Trong số nhiều yếu tố, điều kiện khách quan và chủ quan quy định sự phát triển báo chí nói riêng, truyền thông đại chúng nói chung, tác giả cho rằng có 2 yếu tố được coi là trực tiếp và chủ yếu nhất: thứ nhất, là nhu cầu trao đổi thông tin của con người và thứ hai là phương tiện thiết bị được sử dụng để thực hiện, đáp ứng các nhu cầu trao đổi thông tin của con người. Trong đó, sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng thông tin của con người, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội được coi là yếu tố cơ bản nhất.
Nhu cầu trao đổi thông tin của con người được bắt nguồn và chịu sự quy định của sự phát triển xã hội. Xã hội phát triển càng cao, nhu cầu trao đổi thông tin càng cao, cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu loại thông tin phản ánh các mặt hoạt động đa dạng, cả vật chất và tinh thần của con người. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao, ngày càng đa dạng ấy, con người đã không ngừng sáng tạo ra, đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị truyền thông ngày càng hiện đại.
Hai yếu tố cơ bản trên đây vận động, biến đổi nhanh chóng tất yếu dẫn đến một hệ quả là một hệ thống cơ chế, với một hệ thống thiết chế tổ chức các cơ quan báo chí truyền thông ngày càng được biến đổi theo hướng đa năng, đa dạng để có thể đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu dùng tin đó của con người. Đến lượt nó, tính chất đa chức năng, đa dạng ấy của hgệ thống các cơ quan, tổ chức truyền thông đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ báo chí truyền thông có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đủ để đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan truyền thông ấy.
Theo logic ấy, đội ngũ cán bộ truyền thông nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên tất yếu phải có những thay đổi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp , nói chung là thay đổi về mô hình nhân cách, về phẩm chất, năng lực. Vấn đề đặt ra là hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ truyền thông ấy đã cần, đang cần và sẽ cần phải có những thay đổi như thế nào để có thể đào tạo được những cán bộ báo chí truyền thông chuyên nghiuệp có nhân cách đáp ứng đòi hỏi của những biến đổi đa dạng, nhanh chóng của nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội, sử dụng vận hành thành thục hệ thống thiết bị kỹ thuật hiện đại, thoả mãn yêu cầu của chức năng, nhiệm vụ từng chức danh công việc của một mô hình cơ quan truyền thông hiện đại. Tác giả chỉ khuôn bài viết nay trong giới hạn: hoạt động đào tạo cán bộ báo chí cần có hướng thay đổi thế nào để có thể đào tạo được những cán bộ báo chí truyền thông có những đặc trưng cơ bản hợp thành mô hình nhân cách một nhà báo hiện đại.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để đào tạo một đội ngũ nhà báo, cán bộ truyền thông hiện đại đáp ứng yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để đào tạo một đội ngũ nhà báo, cán bộ truyền thông hiện đại đáp ứng yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hoá
Trong số nhiều yếu tố, điều kiện khách quan và chủ quan quy định sự phát triển báo chí nói riêng, truyền thông đại chúng nói chung, tác giả cho rằng có 2 yếu tố được coi là trực tiếp và chủ yếu nhất: thứ nhất, là nhu cầu trao đổi thông tin của con người và thứ hai là phương tiện thiết bị được sử dụng để thực hiện, đáp ứng các nhu cầu trao đổi thông tin của con người. Trong đó, sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng thông tin của con người, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội được coi là yếu tố cơ bản nhất.
Nhu cầu trao đổi thông tin của con người được bắt nguồn và chịu sự quy định của sự phát triển xã hội. Xã hội phát triển càng cao, nhu cầu trao đổi thông tin càng cao, cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu loại thông tin phản ánh các mặt hoạt động đa dạng, cả vật chất và tinh thần của con người. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao, ngày càng đa dạng ấy, con người đã không ngừng sáng tạo ra, đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị truyền thông ngày càng hiện đại.
Hai yếu tố cơ bản trên đây vận động, biến đổi nhanh chóng tất yếu dẫn đến một hệ quả là một hệ thống cơ chế, với một hệ thống thiết chế tổ chức các cơ quan báo chí truyền thông ngày càng được biến đổi theo hướng đa năng, đa dạng để có thể đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu dùng tin đó của con người. Đến lượt nó, tính chất đa chức năng, đa dạng ấy của hgệ thống các cơ quan, tổ chức truyền thông đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ báo chí truyền thông có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đủ để đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan truyền thông ấy.
Theo logic ấy, đội ngũ cán bộ truyền thông nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên… tất yếu phải có những thay đổi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp…, nói chung là thay đổi về mô hình nhân cách, về phẩm chất, năng lực. Vấn đề đặt ra là hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ truyền thông ấy đã cần, đang cần và sẽ cần phải có những thay đổi như thế nào để có thể đào tạo được những cán bộ báo chí truyền thông chuyên nghiuệp có nhân cách đáp ứng đòi hỏi của những biến đổi đa dạng, nhanh chóng của nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội, sử dụng vận hành thành thục hệ thống thiết bị kỹ thuật hiện đại, thoả mãn yêu cầu của chức năng, nhiệm vụ từng chức danh công việc của một mô hình cơ quan truyền thông hiện đại. Tác giả chỉ khuôn bài viết nay trong giới hạn: hoạt động đào tạo cán bộ báo chí cần có hướng thay đổi thế nào để có thể đào tạo được những cán bộ báo chí truyền thông có những đặc trưng cơ bản hợp thành mô hình nhân cách một nhà báo hiện đại.
1. Sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện và yêu cầu mới đối với phẩm chất, năng lực một cán bộ truyền thông, một nhà báo hiện đại
Truyền thông đa phương tiện, dù vẫn còn có ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản đó là phạm trù dùng để chỉ một hệ (một tập hợp) các phương tiện truyền thông hiện đại với những yêu cầu đa dạng về kỹ thuật công nghệ được sử dụng đồng thời trong một hãng truyền thông, một tờ báo, thậm chí một tác phẩm báo chí cụ thể để huy động tối đa hiệu quả chuyển tải thông tin, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sử dụng thông tin và nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin cho đối tượng công chúng truyền thông.
Một tác phẩm báo chí hiện đại ngày nay là sản phẩm mà theo đó, những thông tin được chuyển tải đến công chúng không chỉ đơn thuần là bằng ngôn ngữ nói hay viết, mà còn cả hình ảnh, âm thanh, nhất là với những sản phẩm báo chí được chuyển tải trên các kênh thông tin hiện đại: mạng điện tử, truyền hình, truyền hình kỹ thuật số, báo in trên giấy, trên đĩa CD… Để sáng tạo ra một tác phẩm báo chí như thế đòi hỏi người sáng tạo ra nó không đơn thuần chỉ là một phóng viên báo viết, báo nói (phát thanh) hay báo ảnh… Thiết bị kỹ thuật đa phương tiện đòi hỏi một nhà báo có trình độ nghiệp vụ, kỹ năng đủ để sử dụng nhiều loại thiết bị kỹ thuật khác nhau, có tri thức thực hành về nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.
Một tờ báo hiện đại trong thời đại cách mạng khoa học – công nghệ cũng đang chuyển mình nhanh chóng theo hướng đa phương tiện hoá. Ngày nay bạn đọc không còn xa lạ với những tên báo mới: bên cạnh Nhân dân có Nhân dân điện tử, Bên cạnh Tạp chí Cộng sản có Tạp chí Cộng sản điện tử. Đấy là chưa kể đến những Websitte độc lập với tính cách là một tờ báo mạng (báo trực tuyến…). Đó là chưa kể đến những thay đổi nhanh chóng của áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin đã tạo nên các mối liên hệ làm việc trực tiếp giữa các phóng viên với biên tập viên với cán bộ quản lý các ban, phòng, Tổng biên tập… cùng làm việc trong một “tờ báo hiện đại”. Một “tờ báo” như thế đòi hỏi có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên đa năng, một đội ngũ cán bộ quản lý đa năng.
Một cơ quan truyền thông hiện đại trước đây thường là chỉ ra một loại sản phẩm (một tờ báo, một tạp chí, hiểu theo nghĩa cổ điển), thì nay đã hoàn toàn khác. Đã từ lâu trong các quốc gia tiên tiến, chúng ta bắt gặp những hãng truyền thông, những tập đoàn truyền thông với nhiều loại sản phẩm, loại kênh truyền thông khác nhau và những “tờ báo” hiện đại rất khác nhau, như đã nói trên đây. Hoạt động của các hãng truyền thông này đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của hoạt động báo chí truyển thông. Chúng tạo ra những tác động to lớn về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị. Có thể nói, truyền thông và báo chí nói riêng đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Chúng tạo ra động lực thật mạnh mẽ đến các thiết chế xã hội khác. Nếu như thế kỷ XVI, F. Baicon đã tuyên bố “khoa học là sức mạnh” thì cũng từ khi báo chí ra đời với tính cách một hoạt động nghề nghiệp xã hội đến nay, nó cũng đã, đang ngày càng thực sự là một sức mạnh. Hơn thế còn là một quyền lực.
Toàn bộ sự phát triển nói trên đã và đang tạo ra sự thâm nhập vào nhau của các thể loại, các kênh truyền thông đại chúng. Hơn thế, báo chí và truyền thông đang hoà quyện vào nhau tạo nên một sức mạnh quyền lực tổng hợp vô cùng to lớn tác động vào một tổng thể công chúng truyền thông thuộc hết thẩy các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, với những vị thế xã hội hết sức khác nhau đều, dù muốn hay không cũng cần phải được coi là, đương nhiên trở thành công chúng truyền thông. Để nói về những điều này, không thể và không nên đề cập chỉ trong khuôn khổ một bài viết, thậm chí một chuyên khảo khoa học. Trong giới hạn tham luận này, những phân tích trên đây tất yếu dẫn đến một luận đề: sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện là hệ quả của phát triển kinh tế – xã hội, của nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội. Đến lượt nó, truyền thông đa phương tiễn lại dẫn đến hệ quả đòi hỏi xã hội phải đào tạo, cung cấp cho nó một đội ngũ cán bộ báo chí truyền thông đa năng. Nói cách khác, truyền thông đa phương tiện đòi hỏi có các nhà báo có những phẩm chất, năng lực mới.
2. Để có một đội ngũ nhà báo đáp ứng nhu cầu của truyền thông đa phương tiện, cần có những đổi mới trong nội dung, chương trình và phương thức đào tạo.
Bàn về phẩm chất, năng lực một nhà báo hiện đại, là một nội dung phong phú, hấp dẫn và đã có không ít công trình đề cập. Người viết bài này không có ý định trình bày phân tích kỹ về điều đó. Điều chủ yếu là ở chỗ ta thử xác định một cách khái quát những loại (nhóm) tiêu chí nào trong năng lực, khả năng chuyên môn mà một nhà báo hiện đại cần phải có. Để từ đó đưa ra và luận chứng cho những định hướng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cán bộ báo chí, truyền thông ở nước ta nói chung, ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.
Theo tiếp cận ấy và trong giới hạn ấy, tác giả cho rằng, có 2 tiêu chí (đúng hơn là 2 nhóm, 2 tập hợp tiêu chí) mà một nhà báo hiện đại cần phải có:
- thứ nhất, có đủ tri thức về các loại hình báo chí hiện đại (truyền hình, phát thanh, mạng, báo in…), tri thức về kỹ năng, phương pháp sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật của công nghệ truyền thông hiện đại;
- thứ hai, một tri thức nền vững chắc và đủ rộng để có thể tiếp tục tự đào tạo bồi dưỡng, đủ để phát hiện, nhận thức các sự kiện, vấn đề… liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội, trong thực hiện sáng tạo các tác phẩm báo chí truyền thông.
Liên quan đến mục tiêu trang bị cho người học nhóm tri thức thứ nhất, có một mâu thuẫn cơ bản chi phối toàn bộ quá trình đào tạo: từ xác định chuyên ngành, xây dựng nội dung chương trình, tiến trình và phương thức đào tạo. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là sự đòi hỏi trang bị tri thức bề rộng liên quan đến tất cả các loại hình truyền thông, báo chí cho người học, với một bên là cần đảm bảo đủ tri thức chuyên ngành về từng loại hình báo chí truyền thông. Một sản phẩm báo chí truyền thông hiện đại có thể được coi là thuộc loại hình truyền thông báo chí này, nhưng nó là và luôn luôn là sự kết hợp của nhiều thể loại báo chí truyền thông khác, với những dấu hiệu đặc trưng khác nhau về ngôn ngữ, thể loại khác nhau. Hiện nay, chúng ta (Việt nam và thế giới) về cơ bản vẫn giữ cách phân chia chuyên ngành đào tạo nhà báo theo loại hình truyền thông (chuyên ngành báo in, chuyên ngành báo ảnh, chuyên ngành báo nói, chuyên ngành báo truyền hình, chuyên ngành báo mạng điện tử…). Nghĩa là không căn cứ vào nội dung (chủng loại) thông tin mà báo chí chuyển tải đến công chúng. Đến đây, người viết tự thấy có một vấn đề: tri thức về các loại hình báo chí, về kỹ năng, phương pháp sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật của công nghệ báo chí truyền thông là loại tri thức nào? Tri thức chuyên ngành, tri thức cơ sở đại cương hay tri thức nghiệp vụ, nghề…? Thật không dễ trả lời. Dù hiện nay, về cơ bản chúng ta đang coi đây là tri thức chuyên ngành. Tất nhiên, còn có các tri thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, văn minh nữa, cũng nằm trong mảng kiến thức chuyên ngành. Người viết thì lại cho rằng, tất cả các tri thức trên đây là hết sức cần thiết cho một nhà báo, nhưng cũng chỉ là các tri thức đóng vai trò công cụ, phương tiện cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí thôi. Bởi nhà báo là những người phát hiện, nhận thức các sựk kiện, các vấn đề, chuyển tải một cách khách quan, trung thực, chính xác, đúng định hướng, các sự kiện vấn đề đến công chúng, đến người tiếp nhận và sử dụng, tiêu dùng thông tin để thoả mãn các nhu cầu dùng tin khác nhau. Mà sự kiện, vấn đề trong đời sống thật đa dạng, phong phú, nhưng chúng lại thuộc về và chỉ thuộc về những lĩnh vực hoạt động cơ bản khác nhau của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học – công nghệ. Hoặc nếu chi tiết hơn là các thành tố, các mặt hoạt động khác nhau của từng lĩnh vực cơ bản này của xã hội. Khi được hỏi, giữa hai loại tri thức mà một nhà báo cần có trong sáng tạo tác phẩm của mình: tri thức về cách thức thể loại chuyển tải thông tin về sự kiện và tri thức về bản chất, xu thế, trạng thái, các thuộc tính của chính sự kiện, cái nào quan trọng hơn, cần thiết hơn. Hầu hết đồng nghiệp cho rằng, cả 2 loại đó đều quan trọng, cần thiết như nhau, không thể coi nhệ cái nào, cũng không thể coi cái nào là quan trọng hơn. tác giả cũng đồng tình, chia sẻ với quan điểm này. Nhưng, thử từ quan điểm này để soi vào nội dung, chương trình đào tạo của chúng ta. Liệu kết cấu của các mạng nội dung kiến thức đã thể hiện đúng quan điểm đó chưa? Vô hình chung, chúng ta đã chuyển sang nói đến ácc tri thức thuộc loại thứ hai, mà một nhà báo hiện đại cần được trang bị. Tác giả cho rằng nhiều sai sót, nhược điểm của các sản phẩm báo chí hiện nay có liên quan đến sự thiếu hụt tri thức về các lĩnh vực, các hoạt động của xã hội mà trong đó các sự kiện, các vấn đề đang tồn tại, diễn ra, được nhà báo phát hiện, nhận thức, sáng tạo và chuyển tải đến công chúng. Mà một số tri thức này còn đang chưa có, có nhưng chưa đủ trong chương trình đào tạo nhà báo, cán bộ truyền thông của chúng ta.
3. Khuyến nghị của người viết
Có lẽ chưa thể đưa ra được những khuyến nghị cụ thể, khả thi như là những kết quả của nghiên cứu - phát triển (development – research) chỉ từ những ý tưởng có tính chất luận đề trên đây. Nhưng những phân tích ấy, thiết nghĩ cũng đã được coi là có căn cứ để đưa ra những khuyến nghị có tính chất định hướng hay giải pháp chung. Rất mong được sự quan tâm, chia sẻ tranh luận của đồng nghiệp.
Thứ nhất, cần tiến hành các nghiên cứu trao đổi càn thiết nhằm váo mục tiêu xác định cho được một số môn học, học phần trang bị các tri thức cơ bản, hiện đại, liên quan đến những lĩnh vực cơ bản trong hoạt động của xã hội cần trang bị cho sinh viên các chuyên ngành đào tạo báo chí, truyền thông.
Thứ hai, Trong các môn học (học phần chuyên đề, nhóm chuyên đề…) được lựa chọn, cần xác định và đưa váo môn học (học phần, chuyên đề, nhóm chuyên đề …) được coi là tri thức định hướng chính trị cho nhà báo, cán bộ truyền thông tương lai. Bởi báo chí, truyền thông là một thiết chế quyền lực của xã hội. Mà xã hội, lại được chia thành các giai cấp, được vận hành trong các thể chế chính trị xác định. Đối với xã hội ta, đó không thể là gì khác hơn là thể chế chính trị vô sản. báo chí của ta, một mặt là sự kế thừa, tiếp thu các giá trị hợp lý về phương pháp, cách thức, kinh nghiệm lịch sử của báo chí tư sản, nhưng mặt khác, mặt chủ yếu nó là báo chí vô sản là một thiết chế xã hội – chính trị của giai cấp công nhân.
Thứ ba, nâng cấp, hiện đại hoá các thiết bị, phương tiện dạy học thực hành nghiệp vụ báo chí truyền thông là một hướng đổi mới đã được coi trọng, càng cần phải được tiếp tục coi trọng hơn. Đồng thời cần xem xét để tiếp tục phát triển các tờ báo, loại hình báo, cơ sở thực hành nghiệp vụ đã có, tiến tới nghiên cứu để cho ra đời một tờ báo đa phương tiện hiện đại của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thay vì các tờ báo đơn phương tiện, hoạt động tách rời nhau như hiện nay.
Thứ tư, xúc tiến để tiến hành thử nghiệm các loại hình đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu các tổ chức, cơ quan truyền thông trong nước, tính toán để đào tạo đón đầu cung cấp các nhà báo đa năng cho các cơ quan, các tờ báo đa phương tiện đã, đang và sẽ được ra đời ở nước ta.
Thứ năm, tiếp tục tăng cường các quan hệ hợp tác hiện có, mở ra các hình thức quan hệ hợp tác mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, truyền thông. Trước mắt cần có và có nhiều hơn nữa những diến đàn trao đổi như kiểu diễn đàn này. Trong tương lai, tiến tới các diễn đàn trao đổi mang tính chất chuyên sâu, học thuật dưới dạng các round table (bàn tròn khoa học), hoặc các hình thức workshop (hội giảng), training workshop (lớp huấn luyện), để có thể đạt được những cách thức, kinh nghiệm phương pháp khả thi, áp dụng nhằm đổi mới phương pháp, hình thức dạy – học nói riêng và đào tạo cán bộ báo chí truyền thông nói chung.