Đề cương ôn thi Môn: Triết học Mác - Lênin - 6 câu có đáp án

Câu 1: Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? Câu 2: Cơ sở lý luận, yêu cầu của quan điểm khách quan. Ý nghĩa của nó đối với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí. Liên hệ công tác bản thân? Câu 3: Thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều? Câu 4: Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên? Ý nghĩa đó với việc “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay? Câu 5: Bản chất của nhà nước vô sản; những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Câu 6: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay?

doc16 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi Môn: Triết học Mác - Lênin - 6 câu có đáp án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ ÔN TẬP Môn: Triết học Mác-Lênin Câu 1: Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? 1- Tính tất yếu của sự ra đời chủ nghĩa Mác * Những điều kiện, tiền đề khách quan * Vai trò nhân tố chủ quan TH Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Nó ra đời do những đòi hỏi của thực tiễn chính trị - xã hội và là quá trình phát triển hợp quy luật của TH và nhận thức khoa học. Nó được chuẩn bị bởi những tiền đề sau: a) Về những điều kiện, tiền đề khách quan * Điều kiện kinh tế-xã hội - Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 (tiêu biểu Anh, Pháp, Đức), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên đà phát triển mạnh mẽ và CNTB được xác lập và giữ địa vị thống trị, giai cấp công nhân công nghiệp ra đời. - Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ trường chính trị. Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng. * Tiền đề về khoa học tự nhiên - Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên đã có bước phát triển vượt bậc về chất, chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận. - Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của G. R. Mayơ (1814 - 1878); Thuyết tiến hoá của S. R. Đácuyn (1809 - 1882); Thuyết tế bào của M. G. Slaiđen (1804 - 1892) và T. Svanơ (1810 - 1882): + Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp và những bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới; => Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì nó một sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển hợp logíc của lịch sử tư tưởng nhân loại. * Tiền đề về lý luận Một là: triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Hai là: thừa kế và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là A.Xơmít và Đ. Ricácđô là một nhân tố không thể thiếu được góp phần làm hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác. Ba là: cải tạo một cách phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximông và S.Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng. b) Vai trò nhân tố chủ quan của Mác và Angghen C.Mác (5.5.1818 - 14.3.1883), sinh ra tại Triơ (Trier), tỉnh Ranh nước Đức trong một gia đình lao động, bố là luật sư. Ănghen (28.11.1820 - 5.8.1895) trong một gia đình chủ xưởng dệt; không có cơ hội tốt nghiệp trung học, học nghề kinh doanh từ rất sớm. -> Tình yêu thương những người công nhân nói riêng, những người lđ nói chung, tinh thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng họ, niềm tin sâu sắc vào lý tưởng CM của giai cấp công nhân, cùng sự thông minh hơn người là những nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của CN Mác nói chung và TH Mác nói riêng. 2- Thực chất của cuộc cách mạng Triết học do Mác và Ănghen thực hiện. Thứ nhất, Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, mac và angghen đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại. Trong triết học của Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học nhân loại, Mac và Ang ghen đã giải thích được quy luật phát triển xã hội loài người một cách khoa học, khách quan toàn diện lịch sử cụ thể. Do vậy, TH của Mac và Ang ghen là TH duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Với quan niệm duy vật về lịch sử, Mac đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội, lịch sử 1 cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội, lịch sử- chỉ ra quy luật hình thành vận động và phát triển của XH, lịch sử. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện Hai là, Với sự ra đời của TH Mac, các quy luật vận động, phát triển của xã hội loài người đã được lý giải phân tích trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn. Mác và Ăng ghen đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời cũng như diệt vong của CNTB là một tất yếu khách quan như nhau và đều do tất yếu kinh tế quy định. Chính sự phát triển của kinh tế, mà trước hết của LLSX, đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ SX đã trở nên lỗi thời. Mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn này chính là mâu thuẫn giữa giai cấp đại diện cho LLSX tiến bộ - GCCN với giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hâu – GCTS. Thông qua cách mạng xã hội, mâu thuẫn được giải quyết, phương thức sản xuất mới được ra đời. Chính điều này đã thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp lên cao. Ba là, sự ra đời của TH Mác đã làm cho CNXH không tưởng có căn cứ khoa học để thực sự trở thành khoa học. Sự ra đời của TH Mac đã làm cho giai cấp CN có được lý luận khoa học, cách mạng dẫn dắt trong cuộc đấu tranh giải phóng bản thân và giải phóng nhân loại. Chính sự kết hợp lý luận của CN Mac nói trung, TH Mac nói riêng với phong trào công nhân đã tạo ra bước chuyển về chất của phong trào từ tự phát lên tự giác. Bốn là, với sự sáng tạo ra CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, Mac và Ang ghen đã khắc phục được sự đối lập giữa TH với hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở đó, TH của 2 ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. Trước khi TH Mac ra đời thì các nhà TH thường tập trung chủ yếu vào giải thích thế giới mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Trung tâm chú ý của TH Mac không chỉ là giải thích thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới. Có thể nói, không một nhà TH nào trước Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Ngay cả Phoi Bắc, đại biểu lớn nhất của CNDV trước Mac, “chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do thái bẩn thỉu của nó mà thôi”. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng vào TH nói trung, Mac và Ăng ghen đã làm cho TH của 2 ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ TH trước đó. Trong TH của hai ông, không có sự đối lập giữa TH với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động thực tiễn của GCVS. Do vậy, TH của Mac và Ăng ghen đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của GCVS và của toàn thể nhân loại tiến bộ. Năm là, với sự sáng tạo ra CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, Mac và Ăng ghen đã khắc phục sự đối lập giữa TH với các khoa học cụ thể. Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học Mác đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận trung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác. Như vậy, sự ra đời của triết học Mác đã chấm dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể. TH Mac có sự thống nhất giữa CNDV với phương pháp biện chứng, giữa lý luận với thực tiễn, giữa tính Đảng với tính khoa học cho nên nó là học thuyết mở, luôn tự đổi mới, phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng của nhân loại. Vì vậy, TH Mac luôn là nền tảng của nhận thức khoa học, là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của GCCN và nhân loại tiến bộ. * Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong TH Mác: - Sự kết hợp lý luận của CN Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của pt, từ trình độ tự phát lên tự giác: + TH Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân - một giai cấp cách mạng nhất, tiến bộ nhất. + TH Mác đã chấm dứt tham vọng của nhiều nhà THDT coi TH là khoa học của các khoa học. Từ TH cổ đại đến TH cổ điển Đức tới hệ thống TH Heghen: TH là khoc học của các loại khoa học, TH đẻ ra các khoa học + TH là TG quan khoa học và pp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học. Vận dụng: khủng hoảng TH, các nhà duy vật dao động trượt sang CNDT, CNDT cho rằng vật chất không tồn tại... đưa đến đn vật chất của Lênin * Ý nghĩa thực tiễn: - Đến nay các nguyên lý của TH Mác vẫn còn nguyên giá trị - Các lực lượng thù địch vẫn luôn tấn công TH Mác do đó chúng ta cần bảo vệ, phát triển TH Mác trong điều kiện mới cho phù hợp. Câu 2: Cơ sở lý luận, yêu cầu của quan điểm khách quan. Ý nghĩa của nó đối với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí. Liên hệ công tác bản thân? 1- Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của quan điểm khách quan là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. a)- Khái niệm - Vật chất: là một phạm trù của TH dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác. - Ý thức: là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan b)- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - VC quyết định YT; YT có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người - Vai trò của VC đối với YT: VC là cái có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức, vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ảnh đối với vật chất. - Vai trò của ý thức đối với vật chất: Ý thức có thể tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức được quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan; theo 2 chiều: + Tích cực: Trở thành động lực cho sự phát triển của vật chất + Tiêu cực: Là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất; khi ý thức phản ánh sai, xuyên tạc quy luật vận động khách quan của vật chất. 2- Yêu cầu của quan điểm: - Phải phản ánh trung thực sự vật, xuất phát từ bản thân sự vật - Luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, tôn trọng và hành động theo thực tiễn khách quan. - Chú ý phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của ý thức, tận dụng điều kiện vật chất hiện có để phát triển. - Việc quán triệt quan điểm khách quan phải chống được hai vấn đề sau: + Chống chủ nghĩa khách quan, tức là tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố khách quan, coi nhẹ vai trò của nhân tố chủ quan của ý thức, dẫn đến rơi vào thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại. + Chống chủ quan duy ý chí: tức là tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố ý thức, tinh thần của yếu tố chủ quan mà coi nhẹ không đánh giá đúng vai trò của các điều kiện vật chất của nhân tố khách quan 3- Ý nghĩa của nó đối với việc khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí: - Bệnh chủ quan duy ý chí là thổi phồng tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, quá đề cao cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí, xa rời hiện thực khách quan, coi nhẹ hoặc đánh giá không đúng vai trò của nhân tố vật chất của yếu tố khách quan. Bất chấp quy luật khách quan, điều kiện khách quan lấy nhiệt tình cách mạng thay thế cho sự yếu kém về trí thức khoa học. Sai lầm của bệnh chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan. - Trên cơ sở quá triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức muốn đảm bảo thành công trong thực tiễn cách mạng ở nước ta thì phải vận dụng đúng nguyên tắc khách quan. “ Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng”. Bệnh chủ quan duy ý chí có nguyên nhân từ sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý luận, tri thức lý luận không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Câu 3: Thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều? 1. Thực chất sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: * Khái niệm + Thực tiễn: Là một phạm trù TH chỉ toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội. Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng cơ bản là 3 hình thức: Hoạt động sx vật chất, hoạt động chính trị - xã hội (là hoạt động thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo XH: đấu tranh gc, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh hòa bình) và hoạt động thực nghiệm khoa học (tạo ra các hoạt động trong các môi trường giả định, không có sẵn trong tự nhiên). + Lý luận: Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng và được biểu đạt bằng hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù. * Nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT: + Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bằng con đường tổng kết thực tiễn: - Thực tiễn là cơ sở, động lực của LL: Cơ sở: Con người thông qua thực tiễn tác động vào SVHT làm chúng bộc lộ thuộc tính, từ đó có hiểu biết về SVHT và khái quát thành LL => Thực tiễn là vật liệu cho LL; Động lực: Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người phải giải quyết => thúc đẩy nhận thức, LL phát triển; quy định khuynh hướng, phát triển của LL. TT là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người và là cơ sở chế tạo ra các CC, phương tiện, thiết bị, máy móc hỗ trợ con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận đúng đắn hơn. - Thực tiễn là mục đích của LL: Hoạt động nhận thức của con người từ đầu đã được quy định bởi nhu cầu thực tiễn – nhu cầu sống, nhu cầu SXVC, nhu cầu cải tạo TN-XH buộc con người phải tìm hiểu, nhận thức, khám phá thế giới xung quanh; Tri thức là kết quả của nhận thức, LL chỉ có giá trị, ý nghĩa khi được vận dụng và thực tiễn, phục vụ thực tiễn. - Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Là tiêu chuẩn để đánh giá sự đúng, sai của lý luận. Vì: Thực tiễn là hoạt động vật chất, nên mang tính khách quan; Thực tiễn là mục đích của nhận thức; Thông qua thực tiễn con người có thể so sánh, đối chiếu, khảo nghiệm nhận thức của mình trong thế giới khách quan. - Ý nghĩa phương pháp luận: Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động: nhận thức sự vật, nhận thức LL phải gắn với nhu cầu TT; lấy TT làm tiêu chuẩn đánh giá đúng sai của LL (chủ trương, đường lối, chính sách) cho phù hợp với TT. + Thực tiễn luôn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi LLKH, nếu không sẽ là TT mù quáng, mò mẫm: - LL đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn; Vì LL khoa học vạch ra phương hướng, phương pháp cho hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi hiện thực khách quan theo hướng tiến bộ và vì lợi cho con người; - LLKH góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn. Trên cơ sở đó tạo thành một khối thống nhất giữa LL và quần chúng để cải tạo TN, XH phụ vụ con người; - LL nếu phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của SV, TT sẽ góp phân dự báo, định hướng đúng đắn cho hoạt động thực tiễn; giúp cho hoạt động TT bớt mò mẫm, vòng vo, chủ động, tự giác hơn (VD: LL và các hình thức NN, nhà nước XHCN); - LLKH cung cấp cho con người những tri thức KH về TN, XH và về bản thân con người. Trên có sở những tri thức khoa học đó con người có thể thông qua hoạt động thực tiễn làm biến đổi tự nhiên, XH và bản thân phục vụ mục đích của mình;s - LL có tính độc lập tương đối với TT, do vậy có thể thông qua hoạt động TT tác động trở lại LL, góp phần làm biến đổi TT. - Ý nghĩa phương pháp luận: Thấy được vai trò quan trọng ủa LLKH, cần không ngừng học tập nâng cao trình độ LL. Tuy nhiên cần tránh tuyệt đối hóa LL; học tập LL phải lien hệ với thực tiễn (đất nươc, thời đại). 2. Ý nghĩa đối với việc ngăn ngừa khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều: Cả hai căn bệnh (bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều) ở nước ta đều có một nguyên nhân chung là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT. Do đó để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục hai căn bệnh này cần quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT. Để quán triệt tốt nguyên tắc này cần thực hiện tốt trên thực tế phương châm học đi đôi với hành; LL liên hệ với thực tiễn và đặc biệt cần TĂNG CƯỜNG TỔNG KẾT THỰC TIỄN. Để tổng kết TT có hiệu quả cần phải quán triệt quan điểm khách quan; các kết luận rút ra phải mang tính khái quát cao; mục đích của tổng kết phát đúng đắn. CỤ THỂ: 1. Bệnh kinh nghiệm: Bản chất là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm cá biệt, cụ thể; biến chúng thành những kinh nghiệm phổ biến nhằm áp dụng những kinh nghiệm này cho mọi trường hợp, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, hạ thấp cà coi thường lý luận; + Biểu hiện: Coi thường lý luận, coi thường học tập LL; Cho kinh nghiệm là yếu tố duy nhất quyết định thành công trong nhận thức và hoạt động thực tiễn; Không đánh giá đúng vai trò của đội ngũ tri thức. + Nguyên nhân: - Ảnh hưởng tiêu cực từ nền sản xuất nhỏ, lúa nước, theo chu kỳ, mùa vụtích lúy kinh nghiệm, đề cao kinh nghiệm; - Ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, phong kiến: Đạo tam cương ngũ thường; trọng nam khinh nữ; học kinh nghiệm của người đi trước, coi thường tri thức - Ảnh hưởng của chiến tranh du kích quá lâu dài: chiến tranh lâu dài không có thời gian học lý luận, cho rằng chiến tranh không cần LL vẫn thắng Mỹ, Pháp - Nhưng nguyên nhân cơ bản và trực tiếp là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT, hiểu và vận dụng không đúng quan hệ biện chứng giữa LL và TT; + Giải pháp khắc phục: - Thực hiện thành công CNH, HĐH để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực từ nền sản xuất nhỏ, tư tưởng gia trưởng, phong kiến; - Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ LL; - Phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa LL và thực tiễn (chứng minh kinh nghiệm bằng khoa học, có cơ chế gắn LL với TT, giáo dục đào tạo với các cơ sở SXKD; lôi cuốn các nhà hoạt động thực tiễn và LL cùng tổng kết TT một cách khách quan, có tính khái quát cao và có mục đích). 2. Bệnh giáo điều: Bản chất là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa LL, coi thường, hạ thấp TT, không đánh giá đúng vai trò của TT trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động lý luận, hoặc áp dụng LL và kinh nghiệm không tính đến điều kiện thực tiễn lịch sử cụ thể. + Biểu hiện: Giáo điều LL (vận dụng LL không căn cứ vào điều kiện TT cụ thể; học tập LL tách rời với thực tiễn, xa rời cuộc sống, rơi vào bệnh câu chữ, đề cao sách vở, LL mà không hiểu bản chất); Giáo điều kinh nghiệm – coi kinh nghiệm như 1 dạng LL (vận dụng kinh nghiệm của người khác, ngành khác, địa phương khác vào nước mình nhưng không tính đến những điều kiện thực tế lịch sử của mình). + Nguyên nhân: - Ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp quá lâu;??? - Ảnh hưởng của tư tưởng tiểu tư sản, bệnh thành tích, bệnh hình thức; ??? - Nguyên nhân cơ bản và trực tiếp là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT, hiểu và vận dụng không đúng quan hệ biện chứng giữa LL và TT; + Giải pháp khắc phục: - Hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; ??? - Khắc phục tư tưởng tiểu tư sản, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức; ??? - Thưởng xuyên tích lũy kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn; ??? - Nâng cao trình độ LL và phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa LL và TT, hiểu và vận dụng đúng mối quan hệ biện chứng giữa LL và TT. Câu 4: Sự phá
Tài liệu liên quan