qua theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, theo pháp luật quy định. - Ra quyết định: Chủ thể của bước này là chỉ có thủ trưởng đơn vị. Thực hiện bước này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục ban hành văn bản. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức văn bản. * Kỹ năng ra quyết định: Để ra được quyết định lãnh đạo, quản lý đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thực hiện tốt trên thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau: - Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin: Để ra được một quyết định lãnh đạo, quản lý phù hợp, cán bộ, công chức lãnh đạo cấp cơ sở cần phải xác định thông tin được thu thập từ nguồn nào? và khi có thông tin cần phải kiểm tra thông tin bàng cách đặt ra và trả lời một loạt câu hỏi: Thông tin có hoàn toàn mới không? Thông tin dùng trong việc ra quyết định như thế nào? Độ tin cậy và chính xác của thông tin là bao nhiêu phần trăm? Có cần lưu trữ thông tin này không? Thông tin đến với lãnh đạo cấp cơ sở qua nhiều “kênh” đó là: + Tiếp nhận từ cấp trên chỉ đạo xuống cơ sở. Các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của các cấp trên trực tiếp có liên quan. + Tự thu thập khai thác. Số liệu điều tra, tình hình thực tế tại cơ sở. Thông tin này là cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thời dẫn đến việc ra những quyết định lãnh đạo, quản lý xa rời thực tế, hiệu lực, hiệu quả không cao. + Đội ngũ tham mưu giúp việc cung cấp. Dư luận, tâm lý, tâm trạng của đối tượng. Ở cấp cơ sở có thể khai thác tốt sự tham mưu, góp ý của các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu vì đây là những “chuyên gia” trong nhiều lĩnh vực mà cấp cơ sở có thể khai thác tại chỗ. Vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố cũng hết sức quan trọng vì đây là đầu mối nắm bắt thông tin ở các cụm dân cư trên địa bàn cấp xã. Trong kỹ năng này, lãnh đạo cần lưu ý: kiểm tra tính khách quan và tính chính xác của nguồn thông tin; tránh chủ quan, định kiến; Xử lý thông tin để giải quyết cấn đề hiện tại nhưng luôn dự báo, dự đoán tương lai; Và phải phân loại thông tin. Kỹ năng này giúp lãnh đạo xác định vấn đề-phân tích vấn đề, xác định mục tiêu: + Vấn đề là sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và mong muốn của nhà quản lý. + Xác định đúng bản chất của vấn đề là điều kiện tiên quyết để ra một quyết định đúng. Để thực hiện tốt kỹ năng này, xác định đúng vấn đề cần phải: + Xác định nguyên nhân của vấn đề. + Nhận thức các cách thức-cơ hội. + Tính cấp thiết, tầm quan trọng của vấn đề, mâu thuẫn cần giải quyết. + Mối liên hệ các vấn đề; Hình thức biểu hiện, hiện tượng bên ngoài. + Các tác động thực tế và các giá trị tinh thần. + Xác định loại vấn đề, sự cần thiết phải giải quyết vấn đề. + Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề là tình trạng tương lai sai khi vấn đề được giải quyết. + Chỉ ra mục tiêu trọng tâm cần đạt, xác định các cấp độ mục tiêu và kết quả mong muốn đạt được. - Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định: Cần chú ý tới việc thực hiện đúng quy trình ra quyết định, tránh việc làm lắt tùy tiện dẫn tới những sai sót trong quá trình ra quyết định. Chú ý tới những ý kiến phản biện đã được thu thập. Người lãnh đạo cần có thái độ cầu thị với những ý kiến phản biện để lựa chọn những phương án, giải pháp thích hợp nhất trong quá trình xây dựng dự thảo quyết định lãnh đạo, quản lý. Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định lãnh đạo, quản lý Một là, ra quyết định lãnh đạo, quản lý mà không nắm vững yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề một cách chung chung, không đủ cụ thể và hiện thực, không đủ chính xác rõ ràng, có thể hiểu và làm khác nhau. Hai là, quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng, không lắng nghe hết ý kiến người tham gia, người phản biện, hay quá tin vào những hiểu biết chủ quan của mình đi đến ra quyết định lãnh đạo, quản lý một cách phiến diện, chủ quan. Ba là, thể hiện ở chỗ ra quyết định lãnh đạo, quản lý mang tính chất thỏa hiệp, nể nang, dựa dẫm cấp trên một cách thụ động, không có tính sáng tạo, không tự chịu trách nhiệm. Bốn là, ra quyết định lãnh đạo, quản lý không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ pháp lý, quyết định có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bản thân quyết định hoặc với các quyết định đã ra trước đó. Tóm lại, ngay tại một thời điểm, có thể có một loại vấn đề không thể giải quyết cùng một lúc. Do đó, người lãnh đạo cần phải nắm rõ quy trình và kỹ năng ra quyết định lãnh đạo, quản lý, phân loại mức độ thứ tự các vấn đề cần ưu tiên để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả. Đồng thời, khi vấn đề đã được xác định, cần phân tích vấn đề định hướng rõ cho việc xây dựng những mục đích tương ứng cần đạt để ra quyết định. Song cũng cần lưu ý đến nhu cầu lợi ích của các người tham gia. Tuy nhiên, khi đã nắm vững các bước quy trình và kỹ năng ra quyết định thì các bước nêu trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì ngay ở bước này cũng có thể đã có xen lồng nội dung của các bước khác và trong những tình huống đặc biệt, các bước cũng có thể diễn ra gần như đồng thời./. Câu 4: Quy trình và kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định? Kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định được hiểu là sự vận dụng tri thức về phương thức tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu đặt ra của quyết định. Quyết định lãnh đạo, quản lý là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định, nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định. Để tổ chức thực hiện tốt các quyết định lãnh đạo
Tài liệu liên quan