Câu 1: Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết Mác-Lênin về Đảng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng ta?
Câu 2: Trình bày những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 3: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng CSVN.
Câu 4: Nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng giai đoạn 1945 - 1954.
Câu 5: Vị trí và vai trò của miền Bắc đối với sự nghiệp cách mạng cả nước giai đoạn 1954-1975.
Câu 6: Nội dung cơ bản đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐCSVN (12/1986).
Câu 7: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của 25 năm đổi mới đất nước?
16 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và Lịch sử ĐCS Việt Nam - Đinh Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết Mác-Lênin về Đảng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng ta?
Câu 2: Trình bày những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 3: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời của Đảng CSVN.
Câu 4: Nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng giai đoạn 1945 - 1954.
Câu 5: Vị trí và vai trò của miền Bắc đối với sự nghiệp cách mạng cả nước giai đoạn 1954-1975.
Câu 6: Nội dung cơ bản đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐCSVN (12/1986).
Câu 7: Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của 25 năm đổi mới đất nước?
Câu 1: Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết Mác-Lênin về Đảng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng ta?
Học thuyết Mác là một học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất, đã chứng minh qua phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Là học thuyết duy nhất nêu lên con đường để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Là học thuyết kế thừa những tinh hoa của nhân loại, của xã hội. Lê nin viết: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết hoàn chỉnh và chặt chẽ; nó cung cấp cho con người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với một thế giới quan mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản. Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp”.
Những nội dung cơ bản trong học thuyết của V.I. Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân phát triển sáng tạo những luận điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về chính đảng độc lập của giai cấp công nhân, sau khi khái quát một cách khoa học và phân tích toàn bộ kinh nghiệm đã tích lũy được của phong trào công nhân Nga, với những điều kiện lịch sử mới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. V.I. Lênin đã xây dựng nên học thuyết về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, một Đảng khác hẳn về chất so với các Đảng cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II. Sở dĩ có thể coi những luận điểm của V.I. Lênin về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân là học thuyết về Đảng kiểu mới là bởi V.I. Lênin đã khái quát những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, phát triển lên tầm cao mới và đưa đến sự ra đời một lý luận hoàn chỉnh về Đảng của giai cấp công nhân. Nền tảng tư tưởng của Đảng, theo V.I. Lênin, một Đảng chân chính phải là một Đảng trung thành với chủ nghĩa Mác, kiên quyết đấu tranh chống mọi thứ chủ nghĩa cơ hội hòng xét lại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Đồng thời, phải coi chủ nghĩa Mác không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, phải biết phân biệt chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo, phát triển nó về mọi mặt. Và nhiệm vụ của những người cộng sản, theo V.I. Lênin, là phải học tập ngày càng nhiều hơn tất cả các vấn đề lý luận, phải tự giải thoát ngày càng nhiều hơn khỏi ảnh hưởng của những quan niệm cổ truyền về thế giới quan cũ, và không bao giờ được quên rằng CNXH, từ khi trở thành một khoa học, đòi hỏi phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu xây dựng Đảng về chính trị cùng với việc xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận thì vấn đề về bản chất giai cấp công nhân của Đảng là một nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân theo quan điểm của V.I. Lênin. Trên cơ sở xây dựng và củng cố nền tảng tư tưởng cùng với bản chất giai cấp công nhân của Đảng, V.I. Lênin đã vạch ra một kế hoạch xây dựng Đảng có tính sáng tạo để chuẩn bị về mặt tổ chức cho việc xây dựng Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. V.I. Lênin đã đề cập một cách toàn diện các nguyên tắc xây dựng Đảng như: nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng, . . nhằm tăng cường sức chiến đấu của Đảng, giúp Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Những nguyên tắc của V.I. Lênin trong việc xây dựng Đảng và tổ chức có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, nó có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến việc Đảng của giai cấp công nhân có hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình hay không? Có đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản, xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa hay không? Nhưng nếu Đảng chỉ mạnh về tổ chức thôi thì chưa đủ mà Đảng của giai cấp vô sản phải được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, tư tưởng của chủ nghĩa Mác, Đảng phải đại diện cho quần chúng nhân dân, là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua cương lĩnh, điều lệ của mình. Đó là những điều kiện cần và đủ để một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân có thể hoàn thành xuất sắc được nhiệm vụ của mình. Sự ra đời của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga năm 1903 được tổ chức theo những nguyên tắc trong học thuyết của V.I. Lênin về Đảng kiểu mới đã chứng minh sự thắng lợi của tư tưởng của V.I. Lênin trong việc xây dựng Đảng trên cơ sở của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của học thuyết của V.I. Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân không những đã đem lại thắng lợi cho nhân dân Nga mà còn đem lại thắng lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới.
Thực tế lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chứng minh rằng, học thuyết Mác - Lênin về Đảng cộng sản đến nay vẫn có giá trị to lớn. Mặt khác, học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân với thuộc tính cách mạng và khoa học của nó đòi hỏi các chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của dân tộc, giai cấp, thực tiễn chính trị và xã hội của đất nước mình mà vận dụng sáng tạo.
Ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã xác định rất rõ ràng rằng: Học thuyết Mác Lênin là học thuyết cách mạng nhất, đúng đắn nhất và đó cũng là học thuyết duy nhất có thể soi đường cho cách mạng Việt Nam. Song, Người vẫn hết sức trăn trở, bởi vì Người nhận thấy: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Đó là lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Từ đó, Người đi đến một quyết định, phải “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”. Xuất phát từ ý tưởng đúng đắn này, Người đã vận dụng học thuyết Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hết sức sáng tạo. Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực:
Về tên Đảng và bản chất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải có một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên hệ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới. Đảng ấy có vững thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy nhanh và đúng hướng. Đảng ấy ở Việt Nam là Đảng Cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong các văn kiện quan trọng của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2.1930: “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của Đảng”, “Điều lệ vắn tắt của Đảng”, “Chương trình tóm tắt của Đảng”, tên Đảng được xác định là “Đảng Cộng sản Việt Nam”. Và bản chất Đảng cũng được xác định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Đến năm 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là “Đảng Lao động Việt Nam”. Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung thêm những ý mới rất quan trọng vào nội hàm khái niệm “bản chất Đảng”. Người khẳng định dứt khoát: “Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Khi Đảng ta đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam và tuyên bố đó là Đảng của dân tộc Việt Nam, đã bị Ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản phê phán kịch liệt. Họ cho rằng như thế là Đảng ta đã làm lu mờ bản chất giai cấp công nhân của Đảng, xóa bỏ ranh giới giữa giai cấp công nhân với các giai cấp và tầng lớp khác, sa vào quan điểm “Đảng toàn dân” của chủ nghĩa xét lại. Song, nhận xét như thế là chưa hiểu đúng về Hồ Chí Minh, về Đảng ta và về thực tiễn mang tính rất đặc thù của cách mạng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có tới 90% dân số là nông dân; giai cấp công nhân còn nhỏ bé; giai cấp tư sản phần lớn là tư sản dân tộc, họ cũng yêu nước, ghét đế quốc. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có không ít các nhà tư sản dân tộc hiến nhà cửa, vàng bạc cho cách mạng. Còn giai cấp địa chủ cũng phần lớn là địa chủ nhỏ và đi theo kháng chiến; số đại địa chủ phản động, độc ác, đi theo đế quốc, bóc lột nông dân đến tận xương tủy không nhiều. Ngoài ra, còn có hàng loạt những nhân sĩ, trí thức yêu nước đã từ bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, trở về Tổ quốc, phục vụ đất nước theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh như vậy mà lúc nào cũng cứng nhắc tuyên bố Đảng là của giai cấp công nhân thì làm sao có thể tập hợp được lực lượng, dốc sức cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Phải thấy rằng, dù tên Đảng có thay đổi nhưng bản chất Đảng vẫn không thay đổi. Đảng bao giờ cũng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không có người bóc lột người. Đó cũng chính là một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mơ ước.
Về mối quan hệ giữa Đảng của chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, V. I. Lênin cho rằng, sự ra đời của đảng cộng sản là quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Điều đó hoàn toàn đúng với thực tế ở các nước châu Âu. Còn ở Việt Nam thì khác. Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời. Mỗi khi có giặc ngoại xâm thì phong trào yêu nước lại dâng cao. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời sau khi thực dân Pháp đã thiết lập nền thống trị của chúng trên đất nước ta và qua hai lần khai thác thuộc địa. Phong trào công nhân mới bắt đầu hình thành và phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Khi đó, phong trào yêu nước vẫn là phong trào rộng lớn nhất, lôi cuốn giai cấp nông dân chiếm tới 90% dân số. Đấy là chưa kể những bộ phận hợp thành khác của phong trào yêu nước như tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, các nhân sĩ, trí thức yêu nước... Giai cấp công nhân mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng còn nhỏ bé, nếu không biết gắn chặt với phong trào yêu nước, làm hạt nhân của phong trào yêu nước thì cũng không thể tập hợp được lực lượng, mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn. Nói cho thật chính xác thì ở Việt Nam vào thời điểm đó, phong trào công nhân mới chỉ là một bộ phận của phong trào yêu nước và nằm trong phong trào yêu nước. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao phong trào yêu nước ở Việt Nam, coi nó là một thành tố không thể thiếu được cho sự ra đời của Đảng Cộng sản và chỉ có như thế thì giai cấp công nhân Việt Nam mới trở thành dân tộc như C. Mác, Ph. Ăngghen đã yêu cầu đối với giai cấp công nhân toàn thế giới từ khi viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Với sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo này mà trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa Đảng chủ nghĩa Mác Lênin phong trào công nhân phong trào yêu nước. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã kiểm chứng điều đó.
Về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin từ chủ nghĩa yêu nước. Chính vì thế Người cũng đã giải quyết rất tốt, rất đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn rất chặt giai cấp với dân tộc. Song, quan điểm của Người hơi khác với quan điểm của các nhà lý luận Mácxít đương thời. Trong mối quan hệ này, các nhà lý luận Mácxít trên thế giới, kể cả một số nhà lý luận Mácxít ở nước ta, thường đề cao vấn đề giai cấp mà có phần xem nhẹ vấn đề dân tộc. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng cả hai. Song, mặc dù vậy vẫn phải thừa nhận là Người có phần ưu tiên hơn tới vấn đề dân tộc. Quan điểm này của Người đã có lúc bị phê phán là nặng về dân tộc, nhẹ về giai cấp. Song, thực tiễn của phong trào cách mạng thế giới cũng như thực tiễn của phong trào cách mạng Việt Nam đã kiểm nghiệm và chứng minh luận điểm của Người là hoàn toàn đúng đắn. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là minh chứng rõ ràng cho việc họ không quan tâm và không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giai cấp dân tộc. Nếu họ giải quyết đúng đắn mối quan hệ này và quan tâm nhiều hơn tới vấn đề dân tộc thì đã không xảy ra tình trạng bi đát đó. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề dân tộc, cho nên ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu và coi nó như một động lực lớn của đất nước.
Về một số nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: Để luôn luôn là một tổ chức chặt chẽ và mạnh mẽ của những người cộng sản, Đảng phải tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc về Đảng kiểu mới mà V. I. Lênin đã đề ra, như: nguyên tắc tập trung, dân chủ; nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc tự phê bình và phê bình... Mỗi vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có sự vận dụng rất sáng tạo.. Lênin luôn nói “tập trung dân chủ” và luôn đặt “tập trung” lên trên “dân chủ”. Các nhà lý luận Mácxít - Lêninnít và các sách giáo khoa về học thuyết Mác - Lênin cũng thống nhất dùng câu chữ như vậy. Chi phối nguyên tắc này chính là quan điểm chuyên chính vô sản. Đã chuyên chính thì dứt khoát phải đưa tập trung lên hàng đầu. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu như chỉ nói “dân chủ, tập trung”. Tại sao lại như vậy? Cốt lõi của vấn đề chính là ở chỗ Người khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ và dân chủ là thứ quý báu nhất của nhân dân. Người nói “dân chủ, tập trung” là có ý nhấn mạnh tới vấn đề dân chủ. Phải dân chủ trước đã, sau đó mới tính đến tập trung. Ngay cả nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, Người cũng giải thích: tập thể lãnh đạo là dân chủ (lên trước); cá nhân phụ trách là tập trung (xuống sau). Nói dân chủ, tập trung không phải chỉ là sự đảo vế, mà chính là sự thay đổi cấu trúc của khái niệm; là sự sắp xếp lại thứ tự nội hàm của khái niệm; là sự chú trọng tới hàm lượng của yếu tố cần nhấn mạnh. Yếu tố cần nhấn mạnh ở đây chính là dân chủ. Chỉ một vấn đề nhỏ này thôi cũng cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý vận dụng học thuyết Mác - Lênin sao cho phù hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta.
Vấn đề đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân: Mác và Ănghen quan niệm, Đảng là Đảng cầm quyền; còn đối với Hồ Chí Minh Đảng là đảng của nhân dân. Vào đảng là để phục vụ nhân dân chứ không phải vào đảng là để làm quan, phát tài. Vậy đảng vừa là người nhân văn sâu sắc nhất, vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và liên hệ mật thiết với nhân dân. Đảng phải được thường xuyên chăm lo, xây dựng và chỉnh đốn để đảng ngày càng vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Hoàn thành nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, đưa cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.
Câu 2: Trình bày những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng. Nó đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng cách mạng. Hiện nay, Đảng ta đang hoạt động trong hoàn cảnh môi trường mới rất phức tạp, nó mở ra thời cơ và cả những thách thức mới hết sức gay gắt, đòi hỏi Đảng ta hơn bao giờ hết phải được củng cố vững mạnh không những về chính trị, tư tưởng mà cả về tổ chức. Đảng phải trở thành một khối đoàn kết thống nhất chặt chẽ mới hoàn thành được vai trò, sứ mệnh của mình trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, Đảng phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và cụ thể hóa những nội dung của nguyên tắc này trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng, xem đó là nguyên tắc sống còn của Đảng.
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh đã khái quát nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ có nghĩa là:
1. Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu cử lên.
2. Phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng đều do quần chúng Đảng viên tập trung kinh nghiệm và ý kiến lại mà thành. Rồi lại do các cuộc hội nghị của Đảng thảo luận giải quyết, chứ không ai được tự ý độc đoán.
3. Quyền lực của cơ quan lãnh đạo là do quần chúng đảng viên giao phó cho, chứ không phải tự ai tranh giành được. Vì vậy, người lãnh đạo phải gần gũi và học hỏi quần chúng đảng viên, nghe ngóng ý kiến của họ. Nếu lên mặt với quần chúng, lạm dụng quyền lực, thế là sai lầm.
4. Trật tự của Đảng là: Cá nhân phải phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng số nhiều; cấp dưới phải phục tùng cấp trên; các địa phương phải phục tùng trung ương”.
Còn đối với dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, Hồ Chí Minh cho rằng:
“Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Nhưng quyết không được trái sự lãnh đạo tập trung của Đảng, trái nghị quyết và trái kỷ luật của Đảng. Quyết chống: không xét thời gian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung; tự do hành động; dân chủ quá trớn.
1. Chỉ có cơ quan lãnh đạo có quyền khai thác các cuộc hội nghị.
2. Tất cả các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giao cho các cấp thảo luận. Không được làm qua loa, sơ sài.
3. Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng, phải xem xét rất kỹ lưỡng để lập danh sách những đảng viên ứng cử.
4. Toàn thể đảng viên phải theo đúng đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất của Đảng. Toàn thể đảng viên phải theo sự lãnh đạo thống nhất của trung ương.
Đảng Cộng Sản Việt Nam trước sau như một kiên trì thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. So sánh các nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ ghi trong điều lệ Đảng qua các kỳ đại hội Đảng, chúng ta thấy rằng, Đảng ta đã luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và cụ thể hóa nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của Đảng phù hợp với tình hình nội bộ Đảng và thực tiễn cách mạng.
Hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc, nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ đã được Đảng ta chỉ rõ trong Điều 9 - Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa 2 kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành Đảng bộ, chi bộ (cấp ủy).
3. Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉn