Đề tài Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp

Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗtrợlại suất 4%, đã giúp các doanh nghiệp giải quyết được sựkhan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mởrộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả kinh doanh khảquan hơn. Phân tích từnhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan vềkếhoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp tưnhân, công ty TNHH và công ty cổphần có xu hướng sửdụng gói hỗtrợlãi suất tốt hơn so với các khu vực sởhữu khác. Tuy nhiên, phân tích cũng từnhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy tác động của gói hỗtrợkinh tế đối với doanh nghiệp không thực sựlớn. Mức chênh lệch vềsốlao động được thuê trước và sau khi có chương trình hỗtrợlãi suất là tương đối nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản hoặc thuộc loại doanh nghiệp có quy mô vừa thì có xu hướng tăng sốlao động hơn là tăng đầu tưcho sản xuất hoặc mua sắm máy móc, thiết bị. Điều này hàm ý rằng gói hỗtrợlãi suất chỉgiúp các doanh nghiệp trong hoạt động ngắn hạn mà không có tác dụng hỗtrợtrong dài hạn. Nhận định này được củng cốbởi phân tích từcác công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và HồChí Minh. Các doanh nghiệp trong mẫu phân tích có xu hướng vay vốn ngắn hạn đểtăng vốn lưu động nhằm khai thác cơsởsản xuất hiện có hơn là đầu tưmởrộng. Vốn dành cho sản xuất có xu hướng tăng chậm dần theo các quý. Trong khi đó, vốn dành cho các tài sản đầu cơ lại có xu hướng tăng dần. Điều này ngụý rằng một phần của các khoản vay ưu đãi đã được sửdụng cho các mục đích khác chứkhông phải cho đầu tưmới

pdf39 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Edmund Malesky, Nguyễn Đức Thành Bài Nghiên cứu NC-20 1 Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp1 Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Edmund Malesky, Nguyễn Đức Thành Tóm tắt Gói kích thích kinh tế, đặc biệt là gói hỗ trợ lại suất 4%, đã giúp các doanh nghiệp giải quyết được sự khan hiếm vốn lưu động, mạnh dạn vay vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, và nhờ đó đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn. Phân tích từ nhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần có xu hướng sử dụng gói hỗ trợ lãi suất tốt hơn so với các khu vực sở hữu khác. Tuy nhiên, phân tích cũng từ nhóm các doanh nghiệp trong bộ điều tra PCI 2009 cho thấy tác động của gói hỗ trợ kinh tế đối với doanh nghiệp không thực sự lớn. Mức chênh lệch về số lao động được thuê trước và sau khi có chương trình hỗ trợ lãi suất là tương đối nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản hoặc thuộc loại doanh nghiệp có quy mô vừa thì có xu hướng tăng số lao động hơn là tăng đầu tư cho sản xuất hoặc mua sắm máy móc, thiết bị. Điều này hàm ý rằng gói hỗ trợ lãi suất chỉ giúp các doanh nghiệp trong hoạt động ngắn hạn mà không có tác dụng hỗ trợ trong dài hạn. Nhận định này được củng cố bởi phân tích từ các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp trong mẫu phân tích có xu hướng vay vốn ngắn hạn để tăng vốn lưu động nhằm khai thác cơ sở sản xuất hiện có hơn là đầu tư mở rộng. Vốn dành cho sản xuất có xu hướng tăng chậm dần theo các quý. Trong khi đó, vốn dành cho các tài sản đầu cơ lại có xu hướng tăng dần. Điều này ngụ ý rằng một phần của các khoản vay ưu đãi đã được sử dụng cho các mục đích khác chứ không phải cho đầu tư mới. 1 Một phiên bản của nghiên cứu này đã được xuất bản như là Chương 3 của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010: Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, 6/2010 © 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Bài Nghiên cứu NC-20 2 Các tác giả TS. Edmund Malesky: nhận bằng Tiến sỹ Khoa học Chính trị tại Đại học Duke; Trưởng nhóm nghiên cứu của Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện. ThS., NCS. Đinh Tuấn Minh: đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình Tiến sỹ Kinh tế tại Viện MERIT, Đại học Maastricht, Hà Lan; chuyên gia kinh tế về tổ chức ngành và kinh tế học thể chế; từng tham gia nhóm tư vấn chính sách của Bộ tài chính; nghiên cứu viên cao cấp của VEPR. TS. Nguyễn Đức Thành: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia(GRIPS), Nhật Bản; chuyên gia về kinh tế vĩ mô; từng tham gia Nhóm Tư vấn Chính sách của Bộ Tài chính; Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng của VEPR. TS. Tô Trung Thành: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Birmingham, Vương Quốc Anh; giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân; chuyên gia kinh tế học, phân tích kinh tế lượng và các mô hình dự báo; cộng tác viên của VEPR. Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của VEPR. 3 Mục lục Bối cảnh và tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất ........................................................6 Nội dung của chính sách hỗ trợ lãi suất .................................................................................8 Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất .......................................................................9 Cơ sở lí thuyết và kinh nghiệm thế giới của chính sách hỗ trợ lãi suất ...............................10 Bản chất của chính sách hỗ trợ lãi suất trong giai đoạn suy thoái ...........................................11 Hỗ trợ lãi suất ở thời điểm bình thường...............................................................................11 Hỗ trợ lãi suất trong giai đoạn suy thoái..............................................................................14 Đánh giá ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất tới khu vực doanh nghiệp thông qua kết quả điều tra PCI 2009 ..............................................................................................................15 Phương pháp nghiên cứu và các biến sử dụng.........................................................................16 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................16 Lựa chọn biến số ..................................................................................................................18 Kết quả ước lượng....................................................................................................................19 Phương pháp hồi quy ...........................................................................................................19 Phương pháp “Điểm xu hướng”...........................................................................................21 Nhận xét chung ....................................................................................................................24 Xem xét tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán .................................................................................................................25 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................25 Dưới đây là các chỉ số mà chúng tôi sử dụng để phân tích:.................................................26 Kết quả phân tích .....................................................................................................................26 Tác động tới vốn lưu động...................................................................................................26 Tác động tới hành động huy động vốn và vay nợ................................................................27 Tác động tới hành vi đầu tư .................................................................................................30 Nhận xét chung ........................................................................................................................31 Một số nhận định về ảnh hưởng vĩ mô của gói hỗ trợ lãi suất.............................................32 Kết luận và hàm ý chính sách ..................................................................................................34 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................37 4 Danh mục bảng Bảng 1. Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, 2009...........................................................5 Bảng 2. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến ngày 24/12/2009 ...........................................10 Bảng 3. Mô tả và đo lường các biến ........................................................................................18 Bảng 4. Ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy (3.2) ........................................................20 Bảng 5. Mô hình logit về xác suất tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất................................21 Bảng 6. Tác động của gói hỗ trợ lãi suất lên hoạt động của doanh nghiệp .............................23 Bảng 7. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất theo đặc điểm của doanh nghiệp.................24 Bảng 8. Cơ cấu nguồn vốn, QI/2007 đến QIV/2009 ...............................................................28 Danh mục hình Hình 1. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng vay vốn, 2009......................................10 Hình 2a. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hành vi đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường.....................................................................................................12 Hình 2b. Tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hành vi đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện suy thoái..........................................................................................................13 Hình 3. Tỉ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn, QI/2007 đến QIV/2009............................................27 Hình 4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh, QI/2007 đến QIV/2009.......................28 Hình 5. Chỉ số biến động huy động vốn và vay nợ, QI/2007 đến QIV/2009 (QIV/2008 = 100) ..................................................................................................................................................29 Hình 6. Cơ cấu các loại tài sản, QI/2007 đến QIV/2009 .........................................................30 Hình 7. Chỉ số biến động các loại tài sản (QIV/2008 = 100)...................................................31 5 Dẫn nhập Trong năm 2009, Chính phủ đã thực hiện gói kích thích kinh tế có quy mô tổng thể khoảng gần 8 tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp chống chọi lại cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Gói kích thích kinh tế bao gồm các chính sách như bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), giãn và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT, hỗ trợ 4% lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn, và nhiều chính sách khác. Theo tính toán của Giesecke và Trần Hoàng Nhị (2009), thành phần các khoản hỗ trợ có quy mô như được trình bày trong Bảng 1. Trong số các loại hình hỗ trợ thì hỗ trợ lãi suất chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Mặc dù quy mô ngân sách để thực hiện chính sách này chỉ giới hạn trong khoảng 1 tỉ USD (17.000 tỉ VND), nhưng ảnh hưởng của nó được cho là rất đáng kể do hiệu ứng đòn bẩy lớn. Bản chất của chính sách này là giúp các doanh nghiệp là đối tượng của chính sách được tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, đồng thời khuyến khích các ngân hàng cho vay. Do đó, có thể nói đây là cách hỗ trợ vốn một cách gián tiếp cho nền kinh tế. Nếu giả định toàn bộ số vốn hỗ trợ lãi suất được giải ngân, thì tổng lượng vốn hỗ trợ sẽ lên tới 425.000 tỉ đồng (25 tỉ USD), tương đương 25% GDP năm 2008, và 70% tổng tích lũy tài sản của toàn bộ nền kinh tế cùng năm đó. Bảng 1. Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, 2009 Giá trị (tỉ VND) Tỉ trọng Bảo lãnh tín dụng cho SMEs 29.750 29,2% 4% hỗ trợ lãi suất trung hạn 9.191 9,0% 4% hỗ trợ lãi suất ngắn hạn 17.000 16,7% Giãn CIT 9 tháng 21.586 21,2% Giảm 30% CIT cho SMEs 6.172 6,1% Giảm 50% VAT năm 2009 5.740 5,6% Các chính sách khác 12.560 12,3% Tổng 102.000 100% Nguồn: Giesecke và Trần Hoàng Nhị (2009) Do tính chất đặc thù của chính sách hỗ trợ lãi suất, ngay trong quá trình thảo luận chuẩn bị ban hành, chính sách này đã trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Trong khi các gói chính sách khác như giảm và giãn thuế hầu như không gặp phải tranh cãi nào đáng kể, thì cuộc thảo luận về chính sách hỗ trợ lãi suất đã hầu như chi phối toàn bộ mối quan tâm của giới hoạch định và phân tích chính sách, công chúng và doanh nghiệp, liên quan tới chính sách 6 kích thích kinh tế. Kết quả là, trong rất nhiều tình huống, chính sách kích thích kinh tế của năm 2009 thậm chí còn được đồng nhất với chính sách hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, có một điều đáng ngạc nhiên là trong trào lưu thảo luận và tranh cãi sôi nổi ấy, có rất ít các bài nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của chính sách này. Chủ yếu các ý kiến thảo luận được đưa ra dưới dạng các bài phát biểu hay nhận định ngắn của các cá nhân, thường chỉ phản ánh được một số khía cạnh và đều là những suy luận định tính. Cho tới nay, mới chỉ thấy một số nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành et al., (2008); Nguyễn Thị Nhung và Hạ Thị Hiếu Dao (2009), và Giesecke và Trần Hoàng Nhị (2009) thể hiện rõ nỗ lực lượng hóa các ảnh hưởng của chính sách kích cầu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này, được thực hiện trước và ngay sau khi gói chính sách được thi hành, nên chủ yếu chỉ sự dụng các phương pháp mô phỏng để ước lượng ảnh hưởng của chính sách. Chúng ta gần như vẫn chưa có bằng chứng định lượng, một cách hậu nghiệm, về tác động thực sự của gói kích thích kinh tế đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, mục đích của bài nghiên cứu này là thực hiện một số đánh giá định lượng ảnh hưởng của gói hỗ trợ lãi suất dựa trên những bộ số liệu mới nhất hiện nay. Trong điều kiện chưa có một cuộc điều tra tổng thể về kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp nhận hỗ trợ lãi suất, chúng tôi tận dụng những bộ số liệu cho nhiều thông tin nhất có thể. Thứ nhất là bộ dữ liệu bao gồm thông tin của 9.890 doanh nghiệp, rút ra từ cuộc điều tra chỉ số PCI do VCCI và VNCI tiến hành. Thứ hai là bộ dữ liệu rút từ báo cáo tài chính của 165 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Với mục đích như vậy, bài nghiên cứu này gồm năm nội dung chính. Phần một xem xét bối cảnh ra đời của gói hỗ trợ lãi suất và việc thực thi nó trong năm 2009. Phần hai khảo sát cơ sở lí thuyết của chính sách hỗ trợ lãi suất và ảnh hưởng của nó tới hành vi đầu tư của doanh nghiệp. Phần ba đánh giả sơ bộ ảnh hưởng của chính sách này tới hành vi và hoạt động của các doanh nghiệp trên cơ sở khai thác kết quả cuộc điều tra PCI 2009. Phần bốn xem xét sự thay đổi hành vi của các doanh nghiệp trên cơ sở khai thác thông tin từ các doanh nghiệp niêm yết. Phần năm là những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách. Bối cảnh và tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất Bối cảnh ra đời của gói hỗ trợ lãi suất Như đã biết, bối cảnh kinh tế của những tháng đầu năm 2009 là suy giảm kinh tế nghiêm 7 trọng ở trong nước do ảnh hưởng của những khó khăn tích tụ trong nội bộ nền kinh tế từ giai đoạn 2007-2008, cộng với những ảnh hưởng tiêu cực bị khuyếch đại do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trên thực tế, những khó khăn trong đầu năm 2009 là sự tiếp diễn của sự suy giảm kinh tế đã rõ nét từ đầu Quý IV năm 2008. Những khó khăn chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam lúc này là sự suy giảm các thành phần của tổng cầu, đặc biệt là xuất khẩu ròng và đầu tư. Thành phần tiêu dùng cá nhân có thể cũng suy giảm mạnh do tâm lí bi quan và phòng bị, dẫn tới thắt chặt chi tiêu. Thêm vào đó, việc lo ngại các dòng vốn vào trong nước sẽ chững lại khiến nguồn cung ngoại hối giảm mạnh là nguyên nhân dẫn tới kỳ vọng đồng tiền Việt sẽ mất giá. Sự sụt giảm mạnh các chỉ số chứng khoán cộng với nỗi lo sợ về rủi ro khiến các ngân hàng thương mại có xu hướng hạn chế cho vay, làm cho chi phí vốn của nền kinh tế tăng cao. Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, thậm chí thu hẹp quy mô sản xuất để hạn chế thua lỗ. Để đối phó với việc tổng cầu suy giảm, chính sách phù hợp là kích thích kinh tế thông qua mở rộng đồng thời chính sách tài khóa và tiền tệ. Việc nới lỏng tài khóa sẽ được thực hiện thông qua hàng loạt các biện pháp như giảm thuế và tăng chi tiêu. Trong khi đó, chính sách tiền tệ thông qua việc giảm lãi suất cơ bản vấp phải một khó khăn cơ bản. Đó là việc giảm lãi suất đồng loạt, trong đó có lãi suất tiền gửi, có thể khiến đồng tiền Việt bị mất giá mạnh hơn nữa so với đồng USD. Có thể đồng thời giảm lãi suất đồng USD, như Chính phủ sẽ cố gắng làm sau này, nhưng ngay cả khi lãi suất đồng USD tiến tới zero, thì việc giá trị của USD tăng lên so với VND vẫn khiến việc nắm giữ USD trở nên hấp dẫn hơn khi lãi suất VND không đủ cao. Việt Nam là một nước có mức độ đôla hóa cao, vì vậy, việc giảm lãi suất để kích thích kinh tế có thể gây những hậu quả tai hại cho đồng nội tệ. Đây có lẽ là lí do chính để thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất. Một mặt, việc hỗ trợ lãi suất giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn, và hệ thống ngân hàng cũng sẵn sàng tăng tín dụng cho nền kinh tế. Chi phí vốn của nền kinh tế vì thế sẽ giảm xuống. Mặt khác, lãi suất huy động vẫn được giữ ở mức cao tương đối, giúp cho tiền gửi không bị rút khỏi hệ thống ngân hàng và tránh sự mất giá nhanh chóng của VND. Tóm lại, việc kích thích một thành phần của tổng cầu là đầu tư của doanh nghiệp có thể đạt được kết quả lớn, trong khi Chính phủ chỉ cần sử dụng một ngân sách tương đối hạn chế làm đòn bẩy. Thêm vào đó, không cần mở rộng tiền tệ tới mức làm suy yếu quá mức VND. Kết quả là chính sách hỗ trợ lãi suất đã ra đời như một công cụ phối kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. 8 Nội dung của chính sách hỗ trợ lãi suất Ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 131/QĐ/TTg quy định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được kí kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 2 đến 31 tháng 12 năm 2009. Các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009, thì chỉ được hỗ trợ lãi suất trong năm 2009. Ngoài ra, các khoản vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ vay. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 2 đến 31 tháng 12 năm 2009. Tiếp đó, ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 443/QĐ/TTg quy định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Thời gian vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ ngày 01/04/2009 đến hết ngày 31/12/2011. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. Như vậy, đến thời điểm này, gói hỗ trợ lãi suất đã hình thành đầy đủ. Quy mô hỗ trợ từ Ngân sách dự tính khoảng 17.000 tỉ đồng (1 tỉ USD). Với hạn mức hỗ trợ như vậy, tổng dư nợ vốn vay hỗ trợ lãi suất có thể lên tới hơn 400.000 tỉ đồng. Thứ tự ưu tiên cho các dự án được vay hỗ trợ lãi suất như sau: 50% dành cho phát triển cơ sở hạ tầng 25% cho nông nghiệp và nông thôn 5% cho phát triển nhà ở và xã hội 20% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vào cuối năm 2009, khi gói hỗ trợ lãi suất nêu trên chuẩn bị hết hiệu lực, thì Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2072/QĐ-TTg (ngày 12/12/2009) quy định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay trung và dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh. Chính sách hỗ trợ lãi suất được áp dụng theo cơ chế đã quy định tại Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ khi giải ngân khoản vay trong năm 2010. 9 Về đối tượng, Chính phủ chủ trương tập trung hỗ trợ cho các ngành và lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, hoạt động khoa học công nghệ, thu mua và kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản, muối... Nhiệm vụ cho vay sẽ tiếp tục do Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, hệ thống ngân hàng thương mại và các công ty tài chính thực hiện. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất Hình 1 cho thấy thay đổi của dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo tuần trong giai đoạn cuối tháng 2/2009 đến hết năm 2009. Đồng thời, hình này cũng phản ánh mức dư nợ phân theo đối tượng đi vay, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước và các hộ sản xuất, hợp tác xã, v.v… Hình 1 cho thấy tổng dư nợ tăng nhanh từ sau khi ban hành chính sách vào cuối tháng 1/2009 đến khoảng th
Tài liệu liên quan