A. LÝ THUYẾT
1. Phân tích vai trò của quản trị tài chính
2. Khái niệm và phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
3. Khái niệm, phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
4. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác dụng của các cách phân loại
5. Giá thành là gì? Phân loại giá thành trong doanh nghiệp
6. Trình bày nội dung giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
7. Khái niệm, ý nghĩa và nội dung của doanh thu
8. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận? cho biết các biện pháp góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
9. Khái niệm đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp
10. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu, cho biết những lợi thế và bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu
11. Phân tích ý nghĩa và nội dung kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
22 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập quản trị tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
A. LÝ THUYẾT
1. Phân tích vai trò của quản trị tài chính
2. Khái niệm và phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
3. Khái niệm, phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
4. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác dụng của các cách phân loại
5. Giá thành là gì? Phân loại giá thành trong doanh nghiệp
6. Trình bày nội dung giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
7. Khái niệm, ý nghĩa và nội dung của doanh thu
8. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận? cho biết các biện pháp góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
9. Khái niệm đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp
10. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu, cho biết những lợi thế và bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu
11. Phân tích ý nghĩa và nội dung kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
12. Tại sao phải định giá doanh nghiệp? Cho biết căn cứ để định giá doanh nghiệp
13. Trình bày phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
14. Thế nào là tình trạng phá sản doanh nghiệp? Các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
15. Thế nào là phá sản doanh nghiệp? Các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp phá sản
B. Bài tập
- Tính khấu hao tài sản cố định bằng các phương pháp. Lập kế hoạch khấu hao, xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động, tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Lập kế hoạch chi phí, kế hoạch giá thành, kế hoạch doanh thu và xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tính toán và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp bằng lợi nhuận thuần dự án, NPV, IRR và thời gian thu hồi VĐT.
- Xác định chi phí sử dụng vốn, hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp.
- Dự đoán nhu cầu vốn bằng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, bằng hệ số tài chính đặc trưng
C.Một số dạng bài tập cụ thể
Bài 1. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp M mua một số thiết bị sản xuất có giá mua 540 trđ chi phí vận chuyển 15trđ, chi phí lắp đặt chạy thử 14 trđ. Sau khi lắp đặt, chạy thử, doanh nghiệp dự kiến sử dụng thiết bị này trong 6 năm
Yêu cầu: Tính mức khấu hao hàng năm và giá trị còn lại của thiết bị này tại thời điểm cuối các năm theo phương pháp đường thẳng, số dư giảm dần có điều chỉnh? Vẽ đồ thị khấu hao theo các phương pháp này trên cùng 1 đò thị.
Bài 2. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp M mua một số thiết bị sản xuất có giá mua 540 trđ chi phí vận chuyển 30trđ, chi phí lắp đặt chạy thử 20 trđ. Sau khi lắp đặt, chạy thử, doanh nghiệp dự kiến sử dụng thiết bị này trong 8 năm
Yêu cầu: Tính mức khấu hao hàng năm và giá trị còn lại của thiết bị này tại thời điểm cuối các năm theo phương pháp đường thẳng, số dư giảm dần có điều chỉnh? Vẽ đồ thị khấu hao theo các phương pháp này trên cùng 1 đò thị.
Bài 3.có tài liệu về tình hình TSCĐ của 1 doanh nghiệp như sau:
Tài liệu năm kế hoạch: tổng nguyên giá cuối năm là 15.600 trđ, trong đó giá trị TSCĐ dự trữ là 800 trđ. Số phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao được chia thành các nhóm như sau:
Loại TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao
Nguyên giá
PTVT
14
1.500
Nhà cửa, vật kiến trúc
6
2.500
MMTB
18
5.600
TSCĐ khác
10
600
Tài liệu năm kế hoạch tăng giảm TSCĐ dự kiến như sau:
- Tháng 3: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng phân xưởng số 7 mới được đầu tư, trị giá dự đoán lần cuối là 3.600 trđ
- Tháng 5: Thanh lý 1 số MMTB hết hạn sử dụng, tổng nguyên giá là 900 trđ, thu thanh lý số TSCĐ này là 300 trđ, chi phí cho thanh lý dự tính là 100 trđ
- Tháng 6: Mua 2 oto, có giá mua 1 chiếc là 342 trđ, chi phí chi phíạy thử là 3 trđ/xe, lệ phí trước hạ là 15 trđ/xe
- Tháng 7: Đưa 1 TSCĐ trong kho ra sử dụng với nguyên giá là 300 trđ
- Tháng 11: Đưa đi giám định kỹ thuật và SCL định kỳ 1 số thiết bị có nguyên giá 1.500 trđ
- Tháng 12: Nhận bàn giao phân xưởng sản xuất số 8 trị giá 4.000 trđ
Yêu cầu: 1. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp
2. Tính hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp biết khấu hao lũy kế đến năm kế hoạch là 6.000 trđ, doanh thu năm kế hoạch 32.500 trđ, lợi nhuận thuần 4.375 trđ
Bài 4. Có tài liệu về tình hình TSCĐ của 1 doanh nghiệp như sau:
Tài liệu năm kế hoạch: tổng nguyên giá cuối năm là 22.400 trđ, trong đó giá trị số TSCĐ dự trữ là 1.800 trđ. Số phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao chia thành các nhóm như sau:
Loại TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao
NG
1. PTVT
15
3.200
2. Nhà cửa, vật kiến trúc
4
4.500
3. MMTB
17
12.100
4. TSCĐ khác
10
800
Tài liệu năm kế hoạch tăng giảm TSCĐ dự kiến như sau:
- Tháng 1: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng phân xưởng số 7 mới được đầu tư, trị giá dự đoán lần cuối là 5.000 trđ
- Tháng 3: Thanh lý 1 số MMTB hết hạn sử dụng, tổng nguyên giá là 2.400 trđ, thu thanh lý số TSCĐ này là 300 trđ, chi phí cho thanh lý dự tính là 120 trđ
- Tháng 4: Mua 2 oto, có giá mua 1 chiếc là 900 trđ, chi phí chi phíạy thử là 5 trđ/xe, lệ phí trước hạ là 45 trđ/xe
- Tháng 5: Đưa 1 TSCĐ trong kho ra sử dụng với nguyên giá là 1.200 trđ
- Tháng 10: Sửa chữa lớn định kỳ 1 số thiết bị có nguyên giá 1.500 trđ và thời gian sửa chữa lớn dự kiến là 3 tháng.
- Tháng 12: Nhận bàn giao phân xưởng sản xuất số 8 trị giá 3.000 trđ
Yêu cầu: 1. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp
2. Tính hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp biết khấu hao lũy kế đến năm kế hoạch là 12.000 trđ, doanh thu năm kế hoạch 142.00 trđ, doanh lợi doanh thu trước thuế 3%, thuế suất thuế TNDN 20%.
Bài 5. Có tài liệu về tình hình TSCĐ của 1 doanh nghiệp như sau:
Tài liệu năm kế hoạch: tổng nguyên giá cuối năm là 22.400 trđ được hình thành từ NSNN cấp là 12.000 trđ, vay dài hạn 8.000 trđ còn lại do doanh nghiệp từ bổ sung. giá trị số TSCĐ dự trữ là 1.800 trđ có nguồn gốc do NSNN cấp
Tài liệu năm kế hoạch tăng giảm TSCĐ dự kiến như sau:
- Tháng 1: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng phân xưởng mới, trị giá dự đoán lần cuối là 5.000 trđ, đầu tư bằng vốn vay
- Tháng 3: Thanh lý 1 số MMTB do NSNN cấp, hết hạn sử dụng, tổng nguyên giá là 2.400 trđ, thu thanh lý số TSCĐ này là 300 trđ, chi phí cho thanh lý dự tính là 120 trđ
- Tháng 4: Dùng vốn bổ sung mua 1 oto tải trị giá 1.200 trđ
- Tháng 5: Đưa 1 TSCĐ trong kho ra sử dụng với nguyên giá là 1.200 trđ
- Tháng 10: Sửa chữa lớn định kỳ 1 số thiết bị đầu tư bằng vốn tự có có nguyên giá 600 trđ và thời gian sửa chữa lớn dự kiến là 3 tháng.
- Tháng 12: Nhận bàn giao phân xưởng sản xuất được đầu tư bằng vốn tự có trị giá 3.000 trđ
Tỷ lệ khấu hao năm kế hoạch là 12%
Yêu cầu: 1. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. dự kiến phân phối sử dụng số tiền khấu hao
2. Tính hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp biết khấu hao lũy kế đến đầu năm kế hoạch là 14.000 trđ, doanh thu năm kế hoạch 200.000 trđ, doanh lợi doanh thu trước thuế 5%, thuế suất thuế TNDN 20%.
Bài 6. Có tài liệu về tình hình TSCĐ của 1 doanh nghiệp như sau:
I. Tài liệu năm báo cáo N:
1. Tổng nguyên giá TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh đến 31/12/N là27.900 trđ. Khấu hao lũy kế TSCĐ tính đến 31/12 năm báo cáo là 3.000 trđ. Phần TSCĐ phải tính khấu hao được chia thành các nhóm như sau:
2. Sô sản phẩm tồn cuối năm: 2.500SP A, 2.000SP B. giá thành sản xuất 250 ngđ/SP A, 200 ngđ/SP B.
Loại TSCĐ
NG (trđ)
Tỷ lệ khấu hao (%)
1. Nhà cửa, VKT
4.520
4
2. MMTB
14.620
15
3. Phương tiện vận tải
4.750
13
4. Thiết bị văn phòng
2.290
18
Toàn DN
26.180
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Dự kiến tình hình biến động TSCĐ:
- Tháng 2: Mua và đưa vào sử dụng 1 TSCĐ, giá mua thực tế 440 trđ, chi phí lắp đặt, bốc dỡ, chạy thử 10 trđ.
- Tháng 3: Thanh lý TSCĐ có nguyên giá là 720 trđ, đã khấu hao 90%.
- Tháng 5: Mua và đưa vào sử dụng 2 oto tải, giá mua và các chi phí để đưa 1 chiếc vào sử dụng là 300 trđ.
- Tháng 9: Nhượng bán 1 oto vận tải nguyên giá 220 trđ, đã khấu hao 45%.
2. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư hình thành TSCĐ phải tính khấu hao cuối năm kế hoạch: Vốn NSNN cấp 30%, Vốn tự bổ sung 25%,Vốn vay dài hạn ngân hàng 45%.
3. Dự kiến sản xuất 25.000 SP A và 16.000 SP B, 2.000 SP C; giá thành sản xuất SP A tăng 25%, của SP B giảm 2%, giá thành sản xuất SP C là 500 ngđ/ SP; chi phí bán hàng, quản lý dự kiến 20% giá thành sản xuất của số SP tiêu thụ. Thuế suất thuế TNDN 22%.
4. Dự kiến tỷ lệ kết dư cuối năm của SP A là 8%, của SP C là 10% và dự kiến tiêu thụ 90% SP C. giá bán 360 ngđ/SP A, 580 ngđ/SP B, 700 ngđ/SP C. Việc tiêu thụ theo nguyên tắc nhập trước xuất trước.
Yêu cầu: 1. Tính tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp năm kế hoạch.
Xác định số tiền khấu hao TSCĐ năm kế hoạch và phân phối sử dụng số tiền khấu hao theo nguồn hình thành cho phù hợp.
Tính các chỉ tiêu sau của năm kế hoạch: hiệu suât sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Bài 7. Doanh nghiệp B có tài liệu sau:
- Tài liệu năm báo cáo:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm là 24.000 trđ; thuế gián thu phải nộp trong năm là 600 trđ; giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong năm là 19.700 trđ.
Số dư vốn lưu động tại các thời điểm như sau: đầu năm: 2.200 trđ, cuối quý 1: 2.400 trđ, cuối quý 2: 2.120 trđ, cuối quý 3: 2.130 trđ, cuối quý 4: 2.340 trđ.
Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh đến 31/12 là 6.900 trđ, số tiền khấu hao lũy kế: 3.200 trđ.
- Tài liệu năm kế hoạch:
Doanh thu tiêu thụ sp dự kiến tăng 20% so với năm báo cáo; thuế gián thu phải nộp dự kiến:650 trđ; Lợi nhuận tiêu thụ sp dự kiến tăng 20% so với báo cáo, dự kiến rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ 10 ngày so với báo cáo.
Tình hình sử dụng TSCĐ trong năm như sau: trong quý 1 sẽ thanh lý TSCĐ hết hạn sử dụng, nguyên giá 240 trđ. Trong quý 2 đưa vào sử dụng một số TSCĐ mới nguyên giá là 1.500 trđ, số tiền khấu hao trích trong năm kế hoạch là 850 trđ.
Yêu cầu: Xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch? Tính tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất bình quân năm kế hoạch so sánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch với báo cáo qua các chỉ tiêu (số lần luân chuyển vốn, kỳ luân chuyển vốn, số vốn lưu động tiết kiệm được)?
Bài 8: có tài liệu sau về 1 công ty:
- Năm báo cáo:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm là 200.000 trđ, thuế gián thu phải nộp dự kiến là 300 trđ; giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong năm là 18.700 trđ.
Số dư vốn lưu động tại các quý như sau: 2.420 trđ, 2.480 trđ, 2.720 trđ, 2.180 trđ. Vốn lưu động cuối năm dự kiến: 2.380 trđ
Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho SXKD đến 31/12 là 4.230 trđ, số tiền khấu hao lũy kế: 1.390 trđ.
- Tài liệu năm kế hoạch:
Doanh thu tiêu thụ sp dự kiến tăng 15% so với năm báo cáo; thuế gián thu phải nộp dự kiến:350 trđ; Lợi nhuận tiêu thụ sp dự kiến tăng 20% so với báo cáo, dự kiến rút tăng tốc độ luân chuyển VLĐ 0,5 vòng so với báo cáo.
Tình hình sử dụng TSCĐ trong năm như sau: trong quý 1đưa vào sử dụng 1 số TSCĐ mới nguyên giá 1.800 trđ. Trong quý 2 thanh lý TSCĐ hết hạn sử dụng, nguyên giá là 500 trđ, số tiền khấu hao trích trong năm kế hoạch là 850 trđ.
Yêu cầu:1. Xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch? so sánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch với báo cáo qua các chỉ tiêu (số lần luân chuyển vốn, kỳ luân chuyển vốn, số vốn lưu động tiết kiệm được)?
2. Tính sự thay đổi doanh lợi vốn CSH biết hệ số nợ năm báo cáo bình quân 0,45; Dự kiến đầu năm KH là 0,5 và cuối năm KH là 0,6.
Bài 9. Doanh nghiệp M dự kiến năm kế hoạch sản xuất 20.000 sản phẩm A, 35.000 sản phẩm B và sản xuất thử 8.000 sản phẩm C. Định mức chi phí vật tư, lao động cho 1 đơn vị sản phẩm như sau:
Khoản mục
ĐVT
Đơn giá (1000 đ)
Định mức tiêu thụ cho sản phẩm
A
B
C
NVL chính
Kg
35
12
9
6
Vật liệu phụ
Kg
24
5
3
2
Nhiên liệu
Lít
20
3
2
2
Tiền lương
Giờ công
22
40
32
20
BHXH, BHYT, KPCĐ trích bằng 24% tiền lương.
Dự toán chi phí sản xuất chung: 6.300 trđ, chi phí quản lý doanh nghiệp 4.500trđ; chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ theo giờ công thực tế sản xuất sản phẩm. Chi phí tiêu thụ bằng 15% giá thành sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu:
Tính và lập bảng kế hoạch giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm theo khoản mục chi phí?
Lập kế hoạch hạ giá thành biết giá thành sản xuất năm kế hoạch của sản phẩm A tăng 2% và của sản phẩm B giảm 4%; giá thành tiêu thụ sản phẩm A tăng 1,8% và của sản phẩm B giảm 3,5%.
Bài 10. Doanh nghiệp M dự kiến năm kế hoạch sản xuất 50.000 sản phẩm A, 30.000 sản phẩm B và sản xuất thử 12.000 sản phẩm C. Định mức chi phí vật tư, lao động cho 1 đơn vị sản phẩm như sau:
Khoản mục
ĐVT
Đơn giá
(1000 đ)
Định mức tiêu hao cho 1 sản phẩm
A
B
C
NVL chính
Kg
35
4,5
3,2
3,0
Vật liệu phụ
Kg
24
1,3
1,2
1,5
Nhiên liệu
Lít
20
0,2
0,1
0,1
Tiền lương
Giờ công
22
4,8
4,0
5,0
BHXH, BHYT, KPCĐ trích bằng 24% tiền lương.
Dự toán chi phí sx chung: 5.000 trđ, chi phí quản lý doanh nghiệp 4.000trđ; chi phí sx chung và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ theo giờ công thực tế sx sp. Chi phí tiêu thụ bằng 20% giá thành sản phẩm.
Yêu cầu:
Tính và lập bảng kế hoạch giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm theo khoản mục chi phí?
Lập kế hoạch hạ giá thành biết giá thành sản xuất năm kế hoạch của sản phẩm A giảm 3% và của sản phẩm B giảm 2%; giá thành tiêu thụ sản phẩm A giảm 2% và của sản phẩm B giảm 2,5%.
Bài 11. Doanh nghiệp M dự kiến năm kế hoạch sản xuất 25.000 sản phẩm A, 30.000 sản phẩm B và sản xuất thử 3.000 sản phẩm C. Định mức chi phí vật tư, lao động cho 1 đơn vị sản phẩm như sau:
Khoản mục
ĐVT
Đơn giá
(1000 đ)
Định mức tiêu hao cho 1 sản phẩm
A
B
C
NVL chính
Kg
25
3
2
2
Vật liệu phụ
Kg
10
0,5
0,3
0,25
Nhiên liệu
Lít
20
0,55
0,42
0,40
Tiền lương
Giờ công
28
12
15
10
BHXH, BHYT, KPCĐ trích bằng 24% tiền lương.
Dự toán chi phí sản xuất chung: 2,7 tỷđ, chi phí quản lý doanh nghiệp 1,8 tỷđ; chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ theo giờ công thực tế sản xuất sản phẩm.
Chi phí tiêu thụ bằng 18% giá thành sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu: Tính và lập bảng kế hoạch giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm theo khoản mục chi phí?
Bài 12. Công ty X có các tài liệu sau:
Năm báo cáo doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B theo bảng sau:
Sản phẩm
ĐVT
Kết dư thực tế ngày 30/9
Sản lượng sản xuất quý 4
Số dự kiến tiêu thụ quý 4
A
Cái
5.000
12.000
11.000
B
Cái
4.000
15.000
12.000
- Giá thành sản xuất sản phẩm A: 80 ngđ/sản phẩm;
- Vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm: 2.500 trđ
- Giá bán (chưa có thuế GTGT) của sản phẩm A là 120 ngđ/sp, của sản phẩm B là 150 ngđ/sp
- Nguyên giá TSCĐ tính đến 31/12 là 8.500 trđ, số tiền khấu hao lũy kế tính đến 31/12 là 3.600 trđ
- Sản lượng tiêu thụ trong năm: 38.000 sản phẩm A và 45.000 sản phẩm B
II. Năm kế hoạch
- Dự kiến sản xuất 42.000 sản phẩm A; 50.000 sản phẩm B, sản xuất thử 5.000 sản phẩm C
- Tỷ lệ sp kết dư cuối năm kế hoạch của sp A là 10%, sp B là 8%, sp C dự kiến tiêu thụ được 90% số sp sx trong năm. Số sp kết dư đầu năm kế hoạch được tiêu thụ hết trong năm.
- Giá thành sx của sp A giảm 5% so với báo cáo, của sp B là 92 ngđ/sp, hạ 6% so với báo cáo, của sp C là 200 ngđ/sp.
- Giá bán (chưa có thuế GTGT) của sp A hạ 4%, của sản phẩm B tăng 3% so với năm báo cáo, của sản phẩm C (chưa có thuế GTGT) là 250 ngđ/sản phẩm
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN dự tính bằng 15% giá thành SX của số sp tiêu thụ năm kế hoạch
- Số vòng quay VLĐ dự kiến tăng 0,5vòng so với báo cáo; DN nộp thuế TNDN với thuế suất 20%
Yêu cầu: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty; Xác định các chỉ tiêu năm kế hoạch (tỷ suất lợi nhuận giá thành,tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh); Tính số vốn lưu động có thể tiết kiệm được trong năm kế hoạch do tăng tốc độ luân chuyển?
Bài 13. Công ty X có các tài liệu sau:
Năm báo cáo doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B theo bảng sau:
Sản phẩm
ĐVT
Kết dư thực tế ngày 30/9
Sản lượng sản xuất quý 4
Số dự kiến tiêu thụ quý 4
A
Cái
5.200
10.000
9.000
B
Cái
4.500
12.800
12.000
- Giá thành sản xuất sản phẩm A: 120 ngđ/sản phẩm;
- Vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm: 4.000 trđ
- Giá bán (chưa có thuế GTGT) của sp A là 1.680 ngđ/sp, của sp B là 255 ngđ/sp
- Nguyên giá TSCĐ tính đến 31/12 là 12.450 trđ, số tiền khấu hao lũy kế tính đến 31/12 là 5.450 trđ
- Sản lượng tiêu thụ trong năm: 42.000 sản phẩm A và 40.000 sản phẩm B
II. Năm kế hoạch
- Dự kiến sx 50.000 sp A; 44.000 sp B, sản xuất thử 12.000 sp C
- Tỷ lệ sp kết dư cuối năm kế hoạch của sp A là 7%, sp B là 6%, sp C dự kiến tiêu thụ được 95% số sp sx trong năm. Số sp kết dư đầu năm kế hoạch được tiêu thụ hết trong năm.
- Giá thành sản xuất của sản phẩm A tăng 5% so với báo cáo, của sản phẩm B là 92 ngđ/sản phẩm, hạ 2% so với báo cáo, của sản phẩm C là 240 ngđ/sản phẩm.
- Giá bán (chưa có thuế GTGT) của sản phẩm A tăng 4%, của sản phẩm B tăng 2% so với năm báo cáo, của sản phẩm C (chưa có thuế GTGT) là 320 ngđ/sản phẩm
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự tính bằng 20% giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch
- Số vòng quay vốn lưu động dự kiến tăng 0,5vòng so với báo cáo; Doanh nghiệp nộp thuế TNDN với thuế suất 20%
Yêu cầu: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty; Xác định các chỉ tiêu năm kế hoạch (tỷ suất lợi nhuận giá thành,tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh); Tính số vốn lưu động có thể tiết kiệm được trong năm kế hoạch do tăng tốc độ luân chuyển?
Bài 14. Công ty X có các tài liệu sau:
I. Năm báo cáo doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B. Số sản phẩm kết dự cuối quý 3, tình hình sản xuất và tiêu thụ cuối quý 4 được tập hợp trong bảng sau:
Sản phẩm
ĐVT
Kết dư thực tế ngày 30/9
Dự kiến sản xuất quý 4
Dự kiến tiêu thụ quý 4
A
Cái
2.500
8.000
7.500
B
Cái
1.000
6.000
5.000
- Giá thành sản xuất sản phẩm A: 185.000đ/cái;
- Giá bán (chưa có thuế GTGT) của sản phẩm A là 230.000đ/cái, của sản phẩm B là 200.000đ/cái
- Vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm: 1.800 trđ
- Nguyên giá TSCĐ tính đến 31/12 là 6.400 trđ, số tiền khấu hao lũy kế tính đến 31/12 là 1.600 trđ
- Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm A và B là 9.540 trđ
II. Năm kế hoạch
- Dự kiến sản xuất 45.000 sản phẩm A; 30.000 sản phẩm B, sản phẩm C sản xuất thử 6.000 cái
- Tỷ lệ sản phẩm kết dư cuối năm kế hoạch của sản phẩm A là 10%, sản phẩm B là 8%, sản phẩm C dự kiến tiêu thụ được 80% số sản phẩm sản xuất trong năm. Số sản phẩm kết dư đầu năm kế hoạch được tiêu thụ hết trong năm.
- Giá thành sản xuất của sản phẩm A giảm 5% so với báo cáo. Giá thành của sản phẩm B là 161.280 đ/cái, hạ 4% so với báo cáo. Giá thành của sản phẩm C là 105.000 đ/cái.
- Giá bán (chưa có thuế GTGT) của sản phẩm A hạ 4%, của sản phẩm B hạ 3% so với năm báo cáo. Giá bán của sản phẩm C (chưa có thuế GTGT) là 135.000 đ/cái
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự tính bằng 20% giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch
- Số vòng quay vốn lưu động dự kiến tăng 1/2 vòng so với báo cáo
- Nguyên giá TSCĐ tính đến 31/12 là 7.500 trđ, số tiền khấu hao lũy kế tính đến 31/12 là 1.800 trđ
- Doanh nghiệp nộp thuế TNDN với thuế suất 28%.
Yêu cầu: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty; Xác định các chỉ tiêu năm kế hoạch (tỷ suất lợi nhuận giá thành,tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh); Tính số vốn lưu động có thể tiết kiệm được trong năm kế hoạch do tăng tốc độ luân chuyển?
Bài 15. Có tài liệu về 1 công ty như sau:
Năm báo cáo doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B. Số sản phẩm kết dự cuối quý 3, tình hình sản xuất và tiêu thụ cuối quý 4 được tập hợp trong bảng sau:
Sản phẩm
ĐVT
Kết dư thực tế ngày 30/9
Dự kiến sản xuất quý 4
Dự kiến tiêu thụ quý 4
A
Cái
3.200
8.700
8.500
B
Cái
1.300
6.500
6.000
- Giá thành sản xuất sản phẩm A: 320.000đ/cái;
- Giá bán (chưa có thuế GTGT) của sản phẩm A là 395.000đ/cái, của sản phẩm B là 250.000đ/cái
- Vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm: