Đề tài Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong giai đoạn hiện nay, song song với việc phát triển các ngành kinh tế khác, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao đời sống và tạo việc làm cho người dân lao động. Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được ưa chuộng trên thế giới.

doc45 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, song song với việc phát triển các ngành kinh tế khác, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao đời sống và tạo việc làm cho người dân lao động. Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được ưa chuộng trên thế giới. Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) là đối tượng nhập nội, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Tôm chân trắng là đối tượng mới có triển vọng phát triển rộng rãi ở nhiều nước châu Á. Ưu điểm của nó là thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, mau lớn, thích nghi được với biên độ nhiệt độ nước và độ mặn rộng.[4]. Trong thời gian qua, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi khảo nghiệm tôm chân trắng, nhìn chung quản lý và phát triển đúng hướng, cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, trình độ kỹ thuật nhiều nơi được cải thiện đã mở đường cho sự phát triển của tôm chân trắng. Tôm chân trắng là loài có thể nuôi với mật độ cao, điều này đòi hỏi người nuôi phải đầu tư đồng bộ về nhân lực cũng như khoa học kỹ thuật. Để nâng cao năng suất và lợi nhuận, cần phải lựa chọn nguồn giống sạch bệnh, chế độ chăm sóc quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt các yếu tố môi truờng và quan trọng là phải sử dụng loại thức ăn phù hợp nhất. Chi phí thức ăn trong quá trình nuôi tôm chiếm khoảng 40 – 70 % chi phí của vụ nuôi. Tuy nhiên trong nuôi tôm, chi phí cho một kg thức ăn chưa quan trọng mà vấn đề người nuôi tôm cần quan tâm nhất đó là chi phí cho một kg tôm tăng trọng là bao nhiêu? Vì vậy ngoài việc sử dụng loại thức ăn nào có chất lượng tốt để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, giúp tôm tăng trưởng nhanh, có sức khỏe tốt mà còn giảm được hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) đến mức thấp nhất để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay ở thị trường Thừa Thiên Huế có nhiều loại thức ăn của nhiều công ty trong và ngoài nước với chất lượng và giá cả khác nhau. Do vậy nghiên cứu để tìm ra loại thức ăn phù hợp là một trong những khâu quyết định đến hiệu quả kinh tế cả vụ nuôi. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kết hợp với nguyện vọng của bản thân. Được sự đồng ý của trường Đại học Nông lâm Huế, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn thí nghiệm đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng. Trên cơ sở đó khuyến cáo với người nuôi loại thức ăn tôm chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi tôm thâm canh PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm sinh học tôm chân trắng 2.1.1 Hệ thống phân loại Tôm chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) được định loại là: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidea Giống: Litopenaeus Loài: Litopenaeus vannamei, Boone 1931. 2.1.2 Đặc điểm phân bố và nguồn gốc. Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Pêru, nhiều nhất ở biển gần Ecuador . Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã có mặt hầu hết ở các khu vực ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á[4]. 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng Cũng như các loài tôm he khác, tôm chân trắng phát triển qua 4 giai đoạn ấu trùng chính là Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae Giai đoạn Nauplius: Nauplius không cử động được trong khoảng 30 phút, sau đó bắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng. Nauplius thay vỏ cả thảy 4 lần ( N1 đến N5 ) mỗi lần kéo dài 7 giờ ( theo các nhà sinh học Đài Loan thì có đến 6 giai đoạn ). Trong thời kỳ này ấu trùng cứ bơi một đoạn rất ngắn rồi lại nghỉ và lại tiếp tục bơi. Không cần cho Nauplius ăn, chúng tự nuôi sống bằng noãn hoàng có sẵn. Giai đoạn Zoea: sau N5 ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea, giai đoạn này ấu trùng bơi liên tục, bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là thực vật phù du. Zoea thay vỏ hai lần từ Z1 tới Z3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ Giai đoạn Mysis: thời kỳ này ấu trùng qua 3 giai đoạn (M1, M2, M3). Mỗi giai đoạn kéo dài 24 giờ. Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du. Trong khi Nauplius có khuynh hướng bơi gần mặt nước thì Mysis bơi hướng xuống sâu và bơi ngược, đuôi đi trước, đầu đi sau. Giai đoạn Postlarvae: sau thời kỳ này thì tôm con đã có đủ các bộ phận, chúng dần dần hướng ra biển, rời xa các cửa sông và trở thành Juvenile. Từ đây tôm trưởng thành Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày. Tốc độ lớn thời gian đầu 3g/tuần lễ (mật độ nuôi 100 con/m2), tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần (1g/tuần lễ). Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. [4] 2.1.4. Tập tính sống Tôm chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm: đáy cát, độ sâu 0 - 72m; nhiệt độ nước ổn định từ 25 - 320C , độ mặn từ 28 - 340/00, pH 7,7 - 8,3 Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở các khu vực cửa sông giàu sinh vật thức ăn. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn. Tôm chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi truờng sống. [4] 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm chân trắng là loài tôm ăn tạp. Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của nó cũng cần thành phần: protid, lipid, vitamin và muối khoáng...thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Khả năng tiêu tốn thức ăn của tôm chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm (thức ăn uớt). Trong thời kỳ tôm sinh sản đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hằng ngày tăng lên gấp 3 - 5 lần. Thức ăn cần hàm lượng protein 35% là thích hợp, (tôm sú cần 40%, tôm he Nhật Bản cần 60% protein). [4] 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28oC, độ mặn khá cao (35‰). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn sinh sống ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ. * Cơ quan sinh dục. Tôm chân trắng Litopenaeus vannmei trưởng thành phân biệt rõ đực cái thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Con đực: Giữa đôi mái chèo thứ nhất có một cơ quan gọi là petasmata. Trong khi giao hợp petasmata sẽ chuyển tinh trùng sang thelycum của con cái. Con cái: Con cái có một cơ quan gọi là thelycum để tiếp nhận tinh trùng của con đực. Thelycum nằm ở phía bụng của phần ức, giữa cặp chân đi thứ 4 và thứ 5. Tôm chân trắng có thelycum mở khác với loại hình túi chứa tinh kín như ở tôm sú và tôm he Nhật Bản. Trình tự của sinh sản mở là: (tôm mẹ) lột vỏ→ thành thục→ giao phối→ đẻ trứng→ ấp nở. Tôm cái sau khi thành thục sẽ đẻ trứng trực tiếp vào trong môi trường nước, trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn thích hợp trứng sẽ nở thành ấu trùng.[13], [4] 2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát triển tôm chân trắng 2.2.1. Nhiệt độ Tôm cũng như hầu hết các loài động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường, vì vậy nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng... [13] Nhiệt độ thường thay đổi theo mùa, ngày đêm và mỗi vùng miền khác nhau. Thông thường nhiệt độ nước trong ngày thấp nhất vào lúc 2 đến 5 giờ sáng, cao nhất vào buổi chiều lúc 14 giờ đến 16 giờ chiều. Tôm có thể chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ 0,2oC/phút, nhưng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 – 4oC hoặc vượt quá sẽ gây sốc thậm chí còn gây chết. Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp tại các ao hồ nhiệt đới khoảng 28 – 30oC. Các thí nghiệm ở Hawaii cho thấy tôm chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ môi trường nước thấp hơn 15oC, cao hơn 33oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa, tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15 – 22oC và 30 – 33oC. Với tôm chân trắng nhiệt độ chấp nhận được là 23 – 30oC, trong khoảng nhiệt độ này độ lớn của tôm cũng tuỳ giai đoạn tăng trưởng của tôm. Thí nghiệm cho biết, lúc còn nhỏ (1gr) tôm lớn nhanh hơn ở 30oC, khi tôm lớn hơn(12 – 18gr) tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 27oC thay vì 30oC như lúc còn nhỏ. Khi tôm lớn hơn nữa mà nhiệt độ lại cao hơn 27oC thì môi trưòng nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trưởng[14][13]. 2.2.2. Độ mặn Đây là yếu tố mà chúng ta có thể điều chỉnh được nếu có nguồn nước ngọt và nước mặn dự trữ. Độ mặn có thể nuôi tôm chân trắng từ 10 – 30 ppt, tuy nhiên nếu độ mặn cao quá hoặc thấp quá cũng không tốt, nếu độ mặn cao (>30ppt) thì tôm rất chậm lớn, vì độ mặn cao hàm lượng các khoáng cũng rất cao, do đó sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm gặp nhiều khó khăn, nếu tôm đã tới chu kỳ lột xác mà không lột được thì sẽ không phát triển và chậm lớn. Hơn nữa nước mặn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra, đặc biệt là bệnh phát sáng. Độ mặn tốt nhất cho sự phát triển của tôm chân trắng từ 10 – 25 ppt Nếu độ mặn thấp (< 10 ppt) cũng không tốt, dễ phát sinh bệnh, vì trong nước ngọt thiếu các khoáng (Na, Ca, Cl, Fe, Cu, P, Mn…). Đây là những khoáng chất cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm, nếu thiếu chúng tôm sẽ không tạo được vỏ.[7] 2.2.3. pH pH của nước ao rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi và phiêu sinh vật. pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nuớc ao nuôi. Khi pH biến động thì sẽ ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý, sinh hoá trong cơ thể tôm, làm ảnh hưởng các yếu tố khác trong ao như tảo, khí độc…pH phù hợp cho ao nuôi là 7.5 – 8.5, khoảng dao động trong một ngày không được quá 0.5. [7] Một vài chức năng của cơ thể tôm có thể bị ảnh hưởng trực tiếp do pH quá cao hay quá thấp hay do sự biến động của nó, và như vậy, dĩ nhiên sẽ có hại đến tôm. pH thấp thường làm tổn thương phụ bộ và mang cũng như gây trở ngại cho việc lôt xác và làm cho tôm bị mềm vỏ NH3 và H2S là hai loại khí độc hoà tan trong nước. Các loại khí độc này hiện diện trong ao dưới hai dạng: dạng khí có tính độc cao và dang ion thì ít độc hơn. Tỷ lệ giữa dạng khí và dạng ion bị ảnh hưởng bởi độ pH. Khi pH cao, NH3 dạng khí sẽ nhiều và ít H2S hơn. Khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều và ít NH3 dạng khí.[5] 2.2.4. Độ kiềm Độ kiềm là số đo tổng của carbonate và bicarbonate. Chúng có tác dụng quan trọng trong nước thông qua khả năng làm giảm sự biến động của pH, hạn chế các chất độc có sẵn trong ao nhằm không gây sốc cho tôm. Độ kiềm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột xác của tôm, độ kiềm cao làm cho tôm khó lột xác nhưng nếu độ kiềm nước ao thấp làm cho tôm khó cứng vỏ mỗi khi lột xác. Trong nuôi tôm chân trắng, độ kiềm rất quan trọng vì chu kỳ lột xác của chúng rất ngắn và thường xuyên, sau mỗi lần lột xác chúng sẽ hấp thụ một lượng lớn độ kiềm trong nước để sử dụng trong việc kiến tạo vỏ mới, do đó việc kiểm tra độ kiềm thường xuyên trong ao là rất cần thiết nhất là khi tôm lớn. Độ kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm từ 80 – 130 mg/l. [7], [14] 2.2.5. Oxy hòa tan (DO) Hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết cho một ao nuôi tốt ở cả hai hệ thống nuôi năng suất thấp và cao. Tác hại do hàm lượng oxy thấp tuỳ thuộc vào hàm lượng oxy có trong ao, thời gian và số lần tôm phải chịu đựng tình trạng đó. Ở nồng độ oxy nhỏ hơn 4mg/l tôm vẫn bắt mồi bình thường nhưng chúng tiêu hóa thức ăn không hiệu quả. Hàm lượng oxy thấp như thế có thể ảnh hưởng đến tôm và dẫn đến tăng tính cảm nhiễm bệnh. Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn giảm và khả năng cảm nhiễm bệnh tăng sẽ làm giảm lợi nhuận. Nếu hàm lượng oxy giảm thấp hơn nữa (2 – 3 mg/l) thì tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi nhiều. Hàm lượng oxy thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển là lớn hơn 5mg/l. [5], [14] 2.2.6. Độ trong Độ trong của nước ở các ao nuôi chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và đặc tính khối chất cái bao gồm các sinh vật sống trong tầng nước và thể vẩn lơ lửng. Giới hạn cho phép về độ trong từ 25 – 50 cm, nó thay đổi theo tuổi tôm, khi mới thả tôm vào thì yêu cầu độ trong cao 40 – 50 cm, nhưng khi tôm lớn độ trong sẽ thấp 25 – 30 cm. Độ trong quá lớn sẽ lập tức ảnh hưởng tới tôm, khi đó tôm rất dễ bị sốc, tôm chậm lớn, phân đàn, ít ăn và dễ nhiễm bệnh, đồng thời đáy ao dễ sinh lab lab. Nếu độ trong quá thấp (nước có màu đậm) thì rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của tôm nhất là vào ban đêm, nguyên nhân chính là do tảo về ban ngày sẽ quang hợp nhưng về ban đêm chúng sẽ hô hấp và làm giảm oxy trong nước. Độ trong thấp thì mang tôm rất dễ bị tổn thương (đen mang, vàng mang) hay nhớt thân. Màu tảo đậm là nguyên nhân làm dao động pH giữa ngày và đêm rất lớn. [7] 2.2.7. Các khí hoà tan 2.2.7.1. CO2 Khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong đời sống của vùng nước. CO2 là bộ phận cơ bản tham gia vào sự tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp. Nếu CO2 tồn tại dưới dạng khí tự do ở nồng độ cao sẽ không có lợi cho tôm. Do chênh lệch giữa áp suất trong nước và trong máu tôm. [14] 2.2.7.2. Hợp chất của Nitơ Gồm 3 chất chính: amonia (NH4+), nitrite (NO2) và nitrate (NO3-). Amonia: Trong ao hồ, amonia xuất hiện như một sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tác dụng của vi khuẩn. Trong nước amonia được phân chia làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hoà tan) và nhóm NH4+ (ion hoá). Chỉ có dạng NH3 của amonia là gây độc cho tôm, NH3 có tính độc cao hơn NH4+ từ 300 đến 400 lần. Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ của NH3. Độ độc của amonia gây ra không đáng ngại lắm trong ao tôm vì thực vật phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho độ độc này ở mức thấp, tuy nhiên nếu ao hồ có mật độ cao quá thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện. Mức độ NH3 thay đổi về ban đêm đáp ứng sự thay đổi của pH và nhiệt độ. Dưới tác dụng của vi khuẩn, amonia sẽ bị biến đổi thành nitrite (NO2) (bởi Nitrosomonas bacteria) rồi nitrate (NO3-) (bởi Nitrobacter bacteria) Hình thức nitrate thường vô hại, nhưng trong môi trường nước mà lượng chlorinity thấp thì nitrite sẽ gây độc cho tôm. Nitrite gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào.[14] 2.2.7.3. Hydro sulfide (H2S) Hydro sulfide là một chất khí, được tạo thành dưới điều kiện kỵ khí (anaerobic condition). Cũng tương tự như amoni, hydro sulfide chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí) và HS- (ion). Chỉ có dạng H2S là chất độc. pH rất có ảnh hưởng tới độ độc của H2S, ví dụ: Với ao hồ có pH = 5 và ở 240C người ta thấy 99,1% Hydro sulfide dưới dạng H2S, trong khi đó ở độ pH=8 với cùng nhiệt độ 240C lại chỉ có 8% lượng Hydro sulfide dưới dạng chất độc. [14] 2.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng tôm chân trắng 2.3.1. Protein Protein là vật chất hữu cơ quan trọng, là nguyên liệu tạo các mô và các sản phẩm khác trong cơ thể. Protein là chất xúc tác, thực hiện chức năng vận chuyển, bảo vệ. Trong tình trạng suy dinh dưỡng protein đóng vai trò quyết định, nếu cơ thể tôm thiếu sẽ kéo theo thiếu các chất dinh dưỡng khác, thiếu protein kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm. Để thoả mãn nhu cầu protein ở tôm, ta có thể sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin hoặc phối hợp các nguyên liệu. Tôm chân trắng không cần khẩu phần ăn có lượng protein cao như tôm sú. Theo nghiên cứu của Colvin and Brand (1977) là 30%, Kureshy and Davis (2002) là 32%. Trong đó, thức ăn có lượng protein 35% được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó khẩu phần ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Men tiêu hoá protein của tôm chủ yếu ở dạng trypsine, không có pepsine (Vonk, 1970). Ngoài ra trong dạ dày tôm có 85% số vi khuẩn tạo thành chitinase. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, quan trọng nhất là giúp tôm có khả năng tiêu hoá chitinase một phức hợp của protein. [2] 2.3.2 Lipid Trong thành phần thức ăn của tôm thì lipid chứa năng lượng cao nhất, nó không chỉ là chất dự trữ mà còn là thành phần thiết yếu của các tổ chức trong cơ thể. Nếu năng lượng của thức ăn quá thấp thì tôm sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ các dưỡng chất khác, như protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng cao chi phí thức ăn. Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu thức ăn và chất đạm tiêu hoá không đủ để tôm phát triển. Tỷ lệ lipid trong thành phần thức ăn của tôm không thể vượt quá 10%, tốt nhất là 5-7%. [2] 2.3.3. Hydratcacbon. Hydratcacbon là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (khoảng 60% năng lượng cho hoạt động sống của động vật). Tuy khả năng sản sinh ra nhiệt lượng của hydratcacbon kém hơn so với lipid, song hydratcacbon lại có ưu thế hoà tan được, vì vậy quá trình tiêu hoá hấp thu dễ dàng. Ở giáp xác có nhiều men tiêu hoá hydratcacbon như: amylaza, maltaza, kitinaza, cellulaza (Kooiman, 1964), nhờ đó giáp xác có thể tiêu hoá một thành phần cellulose nên chúng có thể ăn thực vật và rong tảo. Thức ăn nhiều xơ sẽ đưa kết quả xấu vì cơ quan ruột, dạ dày của tôm ngắn, thức ăn nhanh chóng đi qua và thời gian tiêu hoá bị hạn chế. Nhưng chất xơ đóng vai trò là chất nền cho quá trình lên men của vi sinh vật sống trong ống tiêu hoá, vì vậy trong thức ăn tôm người ta thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc rong biển. Ngoài vai trò là chất nền trong chất xơ tồn tại một lượng nước nhất định, chính lượng nước này có tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. [2] 2.3.4. Vitamin. Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hoá học khác nhau, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường. Vitamin nhóm B, C và E được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn. Vitamin D, C khi dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh thừa vitamin. Trong thành phần các premix vitamin dùng cho tôm luôn có vitamin A và K. [2] 2.3.5. Khoáng. Khoáng là những nguyên tố hoá học cần thiết để xây dựng nên cơ thể và tham gia vào quá trình trao đổi chất của động vật. Tôm có khả năng hấp thụ muối khoáng từ môi trường nước nên nhu cầu muối khoáng của tôm thấp và khác với động vật trên cạn. Shewbartetal (1973) cho rằng nhu cầu Ca, K, Na và Cl của tôm có thể thoả mãn do áp suất thẩm thấu. Photpho trong nước biển thấp nhưng trong thịt tôm lại có nhiều, nên cần thêm photpho vào trong khẩu phần thức ăn tôm hỗn hợp khoáng từ 2-5%. [2] 2.4. Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam 2.4.1. Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới Trên thế giới, sản lượng tôm chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm sú nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn (1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999.[4] Ecuador coi nuôi tôm chân trắng là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôi chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000 tấn. Năm 1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượng giảm còn 1/3, sau 2-3 năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn (1999) rồi lại gặp đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000).[4] Một số nước như Mexico, Panama, Eelize,  Peru, Colombia… cũng có tình hình phát triển tương tự Ecuador. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang Hawaii . Từ đây tôm chân trắng lan sang Châu Á, Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như: Philippin, Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam... với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú hiện nay. Tôm chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vì ngư