Đề tài Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi

Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Bên cạnh những tiềm lực kinh tế yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Nó quyết định con đường đi lên của mỗi quốc gia. Quốc gia nào muốn phát triển kinh tế xã hội thì nội dung cốt lõi chính là phát triển nhân tố con người về mọi mặt Trong thế kỷ 20 sự kiện nổi bật nhất chính là sự bùng nổ dân số, và hiện nay vấn đề phát triển dân số trở thành vấn đề toàn cầu và được xếp ngang hàng với các vấn đề toàn cầu khác như chiến tranh hạt nhân, ngăn chặn bệnh dịch sida, và bảo vệ môi trường chính điều đó buộc các nước trên thế giới phải xích lại gần nhau hơn. Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế nghèo lạc hậu lại đông dân cư nhất thế giới và trong khu vực. Trong công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt nước ta đã và đang từng bước đổi mới và phát triển về kinh tế chính trị nhưng với sự bùng nổ dân số là 2% như hiện nay thì chỉ trong vòng 30 năm sau dân số của nước ta sẽ tăng gấp đôi. Trước tình hình đó đảng và nhà nước ta đã đặt vấn đề dân số lên hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước ta đã sớm đề ra chủ chương về kế hoạch hóa gia đình từ những năm 60 và được cụ thể hóa bằng nghị quyết trung ương khóa 4 về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình cho chặng đường từ nay đến năm 2015. Trong đó nêu rõ gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, han chế sự phát triển về trí tuệ văn hóa của giống nòi. Nếu xu hướng này còn gia tăng thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí nguy hiểm về mọi mặt.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Bên cạnh những tiềm lực kinh tế yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Nó quyết định con đường đi lên của mỗi quốc gia. Quốc gia nào muốn phát triển kinh tế xã hội thì nội dung cốt lõi chính là phát triển nhân tố con người về mọi mặt Trong thế kỷ 20 sự kiện nổi bật nhất chính là sự bùng nổ dân số, và hiện nay vấn đề phát triển dân số trở thành vấn đề toàn cầu và được xếp ngang hàng với các vấn đề toàn cầu khác như chiến tranh hạt nhân, ngăn chặn bệnh dịch sida, và bảo vệ môi trường… chính điều đó buộc các nước trên thế giới phải xích lại gần nhau hơn. Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế nghèo lạc hậu lại đông dân cư nhất thế giới và trong khu vực. Trong công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt nước ta đã và đang từng bước đổi mới và phát triển về kinh tế chính trị nhưng với sự bùng nổ dân số là 2% như hiện nay thì chỉ trong vòng 30 năm sau dân số của nước ta sẽ tăng gấp đôi. Trước tình hình đó đảng và nhà nước ta đã đặt vấn đề dân số lên hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước ta đã sớm đề ra chủ chương về kế hoạch hóa gia đình từ những năm 60 và được cụ thể hóa bằng nghị quyết trung ương khóa 4 về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình cho chặng đường từ nay đến năm 2015. Trong đó nêu rõ gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, han chế sự phát triển về trí tuệ văn hóa của giống nòi. Nếu xu hướng này còn gia tăng thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí nguy hiểm về mọi mặt. Vì vậy để làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình giảm tỷ lệ tăng dân số đi đến ổn định quy mô dân số là một trong những vấn đề quan trọng đối với nước ta. Để có thể thực hiện được điều đó thì công tác truyền thông dân số có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến viẹc sinh đẻ của người dân. Chúng ta biết rằng để thay đổi những yếu tố truyền thống là một vấn đề khó khăn và phức tạp, để thay đổi quan niệm và tập quán sinh đẻ của người dân là vấn đề khó khăn không thể thực hiện được trong mọt sớm một chiều mà phải là một quá trình lâu dài làm thay đổi nhận thức của người dân. Để làm được điều đó thì công tác truyền thông dân số phải phát huy hết vai trò của mình để làm thay đổi nhận thức của người dân . Trước vấn đề trên tôi chọn chủ đề “ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi” (qua khỏa sát xã hội học tại xã Cổ Tiết – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ) 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cức “ảnh hưởng của công tác truyền thông dân số tới việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình” có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cho phép chúng ta nhìn nhận và đánh giá kết quả một cách khách quan toàn diện. Trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược truyền thông dân số lâu dài và đề ra những biện pháp cụ thể cho việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu tác động của công tác truyền thông dân số tới việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những nghiên cứu này cho phép chúng ta coi việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình ở đây như một khuân mẫu giá trị định hướng cho mọi người hành động. Nghiên cứu có tác động tích cựu đến việc xóa bỏ quan niệm cũ về sự đông con của các gia đình nông thôn trước kia đặc biệt là quan niệm cần có con trai để nối dõi tông đường. Đồng thời thông qua việc xác định đối tượng của chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình,cần phải xây dựng một chương trình truyền thông cụ thể phụ vụ cho địa bàn vùng nông thôn thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đưa nông thôn không ngừng đổi mới và phát triển. 3. Mục đích nghiên cứu + Thấy được tình hình thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình, và thái độ của người dân về vấn đề này như thế nào, họ mong muốn điều gì, và nguyên nhân quan trọng nào ảnh hưởng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. + Qua khảo sát xã hội học để thấy được sơ bộ về thực tế hoạt động của hệ thống truyền thông dân số. Từ đó thấy được hiện trạng của các kênh truyền thông đang tồn tại. + Đưa ra những khiến nghị nhằm hạn chế tiêu cực và thúc đẩy phát triển những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình góp phần đưa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đạt mục tiêu: thực hiện gia đình ít con khỏe mạnh, tạo điều kiện xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. 4. Đối tượng nghiên cứu, pham vi nghiên cứu, mẫu nghiên cưu 4.1. Đối tượng nghiên cưu Đó là “ảnh hưởng của truyền thông dân số tới việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát 6 thôn tại xã Cổ Tiết – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ. 4.3. Mẫu nghiên cứu 100 mẫu đối với những người có gia đình 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Theo quan điểm tiếp cận lịch sử: Quan điểm này cho phép chúng ta xem xét cái gì từ quá khứ để lại cần tôn trọng cái, cần có chính sách phát huy, gìn giữ, cái gì cần có chính sách hạn chế, hoặc xóa bỏ cho phù hợp với sự biến đổi tiến bộ của xã hội. Theo quan điểm tiếp cận của chinh sách dân số cho thấy: Chính sách dân số ảnh hưởng đến mức sinh rõ nét. Nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát triển dân số phụ thuộc vào chính sách dân số đó có phù hợp với thực tế đến đâu. Đây là một công cụ cần phát huy trong công cuộc vận động giảm tỷ lệ tăng dân số ở nước ta. 5.2. Phương pháp nghiên cứ + Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: là phương pháp thu thập thông tin của xã hội học. Phỏng vấn được tiến hành trên một bàng hỏi được chuẩn bị chu đáo. Trong nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn với 100 bảng hỏi thuộc 6 thôn chủ yếu là những người trong độ tuổi sinh đẻ của địa bàn. + Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp thu thập thông tin chi tiết theo yêu cầu của đề tài, loại phỏng vấn này thường để thu thập thông tin nhằm hiểu biết sâu sắc hơn những khía cạnh, những vấn đề nào đó của đề tài nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu 8 người trong đó: một chủ tịch xã, một cán bộ hội phụ nữ xã, một cán bộ y tế xã, 2 cộng tác viên dân số thôn và ba người dân trong độ tuổi sinh đẻ nhằm hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh có liên quan đến vấn đề dân số. + Phương pháp phân tích tài liệu: để thu thập thông tin về dân số và tác động của dân sốđến cuộc sống. Tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thông qua các tài liệu thống kê về dân số kế hoạch hóa gia đình của ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, và một số tạp chí sách báo có liên quan + Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận cuộc sống của gia đình người được phỏng vấn, qua đó đánh giá mức sống cũng như hành vi cử chỉ của người dân nơi đây có đúng với câu trả lời của họ hay không? 6. Giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu + Mức sinh ở xã còn cao và quan niêm cần có con trai vẫn còn chi phối mạnh đến việc sinh con của người dân xã cổ tiết. + Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là dất quan trọng nhưng vẫn còn hạn chế. + Ảnh hưởng của các kênh truyền thông chính thức và không chính thức tác động đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ rất có ý nghĩa vì chính họ quyết định hành vi sinh đẻ của mình. 6.2. Khung lý thuyết  NỘI DUNG Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở nước ta mà còn là vấn đề mang tính chất toàn cầu. Chính vì vậy ngay từ khi đất nước được giải phóng đảng và nhà nước ta đã đặt vấn đề dân số vào vị trí chiến lược, tuy nhiên vấn đề này mới thực sự phát triển mạnh vào những năm gần đây,và đã có nhiều thành tựu đáng kể.Có được những thành tựu đó chính là nhờ vào việc đầu tư đúng đắn và tập trung vào việc đào tạo các chuyên gia, nghiên cứu lý luận và thực tiễn bằng những phương tiện hiện đại. Từ đó có thể thấy rằng khả năng kiểm soat mưc sinh của nước ta chưa phải là ngay truớc mắt nhưng trong tương lai không xa chúng ta sẽ đạt được điều đó. Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình như công trình nghiên cứu kiến thức tháiđộ của nhân viên kế hoạch hóa gia đình cấp cơ sở về các biện pháp tránh thai; nghiên cứu về mô hình lồng ghép dân số và phát triển ở các xã nghèo ở hòa bình do viện xã hội học tiến hành: công trình nghiên cứu vòng tránh thai 380 của viện bảo vệ bào mẹ và trẻ em Trung ương; Đặc biệt là công trình nghiên cứu của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Kết quả thu được từ nghiên cứu này là kiến thức của phụ nữ trong lĩnh vực này còn không đầy đủ và nhiều khi không chính xác. Công trình nghiên cứu công tác truyền thông dân số ở Ha Tây năm 1992 cũng đã thu được những chỉ báovề mức độ tiếp nhận thông tin truyền thông của người dân nơi đây đã có tác dụng đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Có thể nói, hiện nay dân số đang là một vấn đề quan tâm của cả thế giới. Ở nước ta việc nghiên cứu về vấn đề dân số là vấn đề đã được coi trọng từ lâu. Và có nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp lớn lao cho sự biến đổi dân số Viêt Nam. Đó là tính hợp thời và đem lại những cơ sở khoa học bước đầu cho việc ra quyết định trong tiến trình quản lý sự phát triển dân số kế hoạch hóa gia đình của đất nước. Tại nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của ban chấp hành trung ương đảng khóa 7 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ rõ: “ sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội gây khó khăn cho việc cải thiện đời sống của người dân, hạn chế về mặt phát triển trí tuệ, văn hóa, và thể lực giốn nòi”. Chính vì vậy làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình , thực hiện gia đình ít con giảm nhanh tỉ lệ dân số tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề quan trọng và bức xúc đối với nước ta. 2. Khái niệm công cụ Truyền thông dân số là quá trình liên tục chia sẻ thông tin kiến thức, thái độ tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm tạo sự hiểu lẫn nhau giữa bên truyền thông và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và trong hành động. 2.1. Khái niệm truyền thông dân số Truyền thông đại chúng là những phương tiện thông tin đại chúng quan trọng như báo chí, phát thanh truyền hình, pa nô, áp phích, …ở xã, đài phát thanh là một phương tiện truyền thông quan trọng được sử dụng rộng rãi trong việc phổ biến kiến thức, tuyên truyền các chủ trương , chính sách của đảng và nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, vận động đồng bào trong xã thực hiện các mục tiêu dân số. 2.2. Khái niệm truyền thông đại chúng Truyền thông chính thức bao hàm những thiết chế nhà nứơcvĩ mô thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các thiết chế nhà nước thông qua các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng, các tổ chức chức năng. 2.3. Khái niêm truyền thông chính thức Truyền thông không chính thức là những giao lưu nằm ngoài những thiết chế chính thức như các quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, đồng nghiệp… 2.4. Khái niệm truyền thông không chính thức Chính sách dân số là những biện pháp những ,pháp chế, các chương trình quản lý và những hoạt động khác của chính phủ nhằm mục tiêu thay đổi hoặc sửa đổi các xu hướng dân số hiện hành vì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia. 2.5. Khái niệm dân số Kế hoạch hóa gia đình là chủ động quyết định số con và khoảng cách lần sinh thông qua việc áp dụng các biện pháp tránh thai. Để có gia đình ít con, khỏe mạnh, hạnh phúc, giầu có là quyền và trách nhiệm của mỗi người. Mỗi cặp vợ chồng họ được quyền tự do quyết định những ý thức trách nhiệm đầy đủ về số con của mình trên cơ sở thông tin và những hiểu biết cần thiết để thực hiện những quyết định ấy. ( ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình) 2.6. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình Sức khỏe sinh sản là tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh về thể chẩt, tinh thần và xã hội không có bệnh tật hoặc dị tật về tất cả những gì liên quan đến hệ thống, chức năng và quá trình sinh sản. Hay có thể hiểu: sức khỏe sinh sản là quyền của nam giới và nữ giới được thông tin và có thể tiếp cận được với những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả phù hợp với khả năng kinh tế và có thể chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình hoặc các biện pháp tránh thai khác không trái với luật pháp. Sức khỏe sinh sản còn bao gồm quyền được chăm sóc y tế để đảm bảo cho người phụ nữ được an toàn trong quá trình mang thai và sinh nở 2.7. Khái niệm sức khỏe sinh sản Nhận thức của con người diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau gồm nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính ở độ tiếp thu kinh nghiệm sống xã hội và bản thân, nhận thức lý tính phản ánh gián tiếp những thuộc tính bản chất, các mối liên hệ có tính quy luật của hiện tượng xã hội và được thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ nảy sinh trong hoạt động thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, la thước đo của nhận thức. Nhận thức có thể được hiểu là sự nhìn nhận đánh giá của một cá nhân, của một nhóm xã hội… về một đối tượng, một vấn đề nào đó mà nó được biểu hiện qua hệ thống tháiđộ, hành vi, cử chỉ của chủ thể nhận thức. Chương 2: Kết quả khảo sát 1. Sơ lược địa bàn khảo sát Cổ tiết là xã nằm ở trung tâm của huyện Tam Nông , xã có diện tích đất tự nhiên là 477 ha trong đó diện tích đất canh tác là 370 ha trong đó diện tích trồng lúa là 270 ha và diện tích trồng hoa mầu là 77 ha . cả xã có1480 hộ với 5822 khẩu. trong đó tập trung chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm tới 93% là lam nông nghiệp còn lại là các nghề khác. Trong những năm qua do đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật nên đời sống người dân có phần được cải thiện, bình quân đầu người tăng từ 4.090.000 đ/ người /năm (2005) lên đến 5.196 000đ/ người /năm (2006) . Tính đến nay cả xã có 182 hộ nghèo đạt12,3% giảm 4,71% so với năm trước. Số hộ giầu đạt 21,5% , còn lại là hộ trung bình và khá. Hiện nay xã có 6 thôn: thôn Cổ Tiết làng , thôn Đức Phong, thôn Danh Hựu, thôn Tân Thịnh, thôn Ghềnh, thôn Doanh Trại. Xã có các đoàn thể như là : Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có những hoạt động tích cực và có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển của toàn xã. Là một xã thuần nông, không có nghề truyền thống thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn thu từ thuế, như thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, …nhưng trong những năm gần đây do được sự quan tâm của các cấp chính quyền khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là có sự thuận lợi về giao thông nên hoạt động buôn bán và các loại hình dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ đem lại nguộn thu lớn cho xã ; Nguồn thu từ trồng trọt :18,64% Nguồn thu từ chăn nuôi: 27,45% Nguồn thu từ các nghành dịch vụ:33,6% Đối với vấn đề giáo dục, xã đã thực hiện tốt nghị quyết trung ương đảng đề ra như là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ quan tâm tới việc đào tạo nhân tài và quan tâm tới việc giảng dạy. trong năm qua xã đã có những chính sách khuyến học hỗ trợ những sinh viên nghèo vượt khó , xã đã cho sửa chữa 6 phòng học và đóng mới bàn ghế cho lớp học vơi chi phi lên tới 48,7 triệu đồng, xã đã cho xây dựng trừơng mần non để đạt trường chuẩn quốc gia. Trong năm qua xã đã không có một trường hợp nào bỏ học và có 30 em đạt học sinh giỏi trong đó có 5 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và có 43 em thi đỗ vào các trường đại học. Đối với vấn đề y tế : được sự quan tâm của đảng và nhà nứơc và các cấp chính quyền cơ sở, xã đã xây dựng được một trạm y tế với đội ngũ cán bộ đủ trình độ từ y sỹ trở lên trong đó có một bác sỹ đa khoa. Y tế xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, tổ chức tiêm phòng khám bệnh cho học sinh trong nhà trường đạt kết quả tốt. thực hiện tôt ba công trình vệ sinh. Trên 90% nhân dân được sử dụng nươc sạch. Ngoài cán bộ trạm, các khu còn có cộng tác viên y tế thôn, đội giúp cho trạm phát hiện kịp thời các dịch bệnh, không để lây lan ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe cộng đồng. Về văn hóa xã hội: xã tiếp tục duy trì và thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” vì vậy trong năm 2006 cả xã có 86,7% gia đình văn hóa. Đối với việc cưới hỏi, mừng thọ, tang lễ đều đúng quy định của địa phưong và pháp luật, không có hủ tục mê tín dị đoan. Về công tác truyền thông dân số thường xuyên được giữ vững, đảm bảo thông tin kịp thời đường lối chính sách của đảng và nhà nước,các quy định của địa phương, các sự kiện chính trị quan trọng. Năm 2006 đã phát hành 513 buổi và kẻ được 3 panô, căng 10 băng zôn tuyên truyền, 20 khẩu hiệu. Tuy nhiên do máy phát thanh của đài truyền thanh xã quá cũ, vật tư không đảm bảo hay bị hỏng nên công tác tuyên truyền có lúc bị gián đoạn, còn bị hạn chế về lượng phát thanh 2. Kết qủa khảo sát 2.1. Thực trạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình 2.1.1. Mong muốn có con trai chi phối mạnh Xã Cổ Tiết có mật độ dân cư đông, đất rộng, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là không có nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh. Trước sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của xã trong thời gian tới thì việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình góp phần tích cực vào việc thực hiện phát triển kinh tế- xã hội của xã. Trong những năm gần đây hoạt động truyền thông dân số được lãnh đạo đầu tư mạnh mẽ, hoạt động truyền thông dân số đã có sự kết hợp giữa bên thực hiện kế hoạch hóa gia đình với các tổ chức y tế, hội phụ nữ, giáo dục tham gia đắc lực, xã đã đầu tư vào việc nâng cao tri thức về dân số cho cán bộ thôn xóm, mỗi thôn có một cộng tác viên dân số và một y tế thôn thường xuyên được giáo dục nâng cao hiểu biết về dân số. Xã đã xúc tiến công tác vận động tuyên truyền nhận thức thực hiện trương trình dân số với nhiều biện pháp khác nhau như đình sản, thắt ống dân tinh với nam, đặt dụng cụ tử cung đối với nữ. Công tác tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình trở thành sâu rộng với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi trong đó đặc biệt tập trung vào những cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ. Vận động các thôn xóm, thành lập các tổ chức, các câu lạc bộ như các tổchức văn nghệ, hay những cuộc họp phụ nữ hàng tuần để tuyên truyền kiến thức về dân số kế hoạch hóa gia đình, cùng với nó là công tác truyền thông dân số trên ti vi, sách báo, đặc biệt là đài truyền thanh xã. Xã đã đưa ra hình thức phạt hành chính đối với gia đình nào sinh con thứ ba và có những phần thưởng khích lệ đối với gia đình có con em chăm ngoan học giòi. Do làm tốt công tác dân số và được sự quan tâm của ủy đảng và chính quyền, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình nên trong năm 2006 vừa qua ban dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt kết quả đáng khích lệ đó là ; Tỷ lệ sinh giảm xuống còn1,42%. Tỷ lệ sinh con thư 3 giảm . Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn năm trước. Thông qua những biện pháp cụ thể trên nên địa phương đã làm cho trương trình dân số kế hoạch hóa gia đình ở đây đạt được nhưng kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ sinh ngày càng giảm, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ngày phổ biến và rộng rãi hơn so với trước. điều này thể hiện rõ hơn qua thống kê sau. Bảng 1: Tỷ lệ sinh trong những năm gần đây của xã Cổ Tiết: Thờigian (năm)  Tỷ lệ (%)   2000  2,3%   2001  2,01%   2002  1,87%   2003  1,87%   2004  1,58%   2005  1,55%   2006  1,42%   (Nguồn : Thống kê của ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông ) Thông kê trên về tỷ lệ sinh con trong những năm qua cho thấy, quan niệm sinh nhiều con đã ngày càng giảm đi, điều đó chứng tỏ nhận thức của nhân dân về vấn đề dân số ngày càng cao và co sự chuyển biến tích cực. Họ nhận thức được “đẻ con thì phải nuôi cho ăn học đàng hoàng, đẻ nhiều thì làm sao nuôi được, chỉ cần đứa trai đứa gái là đủ rồi, đẻ nhiều thì khổ lắm”